Lời nói đầu BAN BIÊN TẬP

Méret: px
Mutatás kezdődik a ... oldaltól:

Download "Lời nói đầu BAN BIÊN TẬP"

Átírás

1 Lời nói đầu Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo văn bản đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 25 tháng 11 năm 2002, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định số 510/GP-BVHTT, cấp giấy phép hoạt động báo chí cho Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng. Ngày 10 tháng 8 năm 2006, Cục Báo chí Bộ Văn hoá - Thông tin đã có Công văn số 816/BC đồng ý cho phép Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng được tăng kỳ xuất bản từ 03 tháng/kỳ lên thành 02 tháng/kỳ. Ngày 6 tháng 2 năm 2007, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Công văn số 44/TTKHCN-ISSN đồng ý cấp mã chuẩn quốc tế: ISSN cho Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng. Ngày 5 tháng 3 năm 2008, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số 210/CBC cho phép Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, ngoài ngôn ngữ được thể hiện là tiếng Việt, được bổ sung thêm ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngày 15 tháng 9 năm 2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 1487/GP-BTTTT cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung cho phép Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng được tăng kỳ hạn xuất bản từ 02 tháng/kỳ lên 01 tháng/kỳ và tăng số trang từ 80 trang lên 150 trang. Ngày 07 tháng 01 năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 07/GP-BTTTT cấp Giấy phép hoạt động báo chí in cho Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng được xuất bản 15 kỳ/01 năm (trong đó, có 03 kỳ xuất bản bằng ngôn ngữ tiếng Anh). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng ra đời với mục đích: Công bố, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giảng dạy và đào tạo; Thông tin các kết quả nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường; Tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng ra đời là sự kế thừa và phát huy truyền thống các tập san, thông báo, thông tin, kỷ yếu Hội thảo của Đại học Đà Nẵng và các trường thành viên trong gần 40 năm qua. Ban Biên tập rất mong sự phối hợp cộng tác của đông đảo các nhà khoa học, nhà giáo, các cán bộ nghiên cứu trong và ngoài nhà trường, trong nước và ngoài nước để Tạp chí Khoa học và Công nghệ của Đại học Đà Nẵng ngày càng có chất lượng tốt hơn. BAN BIÊN TẬP

2

3 MỤC LỤC ISSN Tạp chí KHCN ĐHĐN, Số 4(113).2017 KHOA HỌC XÃ HỘI Phát triển nhà ở đô thị, nhìn từ phía cung nhà ở Housing urban development, the view from the supply Nguyễn Khánh Bình 1 Một số giải pháp nhằm áp dụng chương trình mô phỏng cuộc họp Liên Hợp Quốc cho sinh viên Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng Solutions to organizing Model United Nations for students of Department of International studies, University of Foreign language studies, The University of Danang Lê Thị Phương Loan, Võ Thị Giang 6 Nhận thức về báo chí truyền thông và văn hóa truyền thông trong thời kì đổi mới và hội nhập Awareness of media and communication and communicative culture in the period of innovation and integration Hoàng Tất Thắng 12 Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường đại học đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục hiện nay Management of scientific research activities at universities to meet requirements of institution accreditation at present Huỳnh Ngọc Thành 17 Sử dụng phương pháp nghe chính tả để hỗ trợ nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Dictation as a tool to support the development of English listening skill of the first-year students, University of Economics, The University of Danang Võ Nguyễn Thùy Trang 20 KHOA HỌC NHÂN VĂN So sánh câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng Vietnamese question sentences in comparison with Xodang ones Nguyễn Ngọc Chinh, Bùi Thị Dịu 25 Để giờ học số từ bớt khô khan, nhàm chán To make learning numerals less boring and tedious Vũ Thị Chín 32 Một số phương tiện biểu thị tình thái cơ bản trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng và mấy vấn đề về tiểu từ lắm Some means of expressing basic modality in Vu Trong Phung reports and problems of the component "lam" Nguyễn Văn Điện, Nguyễn Văn Hiệp 37 Chính sách xoay trục của Mỹ và những tác động của nó đến lợi ích chiến lược ở khu vực Đông Nam Á trong quan hệ Mỹ - Trung US pivot and impact of this pivot on strategy benefits in the Southeast Asia in the US China relationship Trương Công Vĩnh Khanh 45 Nghiên cứu đặc trưng ngữ nghĩa của một số biểu thức hoán dụ chỉ cơ thể người trong tác phẩm "For whom the bell tolls" của Ernest Hemingway và bản dịch tiếng Việt Chuông nguyện hồn ai của Nguyễn Vĩnh và Hồ Thế Tần A study of semantic features of some metonymic expressions denoting human body parts in For whom the bell tolls by Ernest Hemingway and the Vietnamese translational version Chuông nguyện hồn ai by Nguyen Vinh and Ho The Tan Lưu Quý Khương, Nguyễn Mai Sương 50 Lời đề từ trong văn bản nghệ thuật văn học Việt Nam The epigraph in the art text of Vietnamese literary Nguyễn Thị Diệu Trang, Bùi Trọng Ngoãn 55 Phân tích so sánh định ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Trung Analysis and comparison of attibutives between Vietnamese and Chinese Nguyễn Thị Minh Trang 59 Khắc phục những khó khăn trong việc dạy thể động từ tiếng Nga Overcoming the difficulties in teaching Russian verb form Phạm Thị Huyền Trang 63 Từ vay mượn tiếng Anh trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Nga Borrowed words from the English language in Russian media Trần Thị Khánh Vy 68

4 KHOA HỌC KINH TẾ Mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam The extent of disclosure in annual financial reports of banking companies: the case of Vietnam Nguyễn Hoàng, Đỗ Sông Hương 73 Đẩy mạnh liên kết vùng trong phát triển kinh tế biển ở thành phố Đà Nẵng Promoting regional linkage in the development of marine economy in Danang city Nguyễn Thị Hương 78 Góp phần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ siêu thị bán lẻ A study of factors affecting retailing supermarket service quality Đặng Văn Mỹ 84 Phát triển mạng lưới phân phối cho sản phẩm cà phê Đắk Hà tỉnh Kon Tum Development of distribution network for Dakha s coffee products of Kontum province Phan Thị Nhung, Đặng Văn Mỹ 90 Ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần doanh nhân của các nữ doanh nhân miền Trung cách tiếp cận từ văn hóa Hofstede Impact of culture on entrepreneurial orientation of women entrepreneurs in Central Region of Vietnam - approach of Hofstede cultural dimensions Ngô Thị Khuê Thư, Phạm Thị Ánh Nguyệt 96 Phát triển logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Logistics development in Central Vietnam key economic region Ninh Thị Thu Thủy 102 Các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của hướng dẫn viên du lịch tại thành phố Đà Nẵng The factors affecting job satisfaction of the tour guides in Da Nang city Nguyễn Đức Tiến 108 Đánh giá của sinh viên về marketing mix giáo dục đại học Marketing mix in higher education perspectives from students Lê Quang Trực, Trần Văn Hòa 112 Tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi Impact of public investment on the economic growth of Quang Ngai Nguyễn Viết Vy 117

5 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(113) PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐÔ THỊ, NHÌN TỪ PHÍA CUNG NHÀ Ở HOUSING URBAN DEVELOPMENT, THE VIEW FROM THE SUPPLY Nguyễn Khánh Bình Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh; nkbinhiuh@gmail.com Tóm tắt - Trong quá khứ và hiện tại, nhiều quốc gia, vùng kinh tế đã đưa ra nhiều chính sách, chiến lược nhằm giải quyết vấn đề nhà ở trong quá trình phát triển của mình như: Triển khai các chương trình nhà ở xã hội nhằm đưa ra nhiều sản phẩm nhà ở giá rẻ; Đảm bảo sự sẵn sàng và hoạt động liên tục của các công cụ cho các nhóm thu nhập khác nhau; Áp dụng các quy tắc thị trường chung với sự trợ giúp của Chính phủ v.v...trong các chính sách đó, tăng nguồn cung nhà ở là chính sách được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng. Dựa trên bộ dữ liệu các dự án phát triển nhà ở đô thị từ năm tại Bình Dương, kết hợp với các số liệu thống kê thời gian, nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng VECM xây dựng mô hình thực nghiệm cung nhà ở đô thị tỉnh Bình Dương và tìm ra bằng chứng thực nghiệm về tác động của giá nhà ở, lao động, vốn và lãi suất lên phát triển nguồn cung nhà ở của Tỉnh. Từ khóa - nhà ở đô thị; cung nhà ở; mô hình VECM; mô hình VAR; giá nhà ở Abstract - In the past and present, many countries and economic zones have launched many policies and strategies to address housing issues in their development process, such as: Implementing social programs to provide many affordable housing products; Ensuring the availability and continuous operation of the tools for different income groups; Application of market rules with the help of government policies and so on... Particularly, increasing the supply of housing is a policy that many countries and territories have adopted. Based on the data of the project of urban housing development in Binh Duong in , combined with time statistics, this study uses quantitative method VECM to build empirical models to offer urban housing in Binh Duong province and find empirical evidence of the impact of housing prices, labor, capital and interests on developing the province's housing supply. Key words - urban housing; housing supply; VECM model; VAR model; housing prices 1. Đặt vấn đề Trong các thập niên 1950s đến 1970s, hầu hết các nước trên thế giới đều áp dụng lý thuyết quản lý tổng cầu của trường phái Keynes để thúc đẩy tăng trưởng. Trọng tâm của lý thuyết quản lý tổng cầu là các chính sách toàn dụng lao động. Họ tin rằng, nếu đạt và duy trì được toàn dụng lao động thì nền kinh tế sẽ tự động đạt được tăng trưởng cao. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ cần phải có đủ nguồn lực để chủ động thực hiện các chính sách chi tiêu kích thích nền kinh tế. Chủ động phát triển các lĩnh vực công nghiệp chế biến thông qua các doanh nghiệp nhà nước hoặc các chính sách bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ và/hoặc các ngành thay thế hàng nhập khẩu. Tỷ giá thường được giữ cố định, trong khi các chính sách mở rộng tài khoá và tiền tệ được áp dụng để thúc đẩy đầu tư (Krueger, 2010). Kinh tế học trọng cung (supply side economics) là lý thuyết kinh tế quan tâm đến các yếu tố quyết định sản lượng tiềm năng của nền kinh tế và sự thay đổi của nó theo thời gian. Nhánh lý thuyết này cho rằng phát triển cung là chìa khoá của thịnh vượng (Krueger, 2010). Trọng tâm của chính sách kinh tế trọng cung là làm thế nào để làm tăng các yếu tố sản xuất như lao động, vốn và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Một khi các chính sách này thành công, nó sẽ đẩy đường tổng cung sang bên phải, giúp tăng tổng cầu nhưng không làm tăng giá cả. Trong quá khứ và hiện tại, nhiều quốc gia, vùng kinh tế đã đưa ra nhiều chính sách, chiến lược nhằm giải quyết vấn đề nhà ở trong quá trình phát triển của mình như: Triển khai các chương trình nhà ở xã hội nhằm đưa ra nhiều sản phẩm nhà ở giá rẻ; Nâng cao chất lượng nhà ở bằng việc giúp các chủ sở hữu trong việc quản lý, bảo trì, sửa chữa và hiện đại hóa quỹ nhà ở hiện có; Đảm bảo sự sẵn sàng và hoạt động liên tục của các công cụ cho các nhóm thu nhập khác nhau; Áp dụng các quy tắc thị trường chung với sự trợ giúp của Chính phủ v.v... Nhưng trong các chính sách đó, tăng nguồn cung nhà ở, đặc biệt là nhà ở xây dựng mới là chính sách được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng và được xem là chính sách cơ bản do tính khoa học và tính hiệu quả của nó mang lại trong việc giải quyết vấn đề nhà ở (Mohammed Yahaya Ubale, 2015). Năm 1997, nghiên cứu của Quigley và Redfearn (1997) đã đưa ra mô hình nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế đối với thị trường nhà ở đô thị của Mỹ trong giai đoạn 9 năm ( ). Các biến số được Quigley và Redfearn (1997) thu thập từ nhiều nguồn kết hợp, bao gồm: dân số, việc làm, thu nhập, số lượng nhà ở xây dựng mới, tỷ lệ nhà để trống và các biến số phản ảnh hoạt động của thị trường vay thế chấp. Dựa trên nghiên cứu này, Quigley (1999) đưa ra kết luận cho rằng, cầu về nhà ở được xem như là một hàm số của giá nhà ở, thu nhập, tỷ lệ tăng dân số và việc làm, còn cung về nhà ở là một hàm số của giá nhà, vốn đầu tư, lao động và lãi suất. Hai mô hình được viết như sau: d Q = f(hp, INC, POP, EMP) (1) Trong đó: Q d là cầu về nhà ở, HP là giá trung bình nhà ở, INC là thu nhập bình quân đầu người, POP là tỷ lệ tăng dân số và EMP là số việc làm. s Q = f (HP, ICD, LWA, IRBW) (2) Trong đó: Q s là số lượng cung nhà ở, HP là giá nhà ở, ICD là vốn đầu tư, LWA là lao động trong ngành xây dựng và IRBW là lãi suất vay trung và dài hạn. Bình Dương là tỉnh công nghiệp thuộc vùng Đông Nam Bộ, đang trong quá trình đô thị hóa để trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương với 6 quận, 4 huyện (gồm 60 phường, 13 thị trấn và 40 xã) vào năm Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, cụ thể hóa định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và Nghị quyết Ðảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ 9 nhiệm kỳ về phát triển

6 2 Nguyễn Khánh Bình kinh tế - xã hội của tỉnh. Do vậy, phát triển nhà ở đô thị, đáp ứng nhu cầu cư dân đô thị trở nên cấp thiết. Nghiên cứu sử dụng số liệu thời gian từ năm trong hồi quy định lượng các nhân tố ảnh hưởng tới cung nhà ở đô thị tỉnh Bình Dương, do vậy, phương pháp định lượng phù hợp cho bộ số liệu thời gian là sử dụng mô hình VAR (Vector Autoregression). Helmut Luetkepohl (2011) [3], sau khi tập hợp các nghiên cứu trước, đã đề xuất quy trình và các bước công việc khi sử dụng mô hình VAR trong nghiên cứu định lượng các biến số thời gian. Quy trình định lượng mô hình cung-cầu nhà ở tỉnh Bình Dương được tiến hành theo quy trình của Helmut luetkepohl (2011). Kiểm định đồng liên kết Mô hình VECM Có Biến số thời gian Kiểm định tính dừng Không Quan hệ nhân-quả/ Hàm phản ứng đẩy / Phân rã phương sai Tính dừng Cùng bậc sai phân Mô hình VAR Kiểm định ổn địnhvar Quan hệ nhân-quả/ Hàm phản ứng đẩy / Phân rã phương sai Nguồn: Helmut luetkepohl (2011) Hình 1. Quy trình định lượng mô hình VAR/VECM Quá trình thu thập, tổng hợp số liệu các biến số mô hình cung nhà ở đô thị tỉnh Bình Dương như sau: Q S : Cung về nhà ở đô thị tỉnh Bình Dương, là số lượng m 2 nhà ở xây dựng mới, đại diện cho cung nhà ở trong dài hạn (Ball, Meen and (2010), Wigren and Wilhelmsson (2007), Kenny (2003). Nghiên cứu này được tổng hợp từ 242 dự án phát triển nhà ở đô thị tỉnh Bình Dương. UHPG là tốc độ tăng trung bình giá nhà ở đô thị (ĐVT: %), nhà ở là một loại hàng hóa, do dậy, theo quy luật cung, khi giá cuả hàng hoá nhà ở tăng lên (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) thì lượng cung hàng hóa nhà ở sẽ tăng lên (Ball, 2010, Wigren & Wilhelmsson, 2007). WIC: số lượng lao động làm việc trong ngành xây dựng tỉnh Bình Dương (ĐVT: người) và CICD: vốn đầu tư trong ngành xây dựng tỉnh Bình Dương (ĐVT: tỷ ĐVN) là các yếu tố đầu vào của hoạt động xây dựng nhà ở. Ở một vùng kinh tế mà ở đó đã có sẵn các yếu tố đầu vào của quá trình xây dựng nhà ở, đường cung gần như nằm ngang, điều này thể hiện rằng một sự gia tăng nhỏ về giá (Δp) sẽ tạo ra một Có Không sự gia tăng lớn về số lượng nhà ở xây dựng mới (ΔQ) (Christian Hilber và Wouter Vermeulen VU, 2010), được tập hợp từ Niên giám Thống kê Bình Dương. IRBW là lãi suất vay trung và dài hạn (ĐVT: %) được tổng hợp từ nguồn dữ liệu của World Bank. Số liệu phân tích thống kê các biến số mô hình cung nhà ở đô thị Bình Dương giai đoạn cho thấy: Tổng diện tích m 2 nhà ở theo quy hoạch dự án (Q s ) tỉnh Bình Dương giai đoạn là: 102,82 triệu m 2, bình quân mỗi năm có 4,896 triệu m 2 nhà ở được duyệt xây dựng. Tuy nhiên, số lượng diện tích m 2 nhà ở theo quy hoạch phê duyệt hàng năm là không đồng đều, năm ít nhất là 0,216 triệu m 2 (năm 1995) và năm cao nhất là 21,721 triệu m 2 (năm 2007), chênh lệch bình quân về diện tích nhà ở phê duyệt xây dựng hàng năm là 4,959 triệu m 2 (Std. Dev. = ). Tốc độ tăng trung bình giá nhà ở theo dự án tỉnh Bình Dương (UHPG) là 2,5%/ năm (Std. Dev. = 10,80). Năm có tốc độ tăng cao nhất 29,1% (năm 1996) và năm có tốc độ tăng thấp nhất là -15,38% (năm 1999). Số lao động làm việc trong ngành xây dựng tỉnh Bình Dương (WIC) trung bình giai đoạn là người (độ lệch chuẩn = ) và có xu hướng tăng theo thời gian. Năm có số lao động nhiều nhất là người (năm 2015) và năm có số lao động ít nhất là người (năm 1995). Vốn đầu tư ngành xây dựng Bình Dương (CICD) trung bình hàng năm giai đoạn là tỷ ĐVN và có xu hướng tăng hàng năm. Năm 2015 vốn đầu tư ngành xây dựng là cao nhất với tỷ ĐVN và năm đầu tư thấp nhất là 350 tỷ ĐVN (1995). Lãi suất vay trung và dài hạn (IRBW). Năm có mức lãi suất cao nhất 22% (1995) và năm có mức lãi suất thấp nhất là 8,66% (năm 2014). Lãi suất vay trung và dài hạn có xu hướng giảm theo thời gian. Kiểm định biến số mô hình cung nhà ở tỉnh Bình Dương Trước khi hồi quy bằng phương pháp VECM các biến nhân tố cung nhà ở đều qua các bước kiểm định, bao gồm: Kiểm định tính dừng; Kiểm định đồng liên và lựa trọn độ trễ tối ưu. Tóm tắt kết quả kiểm định như sau: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị theo hai phương pháp Phillips-Perron và Augmented Dickey-Fuller đều cho kết quả: các biến Q s, UHPG, WIC, CICD, IRBW đều có tính dừng tại mức sai phân bậc 1 với mức ý nghĩa 1%. Các kết quả kiểm định đồng liên kết (Maximum Eigenvalue và Trace Test) chỉ ra rằng: giả thuyết có ít nhất một mối quan hệ đồng liên kết được chấp nhận, tức tồn tại một đồng liên kết trong tổ hợp các biến mô hình tại mức ý nghĩa 5%. Như vậy, có bằng chứng ban đầu để kết luận rằng: tồn tại mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa các biến Q s, UHPG, WIC, CICD, IRBW. Nghiên cứu lựa chọn độ trễ tối ưu dựa trên tiêu chuẩn đa số từ các phương pháp AIC (Akaike s information criterion), FPE (Final prediction error), tiêu chuẩn SC và tiêu chuẩn HQ (Hannan-Quinn information criterion). Quá trình này dẫn đến việc chọn độ trễ bằng 1 cho dữ liệu. Từ kết quả kiểm định các biến số mô hình, hai kết luận được rút ra: Một là, các biến số mô hình cung nhà ở đô thị tỉnh Bình

7 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(113) Dương đủ điều kiện trong định lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), tránh được hiện tượng hồi quy giả. Hai là, mô hình định lượng phù hợp là mô hình VECM, do các biến số cùng dừng tại sai phân bậc 1 và tồn tại mối đồng liên kết trong tổ hợp biến. Kiểm định mô hình VECM cung nhà ở tỉnh Bình Dương Mô hình cung nhà ở tỉnh Bình Dương sau khi hồi quy bằng phương pháp VECM, sẽ qua kiểm định sự phù hợp của mô hình bao gồm: Kiểm định tính dừng phần dư; Kiểm định hiện tượng tự tương quan, Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi. Kết quả kiểm định cho biết: Kiểm định phần dư cho thấy phần dư của mô hình hồi quy VECM là dừng với mức ý nghĩa thống kê cao (P value = 0,000). Kiểm định tự tương quan phần dư theo phương pháp Portmanteau và LM cho thấy không có tự tương quan bậc cao trong mô hình. Kiểm định phương sai thay đổi theo phương pháp White cho thấy không có hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình. Từ ba kết quả kiểm định tính dừng, tự tương quan và phương sai thay đổi của phần dư trong mô hình hồi quy, cho thấy: phần dư từ mô hình VECM là một nhiễu trắng (White noise phần dư đáp ứng các giả thiết). Khi đó, kết quả ước lượng mô hình sẽ là một ước lượng BLUE (Best Linear Unbiaes Estimator Ước lượng không chệch tuyến tính tốt nhất). Do vậy, kết quả hồi quy VECM là tin cậy. 2. Kết quả nghiên cứu và khảo sát 2.1. Kết quả Mô hình thực nghiệm cung nhà ở đô thị Bình Dương trong xu hướng dài hạn có dạng: Q s = * UHPG - 675* WIC * CICD SE , ,17 t-sta -3,1997 6,5736-6, * E+6 IRBW , Hệ số hiệu chỉnh sai số CE Với hệ số hiệu chỉnh sai số CE có Pvalue = 0,0002< 0,1 và có giá trị -0,4142 nằm trong khoảng {-1 ; 0}, thỏa mãn yêu cầu. Cho thấy các cú shock (hay phản ứng) của cung nhà ở đô thị tỉnh Bình Dương trong ngắn hạn từ các thay đổi về tốc độ tăng giá nhà ở (UHPG), số lao động ngành Xây dựng (WIC), vốn đầu tư ngành Xây dựng (CICD) và lãi suất vay trung và dài hạn IRBW được hiệu chỉnh về trạng thái cân bằng dài hạn với tốc độ 41,42% mỗi năm. Mô hình có độ tin cậy cao với R 2 = 0,7643 hay các biến nhân tố giải thích được 76,43% sự biến động về cung nhà ở đô thị Bình Dương Kết quả Phân tích hàm phản ứng đẩy Hàm phản ứng đẩy mô hình cung nhà ở đô thị tỉnh Bình Dương cho thấy các biến nhân tố: Tốc độ tăng trung bình giá nhà ở đô thị (UHPG), số lượng lao động làm việc trong ngành Xây dựng (WIC), vốn đầu tư trong ngành Xây dựng (CICD) và lãi suất vay trung và dài hạn (IRBW) có tác động đồng biến và ổn định lên cung nhà ở đô thị tỉnh Bình Dương từ thời kỳ thứ 4 (hình 2). Trong 4 thời kỳ đầu, ảnh hưởng tác động của từng nhân tố lên cung có nhiều biến động. Đặc biệt là nhân tố lao động trong ngành Xây dựng tác động rất mạnh lên cung trong các thời kỳ đầu tiên. 2,800,000 2,400,000 2,000,000 1,600,000 1,200, , , ,000 UHPG WIC CICD IRBW Nguồn: Kết xuất từ phần mềm Eviews Hình 2. Hàm phản ứng đẩy mô hình cung nhà ở Phân rã phương sai mô hình cung nhà ở đô thị tỉnh Bình Dương Đồ thị phân rã phương sai mô hình cung nhà ở đô thị tỉnh Bình Dương cho thấy mức độ tác động của các biến nhân tố lên cung nhà ở đô thị (hình 3) % 20% 40% 60% 80% 100% UHPG WIC CICD IRBW Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Eviews Hình 3. Phân rã phương sai mô hình cung nhà ở Tác động nhiều nhất lên cung nhà ở là giá nhà ở đô thị (UHPG), với tổng tác động trong thời kỳ 12 năm là 44,38%. Theo mức độ giảm dần là số lượng lao động làm việc trong ngành Xây dựng WIC (28,85%), lãi suất vay trung và dài hạn IRBW (19,32%) và cuối cùng là vốn đầu tư ngành Xây dựng - CICD (7,45%). 3. Bàn luận 3.1. Giá nhà ở đô thị tỉnh Bình Dương (UHPG) Giá nhà ở đô thị tỉnh Bình Dương có quan hệ thuận chiều với cung nhà ở đô thị. Với giả định các yếu tố khác không đổi, 1% giá nhà ở tăng lên làm cung nhà ở tăng lên m 2 nhà ở theo quy hoạch dự án và có tác động nhiều nhất là 44,38% lên tổng cung nhà ở trong thời kỳ 12 năm đầu tiên. Kết quả nghiên cứu là phù hợp với lý thuyết

8 4 Nguyễn Khánh Bình kinh tế cho rằng khi giá cả hàng hóa tăng lên thì cung hàng hóa sẽ tăng và phù hợp với kết quả nghiên cứu của Junxiao Liu (2011), Poterba (1984) [4]. Giá nhà tăng sẽ làm khó khăn cho những người thu nhập trung bình - thấp và có khó khăn về nhà ở. Do vậy cần thiết có sự kích cầu về nhà ở, như là: Tăng thu nhập, thu nhập có tác động thuận chiều lên tổng cầu nhà ở. Tăng thu nhập là một giải pháp về kích cầu nhà ở. Kích cầu nhà ở không phải là giải pháp ngắn hạn, mà mang tính chiến lược hướng tới tăng sức mua nhà ở của cư dân đô thị. Trước hết, cần thực hiện đúng lộ trình tăng lương của năm 2013 về tăng lương tối thiểu. Điều này không những giải quyết khó khăn cho người đi thuê nhà ở mà còn tạo nên lòng tin của người dân về quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện cam kết với người dân. Kích cầu nhà ở là mở rộng tín dụng về nhà ở. Việc mở rộng tín dụng cho vay mua nhà, khuyến khích các tổ chức tín dụng liên kết với các chủ dự án phát triển nhà ở để cung cấp tín dụng dài hạn với lãi suất thấp cho những đối tượng thực sự có nhu cầu mua nhà để ở. Đồng thời, cũng cần thực hiện một loạt các biện pháp có liên quan đến giá cả nhà ở, diện tích nhà ở tối thiểu phù hợp với sức mua, chuyển đổi căn hộ, tạo thói quen tiết kiệm, tiêu dùng hợp lý cho người dân. Cần thiết có chính sách về trợ cấp cho đối tượng này (hình 4). Thông qua chính sách trợ cấp (k), số lượng m 2 nhà ở sẽ tăng lên từ Q 0 đền Q 1, giá mua nhà sẽ giảm xuống từ D P 0 xuồng P1 nhưng giá cung tăng từ P 0 lên P. P P 0 k Q 0 Hình 4. Trợ cấp nhà ở Triển khai các cơ chế, chính sách, thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu của Trung ương và của Tỉnh để hỗ trợ phát triển nhà ở phi hàng hóa, nhằm giải quyết chỗ ở cho các nhóm đối tượng chính sách xã hội có khó khăn về nhà ở nhưng không đủ khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường trên địa bàn. Trong đó, tập trung rà soát số lượng các đối tượng cần hỗ trợ về nhà ở để chủ động bố trí đủ quỹ đất, kế hoạch vốn cho đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Số lao động làm việc trong ngành Xây dựng (WIC) Số lao động làm việc trong ngành Xây dựng có tác động nghịch chiều lên cung nhà ở đô thị. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi số lượng lao động tăng thêm 1 người, cung nhà ở đô thị giảm 675,84 m 2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm không phù hợp với lý thuyết kinh tế, cho rằng đưa thêm yếu tố đầu vào sản xuất sẽ tạo ra nhiều hơn kết quả đầu ra. Giải thích cho kết quả nghiên cứu này do 3 nguyên nhân: (1) Theo UN-Habitat (2015), trong các nước đang phát triển, nguồn lao động là dồi dào và do vậy không có nhiều ảnh Q 1 S D 1 S S 1 Q hưởng đến kết quả đầu ra ngành xây dựng đối với các quốc gia này, mối quan hệ giữa hai yếu tố trên có thể là âm (-) hoặc dương (+); (2) Theo báo cáo của Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC), phần lớn lao động làm việc trong ngành Xây dựng là từ nguồn phi chính thức, chủ yếu là lao động nhập cư làm việc có tính chất thời vụ từ các vùng lân cận, và (3) Phân tích hàm phản ứng đẩy mô hình cung nhà ở đô thị (hình 2) cho thấy, trong ngắn hạn (trong 3 thời kỳ đầu) số lao động làm việc trong ngành Xây dựng tăng nhanh theo số lượng nhà ở xây dựng nhưng giảm xuống thấp từ thời kỳ thứ 4 trở đi, và do vậy, dẫn đến như kết quả mô hình hồi quy thực nghiệm cung nhà ở đô thị tỉnh Bình Dương Vốn đầu tư ngành Xây dựng (CICD) Vốn đầu tư ngành Xây dựng (CICD) có tác động thuận chiều với cung nhà ở đô thị tỉnh Bình Dương. Với giả định các nhân tố khác không đổi, cứ 1 tỷ ĐVN đầu tư vào ngành Xây dựng sẽ làm tăng m 2 nhà ở theo quy hoạch dự án và có tác động 7,45% lên tổng cung nhà ở trong thời kỳ 12 năm đầu tiên. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm thống nhất với kết quả nghiên cứu của Olsen (1987), Topel và Rosen (1988), Kenny (2003). Để tăng cung nhà ở đô thị cần thiết phải tăng lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực nhà ở. Để tăng vồn đầu tư, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp về mở rộng kênh thu hút nguồn vốn sau: Trước hết, huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế, tận dụng triệt để nguồn vốn huy động qua kênh NSNN; Huy động vốn qua thuế, phí, lệ phí; Mở rộng phát hành trái phiếu để tạo nguồn vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, phát triển nhà ở xã hội. Vay nợ dân tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Vay nợ dân tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển có hai điểm lợi: 1) Tăng tiết kiệm xã hội, tạo thói quen tiết kiệm, tiêu dùng hợp lý cho người dân, và 2) Địa phương có nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế mà không phải phát hành tiền, tránh được lạm phát. Để tăng hiệu quả vay nợ dân, cần chú trọng những vấn đề đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như: Tín phiếu, trái phiếu, phát hành các loại trái phiếu vô danh có thể chuyển đổi tự do, trái phiếu công trình có thể chuyển đổi thành cổ phiếu, đảm bảo việc lấy lãi dễ dàng, nhanh gọn; Đa dạng hoá các thời hạn vay vốn qua trái phiếu, chủ yếu tập trung huy động vốn bằng các loại trái phiếu trung và dài hạn, hạn chế và đi tới chấm dứt vay ngắn hạn với lãi suất cao. Tạo điều kiện, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở thương mại để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường. Trong đó, mời gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài các dự án phát triển đô thị lớn của Tỉnh. Thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư, bằng việc: Khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao khả năng tích tụ và tập trung vốn, mở rộng vốn từ kết quả sản xuất kinh doanh của mình; Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng vốn hiện có trong doanh nghiệp, cho phép các doanh nghiệp sử dụng linh hoạt các nguồn vốn, các loại quỹ, phục vụ kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ chế bảo toàn vốn. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự huy động vốn từ dân cư, các tổ chức tín dụng, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đáp ứng nhu cầu sản xuất. Huy động vốn ngoài nước, thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài

9 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(113) qua các giải pháp: Tạo lập môi trường kinh tế - xã hội ổn định và thuận lợi cho sự xâm nhập và vận động của dòng vốn đầu tư nước ngoài; Duy trì môi trường kinh tế ổn định, giải quyết nhiều vấn đề cả về thể chế chính trị, môi trường pháp luật cũng như cách vận hành quản lý nền kinh tế, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Chính quyền địa phương đảm bảo tạo lập một môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế; Thực hiện triệt để công cuộc cải cách về thủ tục hành chính, cải thiện môi trường pháp lý cho sự vận động của các dòng vốn nước ngoài; Xem xét các hình thức ưu đãi đầu tư, có quy hoạch cụ thể, chi tiết các ngành, các lĩnh vực, các dự án ưu tiên đầu tư; Khai thông mở rộng và hấp thu các nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài Lãi suất vay trung và dài hạn (IRBW) Lãi suất vay trung và dài hạn có tác động đồng biến lên cung nhà ở đô thị tỉnh Bình Dương. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi lãi suất vay trung và hài hạn tăng thêm 1% làm cho cung nhà ở đô thị tăng thêm m 2 và có tác động 19,32% lên tổng cung nhà ở trong thời kỳ 12 năm đầu tiên. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm phù hợp với lý thuyết về đầu tư nhà ở và thống nhất với kết quả nghiên cứu của Junxiao Liu (2011), Poterba (1984). Lãi suất ir 2 ir 1 M 1 M 2 Hình 5. Thị trường vốn Vốn vay Đầu tư nhà ở làm tăng cầu về vốn vay. Kết quả là lãi suất cân bằng tăng và lãi suất cao hơn kích thích tiết kiệm. Ở đây, khi đường cầu vốn dịch chuyển từ D 1 đến D 2, lãi suất cân bằng tăng từ ir 1 lên ir 2 và lượng vốn vay cân bằng được tiết kiệm và đầu tư tăng từ M 1 lên M 2 (hình 5). Nhằm giảm mức tăng lãi suất vay trung và dài hạn, nghiên cứu đề nghị: Đối với các tổ chức tài chính nhà ở, hoàn thiện mô hình tổ chức, hoạt động, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của Quỹ phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương. Phát triển mô hình Quỹ tín dụng cộng đồng, Quỹ tiết kiệm nhà ở tạo điều kiện để người dân giúp đỡ nhau tự cải tạo, chỉnh trang nhà ở. Nghiên cứu triển khai các định chế tài chính nhà ở khác đã áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Bình Dương. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính để thu hút có hiệu quả các nguồn vốn, phát triển mạnh mẽ hơn nữa hệ thống các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các quỹ tín dụng nhân dân. Đối với công cụ tài chính nhà ở Xúc tiến nhanh việc phát triển thị trường chứng khoán. Huy động vốn qua các tổ chức tài chính-tín dụng: Các tổ chức tài chính-tín dụng vẫn là trung gian vốn lớn nhất trong nền kinh tế, bởi vậy phải coi trọng và tăng cường hiệu quả huy động vốn qua các tổ chức này. Giải pháp đó là: Mở rộng các hình thức huy động vốn tiết kiệm như: Tiết kiệm xây dựng nhà ở, tiết kiệm tuổi già, tín dụng tiêu dùng. Cho phép phát hành kỳ phiếu thu ngoại tệ, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu để huy động vốn ngắn hạn và trung hạn. Có chính sách lãi suất hợp lý, khuyến khích và có biện pháp bắt buộc các tổ chức tín dụng phải có cơ cấu dư nợ hợp lý giữa dư nợ cho vay ngắn hạn và dư nợ cho vay dài hạn, trung hạn, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn cho đầu tư chiều sâu, mở rộng quá trình kinh doanh. Mở rộng cổ phần hoá, đa dạng hoá các hình thức sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Cho phép các doanh nghiệp được phát hành cổ phiếu, trái phiếu theo quy định của Chính phủ để tìm kiếm và huy động vốn của cá nhân nhà đầu tư trong và nước ngoài. Khai thác triệt để tiềm năng vốn trong dân cư: Kích thích người dân tự bỏ vốn đầu tư cho Nhà nước, các tổ chức kinh tế vay để tạo nguồn vốn đầu tư. Thực hành tiết kiệm trong toàn xã hội, khuyến khích và có chính sách hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân bỏ vốn đầu tư. 4. Kết luận Chính sách phát triển nhà ở bằng cách gia tăng nguồn cung nhà ở, đặc biệt là nhà ở xây dựng mới là chính sách được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cung nhà ở đô thị tỉnh Bình Dương cho thấy: Muốn gia tăng nguồn cung nhà ở, cần thiết tăng thêm các yếu tố đầu vào của quá trình xây dựng nhà ở, đặc biệt là yếu tố vốn. Tuy nhiên, tăng nguồn cung nhà ở cũng làm cho giá nhà ở và lãi suất tăng cao. Để giảm thiểu hậu quả do tăng nguồn cung nhà ở đô thị, cần thực hiện đồng bộ nhiều chính sách. Trong đó, đặc biệt quan trọng là vai trò của Nhà nước trong chính sách kích cầu nhà ở, phát triển công cụ tài chính nhà ở để trợ giúp cho các đối tượng thu nhập thấp và trung bình có cơ hội sở hữu nhà ở. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Krueger, Anne O, (2010), Increased Understanding of Supply side Economics, Conference volume 2010, Reserve Bank of Australia. [2] Quigley, J. M. và Redfearn, C. L, (1997), Are variations in regional housing prices predictable, Mimeo, August 23. [3] Helmut Luetkepohl, (2011), Vector autoregressive models, EUI working papers, Eco 2011/30. [4] Poterba, M. J, (1984), House price dynamics: the role of tax and demography, The Brookings Papers on Economic Activity, vol.2, [5] Ubale, M. Y. (2015), Investigating Housing Affordability Pursuant to Sustainable Development Mechanisms and the New Malaysian Housing Policy, Journal of Economics and Sustainable Development, ISSN (Paper), ISSN , ISSN (Online), Vol.6, No.3. (BBT nhận bài: 09/02/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 19/04/2017)

10 6 Lê Thị Phương Loan, Võ Thị Giang MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG CUỘC HỌP LIÊN HỢP QUỐC CHO SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG SOLUTIONS TO ORGANIZING MODEL UNITED NATIONS FOR STUDENTS OF DEPARTMENT OF INTERNATIONAL STUDIES, UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGE STUDIES, THE UNIVERSITY OF DANANG Lê Thị Phương Loan, Võ Thị Giang Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; Tóm tắt - Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm tổng quan thông tin về chương trình mô phỏng cuộc họp Liên Hợp Quốc (MUN), đánh giá những tác động của chương trình đối với giới trẻ Việt Nam, đồng thời đánh giá mức độ quan tâm đối với những chương trình mô phỏng thực tế học thuật của 185 sinh viên Khoa Quốc tế học - Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng. Ngoài ra, bài nghiên cứu khảo sát số lượng sinh viên mong muốn trải nghiệm MUN. Kết quả cho thấy 100% người tham gia có thái độ tích cực về MUN và 79,3% sinh viên Khoa Quốc tế học mong muốn tham gia MUN. Bài nghiên cứu cũng đề xuất cách thức tổ chức chương trình dành riêng cho sinh viên Khoa Quốc tế học nhằm mang lại một sân chơi chuyên nghiệp, bổ ích, góp phần vào việc nâng cao kiến thức cũng như phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên. Từ khóa - chương trình mô phỏng cuộc họp Liên Hợp Quốc; mô phỏng thực tế; sinh viên Khoa Quốc tế học; ĐHNN-ĐHĐN; sân chơi bổ ích. Abstract - The study aims at providing an overview on Model United Nations (MUN), evaluating its impacts on Vietnamese young participants. Also, this paper surveys 185 students of Department of International Studies, University of Foreign Language Studies (UFLS), The University of Danang about their interest in academic simulation programs and the possibility to participate in a MUN to be organized in UFLS. The result shows that all former MUN participants (100 per cent) have positive attitude towards MUN. In addition, among 155 UFLS respondents, 79.3 per cent agree to join MUN to be organized in The University of Danang. Accordingly, the paper suggests solutions to organizing MUN for students of the Department of International Studies in an effort to enrich their knowledge-of-thefield and develop soft skills. In addition, MUN has been considered a useful academic playground for students of the Department of International Studies, UFLS, The University of Da Nang. Key words - Model United Nations; simulation program; students of Department of International Studies; UFLS UD; useful playground. 1. Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề Chương trình mô phỏng cuộc họp Liên Hợp Quốc (Model United Nations: MUN) là một chương trình mô phỏng thực tế những cuộc họp của Liên Hợp Quốc (LHQ) nhằm mang đến cho người tham gia những hiểu biết sâu hơn về quyền con người, toàn cầu hóa, ngoại giao đa phương, và kỹ năng giao tiếp hiệu quả [1]. MUN là chương trình đã thu hút sự quan tâm của giới trẻ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, với đa số sinh viên (SV) Khoa Quốc tế học (QTH) - Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng (ĐHNN-ĐHĐN), khái niệm MUN vẫn còn tương đối mới mẻ. Vì vậy, đề tài Một số giải pháp nhằm áp dụng chương trình mô phỏng cuộc họp Liên Hợp Quốc cho sinh viên Khoa Quốc tế học-đhnn-đhđn hy vọng mang lại một cái nhìn khách quan với những đánh giá chân thực về vai trò và giá trị của MUN đối với thanh niên Việt Nam cũng như SV Khoa Quốc tế học, từ đó đề xuất giải pháp nhằm đưa MUN tới gần hơn với SV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là MUN. Khách thể nghiên cứu là 45 thanh niên đã từng tham gia MUN trên cả nước và 185 SV năm 1, 2 và 3 Khoa QTH - Trường ĐHNN- ĐHĐN. Phạm vi nghiên cứu tập trung vào hai nội dung chính: (i) Đánh giá tác động của chương trình tới giới trẻ; liên hệ thực tiễn tới SV Khoa QTH và (ii) khả năng áp dụng MUN cho SV Khoa QTH - Trường ĐHNN ĐHĐN Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp khảo sát; phương pháp phân tích định lượng; phương pháp phân tích-tổng hợp; và phương pháp so sánhđối chiếu Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu khái quát về MUN; - Khảo sát, phân tích số liệu của những người đã từng tham gia MUN và SV Khoa QTH về MUN; - Đề xuất giải pháp áp dụng MUN cho SV Khoa QTH. 2. Nội dung 2.1. Tổng quan về MUN MUN là phiên họp giả định mang tính học thuật cao mô phỏng các cuộc thảo luận tại LHQ. Theo tờ ejournal của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (9/2012): Tại MUN, học sinh, sinh viên (HSSV) sẽ đóng vai trò đại biểu từ nhiều quốc gia, làm việc tại các Ủy ban của LHQ. Họ sẽ nghiên cứu các vấn đề, phát biểu một cách có hệ thống các quan điểm, thương lượng, đàm phán dựa trên mối quan tâm thực tế của quốc gia mà mình đại diện để đề xuất chính sách về môi trường toàn cầu hay tư vấn cho Hội đồng Bảo an LHQ các biện pháp trừng phạt kinh tế [2]. Chương trình mô phỏng một tổ chức quốc tế lần đầu tiên được tiến hành bởi một nhóm SV của Ivy League vào những năm Sau khi thành lập LHQ năm 1945, nhiều trường đại học và cao đẳng ở bờ Đông nước Mỹ cũng bắt đầu tổ chức những chương trình giả định LHQ. Hiện nay, hằng năm có

11 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) hơn HSSV tham gia vào hơn 150 hội nghị được tổ chức thường niên ở Mỹ và Canada. Những chương trình này cũng được tổ chức và mở rộng ra trên khắp các châu lục. Tại Việt Nam, MUN mới chỉ phát triển từ năm Chương trình lần đầu tiên được tổ chức tại trường quốc tế LHQ Hà Nội (United Nations International School - UNIS) năm Từ năm 2013, tiếp nối sự thành công của MUN tại UNIS, những chương trình tương tự được tổ chức cho HSSV diễn ra ngày càng nhiều, gồm cả chương trình trong khuôn viên trường như DAVMUN (do Học viện Ngoại giao tổ chức), LUMUN (Đại học Luật Hà Nội tổ chức) hay những chương trình với quy mô mở rộng cho HSSV trên toàn quốc và quốc tế như VYMUN (Tổ chức Hợp tác và Thanh niên Việt Nam tổ chức), và VNMUN Quy trình chuẩn bị MUN Chính vì MUN là nơi phát huy các giá trị mang tính quốc gia, hình thành và phát triển những kỹ năng mềm hữu ích cho cuộc sống và công việc của người tham gia, những quốc gia đã từng tổ chức thành công MUN đã tổng hợp quy trình tổ chức MUN gồm 6 bước, giúp đưa MUN đến gần hơn với thanh niên trên toàn thế giới, đảm bảo công thức MUN được nhất quán dù được tổ chức ở bất kỳ quốc gia nào. Bước 1: Lên kế hoạch ban đầu (Initial planning) gồm 4 nhiệm vụ: (i) Trả lời các câu hỏi tiền kế hoạch (Pre-planning questions) về: (1) Đối tượng tham gia; (2) Thành viên Ban tổ chức; (3) Khoảng thời gian diễn ra hội nghị; (4) Số lượng người tham gia; (5) Đối tác tổ chức chương trình; và (6) Địa điểm tổ chức. (ii) Lên khung thời gian chương trình (Timeline) Nhiệm vụ tiếp theo là lên khung thời gian tiến hành chuẩn bị cho một hội nghị MUN. Đây là bước quan trọng vì có một khung chương trình cụ thể sẽ giúp BTC kiểm soát được thời gian và những vấn đề khác dễ dàng hơn trong quá trình chuẩn bị, từ khâu chuẩn bị đầu tiên cho tới khi kết thúc hội nghị. (iii) Lựa chọn địa điểm (Choosing a Conference Venue) Cần cân nhắc thuận lợi và khó khăn khi lựa chọn địa điểm tổ chức hội nghị. Những yếu tố cần lưu tâm như: Giá thành, an ninh, di chuyển, không gian,v.v là bốn trong số những yếu tố về địa điểm quyết định sự thành công của MUN [3]. Bước 2: Chọn lọc thông tin chính thống (Substantive Information). Lên chương trình khung cho hội nghị (Structural planning) gồm: lựa chọn hội đồng và chương trình thảo luận; các bên liên quan với vai trò quan sát viên; và các quốc gia trực tiếp tham dự tại phiên họp hội đồng [3]. Bước 3: Quan hệ đối ngoại (External Relations). Tính toán hậu cần (organizing logistics) và phát triển quan hệ đối ngoại (external relations): đây là bước vô cùng quan trọng quyết định sự thành công cho một chu kỳ MUN gồm: (1) Truyền thông cho hội nghị; (2) Mở đơn đóng đơn; (3) Quyết định các quốc gia tham dự hội nghị; (4) Tạo trang thông tin điện tử của chương trình; (5) Cập nhật thông tin, cơ sở dữ liệu. Trước khi cập nhật thông tin cho đại biểu tham gia, phải đảm bảo rằng mọi thông tin được cung cấp là chính thống và xác thực [3]. Bước 4: Lên kế hoạch tổ chức hội nghị chính (Organizing Planning). Chọn ra thành viên nòng cốt BTC để điều hành hội nghị. Kế hoạch tổ chức MUN gồm hai yêu cầu chính: (i) Chọn Ban thư ký (choosing a secretariat) và (ii) chọn chủ tọa cho từng hội đồng (choosing committees chairs) [3]. Bước 5: Công tác hậu cần (Conference logistics). Trước khi diễn ra hội nghị chính thức, có rất nhiều việc cần được chuẩn bị sẵn sàng: xác nhận danh sách người phát biểu khai mạc, khách mời, báo chí, truyền thông, in ấn tài liệu, sổ tay hội nghị, lễ khai mạc, lễ bế mạc hội nghị, v.v đều phải được hoàn tất trước khi hội nghị chính thức diễn ra [3]. Bước 6: Sau hội nghị (Post Conference). Sau khi kết thúc hội nghị, BTC sẽ tiến hành làm báo cáo tổng kết, tổng hợp chung toàn bộ hội nghị, những vấn đề đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục [3] Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, gồm phương pháp nghiên cứu tài liệu và phiếu điều tra (2 mẫu). Tổng số phiếu phát ra là 230 trong đó 45 phiếu được gửi bằng thư điện tử tới những người từng tham gia MUN, và 185 phiếu được phát trực tiếp tới SV Khoa QTH Mẫu phiếu khảo sát 1: Dành cho những người từng tham gia MUN Trong số 45 người trả lời phiếu khảo sát điện tử có 10 người là học sinh, 34 người là SV đại học, cao đẳng và 1 người là học viên cao học. Cấu trúc của phiếu khảo sát gồm 2 phần: Phần một là một số thông tin và dự định cá nhân của người trả lời; phần hai gồm các câu hỏi về suy nghĩ của người tham gia về MUN và những tác động mà MUN mang lại. Kết quả tổng số phiếu gửi đi là 45 phiếu và tất cả đều được hoàn thành, không có giá trị khuyết (missing values), vì vậy, tất cả 45 phiếu đều được dùng làm mẫu Mẫu phiếu khảo sát 2: Dành cho SV Khoa QTH Trong tổng số 185 phiếu khảo sát về những hiểu biết của SV Khoa QTH đối với MUN và mong muốn trải nghiệm mô hình MUN của SV, có 37 SV khóa 2015, 47 SV khóa 2014 và 101 khóa 2013 tham gia trả lời. Cấu trúc phiếu khảo sát gồm 3 phần: Phần một là thông tin cá nhân của người trả lời; phần hai gồm một số câu hỏi về mức độ quan tâm của SV tới các vấn đề toàn cầu và khả năng tham gia nếu MUN được tổ chức tại trường; phần ba gồm 2 phần: phần I gồm một số câu hỏi dành cho người không biết tới MUN và phần II dành cho người biết tới MUN. Kết quả, tổng phiếu phát ra và thu vào bằng hình thức khảo sát trực tiếp là 185; trong đó 30 phiếu có giá trị khuyết thiếu (missing value) xảy ra ngẫu nhiên, vì vậy có thể loại trừ khả năng thiên lệch nội sinh (endogenous bias); như vậy chỉ có 155 phiếu được sử dụng làm mẫu.

12 8 Lê Thị Phương Loan, Võ Thị Giang 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Tác động trực tiếp của MUN tới những người từng tham gia Kết quả khảo sát 45 người tham gia MUN (có nhiều người tham gia 1 lần; 2 lần; 3 lần thậm chí 4 lần) cho thấy 100% có ý định tiếp tục tham gia MUN. Điều này cho thấy được sự hấp dẫn của MUN. Bảng 1 trình bày những tác động trưc tiếp của MUN tới những người từng tham gia. Số người hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý với các nhận định được đưa ra chiếm một tỉ lệ thấp (chiếm từ 11,1%-15,5%), trong khi đó, số lượng đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm tỷ lệ khá lớn, từ 60%-77,7%. Điều này cho thấy cựu thành viên MUN có đánh giá rất tích cực về những tác động mà MUN mang lại. Ngoài ra, tỷ lệ đồng ý hoàn toàn với ý kiến MUN giúp cho người tham gia hiểu hơn về quy cách làm việc của LHQ là cao nhất, tiếp theo là trải nghiệm phương pháp giáo dục tương tác và nhận thức các vấn đề toàn cầu (tương ứng 53,3%; 40% và 40%), qua đó có thể thấy MUN tuy được thực hiện và tiến hành bởi HSSV nhưng rất chuyên nghiệp, tái hiện được gần như đầy đủ quy cách làm việc của LHQ, giúp người tham gia có cơ hội tìm hiểu về tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới theo cách tiếp cận đơn giản nhất. Bảng 1. Tác động trực tiếp của MUN tới những người từng tham gia Nhận xét Tiêu chí Trải nghiệm quy cách làm việc của LHQ Trải nghiệm phương pháp giáo dục tương tác Nhận thức rõ hơn về các vấn đề toàn cầu Nâng cao khả năng giao tiếp kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh Hoàn toàn không đồng ý 13,3% 13,3% 11,1% 11,1% Không đồng ý 0% 2,2% 0% 2,2% Trung lập 8,9% 20% 15,6% 26,7% Đồng ý 24,4% 24,4% 33,3% 22,2% Hoàn toàn đồng ý 53,3% 40,0% 40,0% 37,8% Toàn bộ chương trình sử dụng tiếng Anh, vì vậy, yêu cẩu cơ bản đối với người tham gia là có năng lực tiếng Anh, trên thực tế có đến 60% người tham gia đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng MUN là nơi để nâng cao khả năng giao tiếp kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh Tác động gián tiếp của MUN tới những người từng tham gia Khi tham gia MUN, mỗi đại biểu phải hiểu rõ những vấn đề mà quốc gia họ đang gặp phải, vì vậy, việc nắm vững những yếu tố thuận lợi và thách thức của quốc gia mình đại diện là điều kiện cần để có thể nêu lên lập trường và quan điểm cá nhân đối với vấn đề thảo luận chung tại hội nghị, đồng thời tìm kiếm sự hợp tác có lợi cho quốc gia mình dại diện. Như vậy, thông qua việc tham gia MUN, các bạn trẻ có thể nâng cao nhận thức, hiểu biết và phát triển kỹ năng mềm. Bảng 2. Tác động gián tiếp của MUN tới những người từng tham gia Nhận xét Tiêu chí Có trách nhiệm với cộng đồng Phát triển kỹ năng ngoại giao Hiểu tầm quan trọng của việc hợp tác, giải quyết vấn đề Làm quen với môi trường làm việc quốc tế Bản lĩnh hơn trong công việc và học tập Hoàn toàn không đồng ý 11,1% 11,1% 11,1% 11,1% 11,1% Không đồng ý 4,4% 0% 0% 8,9% 4,4% Trung lập 17,8% 6,7% 17,8% 13,3% 17,8% Đồng ý 40% 35,6% 33,3% 53,3% 35,6% Hoàn toàn đồng ý 26,7% 46,7% 37,8% 13,3% 31,1% Bảng 2 thể hiện những tác động của MUN tới những người từng tham gia. Số liệu ở bảng khảo sát cho thấy có sự khác biệt trong nhận xét đối với những tác động gián tiếp mà đại biểu tham dự nhận được từ MUN. Chiếm tỷ lệ cao nhất, dao động từ 66,8%-81,5% là sự đồng ý và hoàn toàn đồng ý về vai trò của MUN trong việc phát triển kỹ năng ngoại giao, giải quyết vấn đề hay làm quen với môi trường làm việc quốc tế. Số người trả lời hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý với những ý kiến được nêu ra chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ từ 11,1%-20%, điều này cho thấy không nhiều người nghĩ rằng tham gia MUN là vô ích Hiểu biết của SV Khoa QTH về MUN Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 185 SV QTH, gồm 155 phiếu khảo sát hợp lệ, cho thấy tỷ lệ quan tâm tới MUN của SV Khoa QTH - Trường ĐHNN - ĐHĐN khá đa dạng. Hình 1 cho thấy tỷ lệ SV Khoa QTH biết tới MUN chiếm một phần rất nhỏ (8,6%) và những người này cũng chưa từng tham gia MUN, còn lại 91,4% không hề biết tới MUN. Số liệu cho thấy nhiều SV chưa thực sự quan tâm

13 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) tới chương trình mô phỏng thực tế mang tính học thuật về những vấn đề toàn cầu, như MUN hoặc tương tự, ngoài phạm vi lớp học truyền thống. Trên thực tế, qua khảo sát, hầu hết SV cho rằng những chương trình có nội dung mang tính đặc thù như chính trị, ngoại giao hay luật pháp rất khó để tiếp cận và phân tích. Đó cũng là một trong những lý do khiến SV hạn chế quan tâm tới các vấn đề này, đặc biệt là khi đưa ra để bàn luận. Số liệu bảng 3 cho thấy có hơn ½ SV Khoa QTH (chiếm 54,8%) đồng ý rằng có tìm hiểu, dù không phân tích sâu, các vấn đề đặc thù như chính trị hay ngoại giao. Ngoài ra, 51% SV đồng ý với ý kiến có biết, có quan tâm nhưng không tìm hiểu kỹ. Điều này cho thấy SV chưa thực sự tìm hiểu và đánh giá vấn đề một cách toàn diện. 91,4% 8,6% Có Không Hình 1. Tỉ lệ sinh viên Khoa QTH biếttới MUN Đối với SV không biết tới MUN Mặc dù có tới 142/155 SV được khảo sát không biết tới MUN, có tới 121/142 người (chiếm 85,2%) có mong muốn được tìm hiểu về mô hình hoạt động và cách thức tổ chức của LHQ. Bảng 3. Mức độ quan tâm của SV Khoa QTH tới các vấn đề toàn cầu Nhận xét Tiêu chí Rất khô khan, không cuốn hút Nhận thấy bản thân không đủ năng lực để đánh giá, phân tích vấn đề Có biết, có quan tâm nhưng không tìm hiểu kỹ Thuộc quyền hạn của những nhà lãnh đạo Có tìm hiểu vấn đề nhưng không phân tích sâu Thú vị, hấp dẫn, lôi cuốn Hoàn toàn không đồng ý 20,6% 6,5% 6,5% 16,1% 3,9% 3,9% Không đồng ý 32,3% 31,6% 12,3% 27,7% 9,0% 16,8% Trung lập 25,8% 29,0% 26,5% 36,8% 25,8% 41,3% Đồng ý 15,5% 27,7% 51,0% 15,5% 54,8% 29,0% Hoàn toàn đồng ý 5,8% 5,2% 3,9% 3,9% 6,5% 9,0% Đối với SV biết tới MUN Trên tổng số 155 người tiến hành khảo sát họp lệ, chỉ có 13 người biết tới MUN và trong số đó chỉ có 8 người mong muốn được tham gia MUN với những lý do thể hiện trong bảng 4: Bảng 4 cho thấy số người đồng ý và hoàn toàn đồng ý với những lý do muốn tham gia trải nghiệm MUN, chiếm tỷ lệ khá lớn (từ 61,6%-92,3%). Hầu hết đều muốn trải nghiệm phương pháp giáo dục tương tác cũng như cơ hội được giao lưu học hỏi, với một tỷ lệ tương đương nhau, chiếm 53,8%. Bảng 4. Lý do SV muốn tham gia trải nghiệm MUN Nhận xét Tiêu chí Trực tiếp trải nghiệm quy cách làm việc của LHQ Trải nghiệm phương pháp giáo dục tương tác Cơ hội giao lưu học hỏi Làm đẹp CV Phong cách tổ chức chuyên nghiệp Môi trường quốc tế Đam mê với các vấn đề toàn cầu Hoàn toàn không đồng ý 0% 0% 0% 0% 7,7% 0% 0% Không đồng ý 0% 0% 0% 7,7% 0% 7,7% 0% Trung lập 7,7% 15,4% 15,4% 30,8% 23,1% 7,7% 23,1% Đồng ý 38,5% 53,8% 30,8% 15,4% 30,8% 38,5% 46,2% Hoàn toàn đồng ý 53,8% 30,8% 53,8% 46,2% 38,5% 46,2% 30,8% 3.4. Nguyên nhân SV Khoa QTH ngại tham gia MUN Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho SV Khoa QTH còn e ngại tham gia MUN cũng như các chương trình mô phỏng, giả định mang tính học thuật khác. Tuy nhiên theo thực tế quan sát và khảo sát, vấn đề này xuất phát từ một số nguyên nhân chính được thể hiện trong bảng 5.

14 10 Lê Thị Phương Loan, Võ Thị Giang Bảng 5. Nguyên nhân SV Khoa QTH ngại tham gia MUN Nhận xét Tiêu chí Tâm lý sợ đám đông Năng lực tiếng Anh kém Cho rằng MUN quá vĩ mô và chuyên nghiệp Không hứng thú với các vấn đề chính trị, ngoại giao Không quan tâm tới các vấn đề toàn cầu Hoàn toàn không đồng ý 15,4% 7,7% 15,4% 23,1% 23,1% Không đồng ý 23,1% 15,4% 23,1% 30,8% 30,8% Trung lập 30,8% 53,8% 15,4% 23,1% 30,8% Đồng ý 15,4% 15,4% 46,2% 7,7% 7,7% Hoàn toàn đồng ý 15,4% 7,7% 0% 15,4% 7,7% Qua điều tra thực tế, gần ½ số SV được khảo sát (chiếm 46,2%) đồng ý rằng MUN quá vĩ mô và chuyên nghiệp, nên bản thân không đủ khả năng tham gia thảo luận. Con số này cũng tương đương tỷ lệ người đồng ý với 4 lý do còn lại (tương đương 46,2% và 45,2%). Điều này cho thấy chính những nguyên nhân như tâm lý sợ đám đông, tiếng Anh kém, không hứng thú với các vấn đề toàn cầu hay ngoại giao đã khiến SV không đủ tự tin để tham gia MUN. 4. Một số giải pháp và đề xuất nhằm áp dụng MUN cho SV Khoa QTH - Trường ĐHNN - ĐHĐN 4.1. Đối với nhà trường Tăng cường công tác truyền thông Một trong những giải pháp quan trọng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động phát triển phong trào SV là truyền thông quảng bá. Thông qua những chương trình giao lưu, các cuộc thi, diễn đàn, hội thảo mô phỏng là cơ hội cho SV được trực tiếp trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm. Đồng thời, kênh truyền thông cũng cần được đẩy mạnh thông qua trang thông tin chính thức của trường và ĐHĐN, các trang mạng xã hội như Facebook. Thông qua những hình thức như khảo sát định kỳ 6 tháng/lần; tư vấn đầu học kỳ; lấy ý kiến qua thư điện tử để định hướng công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa học thuật đáp ứng nhu cầu của SV Lấy ý kiến trực tiếp Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của SV, tổ chức những buổi lấy ý kiến trực tiếp thông qua những buổi đối thoại trực tiếp nhằm nâng cao khả năng tương tác giữa nhà trường và SV Đối với Ban chủ nhiệm Khoa QTH Tạo điều kiện tổ chức chương trình mô phỏng cuộc họp LHQ dành cho SV Khoa QTH - Trường ĐHNN - ĐHĐN với tên gọi DISMUN, bằng các hình thức khuyến khích SV tham gia, mời giáo viên thỉnh giảng và cơ hữu tham gia, đồng thời nghiên cứu mời các cán bộ ngoại giao trên địa bàn thành phố tham gia với vai trò chủ tọa Đối với giảng viên Liên tục đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực, chủ động đối với các học phần chuyên ngành QTH, truyền được cảm hứng cho SV tự nghiên cứu và mong muốn hành động vì các vấn đề của xã hội. Bổ sung những tiết học mô phỏng, tạo cơ hội cho SV tham gia vào các mô hình thực tế ngay tại lớp học như phiên tòa giả định hoặc các cuộc họp mô phỏng. Như vậy, SV sẽ có thể hiểu được bài giảng một cách đầy đủ và sinh động nhất Đối với sinh viên - Xây dựng đam mê với cách thức vận hành và hoạt động của LHQ cũng như các hoạt động trải nghiệm. - Bổ sung kiến thức chuyên ngành và nâng cao nhận thức, hiểu biết đối với các vấn đề của cộng đồng và xã hội thông qua việc tự học, tự nghiên cứu và tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. - Rèn luyện khả năng tiếng Anh, đặc biệt mở rộng vốn từ vựng thuộc lĩnh vực ngoại giao chính trị. 5. Kết luận MUN là chương trình mô phỏng thực tế mang tính tương tác và giáo dục cao, thực sự là một chương trình có tác động tích cực tới người tham gia. Kết quả nghiên cứu, sử dụng phương pháp phân tích định lượng, đã chỉ rõ tất cả những người từng tham gia đều có phản hồi tốt về MUN (100%) và đa số SV Khoa QTH (79,3%) cũng mong muốn được trải nghiệm mô hình này. Từ đó, bài báo đề xuất một số giải pháp nhằm áp dụng thành công MUN cho SV Khoa QTH đối với các cấp lãnh đạo (Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa, giáo viên, và bản thân SV). Trong số các nhóm giải pháp đề xuất, cần lưu ý việc xây dựng và tổ chức các tiết học tranh biện nhằm phát huy tư duy sáng tạo, khả năng phản biện của SV, nhằm xây dựng tinh thần tích cực tham gia vào các tiết học như phiên tòa giả định hoặc cuộc họp mô phỏng. Ngoài ra, khi tham gia những hoạt động như vậy, SV có thể phát triển tinh thần làm việc nhóm và hợp tác lẫn nhau. Bên cạnh đó, Ban chủ nhiệm khoa cần lên kế hoạch hỗ trợ SV trong quy trình chủ động tổ chức, xây dựng đội ngũ thành viên MUN nòng cốt am hiểu về cách làm việc và cách thức hoạt động của MUN. Để chương trình thêm thú vị và thực tế, ban tổ chức cần nghiên cứu mời thành viên từng tham gia MUN chia sẻ kinh nghiệm và lợi ích khi tham gia MUN tại chương trình Đón tân SV để tân SV có thể được tiếp xúc với thông tin ngoài phần tổng quan chương trình trên trang thông tin điện tử chính thức của Trường và ĐHĐN.

15 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Model United Nations, What is MUN?, truy cập ngày 21/3/2016, tại [2] The Bereau of International Information Programs (9/2012), The Model United Nations experience, ejournal USA, the U.S Department of State, truy cập ngày 15/2/2016, tại html#axzz44RWByYrv [3] United Nations Association of the United States of America, Model UN Conference: Planner s Guide, truy cập ngày 26/8/2016, tại [4] Lisa Martin (2013), Online Model United Nations: Global Citizenship and Inclusiveness in MUN, Global Education magazine, (12/2013), truy cập ngày 15/3/2016, tại [5] United Nations Association of the United States of America, Model UN: Bridging the Education Gap and Creating Global Citizens, truy cập ngày 20/3/2016, tại [6] Online Model United Nations, Global MUN servey The results are in, truy cập ngày 25/3/2016, tại (BBT nhận bài: 10/04/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 26/04/2017)

16 12 Hoàng Tất Thắng NHẬN THỨC VỀ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP AWARENESS OF MEDIA AND COMMUNICATION AND COMMUNICATIVE CULTURE IN THE PERIOD OF INNOVATION AND INTEGRATION Hoàng Tất Thắng Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; Tóm tắt - Hoạt động báo chí truyền thông, hiểu theo nghĩa chung nhất, là hoạt động rộng lớn bao gồm từ khâu khai thác, sản xuất đến cung cấp và trao đổi thông tin cho công chúng. Là một kênh quan trọng của công tác tư tưởng, văn hóa, hoạt động thông tin chính trị - xã hội, Đảng ta luôn luôn đánh giá vai trò to lớn của báo chí truyền thông trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là trong thời kì đổi mới và hội nhập. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức một cách sâu sắc về vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế xã hội, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nếu coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội thì văn hóa truyền thông là nền tảng tinh thần của toàn bộ quá trình hoạt động truyền thông. Từ khóa - báo chí truyền thông; văn hóa truyền thông; đổi mới; hội nhập; mục đích; nội dung; phương tiện; nhận thức. Abstract - Media-and-communication-related activity, in general, is extensive activity including both exploration, production and provision and exchange of information to the public. Given an important role in political-cultural assignments as well as politicalcultural information of journalism and communication, our Party has been always aware of their crucial role in constructing and developing the country especially in the period of innovation and integration. Innovation of journalism and communication for the purpose of contributing to innovating and developing the country, thus, is an urgent request given to Vietnamese communist journalism today. In Vietnam, our Party and government have been thoroughly aware of the role of culture in developing socio-economy, in constructing and defending the country. If culture is considered as spiritual foundations for the society, communicative culture is spiritual foundations for the entire process of communication. Key words - communication journalism; communicative culture; innovation; integration; purpose; content; methods; awareness. 1. Đặt vấn đề Chưa bao giờ hoạt động báo chí truyền thông lại có vai trò đặc biệt to lớn đối với đời sống xã hội như hiện nay, thời kì đổi mới và hội nhập. Nếu nhìn lại vài ba thập kỉ về trước, thì hoạt động báo chí truyền thông thời kì đó còn khá đơn giản về loại hình, về nhu cầu, tính chất và phương thức thông tin, Ngày nay, trong điều kiện bùng nổ thông tin, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, viễn thông, xu hướng hội tụ thông tin đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, sự ra đời của các loại hình truyền thông mới, sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của các phương tiện truyền thông, là những đặc điểm hết sức cơ bản làm tiền đề cho những nhận thức mới về báo chí truyền thông và văn hóa truyền thông Một số nhận thức về báo chí truyền thông và văn hóa truyền thông trong thời kì đổi mới và hội nhập 2.1. Đổi mới tư duy và đổi mới tư duy về báo chí truyền thông Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Đảng ta đã xây dựng đường lối đổi mới. Theo đó, công cuộc đổi mới đã trở thành hiện thực và được tiến hành một cách sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nói đến đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, theo đó là đổi mới kinh tế. Đối với vấn đề đổi mới tư duy, được thể hiện ở hai phương diện: đổi mới quá trình nhận thức và đổi mới kết quả của nhận thức. Về đổi mới quá trình nhận thức, nếu trước đây, quá trình nhận thức có nhiều sai lầm như chủ quan, phiến diện, duy ý chí, không nhận thức đúng các quy luật khách quan đang tồn tại trong tự nhiên và xã hội, thì phải nhận thức lại một cách toàn diện, khách quan, lịch sử cụ thể, nhận thức đúng, chính xác bản chất của các quy luật tự nhiên và xã hội đang tồn tại hiện nay. Về đổi mới kết quả nhận thức, nếu trước đây, kết quả của nhận thức được thể hiện thông qua việc ban hành một số chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp, sai lầm, không phù hợp với thực tiễn, trái quy luật khách quan, thì phải thay đổi, hủy bỏ, xây dựng lại các chủ trương, chính sách mới phù hợp với thực tiễn, phù hợp với quy luật khách quan đang tồn tại trong tự nhiên và xã hội. Đổi mới tư duy là yêu cầu tất yếu và cấp bách đối với tất cả các thành viên trong cộng đồng, là điều kiện tiên quyết để xây dựng và phát triển một xã hội ngày càng phồn vinh, nhất là trong thời đại mà trên thế giới cũng như ở nước ta có nhiều biến động mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Báo chí truyền thông là một lĩnh vực hoạt động về văn hóa tư tưởng, gắn liền với hoạt động nhận thức, với tư duy. Ở nước ta hiện nay, hoạt động trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng được coi là mặt trận chủ yếu của cuộc đấu tranh giai cấp. Vì vậy, đổi mới tư duy về hoạt động báo chí truyền thông là một yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt đối với việc xây dựng một nền báo chí cách mạng Việt Nam trong thời kì hội nhập và phát triển. Hoạt động báo chí truyền thông (truyền thông đại chúng), hiểu theo nghĩa chung nhất, là hoạt động rộng lớn bao gồm từ khâu khai thác, sản xuất đến cung cấp và trao đổi thông tin cho công chúng. Đây là một hoạt động vô cùng rộng lớn với sự tác động đến toàn xã hội, đến xu thế và tiến trình phát triển của xã hội. Hoạt động này bao gồm

17 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) các phương tiện truyền thông như phát thanh, truyền hình, internet, các hình thức truyền thông như in ấn, xuất bản, phát hành, Hoạt động báo chí truyền thông từ cuối thế kỉ XX đến nay đã có một bước nhảy vọt vượt bậc so với nửa thế kỉ trước đó. Các hình thức, phương thức và tổ chức truyền thông như mạng xã hội, truyền thông đa phương tiện, tòa soạn hội tụ, tập đoàn truyền thông, đã không còn xa lạ với công chúng. Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên thế giới đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng hoạt động truyền thông của các quốc gia trên thế giới. Đến lượt nó, báo chí truyền thông lại trở thành động lực và phương tiện để thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa một cách nhanh chóng hơn. Trong mỗi quốc gia, các tổ chức, cơ quan quản lí và điều hành các phương tiện và loại hình truyền thông những năm gần đây phát triển với số lượng rất lớn. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, đến năm 2013, cả nước đã có 197 cơ quan báo in ở trung ương và các địa phương, 615 tạp chí trung ương và địa phương, 67 đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương với gần 200 kênh phát sóng, 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp [2, tr.27]. Vì vậy, đổi mới tư duy về báo chí truyền thông trước hết là nhận thức đúng về đặc điểm, tình hình, vị trí và vai trò của truyền thông đại chúng trong thời đại toàn cầu hóa. Đồng thời, mỗi quốc gia đều phải xây dựng cho mình những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với quy luật hoạt động truyền thông ở mỗi nước, nhằm phát huy vai trò, tác dụng của báo chí truyền thông, trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, việc đổi mới tư duy về hoạt động báo chí truyền thông, theo chúng tôi, trước hết thể hiện ở việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây: a) Hoàn thiện cơ chế quản lí nhà nước về báo chí truyền thông, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn thật sự phù hợp để triển khai, điều hành có hiệu quả hoạt động báo chí, truyền thông. b) Xác định rõ chức năng nhiệm vụ quản lý giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chủ quản để tăng cường hiệu lực công tác điều hành, quản lý báo chí. c) Hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý tốt nhất, thúc đẩy các hoạt động truyền thông đại chúng phù hợp với nền kinh tế thị trường, đúng pháp luật. d) Đổi mới và tăng cường công tác cán bộ, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các cơ quan báo chí. Tập trung xây dựng, hoàn chỉnh chương trình, giáo trình, kế hoạch dào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm báo về phẩm chất chính trị, đạo đức và kĩ năng nghề nghiệp. e) Tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các nước nhằm giới thiệu chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quảng bá hình ảnh, đất nước, con người, văn hóa Việt Nam. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, kĩ năng làm báo, về khoa học công nghệ sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình, in ấn, phát hành báo chí ở trong nước và nước ngoài. g) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tiến bộ khoa học kĩ thuật trong các hoạt động báo chí, hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình,, số hóa toàn bộ hoạt động sản xuất chương trình truyền hình đảm bảo chất lượng nội dung và chất lượng kĩ thuật của chương trình, đảm bảo sự phát triển của báo chí nước ta theo kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Là một kênh quan trọng của công tác tư tưởng, văn hóa, hoạt động thông tin chính trị - xã hội, Đảng ta luôn luôn đánh giá vai trò to lớn của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là trong thời kì đổi mới và hội nhập. Đổi mới hoạt động báo chí phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với nền báo chí cách mạng Việt Nam hiện nay Nhận thức về vai trò, chức năng của báo chí truyền thông trong thời kì đổi mới và hội nhập Về chức năng của báo chí truyền thông Theo nội dung các điều khoản ghi trong Luật Báo chí của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể nhận thức về các chức năng chủ yếu của báo chí nước ta như sau: - Chức năng thông tin của báo chí là nhằm đảm bảo quyền được thông tin của nhân dân, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các ngành và các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội. - Chức năng giáo dục của báo chí thể hiện ở chức năng phát hiện, tuyên truyền, hướng dẫn dư luận xã hội, hướng dẫn quần chúng hành động, góp phần nâng cao dân trí, hướng dẫn tư tưởng chính trị, lý tưởng thẩm mỹ, đạo đức, nhân cách, lối sống, - Chức năng quản lí, chỉ đạo của báo chí là thông tin, bình luận về những vấn đề mà công chúng quan tâm, chỉ ra cách hành động vì lợi ích chung, hướng dẫn công chúng góp phần thực hiện các nhiệm vụ xây dựng xã hội mới. Nhìn rộng ra có thể khẳng định rằng, một xã hội muốn tồn tại và phát triển không thể thiếu vai trò đặc biệt của báo chí truyền thông. Xã hội càng phát triển, càng hiện đại thì báo chí truyền thông càng có vai trò vô cùng to lớn. Báo chí truyền thông đã trở thành nhu cầu tất yếu trong việc xây dựng tương lai cho mỗi con người và toàn xã hội Về vai trò của báo chí truyền thông Có thể khẳng định một cách khái quát rằng, với những chức năng cơ bản của mình, báo chí truyền thông có vai trò là động lực phát triển xã hội. Điều đó thể hiện trước hết, các phương tiện báo chí truyền thông có vai trò liên kết con người lại với nhau qua việc chia sẻ những kinh nghiệm, những hiểu biết, những khám phá, phát hiện ngày càng nhiều của con người. Sự phát triển về khoa học công nghệ trong lĩnh vực truyền thông trong vài thập kỉ gần đây đã tạo ra cơ hội chưa từng có cho mọi người trên trái đất tiếp nhận, trao đổi và mở rộng tri thức, kinh nghiệm của nhân loại. Điều đó cũng thể hiện ở chỗ, khi các phương tiện báo chí truyền thông trở thành một diễn đàn, một sân chơi chung cho toàn xã hội, nó không chỉ giúp con người mở mang trí thức, tăng cường liên kết, hiểu biết lẫn nhau, mà còn trở thành chất men kích thích, tạo hứng thú, niềm say mê, động viên mỗi người tinh thần thi đua, tích cực, sáng tạo.

18 14 Hoàng Tất Thắng Các phương tiện báo chí truyền thông ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành một công cụ quản lí xã hội rất tích cực và hữu dụng. Nó tham gia, góp phần quan trọng vào tất cả các khâu của tiến trình quản lí xã hội rộng lớn, bao gồm từ việc cung cấp dữ liệu thực tiễn, hoạch định chính sách, truyền bá các quyết định quản lý đến việc xây dựng mô hình thực tế, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện, Người ta thông qua các trang báo, các chương trình phát thanh, truyền hình để tập hợp dữ liệu, nhận diện, đánh giá tình hình, làm cơ sở hình thành các chính sách quản lí xã hội. Đồng thời, báo chí truyền thông mang đến cho từng thành viên xã hội các chủ trương, chính sách, quyết định, pháp luật của Nhà nước; là diễn đàn của công dân để bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, quan điểm, sáng kiến, của mình về các vấn đề chung của xã hội. Các phương tiện báo chí truyền thông có vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân. Các phương tiện truyền thông đại chúng mang lại cho xã hội hiện đại những khả năng và điều kiện thuận lợi để thỏa mãn những dịch vụ vô cùng phong phú không ngừng nảy sinh trong đời sống hàng ngày. Các phương tiện báo chí truyền thông càng phát triển, càng có nhiều khả năng phong phú trong giải quyết các dịch vụ xã hội. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, các phương tiện báo chí truyền thông không chỉ cung cấp thông tin, liên kết các dân tộc, thực hiện các chức năng dịch vụ giải trí mà còn tạo thành một cơ chế giám sát toàn cầu. Cơ chế ấy được hình thành trên cơ sở thông tin nhanh chóng, kịp thời các nguy cơ, mối đe dọa đối với con người, những tình huống có vấn đề cần giải quyết ở bất kì nơi nào trên trái đất như biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai, nạn khủng bố, vấn đề di dân, Từ đó, các phương tiện truyền thông đại chúng tạo ra dư luận rộng rãi ở từng khu vực hay trên toàn thế giới, tạo ra áp lực cần thiết, thúc đẩy những hành động tích cực cần giải quyết. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, báo chí nước ta đã và đang bước sang một giai đoạn phát triển rất nhanh trên tất cả các khâu của quy trình sản xuất tác phẩm báo chí, đặc biệt là kĩ thuật in ấn, truyền dẫn, phát sóng, Báo chí không chỉ là đối tượng sử dụng thành quả của công nghệ thông tin mà còn là cầu nối giúp mọi người tiếp cận tri thức tiên tiến của thời đại, trong đó có thành tựu của công nghệ thông tin. Ở nước ta, các phương tiện truyền thông đại chúng đang thực sự đóng vai trò là đội quân xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, là người theo dõi, giám sát từng ngày, từng giờ các tiến trình vận động trong đời sống xã hội. Tất cả những điều đã nói ở trên về vai trò, chức năng của truyền thông đại chúng, suy cho cùng là khẳng định vai trò trách nhiệm xã hội to lớn của nó Nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa truyền thông trong thời kì đổi mới và hội nhập Về văn hóa Theo cách hiểu phổ biến, văn hóa là tổng thể những giá trị tinh thần và vật chất, trí tuệ và tình cảm, những nét đặc trưng tiêu biểu nhất, biểu hiện sức sống, sức sáng tạo của một dân tộc được định hình trong suốt chiều dài của lịch sử. Theo UNESCO, văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của cá nhân và của cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như trong hiện tại, qua hàng bao thế kỉ, nó đã cấu thành một hệ thống giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống, dựa trên đó, từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã khẳng định rằng văn hóa có ý nghĩa vô cùng to lớn và giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Người đã chỉ ra rằng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được. Nhưng mặt khác, đến lượt mình, văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi Trong thời kì đổi mới và hội nhập ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã nhận thức một cách sâu sắc về vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế xã hội, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã xác định nền văn hóa với vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, gắn với những vấn đề nảy sinh trong xu thế toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường. Tiếp tục phát triển đường lối văn hóa của Đảng trong Nghị quyết 5 khóa VIII, tại các Đại hội IX và X, XI và XII, Đảng ta đã nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là tầm cao, là chiều sâu của sự phát triển của dân tộc. Có thể khái quát về đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như sau: Thứ nhất, củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng,...; triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Thứ hai, phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc. Xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Thứ ba, chú trọng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời kì mới. Thứ tư, đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học, nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới. Như vậy, truyền thông đại chúng là một bộ phận quan trọng của văn hóa và việc chú trọng xây dựng, phát triển

19 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) văn hóa truyền thông là một nội dung quan trọng trong đường lối văn hóa của Đảng ta. Cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, quá trình toàn cầu hóa đã và đang trở thành một xu thế khách quan, trước hết trong lĩnh vực kinh tế, rồi tác động mạnh lên mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là văn hóa. Quá trình toàn cầu hóa ấy được sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện truyền thông, lại được thúc đẩy thêm bởi cuộc cách mạng số hóa. Vì vậy, xu hướng toàn cầu hóa văn hóa một mặt đem văn hóa của các dân tộc xích lại gần nhau hơn, mặt khác đưa đến nhiều nguy cơ, trong đó, nổi bật nhất và được nhiều nhà nghiên cứu quan ngại nhất là sự phương tây hóa văn hóa bản địa, dẫn tới nguy cơ làm lu mờ các giá trị văn hóa truyền thống [7, tr.44] Về văn hóa truyền thông Theo các tác giả trong cuốn Truyền thông, lí thuyết và kĩ năng cơ bản, khái niệm truyền thông được định nghĩa như sau: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm chia sẻ kĩ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội [3, tr.14-15]. Định nghĩa trên mới chỉ chú trọng đến mặt nội dung và mục đích của khái niệm truyền thông. Trong thời đại ngày nay thời đại bùng nổ thông tin, kỉ nguyên số và truyền thông đa phương tiện thì khái niệm truyền thông cần được mở rộng nội hàm bao gồm cả cách thức và phương tiện. Vì vậy, như ở mục 2.1, chúng tôi đã làm rõ nội dung của hoạt động báo chí truyền thông bao gồm các quá trình khai thác sản xuất cung cấp thông tin. Đây là một quá trình rộng lớn bao gồm từ khâu thu thập thông tin, chế biến, sản xuất, biên tập thông tin đến khâu xuất bản và phát hành. Quá trình này mang những đặc trưng riêng cho mỗi loại hình truyền thông, mỗi phương tiện truyền thông (in ấn, phát thanh, truyền hình, internet, ). Việc nhận thức về văn hóa truyền thông cũng phải xem xét bao hàm trên các phương diện mục đích, nội dung, phương tiện và cách thức truyền thông. Bản thân khái niệm văn hóa truyền thông là một khái niệm được hình thành trên cơ sở những tác động qua lại có tính thực tiễn của hoạt động truyền thông lên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Có thể chấp nhận quan điểm của tác giả Nguyễn Đức Hạnh về nội dung định nghĩa, khái niệm văn hóa truyền thông như sau: Văn hóa truyền thông là toàn bộ quá trình xuất hiện và biến đổi của hiện tượng truyền thông trong đời sống nhân loại cùng sự xác lập những mối tương tác của nó đối với các hiện tượng xã hội khác [6, tr.137]. Khi bàn về mối quan hệ giữa văn hóa với báo chí truyền thông, nhà báo Phan Quang rất có lý khi cho rằng: Trong khi các loại hình văn hóa đều thông qua tác nghiệp của mình để làm văn hóa, thì duy nhất có báo chí vừa làm nhiệm vụ của bản thân với tư cách bộ phận cấu thành văn hóa theo sứ mệnh được giao, vừa chung tay cùng các loại hình văn hóa khác thực hiện sứ mệnh của họ, góp phần quảng bá, lan tỏa chúng vào đông đảo nhân dân [8, tr.21]. Như vậy, nói đến: văn hóa truyền thông trước hết là nói đến hoạt động truyền thông phải mang tính văn hóa [4, tr.13]. Nếu coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội thì văn hóa truyền thông là nền tảng tinh thần của toàn bộ quá trình hoạt động truyền thông. Tính chất văn hóa của hoạt động truyền thông trước hết thể hiện ở việc tuân thủ các quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Trong thời kì hội nhập, vị trí, vai trò của văn hóa truyền thông thể hiện ở những nội dung sau: a) Trong xu thế giao lưu, hội nhập các nền văn hóa nói chung, văn hóa truyền thông nói riêng, văn hóa truyền thông Việt Nam phải luôn luôn giữ được đặc trưng, bản sắc riêng của mình (trên các phương diện mục đích, nội dung, phương tiện và cách thức truyền thông) cho dù luôn luôn diễn ra quá trình giao lưu văn hóa, tương tác văn hóa, tiếp biến văn hóa, giữa các dân tộc. b) Văn hóa truyền thông Việt Nam phải đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi thiêng liêng của dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc. Từ những cuộc kháng chiến thần thánh chống ngoại xâm trong quá khứ đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, vấn đề bảo vệ quyền độc lập thiêng liêng và lãnh thổ đất đai của tổ quốc đã trở thành nội dung và mục tiêu hàng đầu của hoạt động truyền thông và văn hóa truyền thông. Đồng thời, văn hóa truyền thông đã và đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, phê phán và đẩy lùi những khuynh hướng xâm lăng của văn hóa ngoại lai. Những tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí thuộc nhiều thể loại khác nhau được đăng tải trên các phương tiện truyền thông là những minh chứng hùng hồn cho điều ấy. c) Văn hóa truyền thông Việt Nam có sứ mệnh phải đề cao những giá trị nhân văn của truyền thống văn hóa Việt Nam được hun đúc từ hàng ngàn năm lịch sử. Tư tưởng đạo đức Hồ chí Minh trước hết là sự kết tinh cao nhất những giá trị nhân văn cao cả của dân tộc. Trong suốt cuộc đời, Người luôn luôn lấy chữ Đức, chữ Nhân, lấy lòng nhân ái, sự bao dung để tự rèn luyện và trị nước. Người luôn tự ý thức và rèn dạy cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần tám chữ: Cần Kiệm, Liêm Chính, Chí Công, Vô Tư. Văn hóa truyền thông phải làm sáng tỏ những tư tưởng đạo đức ấy. d) Văn hóa truyền thông Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc trung thực trong việc khai thác thông tin, sản xuất và cung cấp thông tin cho công chúng. Trong thời đại bùng nổ thông tin, sự hình thành và phát triển nhanh chóng các phương tiện và phương thức truyền thông (internet, kĩ thuật số, ) cùng với sự tác động của nền kinh tế thị trường, đã làm cho các nguồn tin khó được kiểm soát. Chưa bao giờ dư luận xã hội chính thống lại bị nhiễu loạn như hiện nay. Nhiều thông tin sai sự thật, bị kẻ xấu lợi dụng để phục vụ cho những mục đích chính trị, vụ lợi,. Tình hình ấy khiến cho một bộ phận không nhỏ công chúng mất phương hướng, nhận thức lệch lạc, nhìn nhận sự việc, con người, xã hội một cách méo mó, mơ hồ, tối tăm, mất lòng tin về cuộc sống. Vì vậy, nguyên tắc trung thực, khách quan về nguồn tin trở thành nguyên tắc sống còn và là đặc trưng cao nhất của văn hóa truyền thông. e) Văn hóa truyền thông còn có vai trò loại bỏ khuynh hướng thực dụng, thương mại hóa trong hoạt động khai thác, sản xuất và cung cấp thông tin cho công chúng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Văn hóa truyền thông là nền tảng tinh thần của toàn bộ quá trình hoạt động

20 16 Hoàng Tất Thắng truyền thông. Đã có không ít những tác phẩm báo chí chạy theo các thông tin tiêu cực, chú trọng khai thác những chi tiết giật gân, câu khách, chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận nhỏ công chúng, khai thác đời tư cá nhân, tống tiền, bán mình, bồi bút, Vì vậy, ý thức về trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân là tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đồng thời là một trong những biểu hiện cao nhất của văn hóa truyền thông. 3. Kết luận Trong thời kì đổi mới và hội nhập, hoạt động báo chí truyền thông đã hình thành những đặc điểm khá đặc biệt so với vài ba thập kỉ trước đó. Đó là thời đại bùng nổ thông tin, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, viễn thông, sự ra đời của các loại hình truyền thông mới, sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của các phương tiện truyền thông cùng với sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường Vì vậy, đòi hỏi phải có những nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của báo chí truyền thông và văn hóa truyền thông. Tuy là hai vấn đề khác nhau nhưng lại có mối quan hệ gắn bó mật thiết, không tách rời. Bởi vì văn hóa truyền thông là nền tảng tinh thần của toàn bộ quá trình hoạt động báo chí truyền thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Thông tin và Truyền thông, Một số văn bản chỉ đạo và quản lí của Đảng, Nhà nước về hoạt động báo chí, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, [2] Đỗ Quý Doãn, Quản lí và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, [3] Nguyễn Văn Dững (chủ biên),truyền thông, lý thuyết và kĩ năng cơ bản, Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội, [4] Hà Minh Đức, Văn hóa truyền thông và truyền thông có văn hóa, Kỉ yếu hội thảo Văn hóa truyền thông trong thời kì hội nhập, tháng 2/2012, tr [5] Nguyễn Hòa, Một góc nhìn về tính văn hóa của hệ thống truyền thông, Kỉ yếu hội thảo Văn hóa truyền thông trong thời kì hội nhập, tháng 2/2012, tr [6] Nguyễn Đức Hạnh, Một số vấn đề xung quanh khái niệm văn hóa truyền thông, Kỉ yếu hội thảo Văn hóa truyền thông trong thời kì hội nhập, tháng 2/2012, tr [7] Đặng Thị Thu Hương, Một số vấn đề về truyền thông đại chúng, văn hóa đại chúng và văn hóa truyền thông trong kỷ nguyên kĩ thuật số, Kỷ yếu hội thảo Văn hóa truyền thông trong thời kì hội nhập, tháng 2/2012, tr [8] Phan Quang, Báo chí và văn hóa, Kỷ yếu hội thảo Văn hóa truyền thông trong thời kì hội nhập, tr [9] Tạ Ngọc Tấn, Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (BBT nhận bài: 14/03/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 14/04/2017)

21 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC HIỆN NAY MANAGEMENT OF SCIENTIFIC RESEARCH ACTIVITIES AT UNIVERSITIES TO MEET REQUIREMENTS OF INSTITUTION ACCREDITATION AT PRESENT Huỳnh Ngọc Thành Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh, Đại học Đà Nẵng; thanh.huynh@vnuk.edu.vn Tóm tắt - Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của trường đại học (ĐH). Trong bối cảnh nền giáo dục của đất nước ta đang trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hoạt động NCKH của các trường ĐH phải tạo ra động lực phát triển, hướng đến đạt tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường ĐH và được các tổ chức kiểm định chất lượng (KĐCL) quốc gia, quốc tế công nhận. Muốn vậy, các trường ĐH cần đổi mới quản lý hoạt động NCKH nhằm đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động NCKH trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường ĐH. Bài báo đề cập đến vấn đề đổi mới quản lý hoạt động NKCH ở trường ĐH nhằm đáp ứng yêu cầu của KĐCL cơ sở giáo dục dựa trên cơ sở xác định mục tiêu quản lý hoạt động NCKH ở trường ĐH, đồng thời thông qua kết quả đánh giá chất lượng hoạt động NCKH của các trường ĐH đã được công nhận đạt chất lượng do các Trung tâm KĐCL giáo dục ở Việt Nam thực hiện. Từ khóa - nghiên cứu khoa học; kiểm định chất lượng; đại học; quản lý; đổi mới. Abstract - Scientific research is one of the key tasks of a university. In the context of basic and comprehensive innovation in education and training of our education, universities scientific research activities have to create motivation for development, aiming to meet the criteria for assessing the quality of universities and to be certificated by national and international accrediting organizations. To achieve this, the universities need to innovate management methods of scientific research activities in order to meet the requirements of quality assessment of scientific research activities in the evaluation of the quality standards of universities. The article refers to innovating management issues of scientific research activities at universities to serve the institution accreditation on the basis of defining management objectives for scientific research activities at universities as well as show quality assessment results of scientific research activities of universities which have been certificated by the Centre for Educational Accreditation in Vietnam. Key words - scientific research; accreditation; university; management; innovation. 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, hoạt động NCKH đã thực sự trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, có tác động toàn diện và sâu sắc đến sự phát triển của mỗi tổ chức, mỗi quốc gia. Vì vậy, Phát triển khoa học công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Khoa học và công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để tạo bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [3]. Đối với các trường ĐH, trong thời gian qua, hoạt động NCKH đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ khoa học của giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời khẳng định vị thế và uy tín của nhà trường với xã hội. Các trường ĐH luôn quan tâm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH, đặc biệt là dần chuẩn hóa hoạt động NCKH đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động NCKH của quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, kết quả đánh giá và công nhận chất lượng 16 trường ĐH của Việt Nam theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường ĐH do Bộ GD & ĐT ban hành, đã thể hiện hoạt động NCKH là một trong những lĩnh vực của trường ĐH chưa đạt chất lượng. Thực tế vừa nêu đòi hỏi các trường ĐH cần đổi mới quản lý hoạt động NCKH với mục đích nâng cao kết quả hoạt động NCKH của nhà trường, đồng thời đáp ứng yêu cầu hoạt động KĐCL cơ sở giáo dục đại học. 2. Mục tiêu quản lý hoạt động NCKH đáp ứng yêu cầu KĐCL cơ sở giáo dục đại học Ở các trường ĐH hiện nay, quản lý hoạt động NCKH là quá trình tác động có mục đích (huy động, điều phối, hướng dẫn, hỗ trợ, điều chỉnh, động viên, khích lệ...) của chủ thể quản lý (Ban Giám hiệu, đơn vị quản lý khoa học...) đối với đối tượng quản lý (giảng viên, nghiên cứu viên...) nhằm đẩy mạnh hoạt động NCKH của nhà trường. Bên cạnh đó, trong bối cảnh giáo dục của nước ta đang trong quá trình Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo [4], quản lý hoạt động NCKH ở trường ĐH phải đạt được các yêu cầu theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường ĐH do Bộ GD & ĐT ban hành và hướng đến đạt được các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của quốc tế. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học do Bộ GD & ĐT ban hành gồm 10 tiêu chuẩn với 61 tiêu chí [1], trong đó đánh giá chất lượng về hoạt động NCKH của trường đại học là tiêu chuẩn 7 Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ với 7 tiêu chí ; đề cập đến việc xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ của nhà trường; việc thực hiện và nghiệm thu các đề tài, dự án đảm bảo theo kế hoạch; số lượng bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế tương ứng với số đề tài NCKH; những đóng góp mới cho khoa học cũng như giá trị ứng dụng thực tế của các đề tài NCKH; nguồn thu và đóng góp từ hoạt động NCKH vào sự phát triển của nhà trường; sự gắn kết hoạt động NCKH của nhà trường với hoạt động đào tạo, với các viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học khác và các doanh nghiệp; việc triển khai thực hiện đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ cho GV của nhà trường. Bên cạnh đó, một trong những yêu cầu rất quan trọng là hoạt động NCKH phải gắn kết và phù hợp với định hướng nghiên cứu và phát triển của trường ĐH. Chính vì vậy, trong quá trình quản lý hoạt động NCKH, các trường ĐH cần tổ chức nghiên cứu để hiểu rõ nội hàm cũng như các yêu cầu đối với quá trình tổ chức thực hiện và kết quả NCKH

22 18 Huỳnh Ngọc Thành của nhà trường, từ đó áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp, khả thi để hoạt động NCKH của trường ĐH đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động NCKH. Điều này làm thay đổi hoàn toàn mục tiêu quản lý hoạt động NCKH của trường ĐH. Đó không chỉ đơn thuần là triển khai hoạt động NCKH theo đúng quy định, đồng thời đòi hỏi các trường ĐH dựa trên sứ mạng của nhà trường, cùng với nghiên cứu cụ thể các yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá hoạt động NCKH, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ được quy định trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học do Bộ GD & ĐT ban hành để xác định chuẩn đầu ra cho hoạt động NCKH của nhà trường, và từ đó áp dụng các biện pháp quản lý nhằm đạt được chuẩn đầu ra của hoạt động NCKH. Nhờ vậy, kết quả hoạt động NCKH của nhà trường luôn được đảm bảo và nâng cao, đồng thời góp phần thiết thực để nhà trường được công nhận đạt chất lượng. Đây đồng thời là sự khẳng định cụ thể và thể hiện sự gắn kết, hỗ trợ, đóng góp hiệu quả của hoạt động NCKH trong quá trình đảm bảo và nâng cao chất lượng trường ĐH. Tuy nhiên, theo công bố của Trung tâm KĐCLGD ĐHQG Hà Nội, Trung tâm KĐCLGD ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm KĐCLGD trực thuộc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, kết quả đánh giá các tiêu chí chưa đạt chất lượng của hoạt động NCKH đối với 16 trường ĐH đã được công nhận đạt chất lượng theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường ĐH do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (số liệu thống kê tính đến ngày 15/02/2017) tập trung ở các tiêu chí sau: Bảng 1. Tổng hợp kết quả đánh giá các tiêu chí chưa đạt chất lượng hoạt động NCKH của 16 trường đại học đã được công nhận đạt chất lượng Tiêu chí Số trường đại học chưa đạt Kết quả tổng hợp ở bảng 1 thể hiện trong số 16 trường đại học đã được công nhận đạt chất lượng, hoạt động NCKH của các trường được đánh giá chưa đạt chất lượng tập trung ở các tiêu chí: 7.1, 7.2, 7.3, 7.5, 7.7. Hoạt động NCKH của các trường ĐH chưa đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường ĐH xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó tập trung từ những nguyên nhân chủ yếu sau: - Các trường mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện theo các quy định, chưa quan tâm chú trọng đến đầu ra của hoạt động NCKH, trong đó đòi hỏi bên cạnh việc phù hợp với sứ mạng của nhà trường đồng thời phải đảm bảo đạt các yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động NCKH. - Vẫn còn nhiều giảng viên chưa tích cực tham gia hoạt động NCKH hoặc tham gia nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. - Các công trình NCKH hợp tác với các đơn vị bên ngoài chưa nhiều, chưa phát huy hết tiềm năng NCKH của nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết các vấn đề thực tiễn của xã hội. - Hoạt động chuyển giao công nghệ chưa được quan tâm đúng mức; tính ứng dụng của các đề tài vào thực tiễn còn thấp. - Kinh phí hỗ trợ cho các cán bộ tham gia NCKH từ ngân sách nhà nước còn hạn chế; kinh phí của nhiều trường ĐH chi cho NCKH quá khiêm tốn so với tổng thu của nhà trường; nguồn thu từ hoạt động NCKH chưa tương xứng với nguồn kinh phí nhà trường chi cho hoạt động NCKH. Thực trạng nêu trên đòi hỏi các trường ĐH cần đổi mới quản lý hoạt động NCKH của nhà trường nhằm đạt được yêu cầu của hoạt động KĐCL cơ sở giáo dục trong bối cảnh NCKH là một trong 2 nhiệm vụ then chốt của tất cả các trường ĐH. 3. Biện pháp đổi mới quản lý hoạt động NCKH ở trường ĐH đáp ứng yêu cầu KĐCL cơ sở giáo dục hiện nay 3.1. Xác định chuẩn đầu ra hoạt động NCKH của trường đại học - Tổ chức nghiên cứu đầy đủ và chi tiết nội hàm các yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động NCKH đối với cơ sở giáo dục đại học. - Căn cứ vào sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường, đồng thời dựa trên các yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động NCKH, các trường ĐH xác định chuẩn đầu ra hoạt động NCKH của nhà trường. Đối với các trường ĐH theo định hướng nghiên cứu hoặc các trường ĐH có thành tích NCKH nổi bật, cần tham khảo thêm các tiêu chuẩn quốc tế về đánh giá chất lượng hoạt động NCKH hoặc các tiêu chí xếp hạng để xác định và xây dựng chuẩn đầu ra của hoạt động NCKH. - Ban hành chuẩn đầu ra hoạt động NCKH của nhà trường và thông báo, phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên. Đồng thời, thông báo đến các đối tác nghiên cứu, các doanh nghiệp nhằm định hướng cho các hợp tác nghiên cứu với nhà trường. - Dựa trên chuẩn đầu ra hoạt động NCKH, tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH của nhà trường nhằm đạt được chuẩn đầu ra với các kết quả cụ thể. - Định kỳ rà soát chuẩn đầu ra hoạt động NCKH của nhà trường nhằm kịp thời cập nhật, đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của nhà trường, đồng thời đáp ứng những yêu cầu mới đối với tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động NCKH của cơ sở giáo dục đại học Xây dựng quy trình quản lý hoạt động NCKH - Nhà trường cần quy trình hóa hoạt động NCKH, trong đó đầu ra của quy trình phải đạt được chuẩn đầu ra của hoạt động NCKH. - Xây dựng các quy trình đối với từng công việc cụ thể của hoạt động NCKH với yêu cầu các quy trình phải được đồng bộ, thông suốt với nhau. - Xác định tiêu chí đánh giá đối với nội dung từng bước của quy trình quản lý hoạt động NCKH, nhằm tạo điều kiện cho người quản lý và người thực hiện các đề tài NCKH.

23 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) Ban hành thống nhất hệ thống văn bản, biểu mẫu phục vụ hoạt động NCKH theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. - Biên soạn Sổ tay Nghiên cứu khoa học trong đó thể hiện rõ chuẩn đầu ra hoạt động NCKH, quy trình quản lý hoạt động NCKH cùng với hệ thống văn bản, biểu mẫu phục vụ hoạt động NCKH. - Tổ chức tập huấn cho cán bộ, giảng viên, sinh viên hiểu rõ về quy trình quản lý hoạt động NCKH để từ đó họ thực hiện chính xác theo các yêu cầu và giảm thiểu các công việc sự vụ. - Tổ chức áp dụng một cách có hệ thống và đồng bộ quy trình quản lý hoạt động NCKH trong nhà trường. - Định kỳ tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, giảng viên, sinh viên về hoạt động NCKH của nhà trường, cũng như quy trình quản lý hoạt động NCKH để từ đó tiến hành điều chỉnh, cải tiến quy trình nhằm tối ưu hóa quy trình để đạt được chuẩn đầu ra hoạt động NCKH Áp dụng các chính sách tạo động lực NCKH của GV - Ban hành quy định về nhiệm vụ NCKH của GV, trong đó nêu rõ các hình thức khen thưởng đối với các cá nhân thực hiện tốt và chế tài đối với các cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, tổ chức đánh giá nghiêm túc, khách quan kết quả hoạt động NCKH của GV theo quy định. - Đổi mới cơ chế tài chính thực hiện nhiệm vụ NCKH phù hợp với đặc thù của hoạt động NCKH. Ban hành và áp dụng các biện pháp hỗ trợ kinh phí đối với các bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế trong danh mục ISI, Scopus. - Chú trọng xét duyệt các đề tài NCKH có các sản phẩm có tính ứng dụng cao và tác giả đề tài NCKH cam kết đăng tải các bài báo quốc tế hoặc xã hội hóa các bài báo từ đề tài NCKH. - Xây dựng và triển khai hiệu quả Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của nhà trường nhằm phục vụ nhu cầu phát triển hoạt động NCKH. - Hằng năm, tổ chức tổng kết hoạt động NCKH của nhà trường, qua đó vinh danh các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH Gắn kết hoạt động hợp tác quốc tế với hoạt động NCKH - Trong quá trình xây dựng chính sách, chiến lược hợp tác quốc tế, các trường ĐH cần xác định định hướng phát triển hoạt động NCKH làm cơ sở để phát triển hoạt động NCKH với các đối tác quốc tế. - Chú trọng nội dung hợp tác trong lĩnh vực NCKH với các đối tác quốc tế thông qua việc phối hợp tổ chức hội thảo, tập huấn, thực hiện các đề tài NCKH chung và công bố các bài báo chung. - Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động NCKH đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tạo hành lang thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động hợp tác quốc tế về NCKH. - Xây dựng website bằng tiếng Anh nhằm quảng bá hoạt động NCKH của nhà trường, đồng thời phục vụ cho hoạt động kiểm định chất lượng và xếp hạng quốc tế. - Tổ chức đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế về NCKH của nhà trường làm cơ sở xác định định hướng và xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về NCKH phù hợp, khả thi Thường xuyên cải tiến nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động NCKH - Thực hiện đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ của nhà trường. - Thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá mức độ triển khai thực hiện hoạt động NCKH của nhà trường so với chuẩn đầu ra hoạt động NCKH đã xác định, để từ đó áp dụng kịp thời các biện pháp nhằm đạt được chuẩn đầu ra hoạt động NCKH. - Nghiêm túc, kịp thời điều chỉnh, cải tiến quy trình quản lý hoạt động NCKH của nhà trường dựa trên kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ, giảng viên, sinh viên. Đồng thời tiếp tục khảo sát ý kiến của cán bộ, giảng viên, sinh viên về quy trình đã được cải tiến và tiếp tục cải tiến tiến tới hoàn thiện quy trình quản lý hoạt động NCKH. - Các trường ĐH cần chủ động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý hoạt động NCKH đáp ứng yêu cầu KĐCL cơ sở giáo dục giữa các trường ĐH trên toàn quốc nhằm hoàn thiện mô hình quản lý hoạt động NCKH. 4. Kết luận NCKH có vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Đối với các trường ĐH ở nước ta hiện nay, NCKH được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Nhiệm vụ của các trường ĐH đã được nêu rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban Chấp hành TW khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, các trường đại học phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó, NCKH, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục ĐH. Nhiều trường ĐH ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển thành ĐH định hướng nghiên cứu, hướng đến việc đáp ứng các tiêu chí xếp loại trường ĐH và được các tổ chức kiểm định quốc gia, quốc tế công nhận. Do vậy, các trường ĐH cần đổi mới công tác quản lý hoạt động NCKH của nhà trường một cách đồng bộ và có hệ thống, nhằm đảm bảo đạt được các yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động NCKH. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Quy định chế độ làm việc của giảng viên, Hà Nội. [3] Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn , Hà Nội. [4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội. [5] Nguyễn Quang Giao (2015), Quản lý chất lượng trong giáo dục đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. (BBT nhận bài: 03/03/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 13/03/2017)

24 20 Võ Nguyễn Thùy Trang SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHE CHÍNH TẢ ĐỂ HỖ TRỢ NÂNG CAO KĨ NĂNG NGHE TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG DICTATION AS A TOOL TO SUPPORT THE DEVELOPMENT OF ENGLISH LISTENING SKILL OF THE FIRST-YEAR STUDENTS, UNIVERSITY OF ECONOMICS, THE UNIVERSITY OF DANANG Võ Nguyễn Thùy Trang Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; trangvo2807@gmail.com Tóm tắt - Bài báo trình bày việc sử dụng phương pháp nghe chính tả và khảo sát tính hiệu quả của phương pháp này trong việc cải thiện, nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh của sinh viên (SV). Với nội dung nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu điều tra khảo sát thông qua bảng câu hỏi khảo sát, phỏng vấn 36 sinh viên năm thứ nhất, Trường Đại học (ĐH) Kinh tế, Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN). Tác giả cũng sử dụng phương pháp thực nghiệm để đối sánh kết quả trước và sau khi vận dụng phương pháp nghe chính tả. Sau khi dữ liệu thu thập được xử lý, phân tích định tính và định lượng, kết quả cho thấy tất cả SV đều gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghe tiếng Anh và thừa nhận rằng việc áp dụng phương pháp nghe chính tả giúp SV phát triển kĩ năng nghe tốt hơn. Bài báo cũng đồng thời thảo luận các giải pháp, khuyến nghị giúp giáo viên và sinh viên áp dụng hiệu quả phương pháp nghe chính tả này. Từ khóa - quá trình nghe; nghe chính tả; sinh viên năm thứ nhất; khó khăn; kĩ năng nghe Abstract - This article investigates the effectiveness of dictation technique in developing students English listening skill. The purpose of this article is to find out the qualitative and quantitative information about the students mastery of listening using dictation as a method. To achieve the objectives of the study, the author conducted a descriptive research design, including library activity (exploring reference books, websites, etc) and file activity in which the students were given dictation exercises. The data collected from the pilot study, the questionnaire, and the interview with 36 first-year students at University of Economics The University of Danang was analysed qualitatively and quantitatively. The findings show that all students face to a lot of difficulties in the listening process and make considerable progress when applying the dictation method. Besides, the article discusses some specific suggestions in order to successfully use dictation. Key words - listening process; dictation; first-year students; difficulties; listening skill 1. Đặt vấn đề Nghe hiểu là một trong những kĩ năng quan trọng nhất trong quá trình học tiếng Anh bởi nếu nghe hiểu tốt, người học có thể giao tiếp tiếng Anh tự tin và hiệu quả. Theo Jiang (2009), nghe hiểu đòi hỏi sự kiên trì và tập trung cao độ của người học khi phải lưu trữ thông tin trong bộ nhớ ngắn hạn, đồng thời phải xử lý để hiểu thông tin được đưa ra. Tuy nhiên, trên thực tế, người học tiếng Anh nói chung, đặc biệt là sinh viên Kinh tế năm thứ nhất nói riêng, đối với các đối tượng sinh viên này, kĩ năng nghe tiếng Anh thực sự là một thách thức. Bên cạnh đó, trong các giáo trình giảng dạy cho sinh viên Kinh tế năm thứ nhất hiện nay như Solutions, Tactics For Listening, các bài tập nghe có nhiều dạng khác nhau nhưng nội dung yêu cầu lại khó hơn so với năng lực thực tế của người học. Phần lớn các sinh viên (SV) chuyên ngành kinh tế không thực sự học tốt môn học Anh văn, riêng với kĩ năng nghe tiếng Anh, các em chưa nhận thức được tính quan trọng của nó nên chưa dành nhiều thời gian luyện tập kĩ năng này. Trong bối cảnh như vậy, giáo viên (GV) đóng vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn, truyền cảm hứng, động lực thúc đẩy SV nhận thức và có ý thức thực hành nghe nhiều hơn và đúng phương pháp hơn. Trong bài báo này, tác giả đề cập đến phương pháp nghe chép chính tả như là một công cụ hữu ích để giúp GV có thể tìm kiếm các nguồn tài liệu phù hợp hoặc tự thiết kế các bài tập nghe chính tả để giảng dạy kĩ năng nghe hiệu quả hơn, đồng thời giúp các SV cải thiện, nâng cao kĩ năng thực hành nghe tiếng Anh. 2. Tổng quan lý thuyết 2.1. Giới thiệu về phương pháp nghe chính tả Theo từ điển Oxford Advanced Learner s của Hornby (1995, tr.190), chính tả dictation là được đọc đoạn văn được đọc để viết lại. Bên cạnh đó, học giả Oller (1979, tr.39) chỉ ra rằng nghe chính tả là một nhiệm vụ mà trong đó ta sử dụng bộ nhớ ngắn hạn (short-term memory) để lưu giữ các thông tin, lưu giữ từng câu chữ và phải hiểu được ý nghĩa của toàn câu văn mà ta nghe được để có thể viết lại hoặc lặp lại nội dung đó Phân loại bài nghe chính tả Theo Oller (1979, tr.264), có 5 hình thức nghe chính tả được liệt kê dưới đây: Nghe chính tả toàn bộ (Standard dictation) Người học sẽ được nghe một đoạn văn với mức độ nội dung vừa phải, tốc độ đọc trung bình phù hợp với trí nhớ ngắn hạn của người học. Sau mỗi câu đọc chính tả, người học sẽ chép lại nguyên văn nội dung đó Nghe chính tả một phần (Partial dictation) Người học sẽ được nhận một đoạn văn bản có nội dung giống với nội dung mình sẽ được nghe nhưng có khuyết một số từ, cụm từ. Nhiệm vụ của người học là nghe theo và điền những nội dung còn bị khuyết để hoàn chỉnh văn bản Nghe chính tả văn bản nghe có tạp âm (Dictation with competing noise) Ở loại này, trong các đoạn hội thoại được lồng ghép

25 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) thêm âm thanh ồn ào xung quanh, tạo ngữ cảnh như trong đời thực. Khi đó, người học phải tập trung nghe, lĩnh hội nội dung được truyền tải và phải sao chép lại tất cả Nghe chính tả và sao chép (Dicto-Comp) Dạng bài tập này kết hợp hai nhiệm vụ nghe chính tả và tự sao chép lại nội dung. Sau khi được nghe đoạn văn bản 3 lần, người học vận dụng sự ghi nhớ của mình để tái hiện lại nội dung đã được nghe Mô phỏng (Elicited imitation) Người học sẽ được nghe từng câu một trong đoạn văn bản, sau đó, thay vì chép lại nội dung, người học sẽ ngay tức khắc lặp lại y nguyên nội dung mà họ vừa nghe. Tóm lại, 5 dạng bài nghe chính tả khác nhau cho thấy sự đa dạng, phong phú về nguồn tài liệu, giúp người học không bị nhàm chán khi áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên khi thực hiện kiểm nghiệm, tôi sử dụng 2 dạng bài nghe chính tả đầu tiên Ưu điểm của nghe chính tả Theo Montalvan (2006), nghe chính tả có các ưu điểm sau: - Nghe chính tả làm nền tảng để giúp người học phát triển tích hợp cả 4 kĩ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết; - Khi người học phát triển được kĩ năng nghe và hiểu các thành phần cấu trúc của ngôn ngữ, khi đó đồng thời người học có thể học ngữ pháp thông qua nghe chính tả; - Nghe chính tả giúp người học nâng cao khả năng ghi nhớ thông tin trong bộ nhớ ngắn hạn; - Nghe chính tả giúp người học phát triển kĩ năng ghi chú (note-taking); - Người học có thể tự sửa lỗi các bài tập nghe chính tả, tạo động lực học tập tốt hơn; - Người dạy có thể thiết kế bài nghe chính tả cho mọi cấp độ năng lực ngôn ngữ khác nhau; - Trong quá trình người học làm bài nghe chính tả, người dạy có thể bao quát và kiểm tra từng cá nhân; - Nghe chính tả giúp người học nâng cao kĩ năng phát âm, nhận diện từ và sử dụng tốt các dấu câu Sơ lược về môn học tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất Trường ĐH Kinh tế - ĐHĐN Môn học tiếng Anh là một môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo của Trường ĐH Kinh tế - ĐHĐN. Đối với sinh viên năm thứ nhất tham gia các học phần tiếng Anh đầu tiên, người học cần đạt các tiêu chí sau: a. Kĩ năng nghe: người học có thể nghe hiểu những thông tin chung hoặc chi tiết trong đoạn hội thoại, tường thuật, v.v... theo chủ đề. b. Kĩ năng đọc: người học có thể hiểu các dạng văn bản khác nhau, nắm các dạng văn bản ngắn trong cuộc sống thường ngày, nắm thông tin chi tiết, thông tin quan trọng liên quan tới quan điểm, mục đích của tác giả. c. Kĩ năng nói: Người học có thể mô tả về bản thân và người khác; trình bày vấn đề liên quan tới cuộc sống thường ngày. d. Kĩ năng viết: người học viết được các từ vựng đơn giản đã được dạy hoặc được nghe, hoàn thành câu theo từ gợi ý hoặc viết câu. Những chủ đề được tập trung giảng dạy trong các học phần của sinh viên năm thứ nhất gồm: thời gian, số, đánh vần tên, sở thích, thể thao, môn học, các loại trang phục, thức ăn, người nổi tiếng, nhà hàng, phương tiện giao thông và nghề nghiệp. Từ đó cho thấy, việc áp dụng phương pháp nghe chính tả vào quá trình dạy và học sẽ giúp SV đạt được những mục tiêu đề ra ở trên. 3. Nội dung nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu 3.1. Nội dung nghiên cứu - Mô tả thực trạng việc học kĩ năng nghe của sinh viên và những khó khăn mà họ gặp phải; - Khảo sát mức độ hiệu quả khi áp dụng phương pháp nghe chính tả trong việc nâng cao kĩ năng nghe cho sinh viên năm thứ nhất Trường ĐH Kinh tế - ĐHĐN; - Đưa ra một số khuyến nghị cho GV và SV trong quá trình dạy và học kĩ năng nghe tiếng Anh; - Giới thiệu trang web miễn phí trực tuyến giúp GV tự thiết kế bài tập nghe chép chính tả Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích và mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tôi sử dụng cách tiếp cận định tính và định lượng, với việc tiến hành các phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp đọc sách và tài liệu Tác giả đã tìm đọc các công trình nghiên cứu và sách báo về kĩ năng nghe tiếng Anh, bài tập chính tả, quá trình học tiếng Anh, v.v... để tìm ra cho mình những định hướng suy nghĩ, những ý tưởng thực tế liên quan đến đề tài Xây dựng và phân tích nguồn dữ liệu nghiên cứu Nguồn dữ liệu nghiên cứu bao gồm các bài tập nghe chính tả dạng 1 và 2 đã được trình bày ở phần 2.2 với nội dung sát với từng bài học trong chương trình của SV năm thứ nhất, Trường ĐH Kinh tế. SV phải làm các bài tập này hoặc ở lớp, hoặc ở nhà với khối lượng công việc đều đặn gồm 2-3 bài tập nghe cho mỗi ngày, tiến hành trong 3 tháng liên tục. Kết quả làm bài tập được đối chiếu so sánh để phản ánh mức độ tiến bộ của SV theo từng giai đoạn Phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan sát 36 sinh viên năm thứ nhất Trường ĐH Kinh tế - ĐHĐN được chọn để tham gia thực hiện các bài tập nghe chính tả. Từ đó, chúng tôi dùng các Bảng câu hỏi khảo sát hai nguồn thông tin: (1) Các khó khăn mà SV gặp phải trong quá trình thực hiện bài nghe; (2) Hiệu quả của việc áp dụng bài nghe chính tả. Bảng câu hỏi (1) được phát cho SV trước khi áp dụng phương pháp nghe chính tả. Bảng câu hỏi (2) dùng để khảo sát sinh viên sau 3 tháng áp dụng phương pháp nghe chính tả. Ngoài ra, chúng tôi còn phỏng vấn sinh viên tham gia thực nghiệm nhằm làm rõ diễn biến quá trình thực hiện bài nghe chính tả. Dữ liệu sau khi thu thập được phân tích định tính và định lượng, cung cấp thông tin để trả lời cho các vấn đề nghiên cứu.

26 22 Võ Nguyễn Thùy Trang 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Những khó khăn SV gặp phải trong quá trình nghe Theo Azmi, Celik, Yidliz, và Tugrul (2014), người học ngoại ngữ tiếng Anh gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình nghe hiểu. Việc nhận biết được những khó khăn này sẽ giúp người dạy và người học có chiến lược nghe và áp dụng các phương pháp nghe phù hợp, hiệu quả hơn. Bước đầu tiên, chúng tôi tiến hành khảo sát những khó khăn khi nghe của SV trước khi áp dụng phương pháp nghe chính tả. Kết quả thống kê từ kết quả khảo sát 36 SV năm thứ nhất Trường ĐH Kinh tế - ĐHĐN được chọn tham gia thực nghiệm ở bảng 1 dưới đây trình bày tỉ lệ SV đối diện với những khó khăn khi nghe, mà có thể được giải quyết bằng cách áp dụng phương pháp nghe chính tả. Bảng 1. Khó khăn của sinh viên khi nghe tiếng Anh Khó khăn % SV Vốn từ vựng hạn chế 100% Không nhận diện được âm của các từ vựng 83% Không quen với giọng đọc của người bản ngữ 56% Những cấu trúc ngữ pháp phức tạp 61% Giới hạn về khả năng ghi nhớ 89% ghi nhớ của họ có giới hạn nên không thể ghi nhớ tất cả các thông tin chính trong nội dung bài nghe. Từ những khó khăn trên, chúng tôi đề xuất SV áp dụng phương pháp nghe chính tả để giải quyết và cải thiện vấn đề này Hiệu quả của việc áp dụng nghe chính tả Trong thời gian 3 tháng, 36 SV tham gia thực nghiệm được yêu cầu phải thực hành liên tục các bài tập nghe chính tả, đặc biệt là dạng bài nghe toàn bộ và bài nghe từ vựng. SV hoặc thực hành nghe ở lớp vào giờ học môn tiếng Anh, hoặc mỗi ngày được giao 2-3 bài tập nghe chính tả với dung lượng khoản từ mỗi bài để tự thực hành nghe ở nhà. Mức độ khó của bài nghe được tăng dần từ cấp độ A2 đến tiền B1 (tham chiếu theo khung năng lực ngoại ngữ, khung châu Âu). Sau đó SV nộp lại kết quả để giáo viên kiểm tra. Sau 3 tháng, kĩ năng nghe của SV có sự tiến bộ rõ rệt, qua đó thấy rõ hiệu quả đạt được khi SV sử dụng phương pháp nghe chính tả, thực hành bài tập nghe chính tả cũng như khẳng định tầm quan trọng của phương pháp này. Bảng 2 dưới đây đối chiếu kết quả bài nghe của nhóm sinh viên tham gia thực nghiệm trong thời gian 3 tháng. Bảng 2. Kết quả đối chiếu sự phát triển kĩ năng nghe tiếng Anh của SV tham gia nghiên cứu thực nghiệm Tốc độ nói nhanh 78% Không thể tập trung trong suốt quá trình nghe 61% % đáp án đúng Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3 Số SV Số SV Số SV Kết quả ở bảng 1 cho thấy, tất cả 36 SV (100%) được khảo sát đều cho rằng vốn từ vựng của họ khá hạn chế, gây khó khăn khi làm bài tập nghe. Chúng tôi đã thực hiện phần phỏng vấn trực tiếp để có thêm thông tin về vấn đề này. SV cho hay họ chưa có động lực để học thuộc từ vựng, số ít bài nghe có nội dung, từ vựng phù hợp với vốn thông tin, kiến thức SV có được khiến họ thấy thích thú, nhưng phần nhiều bài nghe thường có lượng từ vựng, thông tin nằm ngoài vùng kiến thức của SV; hoặc đôi lúc SV chỉ nhớ cách đọc của từ vựng đó nhưng lại không nhớ phần chính tả nên dù nghe ra từ vựng nhưng họ lại không thể viết lại từ vựng này. Trong khi đó, 83% SV chia sẻ họ hầu như không thể nhận diện được âm của các từ vựng, đặc biệt là các từ chìa khóa quan trọng, bởi khi học từ vựng, SV chỉ lặp lại từ khoảng 2 3 lần, sau đó SV quên cách đọc của phần lớn các từ vựng, nên không thể nhận ra âm của từ đó khi thực hành phần nghe. Bên cạnh đó, 56% SV lựa chọn khó khăn trong việc làm quen với giọng nói, đọc của người bản ngữ, phần lớn các SV này cho biết một phần do điều kiện khách quan của khu vực sinh sống, một phần ở bậc học phổ thông, họ rất ít khi được dạy và làm các bài tập nghe, thêm vào đó các giáo viên phổ thông cũng không sử dụng nhiều ngôn ngữ tiếng Anh để giao tiếp trong lớp học nên những SV này cảm thấy khá xa lạ với kĩ năng nghe tiếng Anh. 61% SV cho rằng cấu trúc ngữ pháp câu phức tạp khiến họ không kịp hiểu và xử lý thông tin nghe được, đồng thời quy mô lớp học đông, cùng bài tập nghe có thời lượng dài cũng khiến SV không thể tập trung liên tục trong suốt quá trình nghe. Một số bài nghe có tốc độ nói nhanh khiến 78% SV cảm thấy khá vất vả khi nghe. Cuối cùng, 89% SV thấy rằng năng lực 20-30% 23/36 10/36 36/ % 10/36 15/36 6/ % 3/36 7/36 11/ % 0 4/36 14/ % 0 0 5/36 100% Kết quả ở bảng 2 cho thấy số lượng thông tin mà SV nghe hiểu được sau 3 tháng tăng lên đáng kể. Cụ thể, sau tháng thứ 1, SV vẫn chưa tiến bộ rõ rệt trong kĩ năng nghe nhưng từ tháng thứ 2 trở đi, số lượng SV có khả năng nghe và ghi chép lại đúng 30-50% thông tin chiếm gần một nửa tổng số SV. Lúc này, số SV ghi chép đúng 50-70% thông tin tăng lên 4 SV, đồng thời có 4 SV tiến bộ rõ rệt khi nghe hiểu và sao chép lại được 80-90% thông tin. Đến cuối tháng thứ 3 khi kết thúc đợt thực nghiệm, tất cả SV tự tin nghe và sao chép lại được trên 40% thông tin. Cụ thể trong đó, 14 SV (chiếm ½ tổng số SV) đạt được mức đáp án đúng từ 70 80%. Và có đến 5 SV đạt mức đúng xấp xỉ cao nhất từ 80-90%. Tuy chưa có SV nào nghe hiểu và sao chép, trả lời chính xác 100% bài nghe chính tả vì một số yếu tố khách quan, nhưng chúng ta có thể dự đoán rằng kết quả này hoàn toàn có thể đạt được khi các SV này tiếp tục thực hành đều đặn phương pháp nghe chính tả thêm 2 tháng nữa (tương ứng với một học kỳ). Sau thời gian tham gia thực nghiệm, các SV được phỏng vấn trình bày cảm nhận của mình về việc áp dụng phương pháp nghe chính tả. Kết quả được thể hiện trong bảng 3 dưới đây.

27 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) Bảng 3. Ý kiến về việc thực hành bài nghe chính tả của sinh viên sau thực nghiệm Ý kiến sinh viên Rất quan trọng, giúp cải thiện kĩ năng nghe nhanh chóng và hiệu quả Rất quan trọng, tạo động lực học thuộc từ vựng nhiều hơn, nhận diện âm hiệu quả hơn Rất quan trọng, nâng cao khả năng ghi nhớ thông tin Hữu ích, bổ trợ phát triển kĩ năng viết, học ngữ pháp % SV 83% 94% 78% 81% Hữu ích, giúp rèn luyện kĩ năng ghi chú 78% Hiệu quả, bổ trợ học phát âm chính xác 100% Hữu ích, tự thực hành nghe và tự kiểm tra lỗi nhờ bản sao chép có sẵn (transcript) 100% Hữu ích, đôi khi tốn nhiều thời gian 69% Kết quả ở bảng 3 cho thấy, 100% SV đồng tình rằng phương pháp nghe chính tả thật sự hữu ích bởi nhờ nó mà SV học phát âm từ vựng chính xác hơn. SV chia sẻ, trong suốt quá trình nghe chính tả, SV phải nghe đi nghe lại một số từ vựng cụ thể rất nhiều lần, từ đó SV cũng làm quen và nhớ cách phát âm, nhấn âm của các từ. 100% SV xem đây là một phương pháp tự học nghe hiệu quả, bởi sau khi nghe và sao chép bài xong, SV có thể tự nhìn vào bản chính tả mẫu cho sẵn để tự đối chiếu kết quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó, 69% SV có ý kiến rằng để làm tất cả các bước trong tiến trình nghe chính tả, đôi lúc các em tốn khá nhiều thời gian và phải thực sự kiên nhẫn với hoạt động này. 94% SV đồng tình rằng phương pháp nghe chính tả tạo động lực cho các em chăm chỉ học từ vựng hơn, bởi chỉ có thể biết nhiều từ vựng thì các em mới làm bài tập nghe chính tả được. Hơn nữa, việc nghe từ, thông tin nhiều lần giúp SV nhớ từ vựng lâu hơn và hiểu được ý nghĩa sử dụng trong văn cảnh của nó chính xác hơn. 78% SV cho rằng sau 3 tháng thực hành nghe chính tả, họ có khả năng ghi nhớ thông tin dài hơn, lâu hơn, cũng nhóm này khẳng định rằng nghe chính tả giúp họ cải thiện kĩ năng ghi chú, đặc biệt là SV biết tự quy ước cho mình những từ viết tắt, kí hiệu để bắt kịp thông tin và sao chép nhanh hơn. 81% SV cho biết họ nắm vững hơn các điểm ngữ pháp và nâng cao kĩ năng viết thông qua việc chép chính tả các nội dung trong bài nghe. Nhìn chung, 83% SV cảm nhận rằng nghe chính tả có vai trò rất quan trọng bởi nó giúp SV cải thiện kĩ năng nghe nhanh chóng và hiệu quả. Số ít 17% SV (6 SV) còn lại rơi vào nhóm SV có kết quả đánh giá sau 3 tháng đúng được 30-50% thông tin yêu cầu tự thấy rằng họ chưa thực sự hài lòng với kết quả, bởi họ chưa tập trung thực hành nghe nghiêm túc trong quá trình thực nghiệm và vì năng lực ngôn ngữ có hạn. Như vậy, có thể thấy, hầu hết SV ủng hộ và có thái độ tích cực với việc sử dụng phương pháp nghe chính tả trong quá trình dạy và học ngoại ngữ tiếng Anh ở lớp học Những đề xuất cho hoạt động dạy và học kĩ năng nghe tiếng Anh có sử dụng phương pháp nghe chính tả Từ thực tế kinh nghiệm giảng dạy cho thấy, với mỗi đơn vị bài học, số lượng từ vựng hoặc nội dung bài học được truyền tải cho người học khá nhiều, nhưng các bài tập nghe trong mỗi bài học lại chỉ sử dụng lại khoảng 40% từ vựng hoặc thông tin đó dưới các hình thức bài tập nghe khác nhau, nên SV gặp khó khăn khi nghe những thông tin mình chưa biết. Vì thế, với sự hỗ trợ của trang web trực tuyến, GV hoàn toàn có thể tự thiết kế một bài nghe chính tả bản tiếng Anh với giọng nói của người bản ngữ chứa nội dung đã được dạy, vừa để kiểm tra năng lực nghe hiểu, ghi nhớ của SV, vừa tạo động lực khiến SV nhận thức được sự quan trọng rằng phải học từ vựng để có thể nghe hiểu và ghi chép, hoặc lặp lại nội dung trong bài nghe chính tả Giới thiệu trang web fromtexttospeech.com như một công cụ hữu hiệu để thiết kế bài tập nghe chính tả Qua quá trình tìm kiếm các trang web và phần mềm hỗ trợ việc chuyển đổi từ một văn bản tiếng Anh sang một bài nói tiếng Anh, chúng tôi đã thu thập được khá nhiều trang web và phần mềm. Tuy nhiên, với hầu hết các phần mềm hỗ trợ, người sử dụng phải đóng phí hoặc phải mua bản quyền. Tương tự, với các trang web, chúng tôi nhận thấy trang web fromtexttospeech.com có những tính năng nổi trội hơn các trang web hay phần mềm khác bởi: - Trang web cung cấp nhiều giọng đọc của cả nam giới và nữ giới, bao gồm giọng đọc theo kiểu Anh và Mỹ. - Trang web cho phép lựa chọn tốc độ đọc phù hợp với trình độ của người nghe bao gồm: chậm, vừa phải và nhanh. Đây cũng là điểm nổi bật mà các trang web khác hầu như không có. - Khi xuất ra sản phẩm bài nghe, trang web cung cấp chức năng nghe thử để có sự chỉnh sửa phù hợp. Các bước tiến hành soạn bài nghe chính tả trực tuyến trên trang web: soạn thảo hoặc sao chép văn bản có sẵn => chọn ngôn ngữ B.E or U.E => chọn tên người đọc => chọn tốc độ => xuất bài nghe. Những lưu ý khi soạn thảo văn bản trong trang web fromtexttospeech.com: - Nội dung phải rõ ràng, đặc biệt là dấu câu, bởi người đọc sẽ ngắt nhịp, thay đổi ngữ điệu tùy theo dấu câu trong văn bản. - Vì là một bài tập nghe chính tả, với hình thức Standard Dictation, khi soạn thảo, giáo viên phải ghi bằng từ các dấu câu mà mình muốn người học sẽ viết lại. Ví dụ 1: Tom and Ben are brothers. Full stop. Both boys are athletic, comma, but they don t like the same things. Full stop. Với văn bản này, khi chuyển thành bài nghe, giáo viên không can thiệp làm gián đoạn trong quá trình nghe, để nhắc nhở người viết lưu ý về dấu câu. Ví dụ 2: Tom and Ben are brothers. Both boys are athletic, but they don t like the same things. Văn bản này phù hợp với các dạng bài nghe chính tả còn lại Đề xuất đối với giáo viên (GV) - GV có thể tìm kiếm các bài tập nghe chính tả từ các nguồn tài liệu khác nhau, hoặc có thể tự biên soạn các bài

28 24 Võ Nguyễn Thùy Trang nghe chính tả sát với nội dung SV đang được học và những chủ đề mà SV yêu thích, để tạo cảm hứng khi thực hành nghe. Tuy nhiên, các nguồn tài liệu phải đảm bảo các tiêu chí sau đây: (i) có lượng từ vựng quen thuộc được dùng trong văn nói và văn viết, (ii) văn bản phải có dung lượng phù hợp cấp độ năng lực ngôn ngữ của SV; - GV phải dạy trước cho SV biết ý nghĩa, cách sử dụng và phát âm chính xác những từ vựng theo chủ đề sẽ gặp trong phần nghe chính tả; - GV nên yêu cầu SV thường xuyên nghe nhạc tiếng Anh, bản tin tiếng Anh, hoặc nói chuyện trực tuyến với những người bạn bản ngữ để tạo thói quen tự nghe tiếng Anh, tránh tình trạng mất kiên nhẫn, không tập trung khi nghe tiếng Anh; - GV nên có những phản hồi chính xác về quá trình luyện tập kĩ năng nghe của SV, gợi ý các chiến lược nghe phù hợp, đồng thời có sự khen thưởng kịp thời để khích lệ, tạo động lực học tập cho SV. Ví dụ như sử dụng điểm cộng, quà tặng là đĩa hoặc sách tiếng Anh Đề xuất đối với SV - Thường xuyên nghe nhạc tiếng Anh, bởi nhịp điệu âm nhạc sẽ tạo hứng thú cho người học luyện tập kĩ năng nghe, giúp dễ tiếp thu thông tin, nhận diện được những phần nối âm hoặc nuốt âm; - Tự quy ước cho mình một số ký hiệu, chữ viết tắt thay thế cho từ đầy đủ để có thể bắt kịp thông tin trong bài nghe và sao chép thông tin nhanh hơn; - Tìm kiếm một góc học tập yên tĩnh, không bị ai làm phiền để có thể tập trung tuyệt đối trong suốt quá trình làm bài nghe, đặc biệt là bài nghe chính tả. SV nên thực hành nghe liên tục từ 30 đến 45 phút cho mỗi lần để luyện tập tính kiên trì, không nản chí khi học kĩ năng nghe. 5. Kết luận Nghiên cứu cho thấy phần lớn SV gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghe tiếng Anh như hạn chế về vốn từ vựng, kiến thức ngữ pháp, khả năng ghi nhớ; không quen và không thể nhận diện âm của các từ vựng; và không thể bắt kịp tốc độ của người nói. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp nghe chính tả với sự kết hợp 5 dạng bài nghe chính tả khác nhau thực sự giúp SV từng bước cải thiện kĩ năng nghe trong thời gian ngắn rất hiệu quả, đồng thời bổ trợ phát triển các kĩ năng ngôn ngữ khác. Hơn nữa, luyện tập nghe chính tả có thể thực hiện tại lớp học hoặc dưới hình thức tự học qua một số hoạt động bổ trợ mà tác giả đã đề xuất. Tác giả mong rằng các thông tin trong bài báo đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển kĩ năng nghe tiếng Anh cho SV các ngành không chuyên tiếng Anh nói chung và cho SV Trường ĐH Kinh tế - ĐHĐN nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Azmi, B. M., Celik, B., Yidliz, N., & Tugrul, M. C. (2014), Listening Comprehension Difficulties Encountered by Students in Second Language Learning Class, Journal of Educational and Instructional Studies in the World, 4(4), 1-6. [2] Davis, P. & Rinvolucri, M. (1993), Dictation-New Methods New Possibilities, Cambridge University Press, New York. [3] Finocchiaro, M. (1974), English as A Second Language: From Theory to Practice, Regent Publishing Company, New York. [4] Hornby, AS. (1995), Oxford Advanced Learner s Dictionary, Oxford University Press, New York. [5] Jiang, Y. (2009), Predicting Strategy and Listening Comphrehension, Asian Social Science, 5, 93-97, (Retrieved from on 16 August 2016). [6] Montalvan, R. (2006), Dictation Updated: Guidelines for Teacher- Training Workshops, (Retrieved from on 14th October 2016). [7] Oiler, J.W. (1979), Language Test at School, Longman, London. [8] Rost, M. (1991), Listening Action Activities for Developing Listening in Language Teaching, Prentice Hall, London. [9] Rost, M. (2002), Teaching and Researching Listening, Longman Group Ltd, London. [10] Saricoban, A. (2006), The Teaching of Listening, (Retrieved from on 14th August 2016). (BBT nhận bài: 31/03/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 18/04/2017)

29 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) SO SÁNH CÂU NGHI VẤN TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG XƠ ĐĂNG VIETNAMESE QUESTION SENTENCES IN COMPARISON WITH XODANG ONES Nguyễn Ngọc Chinh 1, Bùi Thị Dịu 2 1 Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; nnchinh@ufl.udn.vn 2 HVCH ngành Ngôn ngữ, Đại học Tây Nguyên, K ; buihuyendiu@gmail.com Tóm tắt - Ngôn ngữ là phương tiện giáo tiếp của con người, nó đa dạng và biến hóa vô vàn dựa trên lối nói khác nhau và suy nghĩ của từng người. Cùng một vấn đề nhưng người ta có nhiều cách khác nhau để diễn đạt, truyền tải tới người đọc, người nghe gián tiếp hoặc trực tiếp. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi xem xét câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng, qua đó tìm ra sự giống và khác nhau của câu nghi vấn, trong tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng và minh họa bằng cách chỉ ra trong các ví dụ cụ thể, rút ra kết luận về điều kiện sử dụng câu nghi vấn linh hoạt về cấu trúc ngữ pháp và lô gic ngữ nghĩa. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, các học viên cao học, các giảng viên ngành ngữ văn các cơ sở giáo dục đại học, các giáo viên dạy văn, tiếng Việt ở phổ thông các cấp. Từ khóa - câu nghi vấn; tiếng Xơ Đăng; giống nhau; khác nhau; câu nghi vấn linh hoạt. Abstract - Language is a method to help people communicate with each other in diverse life and is transformed in countless different ways based on speech and thoughts of each person. People have different ways to express themselves, to convey the same idea to the reader or the listener indirectly or directly. In this paper we consider the question sentences in Vietnamese and Xo Dang languages, thereby finding the similarities and differences of the question in the two languages and illustrate them by specific examples. We also draw out conclusions about the conditions for using flexible questions about grammatical structure and semantic logic. The study results will be a useful reference source for students, graduate students, lecturers of linguistics sector at institutions of higher education, and teachers of Vietnamese literature at all levels. Key words - question sentence; Xo Dang language; similarities; differences; flexible question sentence. 1. Đặc điểm tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng 1.1. Đặc điểm tiếng Việt Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập [5], tức là mỗi một tiếng (âm tiết) được phát âm tách rời nhau và được thể hiện bằng một chữ viết. Đặc điểm này thể hiện rõ rệt ở tất cả các mặt ngữ âm, từ vựng Đặc điểm ngữ âm Trong tiếng Việt có một loại đơn vị đặc biệt gọi là "tiếng". Về mặt ngữ âm, mỗi tiếng là một âm tiết [3]. Hệ thống âm vị tiếng Việt phong phú và có tính cân đối, tạo ra tiềm năng của ngữ âm tiếng Việt trong việc thể hiện các đơn vị có nghĩa. Nhiều từ tượng hình, tượng thanh có giá trị gợi tả đặc sắc. Khi tạo câu, tạo lời, người Việt rất chú ý đến sự hài hoà về ngữ âm, đến nhạc điệu của câu văn Từ vựng Mỗi tiếng, nói chung, là một yếu tố có nghĩa. Tiếng là đơn vị cơ sở của hệ thống các đơn vị có nghĩa của tiếng Việt [4]. Từ tiếng, người ta tạo ra các đơn vị từ vựng khác để định danh sự vật, hiện tượng..., chủ yếu nhờ phương thức ghép và phương thức láy. * Phương thức ghép: Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức ghép luôn chịu sự chi phối của quy luật kết hợp ngữ nghĩa, ví dụ: đất nước, vợ chồng, nhà cao cửa rộng, tan cửa nát nhà... Hiện nay, đây là phương thức chủ yếu để sản sinh ra các đơn vị từ vựng. Theo phương thức này, tiếng Việt triệt để sử dụng các yếu tố cấu tạo từ thuần Việt hay vay mượn từ các ngôn ngữ khác để tạo ra các từ, ngữ mới, ví dụ: tiếp thị, karaoke, thư điện tử ( ), thư thoại (voice mail), phiên bản (version), xa lộ thông tin, siêu liên kết văn bản, truy cập ngẫu nhiên, v.v * Phương thức láy: Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức láy thì quy luật phối hợp ngữ âm chi phối chủ yếu việc tạo ra các đơn vị từ vựng, chẳng hạn: vớ va vớ vẩn, chỏng chơ, đỏng đa đỏng đảnh, thơ thẩn, lúng la lúng liếng, v.v Vốn từ vựng tối thiểu của tiếng Việt phần lớn là các từ đơn tiết (một âm tiết, một tiếng). Sự linh hoạt trong việc sử dụng, tạo ra các từ ngữ mới một cách dễ dàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vốn từ, vừa phong phú về số lượng, vừa đa dạng trong hoạt động. Cùng một sự vật, hiện tượng, một hoạt động hay một đặc trưng, có thể có nhiều từ ngữ khác nhau biểu thị. Tiềm năng của vốn từ ngữ tiếng Việt được phát huy cao độ trong các phong cách chức năng ngôn ngữ, đặc biệt là trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Hiện nay, do sự phát triển vượt bậc của khoa học-kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, thì tiềm năng đó còn được phát huy mạnh mẽ hơn Đặc điểm tiếng Xơ Đăng Theo các nhà ngôn ngữ học, xét về quan hệ thân thuộc cội nguồn thì ngôn ngữ của cộng đồng dân tộc Xơ Đăng thuộc ngữ hệ Nam Á, chi Môn Khơme, nhánh Ba Na, nhóm Ba Na Xơ Đăng (còn gọi là nhóm Ba Na Bắc) và thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập [1] Ngữ âm Trong tiếng Xơ Đăng, từ có thể có hình thức đơn tiết (chỉ có một âm tiết), hoặc có thể song tiết (gồm hai âm tiết: một tiền âm tiết và một âm tiết chính). Âm tiết (còn gọi là tiếng ) trong từ đơn tiết là âm tiết mang trọng âm (cũng như âm tiết chính trong từ song tiết). Tiền âm tiết (còn gọi là âm tiết phụ, âm tiết yếu, âm tiết mờ ) trong từ song tiết, là âm tiết đứng ở vị trí thứ nhất, đứng trước (trong mối tương quan với âm tiết chính, vì thế gọi là tiền âm tiết ). Đây là âm tiết không mang trọng âm, được phát với lực âm học yếu, lướt, không được nhấn mạnh so với âm tiết chính đi sau nó Từ vựng Trong từ vựng Xơ Đăng có thể phân biệt các từ đơn và từ phức. Từ đơn là từ được cấu tạo chỉ bằng một yếu tố, hay nói cách khác: Không thể phân tích nó được ra thành

30 26 Nguyễn Ngọc Chinh, Bùi Thị Dịu các yếu tố nhỏ hơn nó về hình thức, mà có nghĩa. Từ phức là từ có cấu tạo bằng hai hoặc hơn hai yếu tố, hay nói cách khác có thể phân tích nó ra được thành các yếu tố nhỏ hơn, mà lại có nghĩa. Ví dụ: các từ đơn (chỉ được cấu tạo bằng một yếu tố) [1]: Á Pún Tơpui Tôi Bốn nói Pơlê làng Bô dôi bộ đội Từ các ví dụ trên ta thấy các từ đơn có thể có hình thức đơn tiết hoặc song tiết. Trong các từ đơn tiếng Xơ Đăng, các từ vay mượn có một vị trí đặc biệt, do số lượng không nhỏ, nhất là các từ thuộc lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa đây là các từ đã đi vào tiếng Xơ Đăng trực tiếp qua đường khẩu ngữ hoặc chữ viết và cũng có thể đi vào tiếng Xơ Đăng qua ngôn ngữ thứ ba (chẳng hạn như mượn từ tiếng Ba Na qua tiếng Việt ) trong ngôn ngữ gốc nó có thể là từ đơn, có thể là từ phức nhưng được mượn vào tiếng Xơ Đăng nguyên khối, vì thế thường được nhận thức như một từ đơn. Ví dụ: các từ phức - Tơ + hma (quen) -> tơhma (làm quen) - Tơ + Pôi (phần) -> tơpôi (hai phần) Từ phức có thể chia làm ba trường hợp như sau: Phương thức phụ tố: các từ phức thuộc phương thức này gồm hai yếu tố trong đó có căn tố (còn gọi là từ căn, gốc từ, chính tố ) và phụ tố ( còn gọi là yếu tố phụ) là yếu tố không có khả năng đứng một mình mà chỉ có thể tồn tại khi được chắp vào căn tố. Ví dụ: mơ + hía (hía mất) -> mơhía (làm mất) Kơ + bang (bang bàn) -> kơbang (cái bàn) Phương thức láy: các từ phức thuộc phương thức này gồm hai yếu tố, trong đó có một yếu tố gốc (ví dụ: rơpa rẻ, rơpêh -> rơpa rơpêh - rất rẻ, quá rẻ); yếu tố láy được xem là sự láy lại một phần yếu tố gốc, phần không được láy lại trong yếu tố láy đã biến đổi theo những quy tắc nhất định, sự láy lại và không láy lại đã tạo nên mối quan hệ về hình thức ngữ âm giữa yếu tố gốc và yếu tố láy, đồng thời tạo nên mối quan hệ về từ phức đang nói đến với hàng loạt từ cùng tạo ra theo kiểu như vậy. Tất cả các từ có cùng một kiểu láy lại và biến đổi (cùng một khuôn) đều có một nét nghĩa chung nào đó. Ví dụ: các từ rơpa rơpêh, ngéam ngêh đều có nét chung là rất, ở mức rất cao (đối với các tính chất rẻ hoặc ngọt). Các từ xáng xếng và kơchoh kơchếng có nét chung là nhiều vật, nhiều thứ (có tính chất đắng hoặc ướt ). Các yếu tố gốc, yếu tố láy trong từ láy có thể có hình thức đơn tiết, hoặc có thể song tiết. Phương thức ghép: các từ phức thuộc phương thức này gồm hai yếu tố hoặc có thể trên hai yếu tố: Ví dụ: lém (đẹp) ro (vui) - > lemro (duyên dáng); ma (mắt), cheang (chân) -> macheang (mắt cá) - Các yếu tố này được chọn lựa và kết hợp với nhau theo quan hệ nhất định. Các từ được cấu tạo với sự tham gia của các yếu tố ghép gọi là từ ghép. Các yếu tố trong từ ghép có thể đơn tiết (lemro) hoặc song tiết (rơmáng mêi). 2. Đặc điểm câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng 2.1. Quan niệm và một số kiểu câu nghi vấn trong tiếng Việt - Gọi là câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cảm thán hay câu cầu khiến là dựa vào chức năng chính của kiểu câu này. Tuy nhiên căn cứ tiêu chí để phân loại chúng không đơn giản chỉ dựa vào chức năng của nó. - Câu nghi vấn có chức năng chính là dùng để hỏi. Tuy nhiên ngoài chức năng đó câu nghi vấn còn có thể dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc Nghĩa là một kiểu câu có ngoài chức năng chính còn có thể có nhiều chức năng khác Câu hỏi không lựa chọn Trong tiếng Việt, trật tự từ không tham gia vào việc biểu hiện tình thái hỏi cho nên trong câu hỏi chứa đại từ nghi vấn (đại từ nghi vấn là yếu tố duy nhất thực hiện vai trò đó, tương ứng với thành phần câu mà ý hỏi rơi vào). Câu hỏi không lựa chọn là loại câu hỏi dùng đại từ nghi vấn như: Ai, gì, nào, sao, bao giờ, lúc nào, như thế nào, ra (làm) sao Nói là không lựa chọn vì thông tin cần tìm trong câu hỏi không được người hỏi giới định trước, và vì vậy, người trả lời tự do cung cấp thông tin liên quan đến phạm vi nói đến và bối cảnh giao tiếp Ví dụ: - Ai làm vỡ cửa kính của lớp? - Tại sao em làm thế? * Câu hỏi không lựa chọn có một số tiểu loại sau: a. Hỏi về người Ví dụ: - Ai đấy? - Ai là học sinh giỏi lớp này? b. Hỏi về vật: Ví dụ: - Cái gì vậy? - Cậu tìm cái gì? c. Hỏi về cách thức, địa điểm, tính chất Ví dụ: - Ông ấy đau như thế nào? - Cậu đến đây bằng cách nào? - Công việc tiến hành ra sao? d. Hỏi về vị trí Ví dụ: - Quê bạn ở đâu? - Cậu gửi xe chỗ nào? e. Hỏi về thời gian Ví dụ: - Khi nào nộp tiểu luận? - Bao giờ anh đến? - Trong câu hỏi về thời gian, từ để hỏi có thể kết hợp với từ chỉ địa điểm, thời gian bắt đầu. Ví dụ: - Cậu ta trở nên hư hỏng như thế từ bao giờ? - Vào lúc nào chúng ta sẽ gặp nhau? - Buổi học bắt đầu lúc mấy giờ?

31 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) f. Hỏi về nguyên nhân Ví dụ: - Vì sao em không làm bài tập? - Tại sao em lại đi học muộn? g. Hỏi về số lượng Ví dụ: - Bác xây ngôi nhà này hết bao nhiêu tiền? - Con cần bao nhiêu quyển vở? Câu hỏi lựa chọn: Là kiểu câu hỏi trong đó có các khả năng lựa chọn, tức là điểm mốc đánh dấu phạm vi dao động bấp bênh trong nhận thức của người nói cũng được biểu hiện trên bề mặt câu. * Câu hỏi lựa chọn có một số tiểu loại sau: a. Câu hỏi lựa chọn cấu tạo với: hay/hay là Ví dụ: Cậu đi hay mình đi? Chúng ta nên đi xe máy hay xe buýt? - Khả năng lựa chọn được nêu rõ đó là: mình/cậu, xe máy/xe buýt. Hoặc cũng có cả khả năng gộp cả cậu cả mình, cả xe buýt cả xe máy. Hoặc lựa chọn lần lượt cậu rồi mình, xe máy rồi xe buýt. b. Câu hỏi lựa chọn cấu tạo với: có... không, phải không, đã... chưa? Ví dụ: Cậu có đi chơi không? Cậu đã ăn cơm chưa? Cậu làm xong bài tập rồi phải không? c. Câu hỏi dùng tiểu từ tình thái à, ư, nhỉ, nhé... Trong tiếng Việt có một số tiểu từ tình thái tham gia vai trò cấu tạo câu hỏi lựa chọn. Đó là những tiểu từ như: à, hả, nhỉ, nhé, sao, ư, chứ,... những tiểu từ này thường đứng ở vị trí cuối câu và vai trò của nó như là ngữ điệu kết thúc câu hỏi. Ví dụ: Ngày mai cậu về quê à? Anh giận em ư? Cậu vừa nói gì ấy nhỉ? Em làm cái gì thế hả? Cô sẽ không nói với mẹ em về điều đó chứ? - Câu hỏi cấu tạo với tiểu từ tình thái này cũng có thể dùng làm câu cảm thán. Song trường hợp này là thuộc chức năng câu hỏi lựa chọn, bởi vì người nghe có lựa chọn cách trả lời, còn câu cảm thán thì không. * Trên đây là một số kiểu câu hỏi chính danh, ngoài ra trong tiếng Việt còn có loại câu hỏi không chính danh. Đấy là những câu hỏi mang ý nghĩa sắc thái biểu cảm, hoặc được sử dụng vì mục đích phát ngôn cụ thể nào đó. Ví dụ: Nó mà xinh à? (Tỏ ý ngờ vực) Hay: Cậu có thể lấy hộ tôi cây bút được không? (mục đích cầu khiến) 2.2. Quan niệm và một số loại câu nghi vấn trong tiếng Xơ Đăng - Câu nghi vấn là kiểu câu dùng để biểu hiện dạng mục đích phát ngôn, trong đó, người ta nêu ra một điều coi là chưa biết, chưa rõ hoặc chưa hoàn toàn tin tưởng là đúng; người nói mong muốn và tác động để người tham gia giao tiếp hình thành câu trả lời nhằm sáng tỏ điều chưa biết, chưa rõ đó [1]. Có thể phân ra một số dạng câu nghi vấn như sau: Câu hỏi không lựa chọn: Là dạng câu hỏi có đại từ hỏi Trong tiếng Xơ Đăng cũng như trong tiếng Việt, trật tự từ không tham gia vào việc biểu hiện tình thái hỏi cho nên trong câu hỏi chứa đại từ nghi vấn, đại từ nghi vấn là yếu tố duy nhất thực hiện vai trò đó. Cấu tạo của những câu hỏi dạng này, đại thể cũng giống như trong tiếng Việt. Vị trí của đại từ nghi vấn tương ứng với vị trí của thành tố chưa biết (tức là tương ứng với thành phần câu mà ý hỏi rơi vào). Các đại từ nghi vấn: Trong tiếng Xơ Đăng trừ kơbố (ai), các yếu tố còn lại đều được cấu tạo trên cơ sở ghép một thành tố có ý nghĩa phạm trù chung, rất khái quát nào đó (kiểu như nơi chốn, cách thức ) với yếu tố lai (mang ý nghĩa như gì, nào trong tiếng Việt). Như vậy ta sẽ có những tổ hợp ổn định thường dùng cả khối với chức năng hỏi theo cùng một mẫu, kiểu la lai, ti lai, u lai cụ thể như sau: a. Kơbố: (Hỏi về người) - Dùng để hỏi về người chưa biết (ai). Ví dụ: - Kơbố cho pa gá? (Ai là bố nó?) - Eh va eng kơbố? (Anh hỏi ai?) b. Klai: (Hỏi về chủng loại) - Tương tự như gì của tiếng Việt, yếu tố này nhằm hướng tới những thông tin yêu cầu chỉ rõ tên gọi, đặc trưng chủng loại của sự vật. Nó thường xuất hiện trong kiklai (cái gì), hoặc đứng ở vị trí hạn định cho các danh từ. Cụ thể như sau: Ví dụ: - Ka kơchai klai? (Ăn rau gì?) - Roê mam klai? ( mua thịt gì?) - Pet lóang klai? (trồng cây gì?) c. Kilai: (tách đối tượng quy chiếu cụ thể ra khỏi phạm vi sự vật đã biết) - Cách dùng như klai song nghĩa của nó là nào của tiếng Việt, khi đặt câu hỏi dạng này người hỏi nhằm hướng tới những thông tin để tách một đối tượng quy chiếu cụ thể ra khỏi một phạm vi sự vật đã biết, hay hình dung như đã biết nào đó. Ví dụ: - Ếu kilai ó rơhú ta? (Áo nào em thích hơn?) Hỏi trong tình huống đang chọn lựa giữa một số cái áo cụ thể. - Ái pơtám to lóang chêh, eh xo kilai? (có năm cái bút, anh lấy cái nào?) Eh rah hlong kilai? á xo to hlong kố. (anh chọn con dao nào? tôi lấy con dao này) d. To lai: (Hỏi về lượng) - Dùng để hỏi về lượng chưa biết của sự vật. Nghĩa là về vị trí, nó tương ứng với số từ trong tổ hợp số từ + danh từ. Do đó bối cảnh xuất hiện của nó thường đứng trước danh từ. Cũng có trường hợp danh từ đi sau có thể bị tỉnh lược đi khi hoàn cảnh đã rõ. Ví dụ: - Priết kố to lai liên? - Chuối này bao nhiêu tiền/ đồng? - Priết kố to lai? - Chuối này bao nhiêu?

32 28 Nguyễn Ngọc Chinh, Bùi Thị Dịu - Eh to lai hơnám? - Anh bao nhiêu tuổi? Ở những câu hỏi thông tin liên quan đến số lượng và mức độ nhưng không đi với danh từ chỉ sự vật mà đi với tính từ (kiểu bao lâu, bao xa trong tiếng Việt), thì trong tiếng Xơ Đăng thường đặt câu theo trật tự sau: Tính từ + to lai Ví dụ: - Ton to lai? (lâu + bao nhiêu = bao lâu) - Kơna to lai? (đắt + bao nhiêu = giá bao nhiêu) - Eh ối a Hà Nội ton to lai? - anh ở Hà Nội bao lâu? - Hngêi eh hơngế to lai? - nhà anh xa + bao nhiêu? (nhà anh cách đây bao xa) To lai có thể dùng để hỏi về số lượng bất kì. Nghĩa là nó có thể hỏi bất kì đối tượng nào cùng một câu hỏi. Ví dụ có thể dùng câu hỏi hỏi tuổi của một em bé để hỏi cụ già, ví dụ: eh to lai hơnám? (cháu mấy tuổi rồi?). Còn tiếng Việt thì phân biệt rất rõ đối tượng. Ví dụ: Cụ bao nhiêu tuổi ạ? Cháu mấy tuổi? e. U lai ( Hỏi về nơi chốn) U lai là từ để hỏi về nơi chốn chưa biết. Ví dụ: - Pa ó lám u lai? - Bố em đi đâu? - Tíu vai te phái u lai? - Chỗ người ta bán gạo ở đâu? f.ti lai: (Câu hỏi dùng để hỏi về thông tin miêu tả định tính và nguyên nhân) + Nghĩa hỏi thông tin miêu tả định tính. Ti lai tương tự như những tổ hợp ra sao, thế nào của tiếng Việt. Vị trí của ti lai luôn đứng sau các vị từ hoặc các từ đảm nhận chức năng vị ngữ. Câu hỏi với ti lai, người hỏi chờ đợi được cung cấp những thông tin mang tính miêu tả, đánh giá. Ví dụ: - Gá chai ti lai? - Ông ấy đau thế nào? - Pa á chai ko, chai ó! - Bố tôi đau đầu, đau lắm! + Nghĩa hỏi về nguyên nhân: dùng với nghĩa này vị trí của ti lai luôn đầu câu. Ví dụ: - Ti lai pó trôh a kố? - Vì sao hai anh đến đây? - Á ôh ti nai - Tôi không biết. - Ti lai? - Vì sao? - Xúa á ối a pơlê ê, á nếu trôh a kố. - Vì tôi ở làng khác, tôi mới đến đây. g. Câu hỏi có dùng tiểu từ há ở cuối câu. (Há tương tự như yếu tố hở, nhỉ trong tiếng Việt) Ví dụ: - Pa o lám u lai há? Cha em đi đâu + há (tiểu từ) Trong trường hợp muốn nhấn mạnh, há có thể đứng ngay sau đại từ hỏi. Thậm chí kèm theo đó đại từ hỏi có thể tách ra khỏi vị trí bình thường để đứng đầu câu. Ví dụ: - U lai há pơlê eh? Ở đâu + há (tiểu từ) + làng anh Làng anh ở đâu, làng anh ở đâu ấy nhỉ? - U lai há pa ó lám? Đâu + há (tiểu từ) + cha em đi Cha em đi đâu?/ cha em đi đâu đấy nhỉ? Câu hỏi lựa chọn a. Câu hỏi có khung trả lời có không, đã chưa. Dạng câu hỏi này trong tiếng Xơ Đăng được cấu tạo bằng những phương tiện riêng, có đặc điểm cấu tạo riêng chứ không sử dụng các cặp từ có cấu tạo sóng đôi kiểu đối lập như tiếng Việt. Cụ thể như sau: + Câu hỏi có khung trả lời có không được cấu tạo bằng cách dùng từ hôm đặt ngay trước vị ngữ. Ví dụ: Eh hôm ka hme? Anh + hôm + ăn cơm Anh có ăn cơm không? + Câu hỏi giả định khung trả lời đã chưa được cấu tạo bằng cách dùng từ hai đặt trước vị ngữ. Ví dụ: Eh hai ka hme? anh + hai + ăn cơm Anh đã ăn cơm chưa/ anh ăn cơm chưa? b. Câu hỏi có khung trả lời tuyển chọn giữa những khả năng cụ thể được nêu trong câu. Để đặt câu hỏi này chỉ cần đặt yếu tố biểu thị quan hệ tuyển chọn lo ở giữa các khả năng cụ thể mà người nói đề xuất. Ví dụ: - Eh ối lo veh? Anh ở hay về? - Kơxo ah lo hmôi ah gá lám? - Mai hay ngày kia nó đi? c. Câu hỏi dùng tiểu từ tình thái như: ẽ, lo, hôm cho, hôu đặt ở cuối câu. + Hôm cho: hoàn toàn tương ứng với phỏng, phải không của tiếng Việt. Ví dụ: Eh trôh a hngêi hngêi gá hôm cho? Anh đến nhà nó có phải không? Người ta cũng có thể dùng tổ hợp hôm lo thay thế cho hôm cho. Ví dụ: - Eh trôh a gá hôm lo? Anh đến nhà nó có phải không?/ anh đến nhà nó có phải chăng? + Lo: là những tiểu từ tình thái cuối câu, có phân biệt ít nhiều sắc thái cảm xúc. Lo gần với chắc, hẳn, chăng của tiếng Việt. Ví dụ: Á hlogá krôu. Gá hing klea lo? Tôi thấy nó khóc. Nó đói chăng?/ nó đói hẳn? + Ẽ là những tiểu từ tình thái cuối câu, có phân biệt ít nhiều sắc thái cảm xúc. Ẽ tương tự như à, ư của tiếng Việt. Nó thường thể hiện cảm xúc mạnh hơn của người nói, ít nhiều có sự ngạc nhiên do những điều mà anh ta có thể nghĩ xuất phát từ khách quan biết được vào lúc phát ngôn là nằm ngoài chờ đợi. Ví dụ: - Lám ulai me? á trôh hngêi eh, eh athế lám ulai me ẽ? Đi đâu đấy?- tôi đến nhà anh, mà anh lại phải đi đâu à? + Lo, hôu (hôu tương tự với nhé trong tiếng Việt, lo gần với chăng, chứ): Hỏi xem người đối thoại có đồng ý về một đề nghị mang tính cá nhân, dè dặt. Ví dụ: - Eh lám báng á hôu? Anh đi với tôi nhé? - Thau pá chu têi, roê tea lo? Hay là/ có lẽ ta xuống dưới mua nước chăng? 3. Sự tương đồng và khác biệt giữa câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng Trong phân loại ngôn ngữ học, tiếng Xơ Đăng là ngôn ngữ Môn Khơ me, có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Ba Na, Jeh Triêng mối quan hệ giữa tiếng Xơ Đăng và tiếng Việt cũng rất đáng lưu ý: chúng có quan hệ tương đối

33 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) gần nhau. Có thể gặp nhiều từ ngữ Xơ Đăng tương tự như ở tiếng Việt: ká (cá), hai (ngày), mei (mưa), môi (một), pún (bốn). Đồng thời tiếng Xơ Đăng cũng có những đặc điểm rất riêng về từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp. Chẳng hạn tiếng Xơ Đăng vẫn có cấu tạo từ bằng phụ tố: hriam (học) được dùng để tạo nên từ mơhriam (dạy), kía (mất) tạo nên từ mơhía (làm mất) Hoặc trong cách xưng hô tiếng Xơ Đăng có những lối nói không thấy có trong tiếng Việt: má (hai người chúng tôi), pá (hai người chúng ta), ngian (chúng ta từ ba người trở lên) v.v Trong nội dung của bài tiểu luận này, chúng tôi chỉ đề cập tới sự tương đồng và khác biệt trong câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng Sự tương đồng giữa câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng a. Mục đích: Câu nghi vấn là kiểu câu dùng để biểu hiện dạng mục đích phát ngôn, trong đó, người ta nêu ra một điều coi là chưa biết, chưa rõ hoặc chưa hoàn toàn tin tưởng là đúng; người nói mong muốn và tác động để người tham gia giao tiếp hình thành câu trả lời nhằm sáng tỏ điều chưa biết, chưa rõ đó [1]. b. Chức năng: Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi, tuy nhiên bên cạnh những câu hỏi chính danh thì còn có kiểu câu hỏi không chính danh mà cả ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng đều có. c. Các kiểu câu nghi vấn: Trong tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng, về cơ bản cùng có một số kiểu câu nghi vấn giống nhau, đó là câu hỏi lựa chọn và câu hỏi không lựa chọn, câu hỏi toàn bộ. Về cơ bản thì cấu trúc cũng như cách sử dụng câu nghi vấn của cả hai ngôn ngữ này đều giống nhau. Ví dụ: *Câu hỏi không lựa chọn: Xem bảng 1 Bảng 1. So sánh câu hỏi không lựa chọn của tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng Dạng câu hỏi Tiếng Việt Tiếng Xơ Đăng Hỏi về vật Hỏi người Hỏi về địa điểm thời gian, cách thức, tính chất Hỏi về lượng Từ hỏi có chức năng bổ ngữ. Ví dụ: Cậu ta muốn gì? Câu hỏi về người thường dùng từ hỏi. Ví dụ: Anh là ai? Ai vừa đến vậy? Dùng từ hỏi. Ví dụ: Hôm qua cậu ở đâu? Ông ấy đau như thế nào? Ví dụ: Anh bao nhiêu tuổi? - Chuối này bao nhiêu tiền? Từ hỏi có chức năng bổ ngữ. Ví dụ: Eh ka kơchai klai? Câu hỏi về người thường dùng từ để hỏi. Ví dụ: Kơbố cho pa gá? Eh va eng kơbố? Dùng từ hỏi. Ví dụ: Pa ó lám u lai? Gá chai ti lai? Ví dụ: Eh to lai hơnám? (Anh bao nhiêu tuổi?) - Priết kố to lai liên? - Bối cảnh của to lai chủ yếu là xuất hiện trước danh từ, khi hoàn cảnh đã rõ danh từ đứng sau có thể bị tỉnh lược đi. - Ví dụ: - Priết kố to lai? (Chuối này bao nhiêu?) * Câu hỏi lựa chọn: Xem bảng 2 Bảng 2. Câu hỏi lựa chọn trong tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng Kiểu câu nghi vấn Tiếng Việt Tiếng Xơ Đăng Câu hỏi giả định lối trả lời tuyển chọn giữa những khả năng cụ thể được nêu trong câu: Hay Dạng câu hỏi này tiếng Việt đặt từ hay giữa những khả năng cụ thể mà người nói đề xuất được nêu trong câu.ví dụ: - Anh ở hay anh về? Mai hay ngày kia nó đi? Dạng câu hỏi này có cách thức cấu tạo khá đơn giản. Để đặt câu chỉ cần đặt yếu tố biểu thị quan hệ tuyển chọn lo ở giữa các khả năng cụ thể mà người nói đề xuất: Ví dụ: Eh ối lo veh? (Anh ở hay về?) - Kơxo ah lo hmôi ah gá lám? (Mai hay ngày kia nó đi?)

34 30 Nguyễn Ngọc Chinh, Bùi Thị Dịu Câu hỏi toàn bộ, về hình thức là câu hỏi được tạo ra bằng cách sử dụng một số yếu tố tình thái từ đặt ở cuối câu. Phỏng, phải không, à, ư, nhỉ, nhé, chắc, hẳn, chăng Đây là dạng câu hỏi được dùng khi biểu thị một nhận định hay phỏng đoán của người nói để kiểm tra tính chân thực. Ví dụ: Anh đến nhà nó phải không? - Anh đến nhà nó, có phải chăng? - Chắc, hẳn, mang sắc thái cảm xúc - Nó ngoan chắc? - Nó đói hẳn? - À, ư biểu lộ thái độ ngạc nhiên của người nói. Ví dụ: Ông cũng là cha tôi ư? - Câu hỏi ý kiến người đối thoại đồng thuận hoặc không đồng thuận về một đề nghị mang tính cá nhân. Dùng chăng, chứ, nhé. Ví dụ: Cậu giận tôi chăng? - Trong tiếng Việt câu hỏi dùng với tiểu từ nhé có sắc thái đề nghị và chờ đợi đồng thuận mạnh hơn. Ví dụ: Anh đi với tôi nhé? Loại câu hỏi này trong tiếng Xơ Đăng cũng giống như trong tiếng Việt. Các yếu tố ẽ, hôm, lo được dùng khi biểu thị một nhận định hay phỏng đoán của người nói để kiểm tra tính chân thực. Nội dung mang tính phỏng đoán trong câu. - Hôm cho: hoàn toàn tương đương với phỏng, phải không trong tiếng Việt. Hôm (phương tiện có ý hỏi có không) + cho (phải, đúng). Ví dụ: Eh trôh a hngêi gá hôm cho? (anh đến nhà nó có phải không?) - Các yếu tố ẽ, lo là những tiểu từ tình thái cuối câu, có phân biệt ít nhiều sắc thái cảm xúc. Lo gần với chắc, hẳn, chăng của tiếng Việt. Khi dùng yếu tố này người nói biểu thị một sự phỏng đoán với thái độ còn ít nhiều dè dặt. Ví dụ: Á hlogá krôu. Gá hing klea lo? - Tôi thấy nó khóc (nói về một đứa bé). Nó đói chăng?/ nó đói hẳn? - Trong khi đó, ẽ tương tự như à, ư của tiếng Việt, thường biểu thị một trạng thái cảm xúc mạnh hơn, người nói ít nhiều thể hiện thái độ ngạc nhiên. Ví dụ: Lám ulai me? Á trôh hngêi eh! Eh athế lám ulai me ẽ? Đi đâu đấy? Tôi đến nhà anh, anh lại phải đi đâu à? - Ngoài ra, để hỏi ý kiến người đối thoại đồng thuận hay không đồng thuận với một đề nghị mang tính cá nhân dè dặt, có thể dùng lo, hôu. - Lo gần với chăng, chứ trong tiếng Việt. Ý hỏi cũng chờ đợi sự cân nhắc, quyết định phía người nghe. Có thể dùng kèm với thau. - Thau pá chu têi, roê tea lo - Hay là/có lẽ ta xuống dưới mua nước chăng? - Hôu gần với yếu tố nhé trong tiếng Việt. Ví dụ: Eh lám báng á hôu? Anh đi với tôi nhé? 3.2. Sự khác biệt giữa câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng Ngoài những điểm tương đồng thì câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng cũng có những điểm khác biệt như sau: a. Câu hỏi không lựa chọn: Ở dạng câu hỏi này điểm khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng là ở tiểu loại câu hỏi dùng tiểu từ. * Câu hỏi có dùng tiểu từ: há trong tiếng Xơ Đăng và hở, nhỉ trong tiếng Việt ở cuối câu. Ví dụ: - Pa o lám u lai há?/cha em đi đâu + há (tiểu từ)? Có thể biểu đạt sự khác nhau ở trên bằng bảng 3. Bảng 3. So sánh tiểu từ há (tiếng Xơ Đăng) và hở, nhỉ trong tiếng Việt Kiểu câu nghi vấn Tiếng Việt Tiếng Xơ Đăng Câu hỏi có tiểu từ Trong tiếng Việt thì tiểu từ hở, nhỉ chỉ đứng ở cuối câu. Ví dụ: Nhà anh ở đâu ấy nhỉ? Cậu vừa nói cái gì hở? Trong trường hợp muốn nhấn mạnh, há có thể đứng ngay sau đại từ hỏi. Thậm chí kèm theo đó đại từ hỏi có thể tách ra khỏi vị trí bình thường để đứng đầu câu. Ví dụ: - U lai há pơlê eh? Ở đâu + há (tiểu từ) + làng anh Làng anh ở đâu, làng anh ở đâu ấy nhỉ? U lai há pa ó lám? Đâu + há (tiểu từ) + cha em đi Cha em đi đâu?/cha em đi đâu đấy nhỉ? * Câu hỏi lượng độ nhưng không gắn với danh từ mà gắn với tính từ: Xem bảng 4. Bảng 4. So sánh câu hỏi lượng độ nhưng không gắn với danh từ mà gắn với tính từ Kiểu câu hỏi Tiếng Việt Tiếng Xơ Đăng Kiểu câu hỏi: Bao lâu, bao xa, bao nhiêu Trong tiếng Việt kiểu câu hỏi này thường đặt câu theo cấu tạo từ để hỏi đi trước, tính từ đi sau. Ví dụ: Anh đi bao lâu? - Nhà anh cách Hà Nội bao xa? Trong tiếng Xơ Đăng thường đặt câu theo trật tự tính từ đi trước từ để hỏi (to lai) đi sau. Ví dụ: Ton to lai (lâu +bao nhiêu = bao lâu) - Eh ối a Hà Nội ton to lai? (Anh ở Hà Nội bao lâu?) - Hngêi eh hơngế to lai? (Nhà anh xa + bao nhiêu? Nhà anh cách đây bao xa/nhà anh có xa không?) Kơna to lai (Đắt + bao nhiêu = giá bao nhiêu) Priết kố kơnato lai? (Chuối này giá bao nhiêu?)

35 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) b. Câu hỏi lựa chọn: Sự khác biệt giữa câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng ở tiểu loại này thể hiện ở một số điểm sau, trong bảng 5. Bảng 5. So sánh câu hỏi lựa chọn Kiểu câu hỏi Tiếng Việt Tiếng Xơ Đăng Câu hỏi có khung trả lời: có không? Câu hỏi có khung trả lời: đã chưa? - Dạng câu hỏi này trong tiếng Việt được cấu tạo bằng việc sử dụng các cặp từ có cấu tạo sóng đôi kiểu đối lập: Ví dụ: - Anh có ăn cơm không? - Nó có ở nhà không? - Dạng câu hỏi này trong tiếng Việt được cấu tạo bằng việc sử dụng các cặp từ có cấu tạo sóng đôi kiểu đối lập: Ví dụ: Anh đã ăn cơm chưa? - Dạng câu hỏi này trong tiếng Xơ Đăng được cấu tạo bằng những phương tiện riêng, có đặc điểm cấu tạo riêng. + Câu hỏi có khung trả lời có không được cấu tạo bằng cách dùng từ hôm đặt ngay trước vị ngữ. Ví dụ: Eh hôm ka hme? Anh + hôm + ăn cơm Anh có ăn cơm không? - Gá hôm ối a hngêi? (nó + hôm + ở nhà) + Câu hỏi giả định khung trả lời đã chưa được cấu tạo bằng cách dùng từ hai đặt trước vị ngữ. Ví dụ: Eh hai ka hme? anh + hai + ăn cơm Anh đã ăn cơm chưa/anh ăn cơm chưa? - Hoặc với cùng ý nghĩa đó có thể hỏi: Ví dụ: Eh a hai ka hme? Anh + a hai + ăn cơm 4. Kết luận Mỗi một dân tộc đều có ngôn ngữ riêng, văn hóa và phong tục tập quán riêng của mình. Và vì thế chúng ta biết rằng mỗi dân tộc có cách nói, cách diễn đạt vấn đề theo cách riêng của họ, phù hợp với tư duy và phong tục tập quán. Mặc dù cùng là ngôn ngữ đơn lập, cùng là người Việt Nam nhưng trong cách nói của người Xơ Đăng có nhiều điểm khác so với tiếng Việt, trong đó câu nghi vấn được trình bày trong bài báo này. Trong những nghiên cứu tiếp theo chúng tôi sẽ tìm hiểu, khảo sát cách sử dụng tiếng Việt của học sinh người Xơ Đăng trong môi trường học tập hòa nhập cộng đồng, các nhân tố ngôn ngữ và văn hóa ảnh hưởng tới quá trình học tập của trẻ em Xơ Đăng,... Trên đây là một số vấn đề mà chúng tôi nhận ra trong quá trình tìm hiểu về ngôn ngữ Xơ Đăng. Tuy nhiên vì sự hiểu biết về ngôn ngữ Xơ Đăng chưa nhiều, thời gian nghiên cứu có hạn nên chắc chắn bài bài báo còn thiếu sót. Xin chân thành cảm ơn thầy Brao Bok và ông Nhát Lisa đã giúp chúng tôi hoàn thành công trình này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Đông Tạ Văn Thông, Tiếng Xơ Đăng, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, H., [2] Kenneth D. Smith, Từ điển Xơ Đăng Anh Việt Pháp, [3] Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, [4] Nguyễn Kim Thản, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học và THCN, H., [5] N.V.Xtankevich, Loại hình các ngôn ngữ, Nhà xuất bản Đại học và THCN, H., (BBT nhận bài: 03/04/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 18/04/2017)

36 32 Vũ Thị Chín ĐỂ GIỜ HỌC SỐ TỪ BỚT KHÔ KHAN, NHÀM CHÁN TO MAKE LEARNING NUMERALS LESS BORING AND TEDIOUS Vũ Thị Chín Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Tóm tắt - Bài viết chính là lời giải cho ba vấn đề mà những người dạy ngoại ngữ thường hay băn khoăn, tự hỏi. Đó là: 1. Tại sao phải học số từ? Số từ có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Số từ hiện diện mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực. Khó có thể tưởng tượng thế giới này sẽ ra sao nếu không có số từ và các con số. Tuy nhiên, số từ thường bị coi là khô khan và không hấp dẫn. Trong quá trình dạy-học ngoại ngữ, số từ chưa được cả người dạy và người học quan tâm đúng mức. 2. Học gì? Đặc điểm và cách sử dụng số từ trong tiếng Nga và tiếng Việt. 3. Học thế nào? 3.1. Học số từ qua trò chơi, quảng cáo, tên phim, tên bài hát, truyện cổ tích 3.2. Học số từ qua thành ngữ, tục ngữ Bí mật các con số: Số nào đáng sợ, số nào được yêu thích (Ở đâu, vì sao?) Một số gợi ý và các loại bài tập gây hứng thú cho người học trong giờ học số từ và các chữ số. Từ khóa - số từ; số từ số lượng; số từ thứ tự; bí mật các con số; cách sử dụng Abstract - This article is an anwser to three questions. 1. Why learning numerals? Numerals play a very important role in our life. Numerals are used everywhere, anytime and in all areas. It is hard to imagine what would happen to the world if numerals and numbers did not exit. However, numerals have not received enough attention from language learners and teachers. 2. What to learn? Characteristics and usages of numerals in Russian and Vietnamese languages. 3. How to learn? 3.1. Learning numerals through games, advertising, movie titles, song titles and fairy tales etc Learning numerals through idioms and proverbs Secret numbers: What is the scariest number? What is the most favourite number? (where and why?) 3.4. Some suggestions and exercises to make learning numerals and numbers interesting. Key words - numerals; cardinal numbers; ordinal numbers; secret of numbers; rules of usage 1. Tầm quan trọng của số từ Số từ có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Số từ hiện diện mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực. Chỉ cần tưởng tượng, nếu số từ bỗng nhiên biến mất, thế giới của chúng ta sẽ ra sao? Sẽ chẳng còn khái niệm thời gian, tiền bạc, sẽ chẳng còn tồn tại ngành tài chính, ngân hàng, sẽ chẳng còn toán học, vật lý, hóa học Lịch trình hội nghị, tàu xe, dự báo thời tiết, tất cả sẽ bị đảo lộn, trở nên vô định Để nhấn mạnh vai trò của con số, xin được trích dẫn bài thơ về con số mà các bé ở các trường phổ thông Nga được/phải học khi bắt đầu làm quen với các con số: Как обойтись бы без числа Наука точная могла? Расчёт во всяком деле нужен Ты и с числительным будь дружен. Tạm dịch Thiếu con số thì làm sao sống được Và khoa học có thể chính xác chăng? Bởi tính toán rất cần trong mọi việc Nên nhớ phải đem con số theo cùng! (bản dịch của Nga Nguyễn, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN). Tuy nhiên, trong chương trình học ngoại ngữ ở Việt Nam nói chung và ở các trường chuyên ngoại ngữ nói riêng, số từ vẫn chưa được chú trọng một cách thích đáng. Cụ thể, giờ học số từ thường rất khiêm tốn, tổng cộng khoảng 5-10 giờ lên lớp, chiếm khoảng 0,5-1% giờ trong chương trình thực hành tiếng. Chính vì vậy, người học mắc rất nhiều lỗi khi sử dụng số từ, đặc biệt khi nghe, nói, đọc (khi viết (sinh viên (SV) thường dùng chữ số nên lỗi sai thường là ở từ kết hợp với số từ, ví dụ danh từ các cách ). Một nghịch lý là ai cũng biết là cần phải học số từ, nhưng không phải ai cũng muốn học, muốn dạy. Hơn nữa, số từ trong tiếng Nga rất khó, khó hơn nhiều so với số từ trong tiếng Việt nên người học thường ngại, không hứng thú khi học số từ. Vì vậy, giờ học số từ thường không hấp dẫn, buồn tẻ và không mang lại kết quả mà giáo viên mong muốn. Bài viết này đưa ra một số đề xuất với mong muốn giờ học số từ bớt khô khan, nhàm chán, và có thể gây hứng thú với người học. 2. Đặc điểm và cách sử dụng số từ trong tiếng Nga và tiếng Việt Nội dung cơ bản trong các giờ học số từ là giáo viên giải thích đặc điểm và cách sử dụng số từ trong tiếng Nga song song với so sánh đối chiếu với tiếng Việt để người học dễ hiểu, dễ nhớ, dễ sử dụng, tránh chuyển di tiêu cực. Trong các giờ học số từ tiếng Nga (числительные), người học sẽ phải nắm vững kiến thức về từ chỉ số lượng (количественные), số thứ tự (порядковые), số từ tập hợp (собирательные) 2.1. Từ chỉ số lượng Trong cả tiếng Nga và tiếng Việt, số đếm từ 1-10 là số đếm cơ bản để tạo ra số >10. Ví dụ 11, 12, 13, 1101, Tuy nhiên, trong tiếng Nga, từ số vẫn chưa tuân theo quy tắc ghép từ, mà đến số 21 trở lên mới bắt đầu ghép với vô số qui tắc và bất qui tắc làm đau đầu người học. Người học không hiểu tại sao đang двадцать (20), тридцать (30) đến số 40 lại là cорок, từ 50-80

37 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) (пятьдесят, шестьдесят, семьдесят, восемьдесят) đến 90 lại là девяносто, số từ сто (100) đến 200, lại là двести, триста, пятьсот. Như vậy chỉ học thuộc số từ cơ bản đã khó, thuộc các cách ghép từ để trở thành từ phức không dễ dàng. Nhưng sử dụng đúng số từ tiếng Nga trong lời nói còn khó hơn nhiều vì: - Về hình thái, hầu hết số từ tiếng Nga không có phạm trù giống, số, trừ số 1 (один учебник, одна книга, одно письмо), nhưng số nhiều одни luôn kết hợp cùng danh từ chỉ sử dụng số nhiều (очки: kính, брюки: quần, перчатки: găng tay), còn với những từ số nhiều khác có nghĩa là chỉ toàn. Ví dụ: Он жил в гостинице одни сутки (Anh ấy ở khách sạn một ngày). В нашей группе одни девушки (Lớp tôi toàn con gái). Ngoài ra один.. другой / одни другие có nghĩa là này. kia, hoặc одна ты, один он có nghĩa là только я, только ты, còn Он сделал это один (có nghĩa là сам, самостоятельно: tự mình). Phạm trù giống trong tiếng Nga còn được thể hiện trong số hai (2): два, оба (giống đực + giống trung), две, обе (giống cái) và một rưỡi (1,5): полтора месяца, полторы недели. Việc biến đổi số từ chỉ số lượng sang các cách là thử thách lớn. Với người Việt, việc biến đổi âm của một số từ lớn hơn 10 có hàng đơn vị: năm lăm, một mốt, bốn tư, mười mươi không quá khó, nhưng tiếng Nga các số từ với 6 cách biến đổi thường làm nản lòng không ít người học. - Về cú pháp, số từ tiếng Nga kết hợp với danh từ theo quy luật: Số 1 phù hợp với danh từ về giống, số và cách (danh từ bất động vật và giống trung cách 4 tương tự cách 1): Bảng 1. Cách biến đổi số 1 sang các cách Cách Giống đực Giống cái 1 пришел один человек выступала одна актриса 2 не было одного человека 3 позвонил одному человеку не было одной актрисы позвонили одной актрисе 4 видел одного человека видели одну актрису 5 встретился с одним человеком 6 рассказал об одном человеке поговорили с одной актрисой думали об одной актрисе Bảng 2. Cách biến đổi số 2 sang các cách Cách Два Две 1 два студента две студентки 2 двух студентов двух студенток 3 двум студентам двум студенткам 4 двух студентов двух студенток 5 двумя студентами двумя студентками 6 о двух студентах о двух студентках Số 3, 4 biến đổi tương tự: три (трёх, трём, три/трёх, тремя, о трёх), четыре (четырёх, четырём, четырёх/четыре, четырьмя, о четырёх). Từ số 5-20, 30, 50, 60, 70, 80 lại có biến đổi khác hẳn với những số trên và có cách biến đổi giống danh từ giống cái kết thúc bằng dấu mềm (ví dụ: тетрадь, площадь ). Người học hay mắc lỗi khi biến đổi số từ phức, số từ tập hợp sang các cách vì cả hai phần của từ đều phải biến đổi. Ví dụ: пятьдесят (50), шестьдесят (60), семьдесят (70), восемьдесят пять (85) ở cách 1, 4 khi sang cách 2, 3, 6 sẽ là пятидесяти, шестидесяти, семидесяти, восьмидесяти пяти, còn cách 5 sẽ có dạng: пятьюдесятью, шестьюдесятью, семьюдесятью, восемьюдесятью пятью. Số 40, 90, 100 cách 1 và 4 là: сорок, девяносто, сто, nhưng cách 2, 3, 5, 6 lại biến đổi thành сорока, девяноста, ста [1, tr.8 ]. Người học còn gặp cản trở lớn khi sử dụng số từ với danh từ với nhiều qui tắc khác nhau. Ví dụ: số 1 kết hợp với danh từ cách 1 và phù hợp về giống, số, cách. Các số từ 2-4 đòi hỏi danh từ cách 2 số ít, sau các số 5-20 và các số chẵn chục, trăm danh từ sử dụng ở cách 2 số nhiều (mà bản thân danh từ, tính từ cách 2 trong tiếng Nga đã vô cùng phức tạp với quá nhiều trường hợp ngoại lệ). Ví dụ: три девушки, пять девушек, два брата, шесть братьев, десять тетрадей Trong các giờ học, sinh viên thường mắc lỗi khi đọc những câu sau đây (chứ chưa nói đến phải tự sử dụng trong giao tiếp): Расстояние между городами равно 57 км (пятидесяти семи километрам). Роман был издан на 89 (восьмидесяти девяти) языках мира. В этой книге можно прочитать о 290 (двухстах девяноста) самых известных художниках мира [1, tr.1] Số thứ tự Tiếng Việt không có hệ thống số thứ tự riêng như trong tiếng Nga. Số thứ tự trong tiếng Việt được tạo ra bằng cách thêm từ thứ vào trước số đếm. Ví dụ: thứ ba, thứ tư (hầu như không dùng thứ bốn ), thứ mười bảy Trong một số trường hợp khi đi với một số danh từ, có thể bỏ từ thứ. Ví dụ: hàng (thứ) ba # 3 hàng. Trong khi đó số từ thứ tự trong tiếng Nga gây không ít khó khăn cho người học khi có tới 3 đuôi từ là -ый (1 первый, 4 четвертый, 5 пятый, 9 девятый, 10 десятый, 11 одинадцатый, 90 девяностый, 1000 тысячный ), -ой (0 нулевой, 2 второй, 6 шестой, 7 седьмой, 8 восьмой, 40 сороковой, ) và -ий (3 третий). Hơn nữa, với số chẵn chục từ 50 80, phần đầu từ phức biến đổi sang cách 2 (Ví dụ: пятьдесят пятидесятый, шестьдесят шестидесятый, семьдесят семидесятый, восемьдесят восьмидесятый). Số thứ tự từ 2-7, từ 1-12 trong tiếng Việt đồng thời cũng là tên các ngày trong tuần, các tháng trong năm, không phức tạp, khó nhớ như danh từ chỉ ngày trong tiếng Nga: понедельник, вторник, среда, четверг, пятница,

38 34 Vũ Thị Chín суббота và từ chỉ tháng: январь, февраль, март, апрель, май, июнь, июль, август, сентябрь, октябрь, ноябрь, декабрь. Sử dụng đúng ngày tháng trong tiếng Nga đòi hỏi người học phải chuyên tâm, chú ý bởi các cấu trúc hoàn toàn khác nhau khi nói ngày + tháng, tháng + năm, năm, hoặc ngày + tháng + năm 2.3. Số từ tập hợp Số lượng từ tập hợp trong tiếng Nga không nhiều: двое, трое, четверо, пятеро, шестеро, семеро, восьмеро, девятеро, десятеро và ba số cuối hiếm khi sử dụng. Số từ tập hợp có thể sử dụng độc lập hoặc đi cùng danh từ giống đực và giống trung cách 2 số nhiều. Đặc biệt, số từ tập hợp không dùng với danh từ giống cái. Ví dụ: В семье Чеховых было шестеро детей: пятеро сыновей и одна дочью. (Gia đình nhà Sê-khôp có 6 người con: 5 cậu con trai và 1 cô con gái). Sinh viên Việt Nam thường mắc lỗi khi sử dụng từ tập hợp, nhất là khi phải biến đổi chúng sang các cách (Ví dụ: В Москве с легкостью можно найти номер на двоих - Ở Matxcova có thể dễ dàng tìm phòng đôi (dành cho 2 người)). 3. Cách học số từ tiếng Nga Số từ trong tiếng Nga rất khó với rất nhiều ngoại lệ và khác xa so với số từ tiếng Việt thường làm nản lòng người học. Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên, ngoài kiến thức bắt buộc phải dạy (mục 2), cần làm cho giờ học đỡ nhàm chán, buồn tẻ. Chúng tôi xin nêu một số biện pháp có thể sử dụng để đạt được mục đích trên. Các biện pháp này có thể dùng trong các giờ học với liều lượng, thời điểm khác nhau, tùy thuộc vào thời lượng của bài giảng, ngữ liệu của giờ học và trình độ của người học Học số từ qua quảng cáo, phim ảnh, các tác phẩm văn học, - Ngày nay, các quảng cáo thường dùng rất nhiều con số. Những con số biết nói sẽ là minh chứng thuyết phục nhất đối với người tiêu dùng trong những quảng cáo dạng: 95% người sử dụng đều công nhận 9/10 người được hỏi có phản ứng tốt về Bạn muốn giảm cân? kg trong 1 tháng!!! ĐT: trong 1 (3, 4, 5, 6 trong 1) Mua 2 tặng 1 Trả tiền 1 nhận 2 Chữ số với các cách viết khác nhau còn là phương thức lôi cuốn sự chú ý của các thượng đế: Giá sốc: giảm 70% (Шокцена скидка до 70%) Sale-Sale-Sale: 50-70% Giá chỉ từ 32 tr/m2, lãi suất 0% trong vòng 24 tháng!!! - Những con số với đủ loại cách viết xuất hiện ngày càng nhiều trong tên phim. Chỉ cần lên mạng đánh các chữ số lần lượt từ 1-9, ta có thể thấy tên hàng trăm bộ phim các thể loại thuộc các nền điện ảnh khác nhau. Ví dụ: Số 1 (Gia đình là số 1, Một thời để nhớ, Gái một con ), số 2 (Hai thế giới, Hai cô tiên, Hai chàng ngốc, Hai ngày một đêm ), số 3 (Ba anh em, Ba chị em, Ba kẻ đào tẩu, Ba hạt dẻ dành cho Lọ lem ), số 4 (4 viên ngọc quý, Bốn anh em nhà Dalton, Bốn chàng hoàng tử và nàng Lọ lem ), số 5 (câu hỏi số 5, 5S online, 5cm/s, 5 ngón tay ) v.v - Khán giả ngày nay đã khá quen thuộc với những bộ phim có tiêu đề gây ấn tượng, trong đó có những tên phim chỉ có ngày tháng. Đó là những phim mô tả hoặc dự đoán về ngày tận thế của loài người: 11/11/11 (Ngày đen tối, Ngày mở cửa địa ngục), 12/12/12 (Ngày tam trùng, 13/13/13 (Ngày 13 đen tối) - Những người yêu văn học và điện ảnh Nga rất ấn tượng với cách dịch để đời tác phẩm «Два капитана» sang tiếng Việt Đại úy và thuyền trưởng (chứ không phải Hai đại úy hoặc Hai thuyền trưởng), Ba chàng ngự lâm pháo thủ, Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân, Mười hai chiếc ghế, Người thầy đầu tiên, Hai mươi ngày không có chiến tranh chưa bao giờ làm khán giả thất vọng. - Những tình tiết ly kì, hấp dẫn trong Nghìn lẻ một đêm, Alibaba và 40 tên cướp, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú Lùn, Nàng Công chúa và Bảy tráng sĩ, luôn là những kí ức đẹp trong tuổi thơ của mỗi người và có thể làm giờ học thêm sinh động, tăng hứng thú cho người học Học số từ tiếng Nga qua thành ngữ, tục ngữ Thành ngữ, tục ngữ là thành tố quan trọng trong di sản văn hóa của mỗi dân tộc. Giúp người học sử dụng đúng và đúng lúc các thành ngữ, tục ngữ là phương pháp dạy ngoại ngữ hiệu quả và đang được áp dụng rộng rãi. Như vậy, người học không những được làm quen với kho tàng văn hóa vô cùng quý giá, mà còn có thể thể hiện một cách chính xác ý nghĩ của mình, làm cho lời nói thuyết phục hơn, đa dạng hơn, sắc sảo và hình ảnh hơn. Học số từ trong thành ngữ, tục ngữ vừa nâng cao hiệu quả và tính biểu cảm của lời nói, vừa giúp người học nắm vững cách sử dụng số từ. Trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ tiếng Nga có tới gần một trăm thành ngữ, và vô số tục ngữ có chứa số từ và những đơn vị tương đương, giúp giáo viên có thể dễ dàng lựa chọn những ngữ liệu phù hợp với đề tài, thời lượng môn học và trình độ của người học. Ví dụ: Ум хорошо, а два лучше. Один за всех, все за одного. Один в поле не воин. Один тайна, два пол тайны, три нет тайны. Семеро одного не ждут. Семь раз отмерь, один раз отрежь. Сидеть между двух стульев Học tiếng Nga qua trò chơi, câu đố Trò chơi, những câu đố vui luôn được người học ở mọi lứa tuổi yêu thích. Đối với giờ dạy số từ, trò chơi, đố vui luôn là lựa chọn số một của giáo viên vì tính hiệu quả. Đôi khi trò chơi chỉ đơn giản là đếm xuôi, đếm ngược, hoặc sau/trước số nào sẽ là số nào Những câu đố vui, trò chơi về các chữ số rất nhiều, giáo viên không mất quá nhiều thời gian, công sức để lựa chọn ngữ liệu giảng dạy. Xin trích dẫn hai câu đố về số 8 và một câu về đồ vật (cái ghế): - Сколько в яркой радуге цветов? Сколько на земле есть чудес света? Сколько у Москвы всего холмов? Нам цифра эта так подходит для ответа!

39 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) Пять мальчишек было в классе, В класс вошел еще и Вася, А потом Илья и Миша. Сколько же теперь мальчишек? - Есть спина, а не лежит никогда. Есть четыре ноги, а не ходит. Сам всегда стоит, а другим сидеть велит. [2 - nova.ramler.ru Загадки с числительными ] Đôi khi giáo viên có thể cho người học chơi trò chơi bói tên : Hãy viết ra tên của bạn rồi tra các số ứng với từng chữ cái của tên. Bạn sẽ biết mình là kiểu người như thế nào [3 tính cách cực chuẩn qua các con số] Học tiếng Nga bằng cách giải mã bí ẩn các con số Phương pháp thu hút sự chú ý của người học khi học số từ là khám phá bí mật của các con số. Không phải ngẫu nhiên trên thế giới tồn tại ngành khoa học về số từ (нумерология), không phải ngẫu nhiên nhiều người tin vào sức mạnh của các con số ma thuật, con số kì diệu hoặc những con số xui xẻo (магия чисел). Giải mã bí ẩn các con số kích thích trí tò mò của người học, gây hứng thú cho họ, đồng thời cũng là cách tìm hiểu quan niệm của các dân tộc trên thế giới về các con số. Ví dụ, trong giờ học có thể đặt những câu hỏi dạng: - Em thích con số nào nhất, tại sao? - Những con số nào được yêu thích trên thế giới/ở Việt Nam, tại sao? - Những con số nào bị coi là con số không may mắn/xui xẻo, tại sao? - Quan niệm của người Việt về các con số? Vì sao nhiều người Việt thích số 5, 9? Để giải đáp câu hỏi số 1 giáo viên có thể đưa ra những gợi ý, ví dụ con số yêu thích của tôi là số 1, vì tôi luôn mong muốn và phấn đấu để thành người giỏi nhất, câu tôi yêu thích là Gia đình là số 1, số 2 vì mọi người cần có đôi, có cặp, số 3 vì gia đình tôi có 3 người Khảo sát trực tuyến với hơn người đã chỉ ra rằng con số ưa thích nhất trên thế giới là số 7, tiếp sau đó là số 3 và số 8 [4 - mật của những con số]. Giáo viên đưa thông tin và cho sinh viên đoán vì sao. Nếu SV không tự đoán được thì yêu cầu dịch: có 7 ngày trong tuần, 7 sắc cầu vồng, 7 kỳ quan thế giới, 7 nốt nhạc, nhóm G7 (bảy nước công nghiệp phát triển), 7 ngành nghệ thuật (và điện ảnh được coi là nghệ thuật thứ bảy), 7 lục địa, Đại Hùng tinh và Tiểu Hùng tinh đều có 7 ngôi sao, có 7 vị chính trong ẩm thực, có 7 nhánh trên vương miện của Nữ thần Tự do, James Bond nổi tiếng với bí số điệp viên 007, Theo quan điểm của Phật giáo, lúc mới ra đời, Phật tổ đã đi 7 bước trên 7 đóa sen vàng. Trên đời có 7 thứ quý báu (Thất Bảo) và người chết phải xuống 7 tầng địa ngục và người Việt cúng người chết 7x7= 49 ngày, Trước khi làm những bài tập này giáo viên nhất thiết phải nói rõ, đây chỉ là những quan niệm không có căn cứ khoa học, chưa được khoa học chứng minh và vì vậy mỗi một dân tộc có quan điểm yêu-ghét các con số khác nhau. Ví dụ, số 4 bị coi là con số xui xẻo: tử - con số của cái chết ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, và họ tránh dùng con số này để gọi số nhà, phòng bệnh, tầng Trong khi đó số 4 lại được coi là con số may mắn ở Thái Lan, Hà Lan. Không ai biết vì sao số 13 bị xem là con số xui xẻo và người dân nhiều nước trên thế giới không thích con số này. Ví dụ, ở Mỹ (cũng như ở Việt Nam) không có tầng 13, hoặc gọi tránh đi là tầng 12A. Nhưng số này lại được xem là số may mắn ở Italia, Ai Cập và Hy Lạp cổ đại [4, tr 3] Một số gợi ý và bài tập có thể áp dụng trong giờ dạy số từ Những kiến thức cơ bản cần dạy: - Số điện thoại khẩn cấp: Cách gọi điện, các số điện thoại khẩn cấp là một phần không thể thiếu trong kiến thức nền của người học, vì vậy loại bài tập này cần được đưa vào giờ học dưới dạng: Khi nào em gọi số điện thoại sau: 113 (cảnh sát cơ động), 114 (Cứu hỏa), 115 (Cấp cứu y tế), hoặc ngược lại có thể đặt câu hỏi: Khi thấy cháy em gọi số nào?... Ở Nga, từ ngày 21/01/2014, để cứu nạn chỉ cần gọi 112 để yêu cầu các dịch vụ khẩn cấp (thay vì phải gọi từng số 01, 02, 03, cho từng dịch vụ như trước đây). Cách đọc số điện thoại của người Nga khác với người Việt, nên người học cần được rèn luyện kỹ năng này khi học số từ. - Cách nói thời gian (giờ, phút, giây, ngày, tháng, năm): Đây là kiến thức cơ bản đã được trình bày rất rõ trong các sách giáo khoa phổ thông và sinh viên cần được luyện nhiều mới có thể nghe, nói tốt. - Cách đọc nhiệt độ, số lượng không chính xác trong tiếng Nga khác với tiếng Việt nên cần được chú trọng để người học không mắc lỗi. - Những con số biết nói : Đó là cách sử dụng những số liệu, thống kê để minh họa hoặc chứng minh một vấn đề nào đó. Những con số là minh chứng thuyết phục, hiệu quả nhất cho điều cần nói. Ví dụ, để giới thiệu Việt Nam: Việt Nam là đất nước của hàng trăm loài tre nứa (Во Вьетнаме растут сотни видов бамбука); Việt Nam là nước đông dân thứ mười ba trên thế giới (Вьетнам занимает 13-е место по населению, Вьетнам стоит на 13-ом месте в списке самых густонаселённых /многолюдных стран мира, Вьетнам вышел на тринадцатое место в мире по населению) Các loại bài tập Tương đương với các số trong tiếng Việt, tiếng Nga có thể có nhiều từ, ví dụ, liên quan đến số 2 trong tiếng Nga có tới hơn 10 từ: два/две, двое, оба/обе, двойка, дважды, пара, вдвоём, надвое, двоной, двоякий, двояко, двойня, удвоить(ся)-удваивать(ся), второй, второкурсник. Các loại bài tập có thể sử dụng: - Giải thích nghĩa của thành ngữ sau: в один голос (дружно, единогласно), в два счёта (очень быстро), сидеть в четырёх стенах (не выходя из дома), заблудиться в трёх соснах (запутаться в чём-то проcтом) и др.

40 36 Vũ Thị Chín - Tìm những từ cùng gốc với các số (1-10) và xác định từ loại (danh từ, tính từ, động từ, trạng từ, số từ ). - Tìm từ khác với nhóm/dãy từ sau: три, трое, тройка; четверть, четверня, четырежды - Điền vào chỗ trống số từ thích hợp. - Dịch: тройка, четверть, năm nhà, nhà số 5 - Những con số và ngày tháng sau nhắc em nhớ đến sự kiện gì? (Ví dụ: 1000 Nghìn năm Đông Đô Hà Nội, 17, 4 từ ngày 01/8/2008 Hà Nội nằm trong số 17 thành phố, thủ đô lớn nhất thế giới. Diện tích hiện nay của HN lớn gần gấp 4 lần trước đây ) Giải mã công thức, số từ - Công thức (Gia đình hạnh phúc có cả bố mẹ và 2 con) (Ba không: không chất bảo quản, không phẩm màu, không tạp chất) % (100% sữa tươi nguyên chất, 100% organic, sạch 100%). - 24/7 (mở cửa, phục vụ 7 ngày/tuần, 24 giờ/ngày) (nước Aquafresh: uống 4 chai 2 lít nước mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe) (Tên phim: 4 năm, 2 chàng, 1 tình yêu), 41 (4 cuộc tình, 1 người đàn ông). - Số điện thoại, biển số xe độc, đẹp, ví dụ: 1102, 102 (độc nhất vô nhị), 68, 6868, 6688 (lộc phát), số tứ quý, ngũ quý (11111, 22222, 55555, 66666, 77777, 88888, 99999) Không phải ngẫu nhiên, không ít người đã bỏ ra số tiền không nhỏ để sở hữu sim số đẹp và biển số đẹp. Nhưng sinh viên cần được nhắc nhở rằng không có cơ sở khoa học nào chứng minh cho điều này, và mỗi nước, mỗi dân tộc có quan niệm riêng về số đẹp, số xấu. 4. Kết luận Số từ có vai trò quan trọng trong cuộc sống và có tần số sử dụng rất lớn trong các ngôn ngữ, vì vậy, để giúp người học tự tin trong giao tiếp, tránh mắc lỗi, cần phải chú trọng đến việc dạy số từ ngay từ giai đoạn đầu của quá trình dạy học ngoại ngữ và thường xuyên được ôn luyện. Hệ thống bài tập phong phú, đa dạng giúp giáo viên không mất quá nhiều thời gian tìm ngữ liệu giảng dạy phù hợp với đối tượng và mục đích môn học, giúp người học dễ dàng ghi nhớ và vận dụng kiến thức vào lời nói một cách chính xác, hạn chế mắc lỗi. Chúng tôi hy vọng, giờ học số từ sẽ trở nên thú vị, hấp dẫn, hiệu quả hơn và mô hình này có thể áp dụng để dạy những ngữ liệu khác, ngoại ngữ khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Антонова В.Е., Нахабина М.М., Толстых А.А. (2006) Дорога в Россию, Санкт-Петербург. [2] https// detochi-doma.ru. Загадкис числительными (31/08/2013) [3] https// www. Đoán tính cách cực chuẩn qua các con số (22/03/2014) [4] mật của những con số (22/03/2014) (BBT nhận bài: 21/03/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 28/03/2017)

41 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN BIỂU THỊ TÌNH THÁI CƠ BẢN TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG VÀ MẤY VẤN ĐỀ VỀ TIỂU TỪ LẮM SOME MEANS OF EXPRESSING BASIC MODALITY IN VU TRONG PHUNG REPORTS AND PROBLEMS OF THE COMPONENT "LAM" Nguyễn Văn Điện 1, Nguyễn Văn Hiệp 2 1 Báo Sài Gòn Giải Phóng; nguyenkhoisggp@gmail.com 2 Viện Ngôn ngữ học Tóm tắt - Mặc dù đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu trong một thời gian dài song tình thái trong ngôn ngữ vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ, đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, tình thái trong ngôn ngữ là một khái niệm hết sức phức tạp và đây cũng là đề tài gây tranh luận sôi nổi trong giới ngôn ngữ học. Bài báo này tập trung khảo sát Một số phương tiện biểu thị tính tình thái cơ bản trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng. Đối với thể loại phóng sự, ngoài mục đích chuyển tải thông tin nhiều nhất, tác giả Vũ Trọng Phụng đã tái hiện lại hiện trường sự việc một cách sinh động nhất, trong một thời gian ngắn nhất và thể hiện phong cách cá nhân một cách độc đáo, thái độ của mình trong tác phẩm một cách khéo léo và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc. Từ khóa - tình thái trong ngôn ngữ; phương tiện; phóng sự; tái hiện; dấu ấn sâu sắc Abstract - Although many linguists have studied modality for a long time, the modality in language is still a relatively new, and diverse field. However, the modality in the language is a very complex concept and this is also the subject of heated debate in linguistic circles. This article focuses on the survey of "Some of the means of basic character in the reports by Vu Trong Phung". For the reporter category, in addition to the purpose of conveying the most information, author Vu Trong Phung reproduced the scene of the event in the most vivid, in a shortest time and expressed a personal style in a unique way and his attitude in the work skillfully leaving a deep impression in the heart of the reader. Key words - modality in language; means; report; reproduce; deep impression 1. Mở đầu Vũ Trọng Phụng ( ) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Một số trích đoạn tác phẩm của ông trong các tác phẩm Số đỏ và Giông Tố đã được đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn của Việt Nam. Vũ Trọng Phụng là bậc thầy về phóng sự với việc sử dụng các phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiếng Việt và luôn là khuôn mẫu cho các thế hệ sau học tập cách dùng và sử dụng. Sau đây, bài viết giới thiệu một số mẫu phương tiện biểu thị tình thái (PTBTTT) của nhà văn cũng như cách dùng tiểu từ lắm trong các phóng sự của mình. 2. Một số PTBTTT cơ bản trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng Các PTBTTT trong ngôn ngữ tự nhiên rất phong phú, đa dạng nhưng có thể phân thành ba nhóm chính: ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng [1], [2], [3], [4], [5]. Trong tiếng Việt, PTBTTT dường như chỉ thể hiện ở nhóm ngữ âm và từ vựng, nhưng chủ yếu vẫn là mặt từ vựng, còn mặt ngữ âm rất mờ nhạt, nhất là trên văn bản [10]. Vì vậy, chúng tôi khảo sát các PTBTTT về mặt từ vựng, vì văn liệu để chúng tôi khảo sát là các bản in phóng sự của Vũ Trọng Phụng Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ: đã, sẽ, đang (đương), từng, vừa, mới Qua khảo sát các phóng sự của Vũ Trọng Phụng, như: Lục Xì, Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô và Một huyện ăn Tết, chúng tôi thấy rằng, các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ như: đã, sẽ, đương, vừa, mới, được tác giả sử dụng rất nhiều. Suy cho cùng, trong tiếng Việt, các phụ từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ lại đóng vai trò như thời (thì) trong tiếng Anh [11], [15], [17]. Tuy nhiên, cách chia thời này phức tạp hơn nhiều và cũng rất khó để nhận biết. Phụ từ luôn đứng trước vị từ, bổ sung ý nghĩa cho vị từ, đồng thời biểu thị những nội dung thuộc tình thái của sự tình [6], [7], [8], [12]. Theo đó, có thể nhận diện ý nghĩa của phụ từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ như sau: a) Phụ từ biểu thị ý nghĩa quá khứ: đã, (1) Mụ chủ hàng cơm đã chứa chấp họ trong những xó sân. (Cơm thầy cơm cô, tr.537) (2) Đây là hai gái có giấy chính hiệu! Tôi đã trông thấy một ả ở lục xì, lần đầu tôi bước chân vào giang sơn của bọn ấy. (Lục Xì, tr.156) Cả hai phụ từ đã trong câu (1) và (2) biểu thị một sự tình xảy ra trước thời điểm tác giả nói, sự tình xảy ra ở mốc thời gian trong quá khứ. Ở trường hợp này, đã bổ sung ý nghĩa cho động từ chứa chấp và trông thấy, đồng thời khẳng định sự tình ấy đã xảy ra trong quá khứ và có ý nhấn mạnh về điều đó. Tuy nhiên, không phải khi nào phụ từ đã cũng biểu thị ý nghĩa về sự tình đã diễn ra trong quá khứ, cũng có khi, phụ từ này được sử dụng để chỉ một sự tình đang diễn ra trong hiện tại hoặc có thể diễn ra trong tương lai một cách chắc chắn. Ví dụ: (3) Đến đây, con Sen động kinh đã tỉnh. (Cơm thầy cơm cô, tr.541) Ở câu (3), phụ từ đã cũng biểu thị ý nghĩa về thời quá khứ, nhưng quá khứ ở đây dường như trùng với hiện tại. Một sự tình xuất phát diễn ra trong quá khứ và kết quả của nó kéo dài đến hiện tại.

42 38 Nguyễn Văn Điện, Nguyễn Văn Hiệp b) Phụ từ biểu thị ý nghĩa thời hiện tại: đang, đương, vừa, Nếu như phụ từ đã được sử dụng để chỉ cho thời quá khứ thì trong tiếng Việt sử dụng đang, đương, để chỉ thời hiện tại. Ví dụ: (4) Ông lục đương cau mặt nghĩ ngợi cũng pha trò. (Cơm thầy cơm cô, tr.546) (5) Tức thì đương nằm bỗng vùng ngay dậy, hớt hải nói: (Cơm thầy cơm cô, tr.556) (6) Sau khi người cai cơ bưng khay cam đi, ông lục nằm xuống bên ngọn đèn phù dung, thở dài một cái như vừa cất được xuống đất một gánh nặng vẫn đè lên vai. (Cơm thầy cơm cô, tr.547) c) Phụ từ biểu thị ý nghĩa thời tương lai: sẽ, Trong số các phụ từ, phụ từ sẽ được dùng để chỉ, cam kết một hành động, sự tình sắp diễn ra trong tương lai. Tuy nhiên, tùy theo chứng cớ, bằng chứng mà người nói đưa ra những mức độ cam kết khác nhau, tùy thuộc vào sự kết hợp với động từ đi sau nó. Xét hai ví dụ sau ta sẽ thấy rõ điều đó. (7) Sau đó, tên bồi bàn sẽ cam đoan một cách rất hùng hồn đại khái rằng những món béo bở và chắc chắn, và cẩn thận, và danh giá, mà nó vừa tả cảnh ấy là ở xa, xa lắm, phố Hàng Trống, phố Chợ Hôm, đường Quán Thánh (Lục Xì, tr.155). (8) Người nhà quê cứ bỏ việc làng mà đi! Một ngày kia rồi sẽ được nằm trong một xó sân để ngửi mùi nước cống, mùi cứt gà và cứt người, nhịn đói nằm co mà nhìn lên trời, như đêm nay, có cả ánh sáng trăng vằng vặc. (Cơm thầy cơm cô, tr.537). Qua hai câu (7) và (8) ta thấy rằng, tác giả cũng dùng phụ từ sẽ để diễn tả, suy đoán một hành động sắp xảy ra trong tương lai nhưng ở hai cấp độ cam kết khác nhau. Ở câu (7), phụ từ sẽ kết hợp với động từ cam đoan dẫn đến tình thái chủ quan trong câu nói trên có mức độ cam kết rất cao. Trong khi đó, ở câu (8), mức độ cam kết chỉ dừng lại ở sự suy đoán, phỏng đoán khi phụ từ sẽ kết hợp với động từ tình thái được và động từ nằm. d) Phụ từ biểu thị những sự tình lặp đi lặp lại, mang tính quy luật. Cũng ở một số trường hợp, phụ từ đã được dùng để biểu thị những sự tình lặp đi lặp lại mang tính quy luật hoặc những sự tình xảy ra đã được minh chứng từ trước đó. Ví dụ: (9) Tôi đã thừa hiểu như vậy, song bà Đội lại còn cắt nghĩa thêm. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.511) (10) Mười ba người tại đây, sở dĩ trôi dạt đến đây, là bởi cũng đã như con thiêu thân bay vào đống lửa, cho nên mới bị quán mắt về những ánh sáng của kinh thành. (Cơm thầy cơm cô, tr.537) Trong hai câu nói (9) và (10), phụ từ đã được Vũ Trọng Phụng dùng để biểu thị một điều đã biết xảy ra một cách chắc chắn, dựa trên những suy luận mang tính quy luật để biểu thị ý nghĩa mệnh đề. e) Ngoài ra, còn phải kể đến những phụ từ biểu thị sự tiếp nhận sự tình một cách bị động hoặc chủ động của chủ thể như: mới. Trong tiếng Việt, phụ từ mới thường được dùng để biểu thị một sự tình vừa xảy ra trong quá khứ gần. Như: (11) Tôi mới đi Sài Gòn về. Phụ từ mới ở câu nói (11) thực ra biểu thị một sự tình, một hành động vừa xảy ra trong quá khứ gần. Song, qua khảo sát các phóng sự của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi nhận thấy rằng, phụ từ mới còn được dùng kết hợp với các động từ tình thái (chẳng, phải, bị, ) để biểu thị sự tiếp nhận sự tình một cách bị động hoặc chủ động của chủ thể hành động. Ví dụ: (12) Vì vậy, ông Ấm mới chẳng ngại kể lể tâm sự và nói rõ cả những bí mật nhà nghề đáng giấu kín cho chúng tôi nghe. (Cạm bẫy người, tr.475) (13) Anh Vân vì có buổi hẹn với mòng của anh ấy đúng 6 giờ chiều hôm ấy, đã từ chối, mới phải nhận lời. (Cạm bẫy người, tr.484) Ở câu nói (12), phụ từ mới được kết hợp với động từ tình thái chẳng, biểu thị sự chủ động của chủ thể hành động đối với một sự tình; trong khi ở câu (13), phụ từ mới kết hợp với động từ tình thái phải, biểu thị sự bị động của chủ thể hành động. Tương tự, khi phụ từ mới kết hợp với động từ tình thái bị thì cũng cho kết quả như kết hợp với phải Các vị từ tình thái (VTTT) làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ: toan, định, cố, muốn, đành, được, bị, bỏ, hãy, đừng, chớ, bỗng, có thể, không thể, được, không được Trong tiếng Việt, lớp vị từ tình thái đóng vai trò hết sức quan trọng trong biểu thị tình thái. Vị từ tình thái là vị từ chính, biểu thị sự bắt đầu, sự kết thúc, sự kéo dài, sự thành công, sự thất bại, sự cố gắng, sự bất ngờ, sự khuyên răn, ý định/dự định, nghĩa vụ bắt buộc hoặc khả năng đối với sự tình được miêu tả ở bổ ngữ. Trong tiếng Việt, lớp từ này có số lượng rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong biểu thị tình thái của người nói đối với sự tình. Trong lớp VTTT, tác giả Bùi Trọng Ngoãn đã tách VTTT ra nhiều lớp (nhận thức, đạo nghĩa), tiểu lớp (nhận thức thực hữu, phản thực hữu, không thực hữu; đạo nghĩa bắt buộc, cấm đoán, được phép, miễn trừ) và nhiều nhóm nhỏ khác nhau. a) Lớp VTTT biểu thị sự bắt đầu một sự tình: chớm, bắt đầu, (14) Kể từ ngày ông Táo cưỡi cá lên chầu trời, chốn công môn cũng bắt đầu thấy bớt rộn rịp (Cơm thầy cơm cô, tr.552) (15) Đến buổi chiều hôm hai mươi ba, giữa lúc chỗ này chỗ kia, người ta lác đác bắt đầu giồng cây nêu, giữa lúc cơn gào thét của gió đông ở những bụi tre xao xác có lẫn những tiếng lung tung của những chùm khánh (Một huyện ăn Tết, tr.552) Qua khảo sát các phóng sự của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi nhận thấy rằng, tác giả rất ít sử dụng lớp VTTT biểu thị sự bắt đầu một sự tình như: chớm, bắt đầu, trong tác phẩm của mình. b) Lớp VTTT biểu thị sự kết thúc một sự tình nào đó: thôi, ngưng, ngừng, bỏ, nghỉ, mất, hết, hả, dứt, Với lớp VTTT này, nó có thể nằm ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Trong phóng sự của mình, Vũ Trọng Phụng đã sử dụng VTTT thôi ở cả đầu câu, giữa câu và cuối câu,

43 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) trong đó phần cuối câu là nhiều nhất. Ở mỗi vị trí khác nhau, nó mang ý nghĩa khác nhau. (16) Thôi, ta chẳng nên trách cái máu tham hễ thấy hơi đồng của các loại động vật biết tiêu tiền trên thế gian. (Lục Xì, tr.161) (17) Tóm lại một câu, chỉ cần một tí thôi, rồi thì là một thiếu nữ lương thiện sẽ có tên trong sổ đoạn trường. (Lục Xì, tr.71) (18) Trong hạng đĩ da vàng, không phải chỉ có phụ nữ Việt Nam mà thôi. (Lục Xì, tr.120) Khi dùng ở đầu câu như câu (16), VTTT thôi được sử dụng để nhấn mạnh sự kết thúc của sự tình, có ý khuyên người khác dừng lại điều gì đó; trong khi nếu sử dụng nó ở cuối câu như câu (18) và kết hợp trước đó là VTTT không phải, mang ý nghĩa không bắt buộc thì nó biểu thị ý nghĩa nội dung mệnh đề là chưa dừng lại ở đó. c) Lớp VTTT biểu thị sự tồn tại và tiếp diễn của một hoạt động trong một quãng thời gian nào đó: có, còn, (19) Đã thế, trong đạo nghị định ngày 3 Février 1921, quan thống sứ Rivet lại ký một điều luật khác nữa, còn đáng sợ hơn vì nó hồ đồ, vu vơ hơn. (Lục Xì, tr.61) (20) Độc giả chắc còn nhớ đến người trẻ tuổi ăn mặc ra phái bồi bếp đến tòa nhà ở phố Hàng Cá xin quân sư phái cho một người cản, mới trưa hôm nay. (Cạm bẫy người, tr.484) (21) Trong lúc đương xuân và còn hưởng mộ sự giàu sang, cô gái trẻ đã yêu một người. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.496) Ở cả ba câu nói (19), (20), (21), ta thấy rằng VTTT còn được sử dụng để biểu thị một sự tồn tại hoặc tiếp diễn của một sự tình. Thậm chí, xét ở mặt nghĩa ta thấy, việc sử dụng VTTT còn vào trước động từ, tính từ hoặc danh từ nhằm mục đích biểu thị ý nghĩa sự tồn tại, tiếp diễn của sự tình ở một mức độ cao hơn và nó chứa thái độ của người nói về sự tình được nói ra, như trường hợp câu (19). d) Lớp VTTT biểu thị tính bất ngờ của sự tình: bật, phát, vụt, chợt, sực, bỗng, bỗng chốc, thình lình, bất thình lình, bất giác, lập tức, ngay lập tức (22) Ba chúng tôi vừa bật cười ầm lên bỗng phải hãm ngay luồng điện khoái lạc ấy lập tức. (Cạm bẫy người, tr.481) (23) Cái mặt đẹp trai bỗng chốc đã hóa ra mặt một kẻ đầu trâu mặt ngựa, trông rất ghê gớm. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.498) (24) Suzanne cúi đầu, bất giác nức nở (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.499) (25) Thế mà thình lình ta còn phải trông thấy một cảnh thương tâm! (Một huyện ăn Tết, tr.559) e) Lớp VTTT biểu thị trạng thái tâm lý bất tự giác tự giác của chủ thể hành động: buồn, mót, mắc, thích, ham, ưa, ưng, mê, thèm, không thèm (26) Đánh trúng vào chỗ yếu của ông cụ rồi, tay bạc bịp già đã thèm nhận những lời ân cần mời mọc vào cuộc tài bàn ngay cho đâu. (Cạm bẫy người, tr.469) (27) Người nhà quê sung sướng lắm, vì đó là lần đầu mà người nhà quê thấy người tỉnh thèm nói với mình. (Cơm thầy cơm cô, tr.536) (28) Rồi từ chuyện nọ đến chuyện kia, lại nhớ cái vẻ ngạo mạn khinh đời của bà Đội, cái gì cũng không thèm giấu giếm cả, nên trong ít lâu tôi đã có thể phác họa nổi hai cảnh ba đào. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.512) Qua khảo sát các phóng sự của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi thấy rằng, trong tác phẩm của mình, tác giả chỉ sử dụng phần nhiều VTTT thèm để diễn tả trạng thái tâm lý tự giác bất tự giác của nhân vật. Trong khi đó, các VTTT cùng tiểu lớp khác như: buồn, mót, mắc, thích, ham, ưa, ưng, mê, gần như không xuất hiện. g) Lớp VTTT biểu thị thái độ cố ý của chủ thể hành động: cố tình, cố ý, vờ, vờ vĩnh, giả vờ, giả bộ, giả cách, tỏ vẻ, ra vẻ, có vẻ, ra bộ (29) Đến đây, ông Ấm ngừng lại, có vẻ buồn rầu. (Cạm bẫy người, tr.475) (30) Thấy chúng tôi lạ mặt, người ấy có vẻ ngần ngại, chỉ đưa mắt hỏi ông Ấm chứ không nói gì. (Cạm bẫy người, tr.478) (31) Người trẻ tuổi kia lộ ngay cái vẻ sung sướng ra như đang có một gánh nặng trên vai mà đến lúc vừa hạ được nó xuống đất. (Cạm bẫy người, tr.478) (32) Làm ra bộ thua cay, nóng tiết, đang đánh một, hai, ba đồng ông Tham Ngọc rủ đánh gấp đôi. (Cạm bẫy người, tr.470) (33) Ông nửa quê nửa tỉnh ấy nói đến đấy, vênh vênh cái mặt, ra vẻ khinh đời. (Cạm bẫy người, tr.489) (34) Nói đại khái thế rồi, cả hai ra vẻ lấy làm hả lắm. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.506) Các VTTT có vẻ, ra vẻ, cái vẻ, ra bộ trong câu nói từ (29) đến (34) được Vũ Trọng Phụng sử dụng để miêu tả thái độ cố ý, dáng vẻ của chủ thể hành động. Tuy nhiên, ở mỗi cách sử dụng khác nhau, Vũ Trọng Phụng biểu thị thái độ nhận xét của mình đối với thái độ, dáng vẻ của nhân vật khác nhau. h) Lớp VTTT biểu thị nỗ lực của chủ thể hành động: ráng, cố, gắng, cố gắng, gượng, nín, nhịn, đánh bạo, đánh liều, (35) Xem xong bốn mắt gặp nhau, tôi cố nhịn cười. (Cạm bẫy người, tr.467) (36) Cụ Phán cố phân trần cho ra lẽ. (Cạm bẫy người, tr.469) - Lớp VTTT biểu thị sự tiếp thu, tiếp nhận của chủ thể hành động: bị, được, phải, chịu, (37) Phòng giấy của ông ở trên gác một tòa công sở thuộc quyền quan Đốc lý, tòa nhà mà người dân Hà thành phải tới ít ra mỗi năm cũng một lần, khi họ đến lúc phải lấy thuế thân. Muốn lên đấy, người ta phải đi qua phòng thuế chính ngạch, phòng phát môn bài, rồi trèo một cái thang gỗ lim. (Lục Xì, tr.16) (38) ái tình đang độ nồng nàn mà nàng phải vào lục xì thì chàng ở bên ngoài sẽ đau khổ hơn Kim Trọng. (Lục Xì, tr.88) (39) Vì bị khám phá ra là có bệnh, một chị em sẽ bị giam lại trong phúc đường, thiệt hại: không có việc làm, nghĩa là không có xu tiêu. (Lục Xì, tr.88)

44 40 Nguyễn Văn Điện, Nguyễn Văn Hiệp (40) Ông Đốc lý Virgitti, một vị quan cai trị bị coi là ít cảm tình với dân Nam hơn hết, vì dự án thuế cư trú, học phí, vân vân chỉ là một nạn nhân của cái điều ước Patenôtre 1884 lúc nào cũng cái điều ước ấy! (Lục Xì, tr.49) (41) Một điều đáng chú ý hết sức, là ông nào cũng tiếc cho cái bàn thờ ông vải của mình đã bị đạp đổ. (Lục Xì, tr.148) (42) Năm thầy đương bận việc lục giấy má: số gái kia là bọn có giấy đã trốn trong một thời hạn, nay đã người thì tự ý quay về với luật pháp, kẻ thì bị luật pháp cầm tay kéo về, một thầy được làm việc thư ký. (Lục Xì, tr.58) (43) Có phải thế không, như chúng ta đã thấy đó, vấn đề mại dâm, ở đây đã được nhà chuyên trách nghiên cứu kỹ lưỡng lắm. (Lục Xì, tr.152) (44) Lần thứ nhì tôi phải nhắc đến chuyện bắt đầu cầm giấy của chị. (Lục Xì, tr.159) (45) Đi đã mỏi, vẫn phải đi. (Cơm thầy cơm cô, tr.536) Bị, được, phải, là những VTTT biểu thị sự tiếp thụ, tiếp nhận của chủ thể hành động nhưng mỗi từ có mỗi sắc thái ý nghĩa khác nhau. Nếu như bị dùng để biểu thị sự tiếp nhận của chủ thể hành động một cách thụ động, mang sắc thái ý nghĩa tiêu cực thì được dùng để biểu thị sự tiếp thụ, tiếp nhận sự tình của chủ thể hành động ở sắc thái ý nghĩa ngược lại, theo hướng tích cực và đồng ý. Trong khi đó, VTTT phải được sử dụng để biểu thị sự tiếp thụ, tiếp nhận của chủ thể hành động đối với sự tình một cách khiên cưỡng, không mong muốn nhưng vẫn phải chấp nhận Nhóm vị từ biểu thị giả định hành động, trạng thái, tính chất, là không tồn tại, không có thật: toan, suýt, chực, hòng, Ví dụ: (46) Năm nghìn! Tôi đã kinh hoàng vì con số ấy. Tôi đã toan không tin Nhưng mà khi ông đốc lý Hà Thành tuyên bố cái con số những đàn bà làm đĩ trong tỉnh thành của ông sự tuyên bố ấy chẳng danh giá gì thì ông đã lấy con số ấy ở biên bản của một sở mà sở đó khiến ta có thể tin được là sở Liêm Phóng. (Lục Xì, tr.10) (47) Tôi lè lưỡi toan phát biểu một vài ý kiến, nhưng ông lục sự vội cắt nghĩa kỹ. (Một huyện ăn Tết, tr.551) Ở hai câu nói (46) và (47) đều biểu thị một sự tình chuẩn bị xảy ra nhưng lại không xảy ra, nhưng VTTT toan ở câu (46) và (47) lại ở hai chiều sắc thái ý nghĩa trái nghịch nhau. Hay nói cách khác, một bên sự tình xảy ra còn bên kia sự tình lại không xảy ra. Có thể khúc giải hai câu trên như sau: (48) Tôi đã toan không tin nhưng sau đó tôi lại tin (vì sự tình diễn ra dựa trên số liệu chắc chắn là lời tuyên bố của ông đốc lý Hà Thành, mà con số đó được lấy từ sở Liêm Phóng). (49) Tôi lè lưỡi toan phát biểu nhưng sau đó tôi không được phát biểu (vì ông lục sự vội cắt nghĩa kỹ). Qua đó ta thấy rằng, VTTT toan được sử dụng để biểu thị một dự định chủ thể hành động về một sự tình và sự tình đó diễn ra trái với dự định của chủ thể hành động. Vì thế, vấn đề ở đây là sự tình diễn ra trái với dự định của chủ thể hành động chứ không nằm ở sắc thái ý nghĩa nội dung mệnh đề. Thực ra mà nói, VTTT toan được người miền Bắc sử dụng rộng rãi để thể hiện tình huống giả định nào đó, trong khi người miền Nam (kể từ Trung Trung Bộ trở vào) lại rất ít sử dụng từ này. Ở miền Nam, để thực hiện tình huống giả định, người ta sử dụng từ định thay cho từ toan của người miền Bắc với giống y nguyên sắc thái ý nghĩa. Ví dụ ta xét hai ví dụ sau sẽ thấy: + VD1: Anh xin xé giấy cho Thiên Kim để định ăn ở như vợ chồng với Thiên Kim, cũng như trăm ngàn binh lính khác với trăm nghìn đàn bà bản xứ khác, thế thôi, chứ đến chuyện làm phép cưới tại tòa Đốc lý là điều rất cau nệ, thì anh chưa có thể quyết định ngay được. (Lục Xì, tr.190) + VD2: - Sao anh không nhảy xuống cứu cô ấy? - Tôi định nhảy xuống sông cứu cô ấy nhưng lúc đó có một chiếc ca nô của cảnh sát chạy đến. Xét cả hai đoạn hội thoại trên ta thấy rằng, VTTT định được sử dụng giống từ toan của người miền Bắc. Tuy nhiên, từ định còn được người miền Nam sử dụng cho những dự định trong tương lai, và dự định ấy có thể xảy ra hay không tùy thuộc vào hoàn cảnh, ngữ cảnh giao tiếp (ví dụ: Tôi định viết một bài báo để nói về cải cách giáo dục) Nhóm VTTT biểu thị sự mong muốn của chủ thể hành động, như: muốn, mong, ước, ngại, lo, dự tính, dự định, quyết, định bụng, Ví dụ: (50) Tôi muốn gọi vài ả để hỏi một đôi câu chuyện. Bà giám thị của phúc đường, nói bằng tiếng Pháp, vội ngăn. (Lục Xì, tr.74) (51) Tôi muốn biết những cảm tưởng của người đàn bà khi mới bắt đầu làm đệ tử chính thức của thần Bạch My. (Lục Xì, tr.170) (52) Lấy tư cách nhà ngôn luận, chúng tôi muốn được phép vào nhà lục xì để viết một thiên phóng sự. (Lục Xì, tr.19) (53) Tôi đã muốn bất bình! (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.508) (54) Tôi cũng muốn kiếm lời khen ngợi, song bà Đội nói trước mất. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr. 514) Xét các câu nói trên ta thấy, nhóm VTTT này không giả định hành động, trạng thái, tính chất, mà vị từ bổ ngữ của chúng biểu thị là tồn tại hay không tồn tại của sự tình. Việc tôi muốn (mong ), chúng tôi muốn (mong ) không giả định là có thực hiện được hay không vì sự tình được muốn (mong, ) không thuộc sự quyết định của chủ thể hành động mà nó phụ thuộc vào sự quyết định của đối tượng hành động. Ở điểm này, ta cần phân biệt VTTT muốn, với VTTT biểu thị sự ước đoán, suy đoán của chủ thể hành động (như: muốn chừng, muốn như ). Mặc dù cũng là VTTT nhưng khi kết hợp với phó từ chừng, như, thì chúng cho nghĩa tình thái khác. Ví dụ: (55) Những người ấy muốn chừng phải đợi lâu lắm. (Lục Xì, tr.17) (56) Nụ cười vẫn thường lộ trên cặp môi đỏ tựa thoa son, anh Vân bỗng ủ dột, muốn như có vẻ chán đời. (Cạm bẫy người, tr.465) VTTT muốn chừng, muốn như ở hai câu nói (55) và (56) đều thể hiện sự ước đoán, suy đoán, suy luận của

45 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) chủ thể hành động ngôn từ chứ không hề biểu thị sự tồn tại hay không tồn tại của sự tình như trường hợp ở câu (50), (51), (52), (53), (54). Việc phân biệt này là rất cần thiết trong phân tích tình thái trong tiếng Việt Nhóm VTTT biểu thị sự khuyên răn, khuyến cáo, bắt buộc, cấm đoán, được phép, miễn trừ: hãy, nên, không nên, chớ, chớ dại, đừng, đừng nên (57) Nếu ông có việc ra tòa hay về phố Julieu Blance thì ông cứ đi thẳng cho nghiêm chỉnh, đừng có trông ngang trông ngửa. (Lục Xì, tr.83) (58) Chớ có trêu vào đệ tử của thần Bạch My mà sẽ xấu hổ với họ. (Lục Xì, tr.84) (59) Đến đây, ta nên để ý đến sự phê phán của bác sĩ Le Roy des Barres để mà hổ thẹn một chút cho cái xã hội Việt Nam ta. (Lục Xì, tr.125) (60) Nhưng thôi, đến đây ta hãy nghe bác sĩ Coppin nói đây: (Lục Xì, tr.128) Khi sử dụng nhóm VTTT này, ngoài nội dung mệnh đề ra, Vũ Trọng Phụng còn khuyên răn, khuyến cáo, cảnh báo người khác về sự tình nào đó bằng các nhóm vị từ: nên, hãy, đừng, chớ, Qua khảo sát trong các phóng sự của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi thấy tác giả còn sử dụng VTTT cứ để thể hiện sự khuyên răn, khuyến cáo, bắt buộc tương tự như vị từ tình thái nên, hãy. Ví dụ: + Ta cứ việc tin ở tiểu thuyết mà lãng mạn một chút đi, thế rồi ái tình sẽ gánh vác hết mọi việc trong cuộc đời ta, làm hỏng đời ta. (Lục Xì, tr.71) + Các ngài cứ tưởng tượng ra một cái linh hồn gái quê đần độn ở một cái xác thịt gái thanh lâu, bên trong những y phục tồi tàn và rẻ tiền, thì đủ hiểu. (Lục Xì, tr.157) + Ta cứ coi tin này đủ hiểu rằng chính phủ Pháp nay mai sẽ có một chính sách mới: dự án Sellier. (Lục Xì, tr.200) Nếu chúng ta thử thay đổi VTTT cứ bằng các VTTT hãy/nên thì chúng cũng cho nghĩa như nhau Quán ngữ tình thái biểu thị sự ước đoán, suy đoán, suy luận: độ, độ chừng, có thể, hình như, muốn chừng, muốn như, có lẽ, ý chừng, tưởng, tưởng chừng, thiết tưởng, (61) Hình như nhà nước đặt nó ở phố Hàng Cân. (Lục Xì, tr.27) (62) Từ khi người ta sống với nhau thành xã hội, có lẽ trừ thời cổ đại, nhân loại cũng đau đớn ê chề về nạn mại dâm. (63) Độ chừng năm nghìn đĩ lậu mà chỉ có một viên thanh tra người Pháp chỉ huy năm hay sáu thầy đội con gái. (Lục Xì, tr.44) (64) Bọn gái thanh lâu của chúng ta vẫn có tính cả thẹn, mặc lòng cái nghề của họ là mỗi đêm phải đem cái tính cả thẹn ấy hy sinh đi độ mười lần. (Lục Xì, tr.84) (65) Một thị khác, ý chừng cho lời nói chỉ là câu mỉa mai châm chọc, nói kéo rõ dài cái mồm. (Lục Xì, tr.106) (66) Nếu nghề báo chỉ là một nghề nói xấu thì tôi tưởng những người để tâm làm cải cách xã hội, nhà lập pháp, nhà chánh trị, ai cũng là đi nói xấu cả. (Lục Xì, tr.108) (67) Thị Lành có lẽ vốn vì hư hỏng và lười biếng mà bước vào nghề mại dâm. (Lục Xì, tr.160). (68) Thiết tưởng một phạm nhân can tội giết người mà được trạng sư cãi trắng án cũng vị tất đã có lòng kính phục, ngưỡng mộ, nhớ ơn ông thày cãi của mình như cụ Phán của tôi kính phục, ngưỡng mộ, nhớ ơn ông trạng sư của tài bàn, tổ tôm. (Cạm bẫy người, tr.475) (69) Tưởng chỉ có cái kế cuối cùng là sự hẹn lần vậy. (Cạm bẫy người, tr.477) (70) Phái đàn ông chúng ta, không ai lại có thể đỗ cử nhân trước, rồi đỗ thành chung sau, rồi đỗ sơ học sau cùng. Nhưng công danh người đàn bà đi lấy Tây có thể ví như thế được đấy. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.496) (71) Vì rằng một người đàn bà hết nước mắt có thể gọi là con quái vật được. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.497) Các quán ngữ tình thái nói trên được Vũ Trọng Phụng sử dụng trong phóng sự của mình nó vừa góp phần làm rõ nội dung mệnh đề vừa tỏ thái độ nhận xét, suy đoán, phỏng đoán, ước lượng, của tác giả đối với sự tình Các vị từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề: tôi e rằng, tôi sợ rằng, tôi nghĩ rằng, tôi lấy làm lạ (72) Nhưng mà tôi biết rõ rằng, câu đủ tư cách nuôi nổi có ngụ nhiều ý nghĩa lắm. (Lục Xì, tr.186) (73) Cũng như tôi lấy làm lạ rằng đi tuần là một phận sự khó nhọc vậy mà người ta ham mê bổn phận đến bậc phải đút lót để gánh vác lấy sự vất vả vào thân xác cho chóng. (Một huyện ăn Tết, tr.548) 2.8. Các vị từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn hành (với những điều kiện về ngôi, về chỉ tố thời, ) như: ra lệnh, van, xin, đề nghị, yêu cầu, (74) Năm nghìn! Tôi đã kinh hoàng vì con số ấy. Tôi đã toan không tin Nhưng mà khi ông đốc lý Hà Thành tuyên bố cái con số những đàn bà làm đĩ trong tỉnh thành của ông sự tuyên bố ấy chẳng danh giá gì thì ông đã lấy con số ấy ở biên bản của một sở mà sở đó khiến ta có thể tin được là sở Liêm Phóng. (Lục Xì, tr.10) (75) Nhưng muốn biết cho kỹ thì đây, ta hãy nghe lời tuyên bố của bác sĩ Joyeux. (Lục Xì, tr.145) (76) Hội Phục hưng luân lý của công chúng Pháp đã tuyên ngôn rằng (Lục Xì, tr.201) (77) Tóm lại, đó là tuyên ngôn rằng nước mình đã giầu mạnh, đã cực kỳ văn minh. (Lục Xì, tr.204) Các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp đặc ngữ tương đương: à, ư, nhỉ, nhé, thôi, chứ, đi, mất, thật, đây, đấy, cũng nên, lại còn, thì chết, (78) Cái cửa nhà lục xì vậy mà đã mở thật. (Lục Xì, tr.46) (79) Thật là đúng thật. (Lục Xì, tr.100) (80) Ừ, muốn làm hại ai thì phải có đủ thời gian đã chứ? (Lục Xì, tr.60) (81) Hai cái bánh đúc nó cặp môi giầy nó hai mắt nhỏ tí nó chao ôi, khó nói quá đi mất! (Lục Xì, tr.157) (82) Như công danh người đàn bà đi lấy Tây có thể ví như thế được đấy. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.496)

46 42 Nguyễn Văn Điện, Nguyễn Văn Hiệp Đối với các tiểu từ tình thái cuối câu, có hiện tượng qua quá trình ngữ pháp hóa, một số vị từ ngôn liệu đã phát triển ngữ nghĩa và thay đổi cách ứng xử ngữ pháp, trở thành tiểu từ tình thái, biểu thị sự thừa nhận, sự khẳng định, sự đánh giá, của người nói đối với sự tình được nói đến trong câu. Ví dụ, ở câu (78), thông qua tiểu từ tình thái cuối câu thật đã biểu thị sự thừa nhận, sự khẳng định của người nói đối với sự tình được nói đến trong câu, giả định trong thế xung đột với một suy nghĩ trái ngược nào đó từ phía người nghe hoặc với một điều suy nghĩ trái ngược của người nói trước đó. Ngoài ra, qua đó, Vũ Trọng Phụng còn tỏ thái độ bất ngờ khi sự chờ đợi, mong đợi, nghĩ là không xảy ra nhưng cuối cùng lại đã xảy ra. 3. Mấy vấn đề về tiểu từ tình thái "lắm" Trong số các tiểu từ tình thái cuối câu, chúng tôi nhận thấy rằng, Vũ Trọng Phụng đã sử dụng rất nhiều vị từ lắm và vị từ này thường nằm vào cuối câu. Xét ở góc độ nào đó, vị từ lắm nằm sau động từ và nó có vai trò như một phụ từ, bổ ngữ cho vị từ đứng trước nó, thể hiện mức độ đánh giá của người nói đối với nội dung mệnh đề được nói ra trong câu. Ví dụ: (83) Cái vẻ học trò của người đệ đơn, những lời trần tình qua giọng đau đớn, sự cắt nghĩa rành mạch mọi trường hợp của người đàn bà có thể bị bắt oan, khiến ông Nguyễn Huy Quỳnh bận tâm lắm. (Lục Xì, tr ) (84) Nhưng mà tôi biết rõ rằng, câu đủ tư cách nuôi nổi có ngụ nhiều ý nghĩa lắm. (Lục Xì, 186) (85) Người lính này ở đạo binh thứ 9, Hà Nội còn trẻ lắm. (Lục Xì, tr.188) (86) Ông Tham Ngọc của anh Vân ăn nói ôn tồn, đóng cái vai kịch của mình một cách thạo lắm. (Cạm bẫy người, tr.468) Ở tất cả các phụ từ lắm ở các câu nói trên đều nhằm bổ ngữ cho vị từ đứng trước nó, tuy nhiên, do xuất hiện với tần số khá cao ở vị trí cuối cấu, áp lực hệ thống đã khiến nó có vai trò như một tiểu từ tình thái cuối câu, biểu thị thái độ, nhận xét của người nói đối với tính cùng cực, tính tới hạn (critical) của sự tình để tạo thành một tổ hợp đặc ngữ tương đương: bận tâm lắm, ý nghĩa lắm, trẻ lắm, thạo lắm Vị từ "lắm" với tư cách là tiểu từ tình thái Trong quá trình khảo sát các PTBTTT trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi nhận thấy tiểu từ lắm được tác giả sử dụng rất nhiều, đặc biệt là ở cuối câu hoặc kết hợp với một tiểu từ tình thái cuối câu. Trong đó phải kể đến như: (87) Lúc ấy cũng khuya lắm rồi. (Cơm thầy cơm cô, tr.517) (88) Sự thực, họ đã chán những cái tân thời ấy lắm. (Lục Xì, tr.111) (89) Dạ, bẩm chắc chắn lắm ạ! (Lục Xì, tr.155) (90) Ờ ờ! Rõ khéo khỉ lắm nữa. (Lục Xì, tr.156) (91) Vả lại, dẫu sao thế cũng được lắm rồi. (Lục Xì, tr.157) (92) À! Được lắm! (Lục Xì, tr.159) (93) Phải lắm. Đi trốn thì bị bắt, dẫu rằng trốn đã mười năm hay năm năm. (Lục Xì, tr.172) (94) Nhưng họ cũng nhiều khi quá lắm. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.497) (95) Phải, cũng có nhiều anh trung hậu lắm chứ. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.497) (96) Ông nói phải lắm. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.500) (97) Bà cụ lo thế là phải lắm chứ. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.501) (98) Nói đại khái thế rồi, cả hai me ra vẻ lấy làm hả lắm. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.506) Ban đầu, chúng tôi nghĩ đó chỉ là phụ từ chỉ mức độ, song sự xuất hiện dày đặc của chúng làm chúng tôi để ý và thử đi vào nghiên cứu xem nó có phải là tiểu từ tình thái cuối câu hay chỉ là phụ từ chỉ mức độ kết hợp với tiểu từ tình thái cuối câu. Qua sàng lọc và đối chiếu, chúng tôi thấy rằng trong nhiều trường hợp, lắm có thể được xem là một tiểu từ tình thái cuối câu. Tuy nhiên, gần như tiểu từ lắm không thể đứng độc lập mà phải kết hợp với một tiểu từ tình thái khác và nó phải đứng sau các tiểu từ tình thái mà nó kết hợp. Trong khi đó, nếu lắm đứng trước tiểu từ tình thái cuối câu thì nó có khi là tiểu từ tình thái nhưng cũng có khi chỉ đơn thuần là phụ từ chỉ mức độ (trường hợp này theo tác giả Nguyễn Văn Hiệp có thể thuyết giải là từ đồng âm hoặc từ đa nghĩa mà thôi). Mở rộng phạm vi khảo sát ra ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, chúng tôi nhận thấy lắm còn được kết hợp và đứng sau với tiểu từ tình thái rồi. Ví dụ: (99) Dễ nó yêu anh ta rồi lắm? Có một điều thú vị là khi chúng tôi thử đảo vị trí của lắm trong kết hợp với tiểu từ tình thái thì nó biểu thị ý nghĩa sắc thái khác nhau. Ở một số trường hợp chuyển từ câu khẳng định sang nghi vấn hoặc ngược lại nhằm nhấn mạnh hay giảm nhẹ sự tình, thì vị trí của lắm cũng phải thay đổi theo hướng mới tương thích với nội dung. Ví dụ: (98 ) Hình như, sự thực, họ đã chán những cái tân thời lắm ấy?. (99 ) Nó yêu anh ta rồi lắm. Tuy nhiên, nếu chuyển về vị trí như câu (98 ) thì lắm lại có vai trò như một phụ từ chỉ mức độ mà chúng tôi đã đề cập ở phía trên. Xét về nghĩa, chúng ta có thể biết được lắm là phụ từ chỉ mức độ hay là tiểu từ tình thái. Nếu lắm nằm trong câu, biểu thị sắc thái ý nghĩa chỉ mức độ nhiều thì nó là phụ từ, như câu: (87), (99), (90), (95) nhưng trong một số câu như câu (99 ), lắm lại không mang biểu thị ý nghĩa mức độ nhiều. Vậy phải chăng lắm ở những câu sau đây là tiểu từ tình thái? Ví dụ: (100) À! Được lắm! (Lục Xì, tr.159) (101) Phải lắm. Đi trốn thì bị bắt, dẫu rằng trốn đã mười năm hay năm năm. (Lục Xì, tr.172) (102) Nhưng họ cũng nhiều khi quá lắm. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.497) (103) Ông nói phải lắm. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.500) (104) Bà cụ lo thế là phải lắm chứ. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.501) Phân tích về mặt ngữ nghĩa của tiểu từ lắm, ta thấy rằng, tất cả tiểu từ lắm trong các câu (100), (101), (102),

47 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) (103) và (104) không chỉ thể hiện mức độ mà còn bổ ngữ cho vị từ hoặc tiểu từ tình thái đứng trước nó nhằm mục đích cam kết và nhấn mạnh một sự tình được nhắc đến trong câu. Ví dụ: (105) Phải lắm. Đi trốn thì bị bắt, dẫu rằng trốn đã mười năm hay năm năm. (Lục Xì, tr.172) + hoặc bày tỏ thái độ đánh giá về một sự tình. Ví dụ: (106) Nhưng họ cũng nhiều khi quá lắm. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.497) + hoặc vừa cam kết về sự tình vừa biểu thị thái độ nhận xét, đánh giá của người nói về sự tình được nói đến. Ví dụ: (107) Ông nói phải lắm. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.500) (108) Bà cụ lo thế là phải lắm chứ. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.501) Ta có thể khúc giải: (107 ) Ông nói điều đó là đúng, tôi đồng ý với ông về điều đó. (108 ) Bà cụ lo thế là đúng, tôi đồng ý với cách làm của bà ta. Từ đó, ta có thể thấy rằng, tiểu từ tình thái lắm chứa nội dung tình thái, đó là một sự đánh giá, nhận xét, cam kết, của người nói đến với người nghe Khả năng kết hợp của tiểu từ tình thái "lắm" - Vị trí của tiểu từ lắm: Là một tiểu từ tình thái, lắm có thể đứng ở cuối câu (vế câu), có thể đứng trước tiểu từ tình thái cuối câu và luôn đứng sau vị từ và bổ ngữ cho vị từ ấy. Ví dụ: (109) Ông nói phải lắm. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.500) (110) Bà cụ lo thế là phải lắm chứ. (Kỹ nghệ lấy Tây, tr.501) Ở câu (109), tiểu từ lắm nằm ở cuối câu, đứng sau vị từ phải và bổ nghĩa cho vị từ đó. Trong khi đó, ở câu (110), tiểu từ lắm đứng trước tiểu từ tình thái chứ (cuối câu) và đứng sau vị từ phải, đồng thời vừa bổ nghĩa cho vị từ phải vừa tăng thêm sắc tố nghĩa cho tiểu từ tình thái cuối câu. - Khả năng kết hợp của tiểu từ lắm với các yếu tố tình thái khác trong câu: Cũng như các tiểu từ tình thái cuối câu khác (rồi, đấy, đây, thật, mất, ), tiểu từ lắm cũng có khả năng kết hợp với các tiểu từ tình thái cuối câu, cũng có khi đóng vai trò là một tiểu từ tình thái cuối câu, có khi là tiểu từ tình thái bổ nghĩa cho tiểu từ tình thái cuối câu (đứng sau nó) và vị từ (đứng trước nó). Xét ở nhiều khía cạnh, tiểu từ lắm hoạt động giống như các tiểu từ tình thái khác. 4. Vai trò của các PTBTTT trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong sáng tác tác phẩm văn chương, tác phẩm báo chí (trong đó có thể loại phóng sự), PTBTTT đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt, đối với một cây bút trào phúng như Vũ Trọng Phụng, sự trào phúng, châm biếm và nhạo đời không chỉ được thể hiện qua nội dung mệnh đề mà nó còn được tác giả khéo léo truyền đạt đến độc giả thông qua các PTBTTT. Và, qua cách sử dụng các PTBTTT trong tác phẩm của mình, Vũ Trọng Phụng đã hình thành nên một phong cách riêng, đặc biệt tạo nên cái tôi một cách rõ nét. Và chính cái tôi ấy tạo nên phong cách của Vũ Trọng Phụng. Có thể khái quát vai trò của các PTBTTT trong phóng sự Vũ Trọng Phụng như sau: - Thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường của Vũ Trọng Phụng đối với nội dung thông báo. Khi Vũ Trọng Phụng thuật lại sự tình, không chỉ đơn thuần muốn truyền đến độc giả nội dung sự tình thông qua nội dung mệnh đề, mà thông qua các PTBTTT, tác giả đã bày tỏ sự đánh giá, thái độ và lập trường của mình. Qua đó, ngoài nội dung mệnh đề được thể hiện, độc giả còn hiểu được thái độ của tác giả về sự tình đó như thế nào. Hay nói cách khác, việc sử dụng PTBTTT trong câu nói, người nói đánh giá nội dung thông báo về độ tin cậy, về tính hợp pháp của hành động, xem nó là điều tích cực (mong muốn) hay tiêu cực (không mong muốn), là điều bất ngờ, ngoài chờ đợi hay bình thường, đánh giá về tính khả năng, tính hiện thực của điều được thông báo Ví dụ: (111) Ba chúng tôi vừa bật cười ầm lên bỗng phải hãm ngay luồng điện khoái lạc ấy lập tức. (Cạm bẫy người, tr.481) Xét câu nói (111) ta thấy rằng, muốn thể hiện sự nhanh và bất ngờ ( lập tức ) của sự tình, Vũ Trọng Phụng đã sử dụng vị từ tình thái bật và bỗng để diễn tả. Chính nhờ hai vị từ tình thái bật và bỗng đó, độc giả hoàn toàn có thể tưởng tượng ra sự bất ngờ của sự tình mà nội dung mệnh đề không thể diễn tả hết được. - Thể hiện mục đích phát ngôn của người nói như: hỏi, ra lệnh, yêu cầu, xác nhận, bác bỏ, thề, khuyên, mời... Khi trình bày một câu nói, tác giả sử dụng các PTBTTT nhằm thể hiện mục đích phát ngôn của mình. Có thể, với nội dung mệnh đề là một câu hỏi nhưng thực chất đó là một lời cầu khiến; cũng có khi thực hiện một hành động hỏi nhưng thực chất người nói muốn khẳng định lại một sự tình nào đó mang tính ngạc nhiên, bất ngờ. Ví dụ: (112) Thì ra trong làng mại dâm mà cũng có kẻ chủ trương nghệ thuật vị nghệ thuật. (Lục Xì, tr.11) Xét câu nói (112) ta thấy rằng, bằng việc sử dụng liên từ tình thái thì ra, Vũ Trọng Phụng không chỉ dừng lại ở việc thông báo nội dung mệnh đề là trong làng mại dâm cũng có kẻ chủ trương nghệ thuật vị nghệ thuật mà còn nhằm mục đích khẳng định một việc vô lí nhưng đang xảy ra với một thái độ cười nhạo, châm biếm. Mặc dù nội dung mệnh đề không hề thể hiện thái độ của Vũ Trọng Phụng nhưng người đọc sẽ hiểu được thái độ châm biếm, cười nhạo của tác giả thông qua việc sử dụng liên từ tình thái nói trên. - Góp phần tạo nên phong cách của tác giả trong phóng sự. Suy cho cùng, việc sử dụng các PTBTTT của mỗi người khác nhau sẽ tạo nên hiệu quả của câu nói khác nhau, đồng thời cũng thể hiện tính cách khác nhau của mỗi người. Trong phóng sự cũng vậy, việc sử dụng các PTBTTT đã góp phần tạo nên cái tôi của tác giả, và cái tôi đó xây dựng nên phong cách của tác giả. Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là ông vua phóng sự Bắc Kỳ với lối viết trào phúng, mà đã viết trào phúng thì nhất thiết phải sử dụng các thủ pháp nghệ thuật, trong đó có PTBTTT, để gây cười, để

48 44 Nguyễn Văn Điện, Nguyễn Văn Hiệp phản ánh xã hội một cách sâu sắc Việc sử dụng các PTBTTT một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong phát ngôn. 5. Kết luận Qua việc dựa trên các luận điểm lí thuyết của các tác giả Cao Xuân Hạo, Nguyễn Văn Hiệp, Bùi Trọng Ngoãn để khảo sát các PTBTTT trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi thấy rằng, Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn, nhà báo sử dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt các PTBTTT. Dường như, tất cả các PTBTTT trong tiếng Việt đều có mặt trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Không những thế, qua quá trình khảo sát, chúng tôi còn phát hiện một số PTBTTT mới mà các nhà nghiên cứu đi trước chưa đề cập, trong đó có tiểu từ tình thái cuối câu lắm và hàng loạt liên từ biểu thị tình thái như: thì ra, huống chi, thật vậy, thật ra, để rồi, đã vậy, thế rồi, thế là, rồi thì, thôi thì Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, ngoài các VTTT hãy, nên, đừng, chớ, thể hiện ý nghĩa khuyên răn, khuyến cáo còn có VTTT cứ. VTTT cứ được sử dụng trong câu mang nghĩa khuyên răn, khuyến cáo người nghe tương tự như hãy, nên, TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Diệp Quang Ban (2010), Từ điển Thuật ngữ ngôn ngữ học, NXBGD. [2] Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt (tập 2), NXBGD. [3] Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu trúc của văn bản, NXBGD. [4] Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, (tập 2) - Ngữ dụng học, NXBGD. [5] Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán (2011), Đại cương Ngôn ngữ học, (tập 1), NXBGD. [6] Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, NXBGD. [7] Nguyễn Thiện Giáp (2009), Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [8] Nguyễn Thiện Giáp (2010), 777 khái niệm ngôn ngữ học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. [9] Cao Xuân Hạo (Chủ biên), Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tươm (1992), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (quyển 1) - Câu trong tiếng Việt: Cấu trúc-chức năng-công dụng, NXBGD. [10] Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, NXBGD. [11] Nguyễn Văn Hiệp, Vũ Đức Nghiệu (2009), Dẫn luận Ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [12] Bùi Trọng Ngoãn (2004), Khảo sát các động từ tình thái trong tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn. [13] Hoàng Phê (chủ biên) - (2007), Từ điển tiếng Việt, Vietlex và NXB. [14] Lý Toàn Thắng (2003), Lí thuyết trật tự từ trong cú pháp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [15] John Lyons (2005), Ngữ nghĩa học dẫn luận, Nguyễn Văn Hiệp dịch, NXBGD. [16] V.S. Panfilov (2008), Cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt, Nguyễn Thủy Minh dịch, NXBGD. [17] Mak Halliday (2004), Dẫn luận ngữ pháp chức năng, Hoàng Văn Vân dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. (BBT nhận bài: 14/4/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 26/4/2017)

49 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) CHÍNH SÁCH XOAY TRỤC CỦA MỸ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN LỢI ÍCH CHIẾN LƯỢC Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TRONG QUAN HỆ MỸ - TRUNG US PIVOT AND IMPACT OF THIS PIVOT ON STRATEGY BENEFITS IN THE SOUTHEAST ASIA IN THE US CHINA RELATIONSHIP Trương Công Vĩnh Khanh Trường Đại học Đồng Tháp; vinhkhanhdhdt@gmail.com Tóm tắt - Kể từ khi Mỹ thực thi chính sách xoay trục sang châu Á, quan hệ Mỹ - Trung cũng bước sang một chương mới, tồn tại những tiềm ẩn cạnh tranh chiến lược do hai bên tạo ra ở khu vực Đông Nam Á. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chính sách xoay trục của Mỹ được ví như đòn bẩy chiến lược cân bằng quan hệ Mỹ - Trung ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Trong suốt 8 năm dưới hai nhiệm kì của Tổng thống Barack Obama, thực tế đã chứng minh rằng Mỹ vẫn chưa thể hiện hết vai trò thiết lập luật chơi của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Do đó, việc nghiên cứu chính sách này sẽ góp phần đưa ra các quan điểm nhận thức đúng về bản chất của mối quan hệ Mỹ - Trung ở khu vực Đông Nam Á dưới các tác động khách quan lẫn chủ quan mà Mỹ tạo ra trong hai nhiệm kì lãnh đạo của Tổng thống Barack Obama. Từ khóa - Mỹ; Trung Quốc; chính sách xoay trục; khu vực; Đông Nam Á. Abstract - Of the paper s. Since the United States has embarked on its pivot to Asia, US-China relations have also entered a new chapter, with the potential for strategic competition in Southeast Asia. Many researchers think that the US spin-off policy is a strategic lever for balancing US-China relations in the Asia- Pacific region, particularly in Southeast Asia. During eight years under President Barack Obama's two terms, there is a fact that the United States has not yet fully embraced the role of the US rules of the game in Southeast Asia. Therefore, this policy research will contribute to the correct understanding of the nature of US-China relations in Southeast Asia under the objective and subjective effects that the United States created in two-term leadership of President Barack Obama. Key words - US; China; US pivot; area; Southeast Asia. 1. Đặt vấn đề Khu vực Đông Nam Á (ĐNA) được xem là khu vực có vị trí địa chiến lược đặc biệt quan trọng trong chính sách đối ngoại của các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ. Việc Mỹ thực hiện chính sách hướng sang khu vực châu Á, đặc biệt là khu vực ĐNA dưới thời Tổng thống Barack Obama trong bối cảnh Trung Quốc đang từng bước gia tăng sức mạnh để trở thành cường quốc trên Biển Đông đã tạo ra các quan điểm trái chiều về hiệu quả của nó mang lại. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Mỹ quay sang châu Á tạo ra sức mạnh đối trọng với Trung Quốc trên các phương diện. Một số quan điểm lại cho rằng, chính sách đối ngoại thông minh và linh hoạt của Obama chưa tạo được các hiệu ứng tích cực trong việc xây dựng các giá trị bản sắc Mỹ ở khu vực. Hiện nay, cho dù chính sách xoay trục không còn được thực thi, tuy nhiên, không đồng nghĩa với việc giá trị và sức mạnh Mỹ giảm sút ở khu vực này. Từ góc độ nghiên cứu chính sách xoay trục của Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama, bài viết làm rõ bối cảnh xuất hiện, mục tiêu và những tác động của chính sách này đến lợi ích chiến lược ở khu vực ĐNA trong quan hệ Mỹ - Trung giai đoạn hiện nay, từ đó đưa ra các dự báo về tác dụng và hiệu quả của chính sách này. 2. Nội dung 2.1. Bối cảnh xuất hiện chính sách xoay trục của Mỹ Trước khi xuất hiện chính sách xoay trục, tình hình thế giới cũng như nước Mỹ đặt trong một viễn cảnh không mấy tươi sáng. Thứ nhất, tác động của dư chấn cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã gây tổn thất không nhỏ đến kinh tế Mỹ. Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ đã giảm liên tục từ năm Năm 2007, GDP của Mỹ chiếm 27% GDP của thế giới; năm 2008 là 25%; năm 2009 là 23%. Kinh tế suy yếu, chưa kể việc Mỹ thực hiện nhiều hành động đơn phương (nhất là thời kỳ chính quyền G.W.Bush) đã trực tiếp dính líu đến cuộc chiến ở Afghanistan gây nên sự tổn hại về uy tín cũng như sức mạnh của Mỹ trên trường quốc tế. Các nhà phân tích cho rằng, cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ đang lún sâu, cho thấy Mỹ cần thay đổi chính sách đối ngoại mới nhằm tháo gỡ các vướng mắc chính quyền Washington đang mắc phải. Thứ hai, chính sách đối ngoại và học thuyết G.W.Bush (Bush Doctrine) sau sự kiện ngày 11/9 chưa tìm ra phương thức để biến nước Mỹ thành siêu cường, có khả năng thiết lập trật tự thế giới mới. Học thuyết G.W.Bush với 4 trụ cột: bành trướng dân chủ, chủ nghĩa đơn phương, quyền bá chủ của người Mỹ, đe dọa và chiến tranh ngăn chặn. Các trụ cột mà chính quyền Bush đã cố gắng thiết lập không mang lại những điều tốt đẹp. Thứ ba, tác động của việc Mỹ dính líu trực tiếp đến cuộc chiến chống khủng bố đã đặt nước Mỹ vào nguy cơ mất an toàn khi Mỹ thực hiện chính sách can dự và bành trướng của mình ở khu vực Trung Đông. Người Mỹ cho rằng trong 8 năm dưới triều đại G.W.Bush, nước Mỹ khởi sự và sau đó bị sa lầy vào 2 cuộc chiến tranh vô cùng tốn kém; nợ nần quốc gia tăng chóng mặt; nền kinh tế Mỹ đạt mức tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp và rõ ràng đang rơi vào suy thoái. Điều khủng khiếp nhất là sự suy sụp của nền tài chính Mỹ, trước hết là do sự yếu kém trong điều tiết vĩ mô của Nhà trắng, đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong lịch sử nhân loại, đang làm cả thế giới điêu đứng. Ở khu vực châu Á Thái Bình Dương (CA-TBD), đặc biệt là khu vực ĐNA, nền kinh tế vẫn tiếp tục tỏa sáng mặc

50 46 Trương Công Vĩnh Khanh dù tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu tương đối lớn. Tuy nhiên sự năng động của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, ASEAN đã và đang thách thức chính quyền Washington cần thay đổi tư duy trong chính sách đôi ngoại ở khu vực châu Á. Các nhà kinh tế phương Tây dự đoán rằng khu vực CA-TBD là cỗ máy chính của nền kinh tế toàn cầu. Nắm được khu vực này là nắm được sự thống trị kinh tế toàn cầu. Đối với khu vực ĐNA, nhìn từ góc độ địa - chính trị, khu vực này có vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trong cuộc chạy đua Mỹ - Trung, vì đây là địa bàn mà Trung Quốc sử dụng để vươn ra thế giới, là nơi thể hiện rõ nét nhất cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc. Chính vì vậy, ĐNA đang đóng vai trò trung tâm trong việc duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy liên kết kinh tế của khu vực CA- TBD. Trong chuyến công du châu Á đầu tiên trong nhiệm kì thứ hai của Tổng thống Obama, ông xem ĐNA là điểm kết nối và thực thi chính sách xoay trục của mình. Trước khi Mỹ thực hiện chính sách xoay trục sang châu Á, tình hình quốc tế và khu vực có những tác động làm thay đổi sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ. Dưới các tác động khách quan lẫn chủ quan như trên, lợi ích cốt lõi của Mỹ trước kia ở châu Âu sẽ được Mỹ chuyển sang châu Á trên các phương diện kinh tế, chính trị, quân sự. Do đó, ngay khi lên nắm quyền, Tổng thống Barack Obama đã thúc đẩy nhanh chiến lược quay trở lại ĐNA thông qua chính sách ngoại giao thông minh và linh hoạt. Chính sách đó đã được Washington tập trung điều chỉnh từ chính sách coi nhẹ châu Á của chính quyền Bush sang chính sách can dự sâu vào các công việc của khu vực, nhằm tăng cường củng cố vị thế của Mỹ trên trường quốc tế cũng như khẳng định sức mạnh siêu cường của Mỹ. Chính sách xoay trục có thể được hiểu đó là việc Mỹ chuyển trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ từ khu vực châu Âu sang khu vực châu Á, nó được cụ thể bằng việc gia tăng mức độ quan tâm của chính quyền Mỹ đối với khu vực CA-TBD, đặc biệt là khu vực ĐNA. Sự quan tâm này được thể hiện một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự. Tác động rõ nét của chính sách xoay trục này là thực hiện quá trình cắt giảm đáng kể các lực lượng quân sự ở châu Âu, tăng cường kiểm soát và tích cực can dự vào khu vực CA-TBD, trong đó có khu vực ĐNA. Trong bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton tại Trung tâm Đông Tây ở Hawaii đã khẳng định: Tương lai của Mỹ gắn liền với CA-TBD và tương lai của khu vực này cũng phụ thuộc vào Mỹ [11] và trong Bản tuyên bố toàn diện nhất về chính sách mới đối với khu vực đã được Winston Lord trình bày trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện: Đối với Mỹ, không có khu vực nào quan trọng hơn CA-TBD và không có khu vực nào khác có tầm quan trọng như thế đối với Mỹ trong thế giới mới [4]. Trọng tâm của Mỹ trong chiến lược ngoại giao hướng Á đó chính là sử dụng sức mạnh thông minh với ưu tiên hàng đầu là các công cụ ngoại giao và phát triển. Trong Báo cáo Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ năm 2010 cũng đã khẳng định: Nước Mỹ cần thiết phải tiếp tục vai trò lãnh đạo thế giới của mình thông qua việc tạo dựng và phát huy các nguồn lực sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ, đặc biệt là ở khu vực này [8, tr. 15]. Để hiện thực hóa chiến lược này, trước hết Mỹ cần tái cân bằng giữa can dự về kinh tế với các can dự về chính trị, quân sự và ngoại giao của Mỹ. Bên cạnh đó là tái cân bằng trong quan hệ với các đồng minh truyền thống của Mỹ như Thái Lan, Nhật Bản, Australia, cũng như trong quan hệ với các cường quốc mới nổi như Ấn Độ, Indonesia và đối tác tiềm năng như Myanmar. Chú trọng thúc đẩy các quan hệ song phương lẫn sự can dự nhiều hơn vào các diễn đàn đa phương. Chính quyền Washington cũng nêu ra 6 định hướng của Mỹ ở khu vực này là (i) củng cố các liên minh an ninh song phương; (ii) tăng cường quan hệ với các cường quốc mới nổi; (iii) can dự và có các định chế đa phương khu vực; (iv) mở rộng thương mại và đầu tư; (v) tăng cường hiện diện quân sự rộng rãi; (vi) thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Có thể nói, chính sách xoay trục của Mỹ là kết quả tất yếu cho Mỹ thực hiện các cam kết quân sự đối với các đồng minh của mình trong khu vực CA-TBD, đặc biệt là khu vực ĐNA, đứng trước nguy cơ tác động của các lợi ích có hại đến quan hệ đồng minh của Mỹ ở đó [1, tr. 201]. Trong một tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton tại chuyến công du ở Indonesia năm 2010 đã phát đi một tín hiệu rằng lợi ích của chúng tôi ở châu Á đã vượt ra ngoài trọng tâm truyền thông của Mỹ là Đông Bắc Á [1, tr. 201] và quan hệ Mỹ - Trung là một phần quan trọng trong chiến lược của Mỹ nhằm thúc đẩy một châu Á hướng đến thịnh vượng, hòa bình và ổn định [4, tr. 157]. Mặt khác, ở khu vực ĐNA, Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh của mình trên Biển Đông, Trung Quốc từng tuyên bố, muốn giành vị trí lãnh đạo trên trường quốc tế thì biển và đại dương đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển trở thành siêu cường của Trung Quốc [10, tr. 69]. Trong thông điệp phát đi năm 2010, các nhà ngoại giao của Trung Quốc đã cảnh báo chính quyền Washington rằng: Trung Quốc sẽ không dung thứ cho bất cứ hành động can thiệp nào tại Biển Đông, nơi mà hiện nay Trung Quốc coi là một phần lợi ích cốt lõi thuộc chủ quyền Trung Quốc [6]. Chính sách xoay trục của Mỹ ra đời trong bối cảnh Trung Quốc đang thực thi chính sách đối ngoại với ba ưu tiên lớn: (i) cải thiện và thúc đẩy quan hệ với các nước lớn (đặc biệt là Mỹ, Nga, Nhật Bản, EU, Ấn Độ); (ii) tăng cường quan hệ với các nước láng giềng (bao gồm cả các nước trong khu vực ĐNA); (iii) đẩy mạnh ngoại giao kinh tế và nâng cao vị thế quốc tế của Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế (Liên hiệp quốc, WTO, G20, BRICS, SCO, ASEAN+, EAS). Theo các nhà nghiên cứu dự báo Trung Quốc tích cực sử dụng các con bài kinh tế để thâm nhập vào các khu vực, đặc biệt là các nước có nguồn cung nguyên liệu lớn và thị trường tiềm năng cho xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc [7, tr. 65] Mục tiêu và tác động của chính sách xoay trục của Mỹ đối với khu vực ĐNA trong cân bằng chiến lược quan hệ Mỹ - Trung Mục tiêu của Mỹ đối với chính sách xoay trục ở khu vực ĐNA Mỹ sẽ tiếp tục can dự vào khu vực CA-TBD, đặc biệt là khu vực ĐNA để duy trì lợi ích kinh tế, quyền lực chính

51 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) trị, văn hóa, sức mạnh quân sự và ngoại giao, nhất là để kiềm chế các nước thách thức vai trò vượt trội của Mỹ trong các khu vực này và trên toàn thế giới, trên các mục tiêu: Thứ nhất, về kinh tế: Nhằm đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng và suy thoái kinh tế, tiếp tục là đầu tàu kinh tế của khu vực và thế giới. Lợi ích tự do hàng hải của Mỹ và các nước trong khu vực CA-TBD đang bị đe dọa nghiêm trọng nếu Mỹ không thực thi chính sách can dự sâu vào khu vực này. Thứ hai, về chính trị: Mỹ muốn có tiếng nói quyết định tại các diễn đàn, các tổ chức, các liên kết trong khu vực, trên cơ sở đó tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò là trung tâm lãnh đạo thế giới. Dưới các tác động của tình hình khu vực châu Á đang trở thành tâm điểm của các vấn đề nóng cần giải quyết. Các vấn đề nổi cộm như vấn đề Syria, Triều Tiên, vấn đề Biển Đông đã và đang thách thức cường quốc Mỹ cần dính líu vào khu vực này. Thứ ba về văn hóa: Tiếp tục truyền bá các giá trị Mỹ, nhất là tự do, dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, đưa văn hóa Mỹ thâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào khu vực. Thứ tư, về quân sự: Đối phó với việc tăng cường sức mạnh quân sự của các cường quốc trong khu vực, nhất là Trung Quốc, hỗ trợ cho các đồng minh thân cận duy trì sức mạnh vượt trội về quân sự và răn đe tiến công các nước. Thứ năm, về ngoại giao: Tăng cường củng cố quan hệ với các đồng minh để tạo sự cân bằng chiến lược giữa Đông và Tây, giữa châu Âu, châu Á, châu Mỹ, giữa nước Mỹ với các trung tâm quyền lực chính trị, sức mạnh kinh tế, quân sự trên thế giới; thu hút các nước khác đi theo Mỹ làm đối trọng với các nước trong khu vực, trước hết là hình thành các liên minh mới để bao vây, làm đối trọng với Trung Quốc, sau đó là Nga. Điều này cho thấy rằng chính sách xoay trục hướng Á của Mỹ có mục tiêu cân bằng quyền lực của Mỹ ở châu Á và gián tiếp làm đối trọng với Trung Quốc trong khu vực Tác động của chính sách xoay trục đối với khu vực ĐNA trong cân bằng chiến lược quan hệ Mỹ - Trung Tác động trên phương diện kinh tế: Tác động trước tiên của chính sách này là thúc đẩy sự hợp tác toàn diện với các đối tác đồng minh trong khu vực thông qua lợi ích kinh tế làm trọng tâm. Mỹ tăng cường thúc đẩy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó có việc sớm kết nạp Nhật Bản và Hàn Quốc; lợi dụng các hàng rào như bảo hộ mậu dịch để ngăn cản sự thâm nhập thị trường Mỹ của các mặt hàng Trung Quốc, chuyển thị phần tại thị trường Mỹ cho Ấn Độ và các nước ĐNA; đồng thời tăng nhanh việc rút vốn khỏi Trung Quốc, chuyển dịch ngành chế tạo từ Trung Quốc sang các nước ĐNA. Khi thực hiện chính sách xoay trục, Mỹ cho rằng họ có lợi ích sống còn về kinh tế và chiến lược ở ĐNA trong tái cân bằng sức mạnh với Trung Quốc. Ở khu vực CA-TBD, Mỹ xem đối tác thương mại số 1 là Nhật Bản, số 2 của Trung Quốc và vị trí số 3 là các nước ASEAN. Nếu lợi ích kinh tế của Mỹ đứng thứ ba ở khu vực thì các nhà hoạch định chính sách Mỹ đang lo sợ sự lớn mạnh của nền kinh tế Trung Quốc đang là đối tác đầu tư số 1 của các nước ASEAN. Do đó, để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, Mỹ phải quan tâm nhiều hơn tới khu vực này. Hàng hóa xuất khẩu của Mỹ sang khu vực ĐNA và từ ĐNA tới Mỹ cũng được vận chuyển chủ yếu qua các tuyến đường biển quốc tế ở ĐNA. Đối với Trung Quốc, các yếu tố địa - kinh tế của khu vực ĐNA đã và đang biến ĐNA trở thành thị trường tiêu thụ và buôn bán quan trọng bậc nhất của Trung Quốc. Với nguồn lao động dồi dào, Trung Quốc là bạn hàng số 1 của ASEAN, về lợi ích kinh tế, sự cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc ở khu vực này sẽ xảy ra khi Mỹ gia tăng quan hệ kinh tế với ASEAN. Do những lợi ích về thương mại và kinh tế ở ĐNA đang tạo ra sức mạnh cạnh tranh thương trường, cả Mỹ và Trung Quốc đang tác động vào khu vực. Tác động trên phương diện ngoại giao - an ninh: Chính sách xoay trục nhằm cũng cố vị trí siêu cường của Mỹ, đồng thời cũng khẳng định rằng Mỹ đang thực hiện chiến lược toàn cầu trong việc gắn kết các lợi ích ngoại giao - an ninh mà Mỹ cho rằng cần phải đạt được. Đối với khu vực CA-TBD, chính sách xoay trục có tác động cân bằng quan hệ với Nga ở khu vực Viễn Đông, đảm bảo an ninh cho các đồng minh của Mỹ hiện diện ở khu vực CA-TBD (Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan) một khi bị đe dọa; Đối với khu vực ĐNA, Mỹ sẽ thiết lập vành đai an ninh nhằm giảm bớt sự hiện diện của Trung Quốc ở khu vực này. Mỹ nhận thức rõ vai trò quan trọng của Biển Đông trong chiến lược toàn cầu của Mỹ sau Chiến tranh lạnh. Mặt khác, Mỹ xem quan hệ với các nước ASEAN như là một trong những ưu tiên cho chiến lược toàn cầu của Mỹ. ĐNA có thể giúp Mỹ tạo thành vành đai chiến lược từ phía Tây xuống phía Nam và sang phía Đông. Mặt khác, các tuyến đường biển ĐNA có thể liên kết các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản với căn cứ lớn của Mỹ ở đảo Guam, tạo thành phòng tuyến quân sự bảo vệ các đồng minh của Mỹ ở Đông Á và ĐNA trước sự đe dọa từ Trung Quốc. Việc tăng cường thúc đẩy quan hệ đồng minh, ổn định lâu dài với Thái Lan, Philippines, làm sâu sắc thêm quan hệ với đối tác Singapore và phát triển quan hệ chiến lược với Indonesia, Malaysia, Việt Nam [9, tr. 103] được xem là công cụ ngoại giao chính trị - an ninh hữu hiệu cho chính sách hướng Á của Mỹ ở ĐNA. Mỹ tích cực tham gia các diễn đàn, cơ chế do ASEAN dẫn dắt như ARF, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF), can dự sâu hơn vào các vấn đề trọng yếu tại khu vực như Biển Đông và các vấn đề an ninh phi truyền thống, Mỹ cam kết thực hiện chính sách tăng cường can dự với ĐNA thông qua các đồng minh và đối tác mới [8, tr. 15], tạo nhân tố cân bằng quan hệ với các cường quốc trong khu vực, đặc biệt là với Trung Quốc. Vào tháng 10/2012, trong một cuộc hội thảo làm thế nào để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc ở ĐNA, cũng như vị trí lãnh đạo của Mỹ ở ĐNA và những thách thức đến từ Trung Quốc [3, tr. 78] đã phần nào minh chứng cho chiến lược can dự sâu của Mỹ ở khu vực này. Vì thế, Mỹ không ngừng thể hiện lập trường của mình đối với các nước trong khu vực bởi: (i) Mỹ không muốn Trung Quốc trở thành cường quốc độc chiếm khu vực này; (ii) Mỹ vẫn còn lợi ích cốt lõi của Mỹ ở khu vực; (iii) duy trì quan hệ đối tác với các đồng minh Mỹ làm bàn đạp đối trọng với Trung Quốc. Mỹ bơm viện trợ quân sự cho Đài Loan, thúc đẩy quan hệ với Nhật Bản, giúp ASEAN thiết lập Bộ quy

52 48 Trương Công Vĩnh Khanh tắc ứng xử Biển Đông, kêu gọi Campuchia duy trì chính sách ngoại giao độc lập, tăng cường hợp tác với Lào, đẩy mạnh quan hệ sâu sắc hơn đối với Việt Nam. Có thể nói, sự hiện diện của Mỹ ở khu vực ĐNA để Mỹ hiện thực hóa mục tiêu trong chính sách xoay trục, nhưng đồng thời cũng giúp Mỹ tái cân bằng chiến lược với Trung Quốc ở mặt trận ĐNA. Mặt trận mà Mỹ tìm cách tham gia vào các tổ chức khu vực mà lâu nay Mỹ chưa tham gia (giống như việc Mỹ đã ký TAC với ASEAN và tham gia EAS) hoặc sẽ hình thành các liên kết không có sự tham gia của Trung Quốc (như trong nỗ lực xây dựng TPP hay sự khởi động cơ chế hợp tác với các nước hạ nguồn sông Mekong) nhằm mục đích nắm lại quyền lãnh đạo các công việc ở ĐNA, và làm chậm lại xu thế hợp tác thiết thực, sâu sắc giữa Trung Quốc với các nước ASEAN [2, tr ] Đánh giá về chính sách xoay trục trong cân bằng chiến lược Mỹ - Trung ở khu vực Đông Nam Á Khi đánh giá về hiệu quả chính sách này mang lại, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chính sách này chứa đựng hai yếu tố tích cực lẫn hạn chế của nó. Đối với khu vực ĐNA, điểm nổi bật cũng như những hạn chế của chính sách này mang lại đó chính là: Thứ nhất, trên lĩnh vực kinh tế: Mỹ xem chính sách xoay trục là biện pháp kết nối lâu dài lợi ích kinh tế và sự hiện diện của Mỹ ở khu vực CA-TBD nói chung, ĐNA nói riêng. Chính sách xoay trục mà Mỹ hướng đến để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Mỹ (ngoại giao thương mại), đồng thời sử dụng can dự kinh tế để hỗ trợ cho các ưu tiên trong chính sách ngoại giao, trong đó có cả chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc tại mặt trận ĐNA. Theo số liệu thống kê của Cơ quan đại diện Thương mại Mỹ (USTR), ngay vào thời điểm năm 2009, tổng kim ngạch thương mại và dịch vụ giữa Mỹ và các nước thành viên APEC đã là 1,9 nghìn tỷ USD, 9 trong tổng số 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ nằm ở khu vực CA-TBD. Và năm 2012, Mỹ xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 942 tỷ USD sang thị trường các nước CA-TBD, chiếm 61% tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ. Thị trường CA-TBD đã tạo ra công ăn việc làm cho gần 3 triệu người Mỹ. Đầu tư của Mỹ vào khu vực này năm 2012 đạt 622 tỷ USD, tăng hơn 35% so với thời điểm Obama bắt đầu lên cầm quyền. Nếu Mỹ xác định Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là sự tập trung chủ chốt trong chính sách thương mại của nước này tại CA-TBD, đồng thời là nền tảng cho chính sách tái cân bằng sức mạnh với Trung Quốc thì hiệu quả của chiến lược này xem như không mấy thành công bởi TPP không được hiện thực hóa. Việc Mỹ rút khỏi TPP được cho là sự chấm dứt hiệu lực ảnh hưởng kinh tế Mỹ ở châu Á theo chính sách xoay trục mà Obama mong muốn. Từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã coi TPP như một cách để chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama tăng cường vai trò lãnh đạo của Mỹ ở châu Á. TPP được coi là yếu tố cốt lõi trong chiến lược xoay trục của Mỹ sang châu Á. Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền, Donald Trump đã rút khỏi TPP. Sự thất bại của TTP đồng nghĩa với chính sách xoay trục mà chính quyền Obama xây dựng không có khả năng khống chế một Trung Quốc đang ngày càng trỗi dậy ở khu vực ĐNA. Thứ hai, trên lĩnh vực chính trị: Thành công của chính sách này ở chỗ nó như đòn bẩy ngoại giao vừa tăng cường quan hệ đối tác với các nước trong khu vực, đồng thời vừa kiềm chế leo thang và trỗi dậy của Trung Quốc ở mặt trận ĐNA. Cụ thể, khi Mỹ can dự sâu vào khu vực này, các tranh chấp nóng giữa các nước trong khu vực với Trung Quốc về cơ bản không dẫn đến xung đột quân sự. Tuy nhiên, cần thấy rằng, sự hiện diện của Mỹ ở khu vực ĐNA chỉ nhằm mục tiêu cơ bản là thực hiện chiến lược toàn cầu mà Mỹ mong muốn. Các lợi ích đồng minh trong khu vực chưa được đảm bảo bởi lẽ Mỹ không có tranh chấp trực tiếp ở khu vực này. Do đó, về mặt khách quan, Mỹ chỉ mượn ĐNA làm mặt trận đồng minh thứ hai nhằm ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Ở khu vực ĐNA, Trung Quốc vẫn ngang nhiên thực hiện chính sách độc chiếm Biển Đông bằng các tuyên bố và cụ thể hóa bằng hành động như: Trung Quốc cho tôn tạo trái phép hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp và căng thẳng hiện trạng tranh chấp lãnh hải với Philippines tại Bãi Cạn (Scarborough). Chính sách xoay trục của Mỹ vào thời điểm cuối cùng của Tổng thống Barack Obama trước khi rời nhiệm sở đang gặp không ít trở ngại khi đồng minh của Mỹ là Philippines đã có những động thái gây cản trở cho quan hệ của Mỹ đối với khu vực này. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng kể từ khi nhậm chức, vị tổng thống 71 tuổi của Philippines đã sử dụng những từ ngữ xúc phạm khi nói về Tổng thống Mỹ Barack Obama và tuyên bố chấm dứt hợp tác với Washington trong cả lĩnh vực chống lại khủng bố và tuần tra ở Biển Đông. Ông Duterte đã chuyển hướng thúc đẩy quan hệ kinh tế với Trung Quốc và Nga. Điều này cho thấy rằng chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ có thể bị nhấn chìm. Zhang Baohui, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu CA-TBD tại Đại học Lingnan ở Hong Kong, nhận định: Chính sách ngoại giao của ông Duterte có thể làm thay đổi mạnh mẽ bức tranh địa chiến lược của khu vực, khiến Trung Quốc có vị trí lợi thế so với Mỹ [13]. Mặt khác, chính sách xoay trục diễn ra trong bối cảnh thế giới đang diễn biến hết sức phức tạp, trong đó Mỹ đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định cụ thể là trên 3 mặt trận: (i) ở châu Âu được coi là khu vực truyền thống của Mỹ thì đang xảy ra rất nhiều vấn đề mà Mỹ cần tập trung giải quyết, như việc những đồng minh thân cận của Mỹ ở khu vực này có nền kinh tế liên tục suy giảm, rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng như điểm nóng ở Hy Lạp, vấn đề EU đang có chiều hướng chia rẽ khi Anh tuyên bố rút ra khỏi thành viên EU. Hay như việc sự phát triển một cách mạnh mẽ của chủ nghĩa khủng bố khi mà thời gian gần đây rất nhiều nước ở khu vực châu Âu đã bị đánh bom liều chết gây ra thiệt hại rất lớn; (ii) ở CA-TBD thì Mỹ phải đối mặt với sự vươn lên mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc, hay như thái độ không đồng tình của một số nước trong khu vực châu Á khi có sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này; (iii) ở khu vực Trung Cận Đông thì đang diễn ra nhiều vấn đề, nhiều cuộc chiến tranh xung đột mang tính chất cục bộ buộc Mỹ phải quan tâm giải quyết. Mặc dù đã dựng lên được một số chính quyền thân Mỹ ở khu vực này nhưng Mỹ vẫn không thể nào ổn định được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở đây.

53 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) Thứ ba, bình diện trên phương diện quan hệ Mỹ - Trung: Tuy chính sách xoay trục của Mỹ góp phần làm cân bằng hơn cán cân sức mạnh Mỹ - Trung ở khu vực, nhưng thực chất không góp phần giải quyết các vấn đề xung đột trong khu vực khi đồng minh của Mỹ bị Trung Quốc áp đặt. Đối với khu vực ĐNA, mối quan hệ Mỹ - Trung có ý nghĩa toàn cầu và chiến lược. Trung Quốc sẽ không từ bỏ sự nhượng bộ và giảm gia tăng áp lực đối với Mỹ, nếu Mỹ dính líu trực tiếp đến lợi ích của Trung Quốc tại khu vực này. Lợi ích sống còn của Trung Quốc đối với khu vực này trong quan hệ với Mỹ chính là Trung Quốc một mặt thực hiện chính sách vừa xoa dịu vừa cứng rắn với Mỹ khi Mỹ gia tăng sự hiện diện tại khu vực ĐNA. Trong tương lai, Trung Quốc vẫn mong muốn Mỹ công nhận một nhà nước Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan, mặt khác Trung Quốc cũng từng tuyên bố đối với khu vực ĐNA, đặc biệt là vấn đề Biển Đông, Mỹ không phải là đối tượng trực tiếp can thiệp sâu vào khu vực này. Theo đánh giá của Tiến sĩ Bonnie Glaser từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS): Ngày nay Trung Quốc đã mạnh hơn rất nhiều, chắc chắn họ sẽ có những phản ứng mạnh mẽ nếu họ tin rằng, Hoa Kỳ đang hỗ trợ Đài Loan độc lập [14]. 3. Kết luận Từ thực tế, chiến lược xoay trục sang châu Á của các nhà cầm quyền Mỹ đã khẳng định một bước đi mới của Washington trong quan hệ Mỹ - Trung. Mỹ chưa bao giờ từ bỏ châu Á, và đặc biệt là các nước đồng minh của Mỹ ở khu vực CA-TBD đang từng bước bị Trung Quốc lôi kéo theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc. Gần đây, Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố quan hệ Mỹ - Trung là quan hệ giữa các nước lớn, không chỉ liên quan đến hai quốc gia và người dân hai nước mà nó còn liên quan đến hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng của khu vực CA-TBD cũng như quốc tế. Lợi ích của Mỹ ở khu vực ĐNA, đặc biệt là ở Biển Đông là lợi ích có giá trị vĩnh cửu, tuy Mỹ không dính líu trực tiếp đến khu vực này nhưng các vấn đề về tự do hàng hải và các nước đồng minh của Mỹ ở khu vực này phải được đảm bảo. Do vậy, trong tương lai, để tiếp tục chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á, không còn cách nào khác Mỹ phải tiếp tục chính sách can dự tích cực vào khu vực ĐNA, một mặt tìm cách kiềm chế Trung Quốc, một mặt thể hiện vai trò cường quốc của Mỹ đối với khu vực này. Hiện nay Trung Quốc chưa phải là đối thủ của Mỹ, nhưng trong khoảng năm tới, nếu không có gì đột biến thì Trung Quốc sẽ là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới với 1,5 tỉ dân với quốc phòng hiện đại, quân sự hùng mạnh. Do đó, dù muốn hay không, Trung Quốc vẫn là chướng ngại tự nhiên đối với mưu đồ lãnh đạo thế giới của Mỹ. Tuy nhiên, cần thấy rằng, khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng Mỹ đã không can dự sâu sắc và có những động thái cứng rắn với Trung Quốc ở khu vực ĐNA. Cụ thể, sau khi lên nắm quyền, Donald Trump đã kí sắc lệnh tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Điều này cho thấy rằng, hiệu quả của sức mạnh kinh tế Mỹ sử dụng nhằm can dự kinh tế để hỗ trợ cho các ưu tiên trong chính sách ngoại giao không còn là liều thuốc làm cho Trung Quốc yếu thế. Vì vậy để thực hiện thành công chính sách xoay trục này hay không thì nó phù thuộc rất lớn vào sự nỗ lực của bản thân nước Mỹ cũng như nhiều yếu tố khác chi phối. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Jeffrey A. Bader (2016), Obama và sự trỗi dậy của Trung Quốc bên trong chiến lược châu Á của Mỹ, NXB CTQG, tr [2] Nguyễn Lan Chi Chúc Tá Tuyên, Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Mỹ hiện nay: Sự triển khai và dự báo triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1, 3/2012, tr [3] Trần Khánh, Sự nổi lên của Trung Quốc trong tương quan quyền lực với Mỹ và Nhật Bản ở Đông Á thập niên đầu thế kỉ XXI, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 4 (79), 12/2009, tr. 78. [4] Trần Anh Phương (2007), Chính trị khu vực Đông Bắc Á từ sau Chiến tranh lạnh, NXB KHXH, tr [5] Nguyễn Thị Quế - Nguyễn Thị Thúy, Chiến lược xoay trục, tái cân bằng của Mỹ đối với châu Á - Thái Bình Dương, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3, [6] Koichi Sato, Biển Đông, sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động đến hợp tác an ninh, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 3, Biển Đông, hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực, 4-5/11/2011. [7] Phạm Quốc Trụ, Toàn cảnh thế giới năm 2011 và triển vọng năm 2012, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1, 2012, tr. 65. [8] TTXVN, Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ, Tài liệu tham khảo, số 6/2010, tr. 15. [9] TTXVN, Báo cáo đánh giá quốc phòng 4 năm một lần của Mỹ tháng 2/2010, Tài liệu tham khảo, số 7-8, tr [10] Hoàng Việt, Một cái nhìn về chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp biển Đông, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (87), 2011, tr. 69. [11] ngày truy cập: 20/2/2017. [12] bien-dong/ong-trump-bo-nhiem-tuong-hai-quan-chong-trung-quoc /, ngày truy cập: 8/3/2017. [13] ngày truy cập: 01/3/2017. [14] ngày truy cập: 10/02/2017. (BBT nhận bài: 16/03/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 28/04/2017)

54 50 Lưu Quý Khương, Nguyễn Mai Sương NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA CỦA MỘT SỐ BIỂU THỨC HOÁN DỤ CHỈ CƠ THỂ NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM "FOR WHOM THE BELL TOLLS" CỦA ERNEST HEMINGWAY VÀ BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT CHUÔNG NGUYỆN HỒN AI CỦA NGUYỄN VĨNH VÀ HỒ THẾ TẦN A STUDY OF SEMANTIC FEATURES OF SOME METONYMIC EXPRESSIONS DENOTING HUMAN BODY PARTS IN FOR WHOM THE BELL TOLLS BY ERNEST HEMINGWAY AND THE VIETNAMESE TRANSLATIONAL VERSION CHUÔNG NGUYỆN HỒN AI BY NGUYEN VINH AND HO THE TAN Lưu Quý Khương 1, Nguyễn Mai Sương 2 1 Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; lqkhuong@cfl.udn.vn 2 Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai; msuong219@yahoo.com Tóm tắt - Hoán dụ (metonymy) là một trong những phương tiện phong cách làm cho tác phẩm văn học trở nên sống động, giàu hình ảnh và giàu ý nghĩa biểu cảm hơn. Hoán dụ xuất hiện trong lời nói hàng ngày của những người tham gia giao tiếp, đặc biệt là qua những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người. Từ quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận, bài này tập trung khảo sát đặc trưng ngữ nghĩa của các biểu thức hoán dụ chỉ cơ thể người chứa yếu tố "mặt", "mắt", "miệng", "tay" trong tác phẩm "For Whom the Bell Tolls" của nhà văn Ernest Hemingway và bản dịch "Chuông nguyện hồn ai" của 2 dịch giả Nguyễn Vĩnh và Hồ Thế Tần để người học thấy được vai trò của phương tiện phong cách hoán dụ, và nghĩa quy chiếu trong loại nghệ thuật ngôn từ này giúp nâng cao khả năng dụng ngôn của người học. Từ khóa - phương tiện phong cách; hoán dụ; bộ phận cơ thể người; biểu thức hoán dụ; nghĩa quy chiếu Abstract - Metonymy, one of the most popular stylistic devices that helps to make a literary work become more vivid, full of images and rich in figurative meanings. Metonymy appears in interlocutors everyday language communication, especially expressions indicating human body parts. In cognitive linguistics perspective, the paper examines semantic features of metonymic expressions indicating human body parts containing the words face, eye, mouth, hand in "For Whom the Bell tolls" by Ernest Hemingway and the Vietnamese translational version "Chuông nguyện hồn ai" by Nguyen Vinh and Ho The Tan with the aim of helping English language learners be aware of the important role of metonymy and its referential meaning to improve their communicative competence. Key words - stylistic devices; metonymy; human body part metonymical expression; referential meaning 1. Đặt vấn đề Bất kỳ một ngôn ngữ nào trên thế giới cũng phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của con người. Tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ có đặc điểm và giá trị riêng của nó. Con người thường sử dụng các bộ phận cơ thể mình để tương tác với thế giới bên ngoài vì vậy trong văn học cũng như trong giao tiếp hàng ngày, người ta thường dùng các bộ phận cơ thể để chỉ những điều liên quan trong cuộc sống thông qua phương tiện phong cách hoán dụ. Ví dụ, mặt là một bộ phận cơ thể thường được dùng nhất. Có lẽ, do mặt là một trong những bộ phận cơ thể đầu tiên tiếp xúc với thế giới xung quanh, và đó cũng là bộ phận cơ thể có khả năng biểu đạt các yếu tố tâm lí, tình cảm của con người nhiều nhất. Trong tác phẩm "For Whom the Bell Tolls" (Chuông nguyện hồn ai) của nhà văn Ernest Hemingway, ta bắt gặp sự xuất hiện khá thường xuyên của các biểu thức hoán dụ chỉ cơ thể người (BTHDCTN). Điều gì làm cho tác phẩm này nổi tiếng từ những thập niên 40, được dựng thành tác phẩm điện ảnh đến hai lần? Một trong những lý do đó có thể là hoán dụ đã được sử dụng tài tình trong tác phẩm. Dựa trên lý thuyết ngữ nghĩa học tri nhận, các tác giả đã phân tích một số đặc trưng ngữ nghĩa của các BTHDCTN bao gồm mặt, mắt, miệng và tay trong tiểu thuyết "For Whom the Bell Tolls" của nhà văn Ernest Hemingway và bản dịch "Chuông nguyện hồn ai" do Nguyễn Vĩnh và Hồ Thế Tần dịch. Đồng thời, bài báo cũng nêu ra một số đề xuất về dạy và học biểu thức hoán dụ chỉ cơ thể người trong tiếng Anh. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Cho đến nay, đã có không ít công trình nghiên cứu về hoán dụ. Galperin [1], nghiên cứu mối tương quan giữa nghĩa của hoán dụ trong từ điển và trong ngữ cảnh, Lakoff và Johnson [4], Kovecses và Radden [3] xem xét hoán dụ từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, Nguyễn Thiện Giáp [11] đề cập đến sự chuyển đổi của hoán dụ dựa trên các mối quan hệ giữa các vật thể. Đỗ Hữu Châu [9] đã chỉ ra các mối quan hệ của hoán dụ. Võ Thu Duyên [8] đã nghiên cứu về ngữ nghĩa, cú pháp và ngữ dụng học của hoán dụ trong các truyện ngắn tiếng Anh và tiếng Việt. Trần Xuân Trưởng [6] nghiên cứu hoán dụ trong thơ ca tiếng Anh và tiếng Việt. Thêm nữa, Trần Tường Vi [7] có một nghiên cứu về các đặc trưng ngôn ngữ của BTHDCTN trong "Cuốn theo chiều gió" của Margaret Michell. 3. Khái niệm hoán dụ Theo Lakoff và Johnson: "Hoán dụ chủ yếu có chức năng quy chiếu, có nghĩa là nó cho phép chúng ta dùng một thực thể này để tượng trưng cho một thực thể khác" [4, p.135]. Còn theo Kövecses và Radden "Hoán dụ là một quá trình tri nhận mà một thực thể khái niệm, mang nghĩa phương tiện, quy định ý nghĩ đến một thực thể khái niệm khác, mang nghĩa đích, trong cùng một mô hình tri nhận được lý tưởng hoá" [3, p.39]. Xét ví dụ sau: (1.) We don t hire longhairs. [5, p.36] (Chúng tôi không thuê những tóc dài.) [12]

55 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) Khi nói We don t hire longhairs. (Chúng tôi không thuê thấy hiện tượng đa nghĩa. Các từ hoán dụ tuy giống nhau những tóc dài.) thì người nói (viết) đã sử dụng một biểu về mặt hình thức nhưng lại khác nhau về ý nghĩa chuyển thức hoán dụ trong đó "longhairs" (những tóc dài) được tải. Trong trường hợp ngôn ngữ nguồn là tiếng Anh chuyển hiểu là "những người có mái tóc dài". Longhairs (tóc sang ngôn ngữ đích là tiếng Việt chúng ta cũng thấy có hiện dài) là một bộ phận của cơ thể để chỉ toàn bộ con người mà tượng này. cụ thể ở đây là người có mái tóc dài (phụ nữ). Trong ví dụ 4.2. Mắt biểu trưng cho kĩ năng này, longhairs là một thực thể khái niệm có mối quan hệ Bên cạnh đó, người ta cũng nhận thấy rằng trong tác đến "people" (người) nên nó được xem là một phương tiện phẩm "For Whom the Bell Tolls" một số biểu thức hoán dụ quy định cho nét nghĩa "người". Vì vậy, người nghe (đọc) có chứa yếu tố "eye" (mắt) miêu tả ánh nhìn hay tầm nhìn hiểu longhairs chính là "people who have long hair" (phụ của người nào đó. nữ) trong tình huống này. (6) The deaf man nodded and eyes went over Robert Xét một ví dụ khác trong tiếng Việt. Jordan s face in a way that reminded him of the round (2) Ở vùng đây, ba tôi chiếm một địa vị khả quan. opening at the end of a vacuum cleaner. [13, p. 83] Không phải người có quyền tước gì, nhưng vì người buôn (Lão điếc gật đầu, mắt nhìn chằm chặp vào mặt Rô-bơc bán phát đạt nên được những cái đầu to, mặt lớn nể. [8, Jorđan làm anh nhớ đến hình dáng cái lỗ tròn ở đầu một p.27] ống máy hút bụi.) [14, p. 219] Ở đây, những cái đầu to, mặt lớn được dùng để chỉ Nghĩa hoán dụ của "eyes" (mắt) chính là vật chứa đựng những người quyền cao chức trọng (địa vị cao) trong xã dùng để gọi vật bị chứa đựng đó chính là tầm nhìn, tia nhìn hội. Và chúng ta cũng thấy sự tương đồng giữa 2 bộ phận của lão điếc trong ví dụ trên. Từ đó, có thể thấy hoán dụ "đầu" và "mặt" biểu trưng cho hình dáng hay trí tuệ, chức dựa trên quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa hay lượng quyền của một con người. vật chất được chứa. Mối quan hệ ý niệm liên quan đến vật chứa và vật được chứa đựng cũng có thể tạo nên 2 kiểu hoán dụ "dùng vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng" và "dùng vật bị chứa đựng để gọi vật chứa đựng". Tuy vậy, dữ liệu thu thập cho thấy thường thì người ta quan tâm hơn đến kiểu hoán dụ "vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng". Điều này thể hiện rõ trong nguyên bản tiếng Anh lẫn bản dịch tiếng Việt ở ví dụ (6). (7) You have no right to shut your eyes to any of it nor any right to forget any of it nor to soften it nor to change it. [13, p.164] (Mày không có quyền nhắm mắt lại trước bất cứ cái gì và cũng không có quyền quên hoặc xoa dịu hay thay đổi bất cứ cái gì.) [14,p.418] 4. Đặc trưng ngữ nghĩa của hoán dụ chỉ cơ thể người trong "For Whom the Bell Tolls" Trong ngôn ngữ, hoán dụ được hiểu là việc sử dụng một đặc điểm riêng để nhận dạng một thực thể phức tạp hơn. Một biểu thức hoán dụ đôi khi được dùng để chỉ một bộ phận biểu thị cho toàn thể của nó hay một bộ phận biểu thị cho một bộ phận khác. Có khá nhiều biểu thức hoán dụ chứa yếu tố bộ phận cơ thể người chỉ kĩ năng, cảm xúc, hình dáng của con người trong "For Whom the Bell Tolls" Miệng biểu trưng cho kĩ năng (3) You scare them to death with your mouth. [13,p. 74] (Cái mồm của chị cũng đủ làm người ta sợ mà chết rồi.) [14, p.198] (4) Một người mà biết giữ mồm giữ miệng có thể cứu được cả đất nước. [14, p.462] (One man who could keep his mouth shut could save the country.) [13, p.193] Trong các ví dụ (3) và (4), "the mouth" (cái mồm) ở cả nguyên bản tiếng Anh lẫn bản dịch tiếng Việt đều chỉ kĩ năng nói của con người. Người ta không thể sợ "cái mồm" cũng như không thể giữ mồm giữ miệng mà họ sợ ngôn ngữ hay cách nói của người nào đó và "người có thể giữ được bí mật" ở ví dụ (4). (5) The foul mouth stands there bringing more ill fortune with his blasphemies. [13, p.171] (Cái thằng thối mồm kia cứ đứng đây mà nguyền rủa chỉ đem lại thêm cái rủi ro mà thôi.) [14, p.371] Tương tự, ở ví dụ (5), biểu thức hoán dụ "the foul mouth" được sử dụng cho tính cách của người xấu. Dùng một đặc điểm "thối mồm" để chỉ toàn bộ nhân cách của con người đó. Tuy nhiên, khi dịch qua tiếng Việt thì phép hoán dụ trong phiên bản tiếng Việt bị mất đi, vì việc sử dụng từ "thằng" biểu thị một người. Vì vậy, hoán dụ trong ngôn ngữ nguồn đã bị mất đi trong ngôn ngữ đích. Ba ví dụ về "mouth" (miệng, mồm) vừa phân tích cho Xét về nghĩa của câu dịch tiếng Việt, người ta hiểu rằng người nói không có ý bảo người nghe nhắm mắt trước bất cứ việc gì đó mà cũng hướng tới sự suy nghĩa là người nghe không được tảng lờ, hay giả vờ không biết cách giải quyết, hay đối mặt với việc nào đó. Tóm lại, "eyes" (mắt) đã được sử dụng trong các biểu thức hoán dụ nhưng không chỉ đơn thuần là miêu tả một bộ phận cơ thể mà lại dùng để chỉ chức năng, hay khả năng nhìn mà đôi mắt đảm nhận hay chứa đựng Khuôn mặt biểu trưng cho cảm xúc và cho con người "Face" (mặt) cũng là một bộ phận cơ thể thường thấy trong hoán dụ. Nét mặt là kết quả của các chuyển động hoặc hoạt động của các cơ trên khuôn mặt. Ở đây, yếu tố mặt "her face" ở ví dụ (8) có thể được xem như là một vật chứa đựng (container) trong biểu thức hoán dụ này, nơi mà cảm xúc được biểu lộ trên khuôn mặt chính là vật được chứa (contained). Dựa trên cơ sở phân tích như vậy, ta thấy có một mối quan hệ hoán dụ giữa mặt và nét mặt. Do đó, khuôn mặt được sử dụng để chỉ sự biểu hiện trên khuôn mặt, cả trong nguyên gốc tác phẩm tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt. (8) He wondered how far into her face the smile went. It looked deep enough. [13, p.207]

56 52 Lưu Quý Khương, Nguyễn Mai Sương (Anh tự hỏi không biết cái cười đó vào sâu đến đâu trên mặt mụ. Có vẻ cũng khá sâu đấy.) [14, p.523] Trên thực tế, mặt thường biểu trưng cho cảm xúc bộc lộ ra bên ngoài của con người (vui sướng, vui vẻ, thỏa mãn, buồn bã, tức giận, sợ hãi). Chính vì mặt là bộ phận nổi bật nhất của con người, là tâm điểm tương tác của con người với thế giới bên ngoài nên các trạng thái tâm lí, tình cảm, cảm xúc của con người dễ dàng thể hiện ra bên ngoài thông qua khuôn mặt. (9) Go on, guerilla leader with the sad face [13, p.10] (Thôi đi ông chỉ huy du kích với bộ mặt bi đát kia ơi.) [14, p.44] "The sad face" (bộ mặt bi đát) diễn tả cảm xúc buồn bã, đau thương của con người. Đó là sự biểu hiện bên ngoài mà ta có thể nhìn thấy rõ ràng thông qua hoán dụ. Hơn nữa, biểu thức hoán dụ mặt còn biểu hiện cho phẩm chất bên trong của con người, như tính cách hay tình cảm giống như trong ví dụ (10) sau đây. (10) She has a beautiful face. It is a sensitive, intelligent face. [13, p.13] (Cô gái có một bộ mặt đẹp thật. Đó là một bộ mặt thông minh và khá nhạy cảm.) [14, p.52] "a sensitive, intelligent face" (bộ mặt thông minh và khá nhạy cảm) trong ví dụ này là mối quan hệ giữa một bộ phận (bộ mặt) và một phần (bộ óc, hay phẩm chất bên trong) của con người. Việc hoán dụ một phần của cơ thể đối với một phần khác của cơ thể cũng là một loại hoán dụ phổ biến trong cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Những ví dụ mà chúng ta vừa đề cập và phân tích ở trên đã chứng tỏ được mối quan hệ giữa sự chuyển nghĩa trong hoán dụ và hiện tượng quy chiếu. Vì thế, hiện tượng quy chiếu được xem là một đặc tính ngữ nghĩa của hoán dụ làm sáng tỏ cho luận điểm "Hoán dụ chủ yếu có chức năng quy chiếu, có nghĩa là nó cho phép chúng ta dùng một thực thể này để tượng trưng cho một thực thể khác" [4, p.135]. Như đã đề cập ở trên, một biểu thức hoán dụ đôi khi được dùng như một cái bộ phận để biểu thị cho toàn thể của nó. Có rất nhiều bộ phận có thể biểu trưng cho toàn bộ. Ví dụ, "face" (khuôn mặt) là một phần rất quan trọng của cơ thể con người, bởi vì khi chúng ta nói chuyện với người khác, chúng ta quay mặt mình đối diện với họ, bằng cách sử dụng "mouth" (miệng) để nói chuyện, "eyes" (đôi mắt) thể hiện sự quan tâm và các cơ trên khuôn mặt để thể hiện tình cảm của mình. Bộ phận mặt thường xuyên được sử dụng để quy chiếu cho toàn bộ con người, cũng là bộ phận quan trọng để phân biệt người này với người kia. Xem các ví dụ sau đây trong tiểu thuyết: (11) At the table were Pablo seated, three faces he did not know, and the gypsy Rafael. [13, p. 86] [2, p. 86] (Pablo ngồi ở cạnh bàn với ba khuôn mặt lạ mà anh không biết và gã gipxy Rafaen.) [14, p. 28] Trong ví dụ (11), "three faces" ("ba khuôn mặt lạ") được hiểu là ba người lạ. Ba khuôn mặt là một bộ phận trong cơ thể biểu trưng cho toàn bộ ba con người. Trong trong hợp hoán dụ này, bộ phận đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất của toàn thể được thay cho toàn thể: bộ phận "mặt" thay cho con người. Các hoán dụ loại này cũng bao gồm các từ như: lạ mặt, nhẵn mặt, thay mặt. (12) Robert Jordan looked at the heavy, beard-stubbled face. [13, p.6] (Rô-bơc Jorđan nhìn con người có bộ mặt nặng nề, râu lởm chởm.) [14, p.34] Biểu thức hoán dụ "the heavy, beard-stubbled face" được sử dụng cho sự xuất hiện của khuôn mặt bằng việc miêu tả đặc điểm của khuôn mặt nhưng quy chiếu đến toàn bộ con người sở hữu khuôn mặt đó. Điều này khẳng định thêm cho luận điểm cái bộ phận quy chiếu đến toàn thể Tay biểu trưng cho con người Trong quá trình tương tác với thế giới xung quanh, "tay" (hand) thường xuyên được sử dụng để thực hiện các hoạt động của con người. Chính vì vai trò quan trọng của "tay" mà trong văn học Anh và Việt Nam tay cũng được sử dụng khá thông dụng thông qua phương tiện hoán dụ. Điều này tạo nên sự mở rộng nghĩa, hay đa nghĩa của từ vựng Tay biểu trưng cho sự tin cậy (13) That guy is Pablo s right hand. [13, p. 87] (Gã này là cánh tay đắc lực của Pablo.) [14, p. 240] Cánh tay đắc lực người (a person) trợ lý đắc lực Biểu thức hoán dụ trong ví dụ trên mang tính mở rộng nghĩa thể hiện trong việc miêu tả thêm một đặc tính của nghĩa đích. Chúng ta biết rằng cụm từ "cánh tay" có thể dùng để chỉ cho một người sở hữu "cánh tay" này. Tuy nhiên việc dùng thêm tính từ "đắc lực" đã làm cho nghĩa của từ hoán dụ được mở rộng thành "một người rất đáng tin tưởng", "một trợ lý giỏi" cho Pablo Tay biểu trưng cho sự giúp đỡ Khi chúng ta giúp đỡ người khác, thông thường chúng ta sẽ dùng tay để mang vác vật nặng, làm việc nhà, đưa vật này vật nọ cho người khác. Vì vậy, tay được dùng để chỉ hành động giúp đỡ. (14) Give me a hand with him, he had said to the driver. [13, p. 131] (Anh giúp tôi một tay với, - anh bảo người lái xe.) [14, p. 335] Trong ví dụ (13) "một tay" cũng biểu trưng cho con người nhưng cụ thể là sự giúp đỡ của người đó đối với người khác Tay biểu trưng cho sự thống trị, ảnh hưởng (15) These wounded should not fall into the hands of the fascist. [13, p.129] (Những người bị thương sẽ không rơi vào tay bọn phát xít.) [14, p.322] Biểu thức hoán dụ "tay bọn phát xít" được dùng ám chỉ cho sự kiểm soát của bọn phát xít. Ta thấy rằng chức năng hoán dụ của bộ phận cơ thể trong tiếng Anh và tiếng Việt rất giống nhau. Qua các ví dụ phân tích ở phần trên, ta thấy hoán dụ còn được xem là một hiện tượng mở rộng nghĩa, cũng như đa nghĩa. Có trường hợp là dùng để biểu trưng cho sự tin

57 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) cậy trong ví dụ (13), có khi lại dùng biểu trưng cho sự giúp đỡ ở ví dụ (14), hay biểu trưng cho sự thống trị hay sự ảnh hưởng đối với người khác ở ví dụ (15). Tuy nhiên, tất cả đều có một điểm chung là những từ mang nghĩa hoán dụ này đều dùng để thay thế cho một con người cụ thể. Các đặc trưng vừa trình bày có thể được tóm tắt trên bảng 1 và 2 dưới đây Bảng 1. Đặc trưng ngữ nghĩa của biểu thức hoán dụ chỉ Miệng-Mắt-Mặt-Tay trong tiếng Anh và tiếng Việt Đặc trưng ngữ nghĩa Tiếng Anh (100) Tiếng Việt (100) Số lượng % Số lượng % Miệng biểu trưng cho kĩ năng Mắt biểu trưng cho kĩ năng Mặt biểu trưng cho cảm xúc, con người Tay biểu trưng cho cho người (sự tin cậy, sự giúp đỡ, sự thống trị) Bảng 2. Đặc trưng chuyển nghĩa của hoán dụ trong tiếng Anh và tiếng Việt Các quá trình chuyển nghĩa Tiếng Anh (200) Tiếng Việt (200) Số lượng % Số lượng % Mở rộng nghĩa ,5 Thu hẹp nghĩa ,5 Hiện tượng đa nghĩa Sự giống nhau và khác nhau của BTHDCTN trong "For Whom the Bell Tolls" và bản dịch tiếng Việt "Chuông Nguyện Hồn Ai" 5.1. Sự giống nhau Dựa vào kết quả ở bảng 1, ta thấy biểu thức hoán dụ chứa yếu tố "mặt" biểu trưng cho cảm xúc con người, yếu tố "tay" biểu trưng cho cho người (sự tin cậy, sự giúp đỡ, sự thống trị), yếu tố "mắt" và "miệng" biểu trưng cho kĩ năng, đều xuất hiện trong cả tác phẩm tiếng Anh lẫn bản dịch tiếng Việt. Qua đó chứng tỏ rằng các biểu thức hoán dụ lấy một bộ phận trong cơ thể người biểu trưng cho toàn thể con người được sử dụng cả trong tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Và cũng dựa theo thống kê ở bảng 2 ta cũng thu được kết quả là ở cả hai ngôn ngữ trong tác phẩm và bản dịch đều có hiện tượng mở rộng nghĩa, thu hẹp nghĩa và đa nghĩa. Nhìn vào bảng ta thấy, đặc trưng mở rộng nghĩa (51%) ở tiếng Anh và (43,5%) ở tiếng Việt bộc lộ nhiều hơn cả so với 2 đặc trưng còn lại, và hiện tượng đa nghĩa ở tiếng Anh chỉ chiếm 17% và tiếng Việt là 20,5% Sự khác nhau Việc sử dụng hoán dụ chứa yếu tố "mặt" biểu trưng cho cảm xúc con người xuất hiện nhiều nhất cả trong tiếng Anh (40%) lẫn tiếng Việt (35%), so với yếu tố "tay" trong tiếng Anh (28%), tiếng Việt (25%), "miệng" trong tiếng Anh (20%), tiếng Việt (25%) và yếu tố "mắt" trong tiếng Anh (12%), tiếng Việt (15%). Với số lượng 200 mẫu trong tiếng Anh và tiếng Việt ở bảng 2, ta có kết quả là hiện tượng mở rộng nghĩa xuất hiện với tần suất lớn nhất trong cả tiếng Anh (102) lẫn tiếng Việt (87). Hiện tượng đa nghĩa lại xuất hiện trong tiếng Việt (52) nhiều hơn trong tiếng Anh (34), do nghĩa quy chiếu đa dạng hơn. 6. Kết luận Việc khảo sát các BTHDCTN trình bày ở phần trên đã cho chúng ta một cái nhìn rõ hơn về vai trò của hoán dụ trong dụng ngôn. Về cơ bản, hoán dụ có vai trò quan trọng trong việc tạo nghĩa quy chiếu cho các cụm từ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Các bộ phận cơ thể người là một trường từ vựng có giá trị quan trọng trong nghệ thuật hoán dụ nói riêng và ngôn ngữ nói chung. Nghĩa của biểu thức có thể được suy ra từ hình ảnh của vật chứa đựng đối với vật được chứa đựng. Tuy nhiên, kết luận này chỉ đúng với những trường hợp hình ảnh mà nó chứa đựng trùng với ý niệm hoán dụ đã được nhận thức trong tư duy của con người. Bên cạnh đó, hoán dụ mang tính mở rộng nghĩa thể hiện trong việc miêu tả thêm một đặc tính của nghĩa đích. Với cách mở rộng như vậy, ta thấy một bộ phận cơ thể dùng để chỉ đến một con người với nét đặc trưng riêng của họ. Ngoài đặc điểm mở rộng nghĩa, hoán dụ còn được xem là một hiện tượng đa nghĩa. Do có rất nhiều mối quan hệ giữa bộ phận và tổng thể trong cùng một mô hình tri nhận được lý tưởng hoá, và một bộ phận có thể có mối liên hệ với nhiều tổng thể khác nhau, nên hoán dụ có thể được xem là một hiện tượng đa nghĩa. Vậy nên, hoán dụ có giá trị rất lớn trong việc giảng dạy từ vựng. Nó là một trong những biện pháp tu từ hữu hiệu dùng để quy chiếu và làm cho cách diễn đạt thêm sắc màu. Trong khuôn khổ bài này, chúng tôi chỉ khảo sát những BTHDCTN biểu trưng cho kĩ năng, cảm xúc của vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng chứa yếu tố "mặt", "mắt", "miệng" và "tay" trong tác phẩm "For Whom the Bell Tolls" của nhà văn Ernest Hemingway và bản dịch "Chuông nguyện hồn ai" của 2 dịch giả Nguyễn Vĩnh và Hồ Thế Tần. Chúng tôi hy vọng rằng việc áp dụng phân tích nghĩa quy chiếu của hoán dụ, cũng như hiện tượng đa nghĩa và mở rộng nghĩa giúp ích một phần nào cho việc giảng dạy từ vựng trong văn học và nâng cao ý thức sử dụng hoán dụ trong giao tiếp ngôn ngữ cho người học.

58 54 Lưu Quý Khương, Nguyễn Mai Sương TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh: [1] Galperin, I.R. (1971), Stylistics, Higher School Publishing House, Moscow. [2] Hornby, A. S. (2008), Oxford Advanced Learner s Dictionary, 7 th Edition Oxford University Press. [3] Kovecses, Z. and Radden, G. (1999), Toward a Theory of Metonymy, John Benjamins. [4] Lakoff, G. and Johnson, M. (1980), Metaphors We Live by, University of Chicago Press. [5] Nguyễn Thị Yến Hồng (2010), A Study of Metonymy in English and Vietnamese Newspapers, M.A. Thesis, Danang University. [6] Trần Xuân Trưởng (2011), An Investigation into Metonymy Denoting Humans in English and Vietnamese Poetry, M.A. Thesis, Danang University. [7] Trần Tường Vi ( 2014), A Study on Linguistic Features of Metonymic Expressions of Human Body Parts in Gone with the Wind by Margaret Michell and Their Vietnamese Translational Equivalents, B.A. Thesis, Danang University. [8] Võ Thị Thu Duyên (2006), An investigation into Metonymy in English and Vietnamese Short Stories, M.A. Thesis, Danang University.Wehmeier, S. and Ashby, M. (2000), Oxford Advanced Learner s Dictionary, Oxford University Press. Tiếng Việt: [9] Đỗ Hữu Châu (2007), Đỗ Hữu Châu tuyển tập, tập 1&2, NXB Giáo dục. [10] Đinh Trọng Lạc (2003), 99 phương tiện và Biện Pháp Tu Từ Tiếng Việt, NXB Giáo dục. [11] Nguyễn Thiện Giáp (1997), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục. [12] rticle&id=155:trn-vn-c-nhng-khai-nim-ngon-ng-hc-tri-nhn-lienquan-n-vn-hoa-hc&catid=32:ngon-ng-hc-tri-nhn NGUỒN DỮ LIỆU [13] Ernest, H. (1940), For Whom the Bell Tolls, Philadelphia: The Blakiston Company. [14] Nguyễn Vĩnh, Hồ Thế Tần (2010), Chuông Nguyện Hồn Ai, NXB Văn học. (BBT nhận bài: 04/12/2016, hoàn tất thủ tục phản biện: 24/04/2017)

59 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) LỜI ĐỀ TỪ TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT VĂN HỌC VIỆT NAM THE EPIGRAPH IN THE ART TEXT OF VIETNAMESE LITERARY Nguyễn Thị Diệu Trang 1, Bùi Trọng Ngoãn 2 1 Trường THPT Phan Châu Trinh, TP. Đà Nẵng; dieutrang309@gmail.com 2 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; buitrongngoan@yahoo.com.vn Tóm tắt - Lời đề từ trong văn bản nghệ thuật được xem là một tín hiệu thẩm mĩ góp phần thể hiện tư tưởng, quan điểm, thái độ, tình cảm trong tác phẩm. Đây còn là dấu hiệu biểu hiện tài nghệ kết cấu tác phẩm thành một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn của người nghệ sĩ. Việc tìm hiểu lời đề từ của văn bản nghệ thuật góp phần rất lớn vào quá trình khai thác nội dung ý nghĩa của toàn văn bản nghệ thuật cũng như việc nghiên cứu ngôn ngữ học văn bản. Tuy nhiên việc nghiên cứu về thành tố này vẫn chưa được chú ý đúng mức. Bài viết này đã tiến hành khảo sát lời đề từ trong các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại ở hai phương diện: hình thức và nội dung nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện cũng như đánh giá vai trò của lời đề từ trong văn bản nghệ thuật văn học Việt Nam. Từ khóa - lời đề từ; văn bản nghệ thuật; tiêu đề; chủ đề; phong cách. Abstract - The epigraph in the art text is considered an aesthetic sign that contributes to the ideas, attitudes, and emotions of the work. This is also a sign of the performance of the composition of the work into a whole body of the artist s art integrity. Understanding the epigraph in the art text contributes greatly to the exploitation of the meaning content of the whole text as well as the study of the text linguistics. However, not enough attention has been paid to research on this element. This essay examines the subject matter of modern Vietnamese literary works in two ways: form and content to give a holistic view as well as to evaluate the role of the text in the art text of Vietnamese literature. Key words - the epigraph; the art text; title; theme; style. 1. Đặt vấn đề Lời đề từ là một bộ phận cấu thành của văn bản nghệ thuật, vừa độc lập chừng mực nào đó với văn bản, vừa gắn bó chặt chẽ với văn bản và thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà văn, mang nội dung thông tin tiềm ẩn nhất định và có tính định hướng cho văn bản. Hoàng Phê (1998) định nghĩa: Đề từ là câu ngắn gọn, cô đọng dẫn ra ở đầu tác phẩm hoặc chương sách để nói lên tư tưởng chủ đạo của tác phẩm hoặc chương sách đó [3, tr.38]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học cũng cho rằng: Lời đề từ là thành phần nằm ngoài văn bản của một tác phẩm, được viết ở đầu sách hoặc sau tiêu đề của mỗi chương trong cuốn sách nhằm hướng người đọc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả, hoặc tư tưởng của tác phẩm. Lời đề từ được hiểu đó là những câu ngắn gọn, cô đúc, đó có thể là câu thơ, câu văn, câu tục ngữ, câu ca dao, câu châm ngôn tất cả đều nhằm thể hiện chủ đề - tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm. Mỗi lời đề từ được tác giả đặt ra cho tác phẩm của mình đều thể hiện một dụng ý nghệ thuật, một cảm hứng sáng tác đồng thời là một phạm vi chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. 2. Lời đề từ trong văn bản nghệ thuật văn học Việt Nam 2.1. Đặc điểm hình thức lời đề từ trong văn bản nghệ thuật văn học Việt Nam a. Về hình thức kết cấu - Lời đề từ là một câu: Ở hình thức là một câu, lời đề từ có thể là câu châm ngôn, cách ngôn (câu nói của lãnh tụ Hồ Chí Minh Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi trong Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu); lời đề từ là câu tục ngữ, ngạn ngữ ( Xởi lời trời gởi của cho/quăn co trời gò của lại trong truyện ngắn May rủi giàu nghèo của Lê Xuân Quý); lời đề từ là câu ca dao ( Chợ huyện một tháng sáu phiên, Gặp cô hàng xén kết duyên Châu, Trần trong truyện ngắn Cô hàng xén của Thạch Lam); lời đề từ là câu hát, câu đối ( Lên chùa bẻ một cành sen/ Ăn cơm bằng đèn đi hát dưới trăng trong Có một lần trăng của Lã Hoan, hay câu đối: Đêm không ngủ thầy đồ khát trà/cậy viết thơ bác mù gõ cửa trong truyện ngắn Dây và dao của Phan Bội Châu); lời đề từ là một câu văn - thường được trích ra từ một tác phẩm của tác giả khác hay của chính tác phẩm được nói đến ( Đàn De-tư-gen của Ka-dăc-xtăng chỉ có bảy dây, vì người đầu tiên làm ra đàn có bảy nỗi đau... (truyền thuyết Ka-dăc-xtăng) trong Thất huyền cầm của Bế Kiến Quốc). - Lời đề từ là một đoạn văn: Ở hình thức là một đoạn văn, lời đề từ chiếm số lượng không nhiều, song đây cũng được xem là trường hợp đặc biệt và dung lượng của đoạn chỉ dừng lại nhiều nhất là một trang sách. Ví dụ: trong tác phẩm Chùa Đàn của Nguyễn Tuân: mày hãy diệt hết những con người cũ ở trong mày đi Mày phải tự hoại nội tâm mày đi đã. Mày hãy lấy mày ra làm lửa mà đốt cháy hết những phong cảnh cũ của tâm tưởng mày (Nguyễn). - Lời đề từ là một, hai dòng thơ hay một khổ thơ: Lời đề từ có dạng là câu thơ xuất hiện khá nhiều, đa số trong các thi phẩm. Câu thơ được sử dụng làm lời đề từ có thể là của chính tác giả, cũng có thể được lấy từ thơ Đường, thơ của các tác giả trung đại, thơ hiện đại, những bài thơ nổi tiếng trên thế giới hoặc có ảnh hưởng đặc biệt đến tác giả Nội dung của các câu thơ cũng khá phong phú, đa số là những vần thơ thể hiện nội dung tư tưởng hay cảm xúc mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm vào trong tác phẩm. Ví dụ: - Hồn lưu lạc chưa hề thờ một chúa Yêu một người ta dâng cả tình thương (Hoa vông vang - Đỗ Tốn) - Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài - Trong mơ anh đã khóc Vì em không trung thành (Tràng giang Huy Cận)

60 56 Nguyễn Thị Diệu Trang, Bùi Trọng Ngoãn Tỉnh dậy anh - đôi mắt Lệ đắng còn chảy quanh (Hen-ric Hai-nơ) (Khi nhà thơ khóc - Nguyễn Thị Hồng Ngát) Qua khảo sát 306 tư liệu, chúng tôi phân loại cấu tạo lời đề từ như sau: Bảng 1. Thống kê phân loại cấu tạo lời đề từ Cấu tạo Số lượng/306 Tỉ lệ % Châm ngôn, cách ngôn 25 8,2% Tục ngữ, ngạn ngữ 6 2% Ca dao 37 12,1% Câu hát 10 3,3% Câu đối 2 0,6% Câu văn 23 7,5% Đoạn văn 19 6,2% Câu thơ ,6% Đoạn thơ 52 17% Lời đề tặng 20 6,5% Nhìn vào bảng phân loại chúng ta có thể thấy rõ, lời đề từ chủ yếu xuất hiện với hình thức là một câu hay một câu thơ ngắn gọn nhưng súc tích và giàu ý nghĩa. Cũng giống như phần giới thiệu văn bản, lời đề từ có thể là một chủ ngôn, hoặc có thể là một khách ngôn nhưng phần lớn đề từ chủ yếu là khách ngôn. Nguồn trích dẫn của đề từ cũng rất phong phú và đa dạng: từ văn học dân gian, từ một văn bản khác, từ một câu cách ngôn, châm ngôn nổi tiếng hay từ chính tác phẩm Đề từ xuất hiện đa dạng trong tất cả các văn bản nghệ thuật như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, văn bản kịch, kí và cả trong những bức thư Lời đề từ xuất hiện nhiều nhất là trong thơ và truyện ngắn. Đề từ thường được đặt trước tác phẩm hoặc một bộ phận của tác phẩm (chương, hồi, đoạn, phần ) nhằm nêu lên chủ đề tư tưởng của tác phẩm hoặc hướng người đọc vào ý đồ nghệ thuật của tác phẩm. b. Về phương thức biểu đạt Phương thức biểu đạt của lời đề từ rất đa dạng. Đó có thể là phương thức thuyết minh, nghị luận, miêu tả, biểu cảm, tự sự hoặc kết hợp đa phương thức. Phương thức tự sự thường là những lời kể lể tâm tình của tác giả về cuộc sống, thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan, hay đơn giản chỉ là một cách nhìn, một cách nghĩ về những vấn đề lớn lao hay nhỏ bé tầm thường của xã hội. Đó có thể là những hồi ức, một thoáng kỉ niệm nào đó trong cuộc sống đã đưa đẩy đến sự ra đời của tác phẩm. Lời tự sự thường mộc mạc, chân thành, kết hợp phương thức biểu cảm nhằm bộc lộ cảm xúc suy nghĩ của nhà văn, nhà thơ (như các tác phẩm của Đoàn Thạch Biền, Nguyễn Ngọc Tư ). Những lời đề từ sử dụng phương thức thuyết minh thường nêu cụ thể hoàn cảnh và cảm hứng sáng tác của tác phẩm như bài thơ Ngã ba Đồng Lộc của Huy Cận. Bên cạnh đó, phương thức nghị luận cũng sử dụng khá nhiều trong các lời đề từ. Có những lời đề từ mang tính triết lí sâu xa như: Ta đang mơ hóa thành bướm hay bướm đang mơ hóa thành ta (Trang Tử) trong bài thơ Hạ Long của Triệu Nguyễn, Le bonheur n est jamais grandiose (Hạnh phúc chẳng bao giờ huy hoàng) (Louis Aragon) trong Chuyến xe thời gian của Bùi Hiển, Nỗi đau vô hạn nâng ta diệu kỳ (Alfred de Musset) trong Với nỗi đau này anh tồn tại của Anh Ngọc. Lời đề từ sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm tồn tại ở hình thức là những câu thơ, đoạn thơ, câu ca cao, lời hát. Ví dụ: một câu ca dao: Trời mưa bong bóng phập phồng/mẹ đi lấy chồng con ở với ai trong Mưa của Nguyễn Ngọc Ly, một câu thơ: Quê mẹ không còn mẹ/bao giờ con trở về (Tế Hanh) trong Vườn cũ của Quang Khải Đặc điểm nội dung lời đề từ trong văn bản nghệ thuật a. Lời đề từ có tính khái quát, triết lí Chức năng cơ bản của lời đề từ là bổ sung và làm rõ văn bản chính văn. Nó có vai trò đề dẫn và dự báo về nội dung chính của văn bản chính văn. Lời đề từ cho một bài thơ, một truyện ngắn hay một cuốn tiểu thuyết dài hàng trăm trang cũng vậy, nó luôn chứa đựng cái thần thái và cái hồn của tác phẩm. Lời đề từ trong Nước mắt của Nam Cao - Người ta chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt háo hoảnh của phường ích kỷ; và nước mắt là một miếng kính biến hình vũ trụ - cũng là lời của Francois Coppée. Nam Cao là nhà văn có niềm tin sâu sắc đối với cái đẹp của tâm hồn của con người. Từ những góc tối tăm nhất, từ những con người xấu xí nhất, ông vẫn tìm thấy ánh sáng thiên lương của con người. Và Nước mắt của ông là giọt nước mắt hướng thiện. Qua lời đề từ trên, ta có thể hiểu được cách nhìn đời, nhìn người của nhà văn hiện thực và nhân đạo lớn của văn xuôi hiện đại Việt Nam. b. Lời đề từ là sự miêu tả, nhận xét Nội dung của lời đề từ trong tác phẩm nghệ thuật luôn biểu hiện những vấn đề chính, chủ đề chính của tác phẩm. Ngoài vấn đề nhân sinh quan thì những hình tượng nghệ thuật hay số phận hay cuộc đời của một con người cũng chính là nội dung của lời đề từ. Hình tượng con tàu trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, hay hình tượng con sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân cũng được thể hiện ngay trong lời đề từ. c. Lời đề từ biểu hiện cảm xúc, tình cảm trữ tình của tác giả Có rất nhiều lời đề từ thể hiện cảm xúc, tình cảm của tác giả. Hiểu được nội dung lời đề từ ta càng thấm thía sâu sắc hơn cảm xúc tình cảm của tác giả thể hiện trong văn bản chính văn. Có những lời đề từ thể hiện trực tiếp tình cảm của tác giả qua những từ ngữ đặc thù như sầu Xuân sầu chi để bận riêng ai! (Xuân sầu II Tản Đà), nhớ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài (Tràng giang Huy Cận), hân hoan Chất ngọt thơm da vào giữa mật/a ha! Mùi sữa mớm vô răng (Quả măng cụt Bích Khê) Khi tìm hiểu vở kịch Vũ Như Tô, thiết nghĩ không thể bỏ qua lời đề từ với câu kết gan ruột của tác giả: Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải. Đài Cửu trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc? Tháp người Hời nguyên là giống Angkor.

61 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) Mải vật lộn quên cả đài cao mộng lớn. Công ông cha hay là nỗi thiệt thòi? Ôi khô khan! Ôi gay gắt! Nhưng đừng vội tủi. Sức sống tràn từ ải Bắc đến đồng Nam. Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm. Toàn bộ lời đề từ như một cuộc đấu tranh tâm tưởng để có cái nhìn đúng đắn nhất về Vũ Như Tô. Song tác giả không đưa ra câu trả lời, điều đó phụ thuộc vào quan điểm của từng người. Tâm sự mà Nguyễn Huy Tưởng gửi gắm ở đây là khát vọng nghệ thuật của mình. Đó là sự tương giao giữa nhà văn và Đan Thiềm: Tôn thờ cái đẹp Vai trò của lời đề từ trong văn bản nghệ thuật a. Vai trò của lời đề từ đối với tác giả a.1. Lời đề từ khơi nguồn cảm hứng của tác giả Đa số lời đề từ thể hiện được nguồn cảm hứng sáng tác của tác giả. Ví dụ như bài thơ Tràng giang của Huy Cận, cảm hứng ở đây là cảm hứng mênh mông của vũ trụ với không gian được trải ra từ mặt sông lên chót vót đỉnh trời, mở ra từ sâu thẳm vũ trụ vào tận tâm linh con người, đã được nhà thơ thể hiện ngay trong lời đề từ: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài. Bài thơ Gió của Lưu Trọng Lư cũng được khơi gợi từ một câu thơ nổi tiếng của nhà thơ, nhà triết học người Pháp Paul Valéry: Le vent se lève, il faut tenter de vivre (Tạm dịch: Gió đang tăng lên! phải cố gắng để sống!). Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận ra có một số lượng khá lớn câu thơ cổ được xem như cảm hứng sáng tác đẩy đưa nhà thơ, nhà văn đến với các tác phẩm nghệ thuật của mình. Đó là những câu thơ nổi tiếng của Đường thi, của các thi nhân trung đại, đặc biệt là Nguyễn Du và Truyện Kiều. Ví dụ: Trăng thề còn đó trơ trơ/dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng (Truyện Kiều) (Giăng thề - Tô Hoài), Mai sau dù có bao giờ... (Mai sau - Huy Cận), Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung (Kiếm sắc - Nguyễn Huy Thiệp), Tay tiên gió táp mưa sa (Nguyễn Du) (Dựng - Vũ Hoàng Chương), a.2. Lời đề từ góp phần thể hiện phong cách của tác giả Đối với mỗi nhà thơ, nhà văn việc lựa chọn và sử dụng ngôn từ không chỉ là thao tác quan trọng để tạo nên những tác phẩm có giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật mà còn là dấu ấn để tác giả thể hiện phong cách riêng của mình. Tùy vào chủ đề, đề tài, cảm hứng sáng tạo và phong cách nghệ thuật, mỗi nhà thơ có thể lựa chọn cho mình một trường từ ngữ khác nhau trong vốn từ toàn dân. Và khi lựa chọn, họ luôn có ý thức làm mới từ ngữ, để lại dấu vân tay trên từng con chữ. Mỗi nhà văn, nhà thơ có cách nhìn nhận và bao quát một vùng hiện thực, một số chủ đề và một miền từ ngữ khác nhau, với tần số sử dụng khác nhau, điều này góp phần tạo nên phong cách của từng nhà văn. Vấn đề này không chỉ thể hiện rõ nét trong các tác phẩm nghệ thuật mà còn ở việc sử dụng lời đề từ. Ta có thể nhận ra phong cách của một số tác giả sử dụng lời đề từ cho sáng tác của mình như Chế Lan Viên với những lời đề từ mang đậm tính khái quát triết lí; Đoàn Thạch Biền với những lời đề từ chân thành, giản dị; Lê Đạt với những câu thơ trích của Nguyễn Du, của Truyện Kiều b. Đối với người tiếp nhận b.1. Lời đề từ như một yếu tố định hướng, một điểm nhấn nghệ thuật Đối với độc giả, đề từ còn có ý nghĩa như một yếu tố định hướng, một điểm nhấn nghệ thuật trước khi tiếp cận với nội dung chính của tác phẩm. Dựa vào lời đề từ ( mưỡu - chữ dùng của tác giả) của bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca (Chu Mạnh Trinh): Đàn thông phách suối vang lừng/ Cá khe lắng kệ, chim rừng nghe Kinh, người đọc được định hướng về vẻ đẹp thiền tông của cảnh Hương Sơn. Hay lời đề từ Chim bay dọc biển đem tin cá cùng chú thích Câu thơ của thân phụ tôi trong Quê hương của Tế Hanh đã khiến người đọc nghĩ đến một nỗi nhớ miền quê hàng chài gắn liền với nỗi nhớ gia đình và người thân da diết của tác giả. b.2. Lời đề từ khơi gợi cảm hứng cho người tiếp nhận Lời đề từ của văn bản nghệ thuật văn học Việt Nam không chỉ biểu hiện cho cảm hứng sáng tạo của nhà văn mà còn có tác dụng khơi gợi cảm hứng ở người đọc. Đó có thể là chủ ý hoặc không chủ ý của nhà văn khi đưa thêm lời đề từ vào tác phẩm của mình. Cảm hứng đọc bắt nguồn từ những lời đề từ là câu ca dao vốn dĩ rất thân quen và thiết thân đối với con người, chẳng hạn: Bắc Cạn có suối đãi vàng/có hồ Ba Bể có Nàng áo xanh (Ca dao) (Tìm đâu Nàng áo xanh ơi - Hồ Thủy Giang); Học trò trong Quảng ra thi/thấy cô gái Huế bỏ đi không đành (Giữa hai hàng lục bát - Hoàng Cầm) Có những lời đề từ mang phong cách châm biếm hóm hỉnh gợi cảm hứng cho người đọc như trong bài Hồ Gươm phú của Tú Mỡ: Hội Khai trí Tiến Đức có mở một cuộc thi văn chương, trong các môn thi có bài phú Hồ Gươm, hạn vần: Hồ đó, Gươm đâu? Tú Mỡ thấy đầu đề hay cũng hứng bút viết chơi. Viết chơi thôi, không dự thi, và cố nhiên không lấy thưởng!. b.3. Lời đề từ như một câu chuyện bổ sung, tồn tại song song với chính văn Bên cạnh những tác phẩm có lời đề từ hết sức ngắn gọn và súc tích với hình thức một câu, còn có những lời đề từ rất dài, mang hình thức một đoạn văn, như một câu chuyện và có thể đứng độc lập mà vẫn mang giá trị nội dung nhất định. Đây là trường hợp trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư và Đoàn Thạch Biền. Trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Ngọc Tư sử dụng rất nhiều lời đề từ. Nhiều truyện ngắn có lời đề từ dẫn dắt một cách dài dòng như một câu chuyện bổ sung, tồn tại song song bên cạnh tác phẩm, vừa góp phần làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm, vừa như một đoạn trữ tình ngoại đề thổi vào không gian tâm tưởng của người đọc với nhiều chiều sâu: Một ngày khác thường của tuổi hai mươi - tuổi bè bạn, tuổi vui chơi, tôi lùa mười sáu con vịt - một trong những gia tài của má tôi - ra đồng, mưa đầm đìa vào mùa. Tôi thường ngồi ở bờ ruộng, mắt trông chừng bầy vịt, không cho chúng lân la đến những đám mạ muốt xanh, và da diết thèm người, thèm được nói chuyện / Bây giờ, quay quanh tôi bao nhiêu là người, tôi lại thèm cảnh đồng nước vắng tanh... (Cái nhìn khắc khoải). c. Đối với cấu trúc chung của tác phẩm Là một thành phần của văn bản nghệ thuật, lời đề từ nằm trong mối liên hệ cấu trúc của văn bản, đó là sự thống

62 58 Nguyễn Thị Diệu Trang, Bùi Trọng Ngoãn nhất về tư tưởng, chủ đề trong văn bản nghệ thuật. Bởi sự ra đời của lời đề từ gắn bó mật thiết với sự hình thành các tác phẩm nghệ thuật. Nó có thể là cảm hứng khơi nguồn, hoặc nhấn mạnh tác phẩm, song nằm trong cấu trúc chung của tác phẩm và thể hiện được phần nào chủ đề của tác phẩm ấy. Mở đầu tập Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh đã đưa ra một triết lí sống và chiến đấu ngay từ lời đề từ, và đây cũng là cảm hứng chủ đạo của toàn bộ tập thơ: Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần càng phải cao d. Lời đề từ trong mối quan hệ với tiêu đề và chủ đề của tác phẩm Lời đề từ có mối quan hệ chặt chẽ với văn bản chính văn đồng thời nó cũng thể hiện mối quan hệ tương quan với chủ đề và tiêu đề của tác phẩm. Lời đề từ và tiêu đề của văn bản nghệ thuật có mối quan hệ bổ sung, khái quát cho nhau. Trong cuốn tự truyện Một giọt nắng nhạt, Nguyễn Khải viết lời đề từ: Một người bạn nói với tác giả: Cái đời mình, ngẫm lại, kể cũng được là một giọt nắng, nhưng nhạt và buồn, dẫu sao cũng là của một ngày trời có nắng. Tiêu đề và lời đề từ đều đề cập đến giọt nắng giọt nắng nhạt. Đây là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời của một con người, đồng thời nêu lên quan niệm sống của tác giả. Tự truyện nói về xuất thân và cuộc sống nghèo đói bệnh tật của nhà văn với mẹ và em. Đôi lúc cùng quẫn họ đã nghĩ đến cái chết. Nhưng phong trào cách mạng đã đem đến cho họ một lẽ sống mới: làm một chút gì đó cho đất nước như một giọt nắng giữa ngày trời nắng, dẫu chỉ là một giọt nắng nhạt. 3. Kết luận Lời đề từ là một bộ phận thuộc phần tiêu đề của văn bản nghệ thuật, được viết ở đầu tác phẩm, sau tiêu đề và trước phần chính văn, có vai trò định hướng đối với ý đồ nghệ thuật và tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Lời đề từ không chỉ có hình thức đa dạng phong phú mà nó cũng giữ một nội dung ý nghĩa và có vai trò quan trọng đối với văn bản nghệ thuật. Nội dung của lời đề từ biểu hiện những vấn đề trong văn bản chính văn. Lời đề từ biểu hiện nội dung khái quát, mang tính triết lí, nội dung miêu tả nhận xét, biểu hiện cảm xúc, tình cảm của tác giả đối với tác phẩm cũng như nhân vật được nói đến trong tác phẩm. Lời đề từ không chỉ có vai trò quan trọng đối với quá trình sáng tác nghệ thuật mà còn có ý nghĩa đối với tác phẩm nghệ thuật và người tiếp nhận. Đối với độc giả, lời đề từ như một yếu tố định hướng, một điểm nhấn nghệ thuật trước khi tiếp cận nội dung chính của tác phẩm. Nhiều khi lời đề từ còn có tác dụng khơi gợi cảm hứng đọc ở người tiếp nhận. Lời đề từ nhiều khi cũng được dẫn dắt dài dòng như câu chuyện bổ sung làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm, nó cũng như ẩn dụ nội dung câu chuyện giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Trọng Ngoãn (2005), Phong cách học tiếng Việt, Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm - ĐHĐN, tài liệu lưu hành nội bộ. [2] Bùi Trọng Ngoãn (2009), Tiếp cận tác phẩm thơ ca dưới ánh sáng ngôn ngữ học hiện đại, Báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ cấp bộ, mã số B2007-ĐN [3] Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [4] I.R.Galperin (1987), Văn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [5] IU.M.Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. (BBT nhận bài: 04/04/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 10/04/2017)

63 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(113) PHÂN TÍCH SO SÁNH ĐỊNH NGỮ GIỮA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG ANALYSIS AND COMPARISON OF ATTIBUTIVES BETWEEN VIETNAMESE AND CHINESE Nguyễn Thị Minh Trang Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; ntmtrang@ufl.udn.vn Tóm tắt - Bài viết lấy tiếng Việt làm cơ sở, tiến hành phân tích so sánh định ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Trung. Mục đích là thông qua so sánh có thể tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về định ngữ của hai ngôn ngữ ở các phương diện như: tính chất, tiêu chí đánh dấu (dấu hiệu định ngữ), vị trí cú pháp, cấu tạo và phân loại định ngữ. Xét ở góc độ loại hình ngôn ngữ, tiếng Việt và tiếng Hán có nhiều điểm tương đồng: Thứ nhất, đều là ngôn ngữ đơn lập, ý nghĩa ngữ pháp chủ yếu dựa vào trật tự từ và hư từ để biểu đạt; thứ hai, đều là ngôn ngữ SVO. Hai phương diện này làm cho định ngữ tiếng Việt và tiếng Hán về đại thể là tương đồng, song cũng tồn tại không ít sự khác biệt. Trên cơ sở so sánh, bài báo mong muốn có thể cung cấp cho người học, người nghiên cứu nguồn tài liệu tham khảo liên quan. Từ khóa - phân tích; so sánh; định ngữ; tiếng Việt; tiếng Trung. Abstract - Based on the Vietnamese language, this paper analyzes the attributives in the Vietnamese and Chinese languages and compares them to clarify the similarity and the dissimilarity between the two languages in terms of nature and signal, syntactic position structure and classification. In terms of the language types, Vietnamese and Chinese are both isolating languages (grammatical meaning relies on word order and expletive for expression) and SVO languages. These two aspects make Vietnamese and Chinese rather similar. However, there are also some differences between the two languages. The paper aims to provide students, teachers and researchers with a source of relevant references. Key words - analyze; compare; attributive; Vietnamese language; Chinese language. 1. Đặt vấn đề Đã có nhiều bài viết nghiên cứu so sánh định ngữ giữa tiếng Trung - tiếng Việt và gặt hái không ít thành quả [2-4]; song nhìn chung các bài nghiên cứu cũng chỉ so sánh sơ bộ trật tự vị trí định ngữ của tiếng Trung và tiếng Việt, hơn nữa khi so sánh, có tác giả còn thay đổi cấu trúc cú pháp của một trong hai ngôn ngữ, dẫn đến khác nhau về ý nghĩa. Ví dụ: Đem cụm danh từ trong tiếng Hán dịch đối ứng thành cụm chủ vị trong tiếng Việt, điều này rất dễ gây nhầm lẫn cho người học. Những nghiên cứu liên quan đến định ngữ tiếng Việt chúng tôi đã kịp trình bày tại bài viết Một hướng tiếp cận khác về định ngữ tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 9, Bài viết lấy tiếng Việt làm cơ sở, tiến hành phân tích so sánh toàn diện định ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Trung; mong muốn thử tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ, qua đó có thể cung cấp cho người học, người nghiên cứu nguồn tài liệu tham khảo có giá trị. 2. So sánh định ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Trung 2.1. Tính chất, dấu hiệu Tiếng Việt: Định ngữ là thành phần phụ gia đứng sau trong cụm danh từ chính phụ bài học hôm nay hoặc là thành phần đứng trước chỉ loại con mèo, số lượng hai quyển sách trong cụm danh từ. Định ngữ có tác dụng tiến hành giới hạn hoặc miêu tả danh từ. Ví dụ: Nhà của tôi, chiếc ghế đá, những phẩm chất đáng quý. Trước định ngữ thường dùng những dấu hiệu định ngữ như của, mà, ở ; biểu thị sở thuộc thường dùng của (sách của bạn), dẫn dắt mệnh đề định ngữ (attributive clause) thường dùng quan hệ từ mà (người đàn ông mà anh vừa gặp) và định ngữ nơi chốn dùng ở (những người ở quê). Tiếng Hán: Định ngữ là thành phần đứng trước danh từ có tác dụng phụ gia, biểu thị các ý nghĩa như: của ai, bao nhiêu, thường mang de (của). Thành phần tương ứng với định ngữ là trung tâm ngữ định ngữ. Xét ở góc độ quan hệ với trung tâm ngữ, có định ngữ chủ yếu là tiến hành giới hạn đối với trung tâm ngữ thường gọi là định ngữ hạn định, ví dụ: một chiếc khăn quàng cổ. Có định ngữ chủ yếu là tiến hành miêu tả đối với trung tâm ngữ, thường gọi là định ngữ miêu tả, ví dụ: đứa bé dễ thương biết bao nhiêu Xingfuyi [5, tr. 325]. Có thể thấy, tính chất của định ngữ tiếng Việt và tiếng Hán giống nhau: Đều là thành phần phụ gia cho danh từ, có tác dụng giới hạn hoặc miêu tả danh từ. Về dấu hiệu: Tiếng Việt và tiếng Hán đều có dấu hiệu định ngữ. Nhưng trong tiếng Hán chỉ dùng một trợ từ de (của); còn trong tiếng Việt có nhiều từ ngữ đánh dấu định ngữ, biểu thị sở thuộc thường dùng của (sách của bạn), dẫn dắt mệnh đề định ngữ (attributive clause) thường dùng quan hệ từ mà (người đàn ông mà anh vừa gặp) và định ngữ nơi chốn dùng ở (những người ở quê) Cấu tạo Định ngữ chủ yếu do danh từ, đại từ, số từ/loại từ/cụm số lượng từ; tính từ; động từ; từ tượng thanh; kết cấu chủ vị; kết cấu giới từ đảm nhiệm Danh từ làm định ngữ a. Danh từ, đại từ làm định ngữ Giống như tiếng Việt, trong tiếng Hán, danh từ, đại từ làm định ngữ có thể có hoặc không có trợ từ 的 của. Dùng của thường biều thị sở thuộc. Ví dụ: (1) Anh ấy làm đúng chính sách của (đảng). (Nguyễn Khải - Nguyễn Bính) ( 党 ) 的政策, 他做得非常对 (2) Đồng chí(ấy)là người làng Kiều, huyện Kiến Thành. (Nguyễn Minh Châu) ( 那 ) 同志是建成县桥村人 (3) Hồng Hoa không biết chuyện (gì) đã xảy ra. (Nguyễn Nhật Ánh) 洪花不知道已经发生了 ( 什么 ) 事

64 60 Nguyễn Thị Minh Trang (4) Chủ của Kỳ là thằng Mỹ (nào thế)? (Nguyễn Khải - Nguyễn Bính) 阿琪的主子是 ( 哪个 ) 美国人? Các danh từ đảng, đại từ chỉ thị ấy và đại từ nghi vấn gì, nào thế trong câu (1)-(4) của tiếng Việt lần lượt đứng sau và làm định ngữ cho các danh từ trung tâm ngữ chính sách, đồng chí, chuyện và thằng Mỹ. Trong khi đó, thứ tự giữa định ngữ và trung tâm ngữ trong tiếng Hán hoàn toàn ngược lại; các định ngữ 党 (đảng), 那 (ấy), 什么 (gì), 哪个 (nào thế) lần lượt đứng trước các danh từ trung tâm 政策 (chính sách), 同志 (đồng chí), 事 (chuyện), 美国人 (thằng Mỹ). b. Số từ/loại từ/cụm số lượng từ làm định ngữ Trong tiếng Việt, số từ hoặc loại từ có thể trực tiếp là thành phần phụ gia, hạn định một số danh từ, ví dụ trong các câu (5)-(7), còn trong tiếng Hán thì không thể, danh từ trong tiếng Hán phải do cụm số lượng từ phụ gia, hạn định. Ví dụ: (5) Anh Hoàng cũng rất thích(một)xã hội dân chủ và ổn định. (Nguyễn Khải) 黄哥也很喜欢 ( 一个 ) 民主和稳定的社会 (6) quân dân Mộc Châu và Sơn La đã bắn rơi(chín)máy bay Mỹ. 一九六五年六月 22 日, 木珠和山萝军民已击落了 ( 九架 ) 美国飞机 (7) Với lại, đêm họ chỉ mua(bao)diêm hoặc(gói )thuốc là cùng. (Thạch Lam) 再说, 夜晚他们最多只买 ( 一盒 ) 火柴或 ( 一包 ) 烟而已 Khi cụm số lượng từ làm định ngữ, trật tự định ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt giống nhau, đều đứng trước danh từ trung tâm ngữ. (8) (Một đàn) cò từ trong khu rừng cafê bay vụt lên... (Nguyễn Minh Châu) ( 一群 ) 鹭从咖啡林区里飞了起来 Tính từ (cụm tính từ) làm định ngữ Trong tiếng Việt, tính từ đơn âm tiết, song âm tiết, cụm tính từ, từ tượng thanh đều có thể trực tiếp làm định ngữ. Trong tiếng Hán, tính từ đơn âm tiết cũng có thể trực tiếp làm định ngữ mà không cần mang dấu hiệu định ngữ 的 (của), ví dụ (9); song âm tiết làm định ngữ có thể có hoặc không có dấu hiệu định ngữ 的, ví dụ (10); cụm tính từ, tính từ trùng điệp hoặc tính từ trạng thái (mang tính miêu tả cao như: trắng phau, đen giòn, xanh mơn mởn, ), từ tượng thanh làm định ngữ bắt buộc phải có 的, ví dụ: (11), (12), (13). (9) Đồng chí trưởng trạm đó chính là một đồng chí (tốt). (Nguyễn Minh Châu) 那位站长同志就是一个 ( 好 ) 同志 (10) Hiện nay Tuấn là một nhân viên (cao cấp) của tổ chức Liên Hợp Quốc. 现在阿俊是联合国组织的一名 ( 高级 ) 人员 (11) Thụy vốn là người (khắc khổ, vô tư). (Nguyễn Khải) 阿瑞本来是 ( 刻苦 无私 ) 的人 (12) Một đôi mắt (đen lay láy) nhìn tôi. (Nam Cao) 一双 ( 乌黑 ) 的眼睛看着我 (13) Sau đó một lát mới nghe từng loạt tiếng nổ (ầm ầm). (Nguyễn Minh Châu) 过了一会才听到一系列 ( 轰隆 ) 的爆炸声 Động từ (cụm động từ) làm định ngữ Động từ, cụm động từ trong tiếng Việt thường trực tiếp làm định ngữ, trong khi tiếng Hán bắt buộc phải có dấu hiệu định ngữ 的 (của), ví dụ (14) và (15). (14) Bà bán hàng trạc năm mươi. ( Xin lỗi - Tào Đình, Trang Hạ dịch) ( 卖货 ) 的人大概五十岁 (15) Tường không ngờ đứa cháu (mới gặp) có thể ăn nói sỗ sàng đến thế. (Nguyễn Khải) 阿祥没想到 ( 刚刚碰见 ) 的侄子说话如此放肆 Cụm chủ vị làm định ngữ Cụm chủ vị làm định ngữ, tiếng Việt có thể dùng hoặc không dùng quan hệ từ mà, nhưng trong tiếng Hán bắt buộc phải dùng 的 (của), ví dụ (16) và (17). (16) (Những) người mà (Thùy và cả lớp học đang chờ đợi) đã đến. (Nguyễn Minh Châu) ( 小垂和全班在等待 ) 的人已经到了 (17) Cái nhà (Hoàng ở nhờ) có thể gọi là rộng rãi. (Nam Cao) ( 阿黄所寄居 ) 的房子可以说非常宽大 Cụm giới từ làm định ngữ Khi cụm giới từ làm định ngữ, tiếng Việt không cần dùng dấu hiệu định ngữ. Khác tiếng Việt, trong tiếng Hán, cụm giới từ làm định ngữ thường phải có 的 (của). Ví dụ: (18) Sự thắc mắc (về cái xác) cứ nhiều mãi ra. (Nguyễn Khải) ( 关于那个户体 ) 的疑问一直多了起来 (19) Tôi cũng có một câu chuyện (về anh Ba Tàu). (nt) 我也有一个 ( 关于华哥 ) 的故事 Phân tích trên cho thấy, định ngữ của tiếng Hán và tiếng Việt đều có thể do thành phần danh từ (bao gồm đại từ, cụm số lượng từ), thành phần tính từ, thành phần động từ, cụm chủ vị, cụm giới từ cấu tạo nên. Tuy nhiên trong tiếng Việt số từ và lượng từ có thể độc lập làm định ngữ (nó là một người thành thật/ chiếc đồng hồ treo tường), còn tiếng Hán thì không thể, danh từ trong tiếng Hán phải do cụm số lượng từ phụ gia, hạn định Phân loại Cũng như tiếng Hán, định ngữ tiếng Việt được phân thành hai loại: định ngữ hạn định và định ngữ miêu tả Định ngữ hạn định Chủ yếu giới hạn, thuyết minh giải thích trung tâm ngữ

65 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(113) ở các phương diện như: Số lượng, thời gian, nơi chốn, phạm vi a. Số lượng (1) (Một bức) công hàm nêu rõ lập trường của chúng tôi đối với (Hồ Chí Minh) ( 一封 ) 公函说明我们的立场等等 (2) (Từng khúc) đường trước mặt cũng thếp (từng mảng) ánh trăng. (Nguyễn Minh Châu) 前面的 ( 一块块 ) 路也叠成 ( 一片片 ) 月光 Khi cụm số lượng từ làm định ngữ, thứ tự định ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Hán giống nhau: định ngữ đều đứng trước trung tâm ngữ. Định ngữ một bức, từng khúc và từng mảng trong câu (1), (2) lần lượt đứng trước trung tâm ngữ công hàm, đường và ánh trăng. b. Thời gian (3) Những cảm giác (ban ngày) lắng đi trong tâm hồn Liên... (Thạch Lam) ( 白天 ) 的感觉在阿莲心魂中淡化掉了 (4) Giọng sang sảng, ông kể lại chuyện (ngày xưa). (Theo Nguyễn Kim Thản) 口音朗朗, 他讲了 ( 过去 ) 的事 Danh từ thời gian làm định ngữ, thứ tự định ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Hán khác nhau. Trong tiếng Việt, danh từ chỉ thời gian làm định ngữ thường trực tiếp đứng sau trung tâm ngữ; tiếng Hán thì ngược lại, giữa định ngữ và trung tâm ngữ thường bắt buộc phải mang dấu hiệu định ngữ 的. c. Nơi chốn (5) Mấy đứa trẻ (con nhà nghèo) ở (ven chợ) cúi lom khom trên mặt đất (Thạch Lam) 几个 ( 菜场旁边 ) 的 ( 穷家 ) 孩子弯着腰在地上来回寻找 (6) (Tất cả) phố xá (trong huyện) bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. (nt) 所有 ( 县里 ) 的街道现在都缩小在庇姐的饮料摊儿 Khác với tiếng Hán, định ngữ ven chợ, trong huyện ở câu (5), (6) trong tiếng Việt lần lượt đứng sau danh từ trung tâm đứa trẻ, phố xá. Trong khi đó, định ngữ 菜场旁边 (ven chợ), 县里 (trong huyện) trong tiếng Hán lần lượt đứng trước trung tâm ngữ 孩子 (đứa trẻ), 街道 (phố xá) và phải mang dấu hiệu định ngữ 的 ; lúc này dấu hiệu định ngữ 的 (của) trong tiếng Hán tương ứng với từ ở trong tiếng Việt. d. Sở thuộc (7) Lập trường của (chính phủ Gionxon) vẫn là xâm lược và (Hồ Chí Minh) ( 约翰逊政府 ) 的立场仍是侵略和扩大战争 (8) Lời trêu chọc của (Quý ròm) làm nhỏ Hạnh xấu hổ đến nóng ran cả mặt. (Nguyễn Nhật Ánh) ( 阿贵 ) 的捉弄话使小幸羞惭得脸都红了 Trong tiếng Việt, định ngữ chính phủ Gionxon, Qúy ròm ở câu (7), (8) lần lượt đứng sau danh từ trung tâm lập trường, lời trêu chọc ; tiếng Hán thì ngược lại, định ngữ Gionxon 政府, 阿贵 phải đứng sau danh từ trung tâm 立场, 捉弄话. Điểm giống nhau là khi biểu thị sở thuộc, giữa định ngữ và trung tâm ngữ của tiếng Việt và tiếng Hán đều dùng dấu hiệu định ngữ của ( 的 ). e. Phương thức (9) Một lần nữa, đồng tiền lại cướp đi hạnh phúc mà (tôi cố gieo). (Báo Vietnamnet) 金钱再一次夺去 ( 我精心培养 ) 的幸福 (10) Cái nhà (Hoàng ở nhờ) có thể gọi là rộng rãi. (Nam Cao) ( 阿黄所住 ) 的房子可以说是长宽的 Qua ví dụ (9), (10) có thể thấy, trật tự giữa định ngữ và trung tâm ngữ của tiếng Việt và tiếng Hán là khác nhau. Trong tiếng Việt, định ngữ tôi cố gieo, Hoàng ở nhờ đứng sau trung tâm ngữ hạnh phúc, cái nhà ; tiếng Hán thì ngược lại, định ngữ 我精心培养 (tôi cố gieo), 阿黄所住 (Hoàng ở nhờ) lần lượt đứng trước trung tâm ngữ 幸福 (hạnh phúc), 房子 (cái nhà). Ngoài ra, khi biểu thị phương thức, tiếng Việt có thể dùng hoặc không dùng quan hệ từ mà trong khi tiếng Hán bắt buộc phải dùng 的 (của). Có thể thấy, chỉ có số lượng từ làm định ngữ hạn định, trật tự sắp xếp định ngữ và trung tâm ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Hán mới giống nhau. Còn lại, vị trí định ngữ và trung tâm ngữ giữa hai ngôn ngữ hoàn toàn ngược lại. Ngoài ra, trong tiếng Việt, định ngữ hạn định có thể dùng nhiều từ ngữ khác nhau làm dấu hiệu định ngữ như của, ở, mà, trong khi dấu hiệu định ngữ trong tiếng Hán chỉ dùng 的 (của) Định ngữ miêu tả Tiến hành miêu tả trung tâm ngữ ở các phương diện như: Tính chất, trạng thái, đặc trưng, công dụng, ngành nghề, diện mạo a. Miêu tả tính chất trạng thái (11) Bình mặc chiếc quần jean (nhung) (màu tím sẫm) (Nguyễn Khải) 阿平穿了一件 ( 紫深色 ) 的 ( 丝绒 ) 牛仔裤 (12) Họ sống chen chúc trong một căn hộ (nhếch nhác). (Nguyễn Nhật Ánh) 他们拥挤地住在一所 ( 简陋 ) 的房子 Trong tiếng Việt, định ngữ nhung, màu tím sẫm, nhếch nhác lần lượt trực tiếp đứng sau trung tâm ngữ quần jean, căn hộ. Định ngữ trong tiếng Hán thì ngược lại, các định ngữ 丝绒, 紫深色 (nhung, màu tím sẫm), 简陋 (nhếch nhác) lần lượt đứng trước trung tâm ngữ 牛仔裤 (quần jean), 房子 (căn hộ). Ngoài ra, loại định ngữ này trong tiếng Hán thường phải dùng dấu hiệu định ngữ ( 的 ), tiếng Việt không cần dùng. b. Miêu tả tính cách, đặc trưng của người hoặc vật (13) Người áo xanh có khuôn mặt (đầy đặn xinh đẹp). ( Ai nói trong đêm - Trinh Bảo dịch) 穿蓝色的人有 ( 丰满 美丽 ) 的脸部

66 62 Nguyễn Thị Minh Trang (14) Những cụ già (phơ phơ tóc trắng)... (Hoàng Cầm) ( 白发苍苍 ) 的老人 Định ngữ trong câu (13) - (14) đầy đặn xinh đẹp, phơ phơ tóc trắng trong tiếng Việt trực tiếp đứng sau các trung tâm ngữ khuôn mặt, cụ già. Tiếng Hán ngược lại, các định ngữ 丰满 美丽 (đầy đặn xinh đẹp), 白发苍苍 (phơ phơ tóc trắng) đều lần lượt đứng trước trung tâm ngữ 脸部 (khuôn mặt), 老人 (cụ già), và giữa định ngữ, trung tâm ngữ phải dùng ( 的 ). c. Công dụng (15) Anh Khánh khuân theo cái hộp các-tông (đựng các loại xe cộ)... (Nguyễn Nhật Ánh) 庆哥抬走了 ( 装各种车 ) 的纸盒 (16) người đàn ông cúi lom khom đẩy một chiếc xe (chở đầy đá). (Nguyễn Minh Châu) 一个男人弯着腰推一辆 ( 装满石头 ) 的车 Định ngữ đựng các loại xe cộ, chở đầy đá trong câu (15) (16) của tiếng Việt lần lượt trực tiếp đứng sau trung tâm ngữ hộp các-tông, xe. Trong khi các định ngữ 装各种车 (đựng các loại xe cộ), 装满石头 (chở đầy đá) trong tiếng Hán lần lượt đứng trước các trung tâm ngữ 纸盒 (hộp cáctông), 车 (xe) và sau định ngữ phải mang ( 的 ). d. Ngành nghề (17) Bác cũng là kỹ sư (hóa học). (Nguyễn Khải) 他也是 ( 化学 ) 工程师 (18) Em là công nhân (giao thông). (Nguyễn Minh Châu) 我是 ( 交通 ) 工人 Các định ngữ hóa học, giao thông trong câu (17) - (18) trong tiếng Việt đều đứng sau danh từ trung tâm kỹ sư, công nhân. Vị trí định ngữ trong tiếng Hán thì ngược lại, các định ngữ 化学 (hóa học), 交通 (giao thông) đều đứng trước danh từ trung tâm 工程师 (kỹ sư), 工人 (công nhân). Điểm giống nhau là khi biểu thị ngành nghề, giữa định ngữ và trung tâm ngữ của tiếng Việt và tiếng Hán đều không dùng dấu hiệu định ngữ của ( 的 ). e. Chất liệu (19) Cạnh gốc khế là 1 cái giếng (đá) cũ xưa... (Nguyễn Nhật Ánh) 五蔹子树根旁边是一口旧的 ( 石头 ) 井 (20) Một chiếc ghế (mộc) cũ kỹ (Nguyễn Minh Châu) 一把旧旧的 ( 木头 ) 椅子 Trong tiếng Việt, các định ngữ biểu thị chất liệu đá, mộc lần lượt đứng sau trung tâm ngữ giếng, ghế, ví dụ (19) và (20). Tiếng Hán thì ngược lại, các định ngữ 石头 (đá), 木头 (mộc) đều đứng sau các danh từ trung tâm 井 (giếng), 椅子 (ghế). Khi biểu thị chất liệu, giữa định ngữ và trung tâm ngữ của tiếng Việt và tiếng Hán đều không dùng dấu hiệu định ngữ của ( 的 ). Thông qua trên có thể thấy, vị trí định ngữ và trung tâm ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Hán hoàn toàn trái ngược nhau. Trong tiếng Việt, định ngữ luôn đứng sau trung tâm ngữ; tiếng Hán thì ngược lại, định ngữ luôn đứng trước trung tâm ngữ. Ngoài ra, trong tiếng Việt hầu hết các loại định ngữ miêu tả đều không dùng dấu hiệu định ngữ; ở tiếng Hán, ngoại trừ định ngữ miêu tả biểu thị ngành nghề và chất liệu thì không cần dùng dấu hiệu định ngữ, các loại định ngữ miêu tả còn lại đều phải dùng dấu hiệu định ngữ 的 (của). 3. Kết luận Qua phân tích so sánh trên cho thấy: Tính chất của định ngữ tiếng Việt và tiếng Hán là giống nhau, đều là thành phần phụ gia cho danh từ, có tác dụng giới hạn hoặc miêu tả danh từ. Về dấu hiệu: Dấu hiệu định ngữ trong tiếng Hán chỉ dùng duy nhất một trợ từ 的 (của); dấu hiệu định ngữ ở tiếng Việt có thể dùng nhiều từ: biểu thị sở thuộc dùng của, dẫn dắt mệnh đề định ngữ dùng quan hệ từ mà, nơi chốn dùng ở. Về cấu tạo: định ngữ của tiếng Việt và tiếng Hán đều có thể do thành phần danh từ, tính từ, động từ, từ tượng thanh, cụm chủ vị, cụm giới từ cấu tạo nên. Điểm khác biệt là trong tiếng Việt số từ và loại từ có thể độc lập làm định ngữ, trong khi tiếng Hán thì không thể, danh từ trong tiếng Hán phải do cụm số lượng từ phụ gia, hạn định. Định ngữ tiếng Việt và tiếng Hán về ngữ nghĩa đều có hai loại tính chất giống nhau: Định ngữ hạn định tính và định ngữ miêu tả tính. Định ngữ hạn định tiến hành thuyết minh nói rõ trung tâm ngữ ở các phương diện: Số lượng, thời gian, nơi chốn, sở thuộc... Còn định ngữ miêu tả thì tiến hành miêu tả trung tâm ngữ ở các phương diện: Tính chất, trạng thái, đặc điểm... Tác dụng của định ngữ hạn định là ở khu biệt, nhấn mạnh là "cái này" trong sự vật chứ không phải "cái kia", vì vậy định ngữ hạn định là chỉ ra "cái nào". Tác dụng của định ngữ miêu tả là ở miêu tả, miêu tả tính chất hoặc trạng thái của người hoặc vật, vì vậy định ngữ miêu tả là chỉ ra sự vật "như thế nào". Về vị trí cú pháp, khi cụm số lượng từ làm định ngữ, thì trật tự sắp xếp định ngữ và trung tâm ngữ của tiếng Việt và tiếng Hán là giống nhau: định ngữ đứng trước trung tâm ngữ. Còn lại, vị trí định ngữ và trung tâm ngữ giữa hai ngôn ngữ là hoàn toàn ngược lại: định ngữ trong tiếng Việt luôn đứng sau trung tâm ngữ; định ngữ trong tiếng Hán luôn đứng trước trung tâm ngữ. Chú thích: Định ngữ ( ) Trung tâm ngữ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Minh Trang, Phan Văn Hòa, Một hướng tiếp cận khác về định ngữ tiếng Việt [J], Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 9, [2] 何氏红风, 汉语和越南语定语的对比分析 [D], [3] 武氏秋香, 汉 越语多项定语语序对比及教学研究 [D], [4] 武氏河, 越南语与汉语的句法语序比较 [J], 云南师范大学学报, [5] 邢福义, 现代汉语 [M], 北京 : 高等教育出版社, (BBT nhận bài: 10/04/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 20/04/2017)

67 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC DẠY THỂ ĐỘNG TỪ TIẾNG NGA OVERCOMING THE DIFFICULTIES IN TEACHING RUSSIAN VERB FORM Phạm Thị Huyền Trang Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; trangpham1124@gmail.com Tóm tắt - Tiếng Nga là một trong những thứ tiếng được xem là khó nhất thế giới. Ngữ pháp tiếng Nga là một hệ thống được quy định bởi giống, số, cách, thời và thể, chúng liên kết với nhau rất chặt chẽ. Thể động từ là một phạm trù ngữ pháp cơ bản trong hệ thống động từ tiếng Nga và đây cũng là một trong những khó khăn đối với sinh viên trong quá trình học tập. Để đi sâu vào việc phân tích và tìm ra những cách thức phù hợp trong việc giảng dạy thể động từ, chúng tôi đã tiến hành khảo sát sinh viên năm 1 và năm 2 Khoa tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng. Từ những khó khăn của sinh viên trong quá trình học, chúng tôi đã đưa ra một số lưu ý khi giảng dạy, đồng thời xây dựng hệ thống bài tập để rèn luyện và khắc phục khó khăn. Từ khóa - thể động từ tiếng Nga; giống; số; cách; thể Abstract - Russian is one of the most difficult languages in the world. Russian grammar is a system defined by gender, number, manner, time, form which are closely linked. The verb is a basic grammatical category in the Russian verb system and this is also one of the difficulties for students in learning the Russian language. For a deeper analysis to find out suitable methods to assist in teaching the verb, we conducted a survey on the difficulties in learning the verb among 1st and 2nd students of Russian Faculty, University of Foreign Languages The University of Da Nang. From the difficulties of students during learning process, we have offered some notes while teaching, as well as build an exercise system to help students practise and overcome difficulties. Key words - Russian verb form; gender; number; manner; form 1. Mở đầu Tiếng Nga là một hệ thống các quy tắc, bị chi phối bởi các phạm trù như giống, số, cách, thời và thể,... Trong mỗi phạm trù đều có những khó khăn nhất định đối với sinh viên nước ngoài. Thể động từ là một trong những phạm trù rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến ý nghĩa, mục đích giao tiếp của người nói. Tuy nhiên phạm trù thể được xem là một trong những khía cạnh gây khó khăn mà sinh viên gặp phải khi nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Nga. Qua cuộc khảo sát sinh viên học tiếng Nga về những khó khăn trong quá trình học thể động từ, chúng tôi nhận được một số ý kiến cần phải phân tích và giải quyết. Để dạy thể động từ trong tiếng Nga trước hết người dạy cần phải xác định được phương pháp giảng dạy phù hợp với từng mảng kiến thức khác nhau và cách thức khai thác sao cho sinh viên có thể nắm và vận dụng được những kiến thức đã học.bên cạnh đó cần phải tìm hiểu những khó khăn nào sinh viên thường gặp phải để có những cách dạy phù hợp. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Thể động từ tiếng Nga Thể động từ là một phạm trù ngữ pháp cơ bản trong hệ thống động từ tiếng Nga. Hầu hết các động từ đều tồn tại theo từng cặp, tuy nhiên vẫn có số ít động từ chỉ có một dạng thể. Thể động từ bao gồm động từ hoàn thành thể (HTT) và động từ chưa hoàn thành thể (CHT). Mỗi cặp động từ đều có cùng một nghĩa từ vựng nhưng cách sử dụng của hai động từ là khác nhau. Ví dụ: cặp động từ делать сделать. Trong đó делать là động từ chưa hoàn thành thể và сделать là động từ hoàn thành thể. Tuy cặp động từ này đều mang nghĩa là làm nhưng cách sử dụng của 2 động từ là khác nhau. Một số nét chính của thể động từ: động từ ở thể chưa hoàn thành (CHT) thể hiện những hành động thường xuyên xảy ra, lặp đi lặp lại nhiều lần, diễn tả quá trình của hành động, hoặc chỉ gọi tên hành động; động từ hoàn thành thể (HTT) thể hiện hành động diễn ra một lần và có kết quả, kết quả hành động không được lưu lại tại thời điểm nói. Dựa vào từng nét nghĩa mà sinh viên lựa chọn động từ cho phù hợp [1,Tr 60]. Ví dụ: - Каждый день я ложился спать в 11 часов [1, tr. 66] (Mỗi ngày tôi đi ngủ lúc 11 giờ), đây là một hành động thường xuyên xảy ra nên sẽ dùng động từ chưa hoàn thành. - Наконец-то я прочитала этот роман [1, Tr. 60] (Cuối cùng tôi cũng đọc xong tiểu thuyết này). Trong câu này прочитала thể hiện kết quả hành động. Xét về cấu tạo của thể động từ thì nhìn chung các động từ thể hoàn thành thường được cấu tạo trên cơ sở các động từ chưa hoàn thành thể. Có một số phương thức hình thành các cặp động từ như: phương pháp sử dụng tiền tố, phương pháp sử dụng hậu tố, hoặc biến đổi hoàn toàn độngtừ. Xét một số ví dụ trong bảng sau: Cách thức hình thành Sử dụng tiền tố Nhờ sự trợ giúp của hậu tố Tiền tố/ hậu tố на-, по-, с-, ис-, у-, за-, рас-, про Động từ chưa hoàn thành писать делать смотреть видеть Động từ hoàn thành написать сделать посмотреть увидеть a-/ я- =>и- решать решить покупать объяснять купить объяснить hậu tố -ну- промокать промокнуть -ива-, -ыва-, -ва-, -ева- двигать кричать переписывать спрашивать передавать двинуть крикнуть переписать спросить передать

68 64 Phạm Thị Huyền Trang Biến đổi hoàn toàn брать искать класть взять найти положить Như vậy, khi học thể động từ tiếng Nga, để vận dụng được chúng, trước hết đòi hỏi sinh viên cần phải hiểu được ý nghĩa sử dụng của chúng, nhận biết động từ hoàn thành và chưa hoàn thành, ghi nhớ động từ theo từng cặp, từ những cặp động từ cho ví dụ cụ thể để thấy rõ sự khác nhau giữa chúng. Đặc biệt, việc lựa chọn phương pháp giảng dạy là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến việc hiểu bài của sinh viên. Việc lựa chọn phương pháp giải thích ngữ liệu học tập trong quá trình giảng dạy được thực hiện trên cơ sở phân tích phương pháp truyền đạt những điểm ngữ pháp cần cung cấp. Phân tích các đặc điểm ngữ pháp để làm sáng tỏ các đặc trưng cơ bản nhằm giúp sinh viên tiếp nhận được kiến thức và vận dụng được trong quá trình học. Phương pháp phân tích ngữ liệu về ngữ pháp nhằm mục đích vạch ra những cách thức để truyền tải nội dung như: những khái niệm nào cần phân tích, những phạm trù ngữ pháp nào gây khó khăn hơn cả đối với sinh viên; những điểm ngữ pháp không tương đồng với tiếng mẹ đẻ; những cấu trúc, phạm vi từ vựng phù hợp với từng cấp độ người học; những quy luật và việc vận dụng chúng vào trong lời nói; những kỹ năng ngữ pháp nào cần phải được khai thác để xác định nội dung ngữ liệu học tối thiểu. Giải thích ngữ liệu học tập liên quan đến hoạt động làm quen, giới thiệu thông tin bằng việc truyền đạt những thông tin cần thiết đảm bảo việc nhận thức, hiểu và ghi nhớ nội dung học của người học để vận dụng vào trong lời nói. Giảng viên có thể giới thiệu nội dung mới bằng cách đưa ra kiến thức mới và giải thích chúng. Để đưa ra những nội dung mới giảng viên có thể sử dụng biểu đồ, tranh, ảnh, bảng biểu và những tài liệu trực quan khác. Giải thích đưa ra những dấu hiện, gợi ý nhằm kích thích khả năng tư duy của người học. Trong giáo học pháp có các phương thức cơ bản sau đây giúp giới thiệu cho sinh viên làm quen với nội dung học tập mới: (1) Giáo viên giải thích hoặc các đoạn giải thích trong sách giáo khoa; (2) Sử dụng các phương tiện trực quan khác nhau (bảng biểu, sơ đồ, tranh ảnh, ); (3) Sử dụng ngữ cảnh. Ngoài ra, việc giới thiệu nội dung học còn có thể được tiến hành thông qua việc thực hiện một số bài tập nhất định. Giảng viên có thể kết hợp các cách thức giới thiệu khác nhau, tuy nhiên, việc lựa chọn cách thức và kết hợp chúng còn dựa trên các yếu tố như: tính chất của nội dung học; mối quan hệ với tiếng mẹ đẻ; giai đoạn học tập, trình độ đào tạo và độ tuổi của người học; nhiệm vụ giờ học cụ thể, loại hoạt động lời nói có thể sử dụng nội dung đó. Tính chất của nội dung học đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn cách thức giải thích. Phương pháp trực quan được sử dụng khá phổ biến trong việc giải thích nội dung mới Khảo sát những khó khăn trong việc học thể động từ tiếng Nga và giải pháp khắc phục Khảo sát khó khăn Với những phương thức cấu tạo khác nhau, những ý nghĩa sử dụng khác nhau của thể động từ gây ra những khó khăn nhất định đối với sinh viên trong quá trình học. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của sinh viên năm 1 và năm 2 Khoa tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng về những khó khăn, trở ngại mà sinh viên gặp phải trong quá trình học thể động từ. Kết quả thu được thể hiện qua bảng sau: Bảng kết quả khảo sát những khó khăn trong quá trình học thể động từ của sinh viên năm 1 và năm 2 Khoa tiếng Nga,Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng. Ý kiến của sinh viên Không nắm vững cách sử dụng của thể động từ trong tiếng Nga Không nhận biết được đâu là động từ thể chưa hoàn thành, đâu là động từ thể hoàn thành Ý kiến khác Không nắm rõ khi nào dùng tính động từ bị động và chủ động Khó khăn trong việc nhận biết thể động từ dựa vào nghĩa của câu Số lần ý kiến Chia động từ theo ngôi 1 Nhiều từ mới 1 Không năm được cách chia theo ngôi của một số cặp từ đặc biệt Quá nhiều động từ dẫn đến gây khó khăn trong việc nhớ nghĩa và cách sử dụng Trạng động từ 3 Cách sử dụng liên từ который 2 Động từ chuyển động 1 Ghi chú 37 50% 19 26% % Thông qua các ý kiến của sinh viên, chúng tôi tổng hợp và đưa ra kết luận (dựa trên thực tế khảo sát) rằng trong quá trình học thể động từ tiếng Nga, yếu tố gây khó khăn nhất chính là không nắm vững cách sử dụng của thể động từ trong tiếng Nga (50%) và không nhận biết được đâu là động từ thể chưa hoàn thành, đâu là động từ thể hoàn thành (26%). Ngoài ra một số đặc điểm ngữ pháp khác có liên quan đến thể động từ cũng gây ra những trở ngại cho người học như: trạng động từ bao gồm trạng động từ HT và CHT, không nắm được cách chia theo ngôi của một số cặp động từ đặc biệt Giải pháp khắc phục khó khăn Dựa trên kết quả khảo sát, với những cở sở lý thuyết, kinh nghiệm giảng dạy và quan sát thực tiễn, chúng tôi đề ra một số giải pháp trong quá trình dạy thể động từ cho sinh viên như sau: 1) Giới thiệu động từ theo cặp, không giới thiệu riêng lẽ, chỉ ra đâu là động từ CHT và HT. Như vậy sinh viên sẽ dễ nhớ hơn và không bị nhầm lẫn giữа động từ CHT và HT, ví dụ: читать прочитать; делать сделать;... 2) Cho ví dụ cụ thể với mỗi cặp động từ để giúp sinh viên dễ hình dung hơn. Các động từ sẽ được giới thiệu theo

69 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 04(113) cặp. Ví dụ cặp động từ опоздывать опоздать [3, Tr ]: 3) Khi đưa ra cặp đồng từ mới, giảng viên nên hướng dẫn sinh viên cách chia, cách đánh trọng âm, liên hệ với những động từ cùng dạng.ví dụ [3, Tr ]: cặp động từ вставать - встать được chia như sau: - вставать (встаю, встаёшь, встают) - встать (встану, встанешь, встанут) 4) Đưa ra những ví dụ kèm theo ngữ cảnh cụ thể. Dựa vào hình có thể cho ví dụ sau: - Наташа читала книгу 2 дня. Она долго читала, и наконец-то её прочитала. Dựa vào ví dụ và hình ảnh đã cho sinh viên sẽ dễ dàng nhận biết được khi nào thì dùng động từ chưa hoàn thành và hoàn thành thể. 5) Ra những dạng bài tập về nhà đòi hỏi sinh viên phải suy nghĩ và tư duy, ví dụ như: hãy kể về một ngày làm việc của bạn, kể về thời thơ ấu, những ước mơ và dự định trong tương lai,... Thông qua những bài tập này, sinh viên sẽ phải tư duy để lựa chọn động từ phù hợp, thời thể phù hợp với yêu cầu đặt ra. 6) Sử dụng trực quan trong việc giới thiệu và giải thích thể động từ giúp sinh viên dễ hình dung hơn, cảm thấy thú vị, đỡ nhàm chán và nhanh hiểu hơn. 7) Gợi ý những dấu hiệu nhận biết riêng của mỗi thể động từ. Lưu ý những từ và cụm từ chỉ thời gian diễn tả quá trình hành động, thời gian kết thúc hành động,... 8) Yêu cầu sinh viên tự đưa ra ví dụ, để biết được mức độ hiểu bài của sinh viên. Các sinh viên tự đưa ra ví dụ và giải thích cho các bạn còn lại. 9) Cho sinh viên làm việc theo cặp, theo nhóm, hoặc sử dụng tình huống để giúp sinh viên nhớ lâu hơn.... Ngoài một số giải pháp chúng tôi đề ra trong quá trình dạy thể động từ thì chúng tôi có đề xuất hệ thống các dạng bài tập về thể động từ giúp sinh viên luyện tập, hiểu nội dung, vận dụng được chúng trên tất cả các phương diện nghe, nói, đọc, viết. Theo quan điểm của A.N. Shukin trong sách Phương pháp dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ [2, Tr 57-61] có đưa ra một số dạng bài tập rèn luyện về ngữ pháp sau đây (cụ thể trong bài này là bài tập về thể động từ): 1) Bài tập ngôn ngữ Những dạng bài tập này nhằm hình thành kỹ năng sử dụng thời của động từ, từ đó giúp sinh viên nắm vững hơn việc sử dụng thể hoàn thành và chưa hoàn thành. Bài tập ngôn ngữ giúp phát triển kỹ năng về ngữ pháp, bao gồm: a. Bài tập mô phỏng. Trong bài tập dạng này, dựa vào những cấu trúc câu đã có sẵn, sinh viên thay thế bằng những cụm từ cho sẵn, không cần biến đổi gì thêm [2, Tr 58]. Ví dụ: Hãy hình thành câu bằng các cụm từ cho sẵn và dịch nghĩa của chúng [4, Tr 85]. 1. В свободное время я часто читаюкниги. (слушаю музыку, гуляю в парке, смотрю телевизор, играю на гитаре, занимаюсь в библиотеке, готовлю блюда,...) 2. Вера, вчера я смотрела фильм дома. - А я разговаривала с подругой (делала урок, слушала радио; читала книгу, смотрела спектакль; готовила блюда, отдыхала дома; гуляла в лесу) b. Bài tập thay thế Những dạng bài tập phổ biến ở dạng này như Dùng những từ trong ngoặc để kết thúc câu, Điền vào chỗ trống.... Trong bài tập dạng này, những từ ngữ được đưa ở dạng gốc, sau đó sinh viên sẽ tự biến đổi để phù hợp với cấu trúc câu đã cho, hoặc dựa vào mẫu câu cho sẵn [2, Tr. 58]. Ví dụ: Điền động từ phù hợp vào chỗ trống. Что ты делал вчера, Антон? Я журнал «Вокруг света». Ты мог бы мне дать этот журнал? Конечно, ведь я уже его. (читал прочитал) c. Bài tập biến đổi Đây là dạng bài tập đòi hỏi thay đổi cấu trúc câu thường được áp dụng ở bài tập tình huống hoặc giao tiếp. Bài tập dạng này có thể là Thay thế thời quá khứ của động từ bằng thời tương lai, Hãy đưa ra những câu trả lời phủ định cho các câu hỏi đã cho,... Bên cạnh đó giảng viên có thể khai thác những bài tập này hiệu quả hơn bằng cách yêu cầu sinh viên thiết lập lại những đoạn ngữ cảnh cho sẵn. Ví dụ: Вчера я ходила на стадион. Завтра я тожe...; sử dụng những đoạn phù hợp trong hội thoại. Ví dụ: Вы едете на каникулы в Италию? Нет,...(в Италии я уже был/была). Trong câu hỏi người ta sử dụng cách 4 nhưng lại yêu cầu sử dụng cách 6 để trả lời cho câu hỏi đó, miễn sao vẫn đảm bảo nội dung. Bài tập dạng này cũng có thể thực hiện ở dạng trò chơi. Ví dụ: một sinh viên khẳng định là anh ta có 1 vật gì đó, còn 1 sinh viên khác nói rằng anh ta không có thứ đó. Sinh viên nào bị mắc lỗi thì sẽ được thay thế bằng một sinh viên khác. Người mắc lỗi thường là người đưa ra những cấu trúc phủ định, vì trong cấu trúc phủ định đòi hỏi sinh viên phải biến đổi dạng từ trong câu.

70 66 Phạm Thị Huyền Trang Bài tập biến đổi giúp củng cố kỹ năng ngữ pháp, chọn lựa đúng cấu trúc và dạng từ phù hợp, từ đó tạo ra những kỹ năng trong các tình huống giao tiếp. Để thực hiện bài tập dạng này sinh viên cần phải sử dụng những dữ liệu cho sẵn. Bài tập cơ bản của dạng này là hỏi và trả lời : Вы завтракаете в 8 часов? Вы поедете на каникулы на юг?. Bài tập này có thể được thực hiện thông qua bảng biểu, tranh ảnh, sơ đồ... Sinh viên có thể nghe hoặc đọc một đoạn văn ngắn một vài lần, sau đó giảng viên sẽ khai thác bài tập dựa trên những thông tin mà sinh viên có thể nhớ được. Ví dụ: để luyện tập cho sinh viên qua chủ đề Thì quá khứ của động từ giảng viên có thể yêu cầu sinh viên kể lại bài khóa Tôi đã trải qua ngày hôm qua như thế nào,... Ngoài ra, trong dạng bài tập biến đổi này, sinh viên có thay đổi thể của động từ từ hiện tại sang tương lai, hoặc từ quá khứ sang hiện tại [2, Tr. 59]. Ví dụ: Hãy trả lời câu hỏi, sử dụng những động từ cho trong ngoặc ở dạng phù hợp [6, Tr. 205]. - Что вы делали вчера вечером? - вчера вечером я... уроки, потом... письмо домой. - Вы знаете урок хорошо? - Да, я... урок хорошо. - А вы... письмо? - Нет, я не... письмо, потому что ко мне пришли гости. (учить выучить; писать написать) 2) Bài tập giao tiếp Mục đích của dạng bài tập này là hình thành kỹ năng cho sinh viên trong các hoạt động lời nói: nói, nghe, đọc, viết. Bài tập dạng này được thiết lập dựa trên cơ sở ngữ pháp đã được học. Bài tập giao tiếp gồm các dạng như: bài tập tình huống, bài tập đóng vai, những bài tập được xây dựng trên cơ sở những đoạn văn hoặc tài liệu trực quan. a. Bài tập tình huống Bài tập tình huống khá dễ khi sử dụng kết hợp với cơ sở ngữ pháp được xác định, đặc biệt nó được đưa vào dạng bài tập luyện tập trên cơ sở những nguyên tắc chức năng ngữ nghĩa. Những cấu trúc thể hiện mối quan hệ không gian thường gặp trong các đề tài như Nhà, thành phố, trường học, phương tiện giao thông, du lịch. Một số sách tiếng Nga đưa ra những bài tập tình huống liên quan đến những đề tài trên như: «Вы обставляете свою новую квартиру. Расскaжите, какую мебель вы приобрели и как разместите её к комнатах». Đối với các đề tài này có thể đưara bài tập như sau: Вы задумали перестановку мебели в квартире. Что и когда вы переместите?. Trong bài này có thể áp dụng những động từ sau đây: ставаить/поставить, вешать/повесить, класть/положить куда?, стоять, висеть, лежать где?. Có thể tiến hành trò chơi Что где стоит в комнате? (Cái gì nằm ở đâu trong phòng?) : письменный стол стоит у окна. Кресло стоит справа от дивана, [2, Tr 60]. Ví dụ: Dựa vào bức tranh và dữ liệu cho sẵn để mô tả tình huống. Hãy tìm ra những lý do khác nhau để trả lời cho câu hỏi. Chú ý động từ được sử dụng trong bài (bài tập này nhằm mục đích giải thích và giúp sinh viên nắm vững cách sử dụng của cặp động từ вставать встать) [3, Tr ]. b. Bài tập được xây dựng trên cơ sở các văn bản, hình ảnh, những giờ học tham quan. Để thực hiện được bài tập dạng này đòi hỏi sinh viên phải hiểu và vận dụng được những phương thức khác nhau để truyền đạt thông tin phụ thuộc vào điều kiện tình huống, thể loại văn bản, định hướng giao tiếp và đối tượng giao tiếp. Tài liệu hình ảnh trực quan, những giờ học tham quan tạo cơ sở ngữ nghĩa để sinh viên tự xây dựng lời nói và tham gia vào giao tiếp. Khi làm việc với văn bản cần chú ý đến phương pháp liên kết các phần của văn bản cũng như sử dụng cú pháp của đoạn hội thoại. Bài tập loại này bao gồm các dạng như: Hãy tiếp tục câu chuyện, Chuyện gì sẽ xảy ra với anh ấy nếu như anh ấy..., Hãy trả lời thư điện tín mà bạn đã nhận được, Bạn là nhà biên tập, bạn cần phải rút gọn bài báo đã cho còn 3 trang mà không làm ảnh hưởng đến nội dung chính của bài báo [2, Tr 60]. Ví dụ: Dựa vào bức tranh hãy viết một đoạn mô tả nhỏ. Sử dụng cặp động từ писать написать [3, Tr 8]. c. Bài tập giao tiếp và trò chơi đóng vai Đây là mức độ cao nhất của dạng bài tập giao tiếp, giúp giải quyết những bài tập ngôn ngữ, giao tiếp. Những trò chơi giao tiếp có mục đích đẩy mạnh hoạt động lời nói của sinh viên, hoàn thành những kỹ năng lời nói khác nhau bao gồm cả ngữ pháp. 1)Đối với mục đích phát triển kỹ năng văn bản độc thoại dạng mô tả, chứng minh, so sánh, ví dụ: người chơi nhận chiếc bưu thiếp, không cho người khác xem, đặt câu hỏi cho những người còn lại và mô tả bưu thiếp. Người chiến thắng sẽ là người tìm ra được chiếc bưu thiếp cùng cặp. 2) Đối với mục đích hình thành liên kết văn bản, ví dụ: giảng viên phát cho mỗi sinh viên một mẩu giấy. Trong mỗi tờ giấy là 1 câu trong bài khóa. Các sinh viên không được trao đổi với nhau. Mỗi sinh viên tự nhớ câu của mình, sau đó giáo viên thu hết lại. Tiếp đến giảng viên đọc câu đầu tiên, các sinh viên sẽ lần lượt đọc câu của mình lên sao cho các câu có sự liên kết với nhau và đảm bảo đúng trật tự nội dung của văn bản [2, Tr 61].

Geschäftskorrespondenz Bestellung

Geschäftskorrespondenz Bestellung - abgeben Chúng tôi đang cân nhắc đặt mua... Formell, vorsichtig Chúng tôi muốn được đặt sản phẩm... của Quý công ty. Chúng tôi muốn được đặt mua một sản phẩm. Đính kèm trong thư này là đơn đặt hàng của

Részletesebben

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG CHƯƠNG TRÌNH "MỪNG SINH NHẬT 6 NĂM WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM AIRLINES"

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG CHƯƠNG TRÌNH MỪNG SINH NHẬT 6 NĂM WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM AIRLINES DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG CHƯƠNG TRÌNH "MỪNG SINH NHẬT 6 NĂM WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM AIRLINES" TỪ NGÀY 08/10/2014 ĐẾN HẾT NGÀY 10/10/2014 STT Tên khách hàng Số CMND/Hộ chiếu Số thẻ

Részletesebben

DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG NHẬN ƯU ĐÃI 1

DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG NHẬN ƯU ĐÃI 1 DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG NHẬN ƯU ĐÃI 1 STT Tên khách hàng Số ID/ Thẻ căn Số Tài khoản Số tiền trả thưởng cước/ Hộ chiếu thanh toán (VND) 1 NGUYEN TO UYEN PHUONG xxxxxx7335 xxxxxxx1999 1,000,000 2 TRAN

Részletesebben

Lời nói đầu BAN BIÊN TẬP

Lời nói đầu BAN BIÊN TẬP Lời nói đầu -- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo văn bản đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 25 tháng 11 năm 2002, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định

Részletesebben

Lời nói đầu BAN BIÊN TẬP

Lời nói đầu BAN BIÊN TẬP Lời nói đầu -- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo văn bản đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 25 tháng 11 năm 2002, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định

Részletesebben

Lời nói đầu BAN BIÊN TẬP

Lời nói đầu BAN BIÊN TẬP Lời nói đầu -- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo văn bản đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 5 tháng năm 00, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định số 50/GP-BVHTT,

Részletesebben

A MI ÓVODÁNK AZ, AHOL A GYERMEKEK KÖRÜL FOROG A VILÁG! TRUONG MAU GIAO CHUNG TOI,LA NOI SINH HOAT CUA THE GOI TRE EM!

A MI ÓVODÁNK AZ, AHOL A GYERMEKEK KÖRÜL FOROG A VILÁG! TRUONG MAU GIAO CHUNG TOI,LA NOI SINH HOAT CUA THE GOI TRE EM! MEGISMERÉS ÁLLÓKÉPESSÉG VALÓSÁG ÓVODAI PEDAGÓGIAI PROGRAM /Rövidített változat/ SU NHAN THUC KIEN TRI-KIEN NHAN THUC TE CHUONG TRINH GIAO DUC. /Dang viet tat ngan gon/ A MI ÓVODÁNK AZ, AHOL A GYERMEKEK

Részletesebben

Auswandern Studieren. Studieren - Universität. Angeben, dass man sich einschreiben will. Angeben, dass man sich für einen Kurs anmelden möchte.

Auswandern Studieren. Studieren - Universität. Angeben, dass man sich einschreiben will. Angeben, dass man sich für einen Kurs anmelden möchte. - Universität Tôi muốn ghi danh vào một trường đại học Angeben, dass man sich einschreiben will Szeretnék beiratkozni egyetemre. Tôi muốn đăng kí khóa học. Angeben, dass man sich für einen anmelden möchte

Részletesebben

Voyage Logement. Logement - Trouver. Logement - Réserver. Demander son chemin vers un logement. ... kiadó szoba?... phòng để thuê?

Voyage Logement. Logement - Trouver. Logement - Réserver. Demander son chemin vers un logement. ... kiadó szoba?... phòng để thuê? - Trouver Hol találom a? Demander son chemin vers un logement Tôi có thể tìm ở đâu?... kiadó szoba?... phòng để thuê?...hostel?... nhà nghỉ?... egy hotel?... khách sạn?...bed and breakfast?...kemping?

Részletesebben

Reisen Unterkunft. Unterkunft - Finden. Unterkunft - Buchen. Nach dem Weg zur Unterkunft fragen. ... phòng để thuê?... kiadó szoba? Art der Unterkunft

Reisen Unterkunft. Unterkunft - Finden. Unterkunft - Buchen. Nach dem Weg zur Unterkunft fragen. ... phòng để thuê?... kiadó szoba? Art der Unterkunft - Finden Tôi có thể tìm ở đâu? Nach dem Weg zur fragen Hol találom a?... phòng để thuê?... kiadó szoba? Art der... nhà nghỉ?...hostel? Art der... khách sạn?... egy hotel? Art der... nhà khách chỉ phục

Részletesebben

Lời nói đầu BAN BIÊN TẬP

Lời nói đầu BAN BIÊN TẬP Lời nói đầu -- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo văn bản đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 25 tháng 11 năm 2002, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định

Részletesebben

Szárító. Használati útmutató. Máy sấy. Hướng dẫn sử dụng DU 7133 GA _HU/

Szárító. Használati útmutató. Máy sấy. Hướng dẫn sử dụng DU 7133 GA _HU/ Szárító Használati útmutató Máy sấy Hướng dẫn sử dụng DU 7133 G0 HU VN 2960311246_HU/161116.1433 Kérjük, először olvassa el a használati útmutatót! Kedves Vásárló! Köszönjük, hogy egy Beko terméket választott.

Részletesebben

Szárító. Használati útmutató. Máy sấy. Hướng dẫn sử dụng DU 7133 GA _HU/

Szárító. Használati útmutató. Máy sấy. Hướng dẫn sử dụng DU 7133 GA _HU/ Szárító Használati útmutató Máy sấy Hướng dẫn sử dụng DU 7133 GA0 HU VN 2960311246_HU/170518.1145 Kérjük, először olvassa el a használati útmutatót! Kedves Vásárló! Köszönjük, hogy egy Beko terméket választott.

Részletesebben

Phiền bạn giúp tôi một chút được không? Bạn có nói được tiếng Anh không? Xin chào! Chào buổi tối! (Vietnamese usually do not use timespecific

Phiền bạn giúp tôi một chút được không? Bạn có nói được tiếng Anh không? Xin chào! Chào buổi tối! (Vietnamese usually do not use timespecific - Belangrijkste benodigdheden Tudna segíteni? Om hulp vragen Beszélsz angolul? Vragen of iemand Engels spreekt Beszélsz / Beszél _[nyelven]_? Vragen of iemand een bepaalde taal spreekt Nem beszélek_[nyelven]_.

Részletesebben

Personligt Lyckönskningar

Personligt Lyckönskningar - Giftermål Chúc hai bạn hạnh phúc! Används att gratulera ett nygift par Chúc mừng hạnh phúc hai bạn! Används att gratulera ett nygift par Gratulálok! Nagyon sok boldogságot kívánok! Gratulálok és a legjobbakat

Részletesebben

Podróże Ogólne. Ogólne - Niezbędnik. Ogólne - Rozmowa. Phiền bạn giúp tôi một chút được không? Proszenie o pomoc

Podróże Ogólne. Ogólne - Niezbędnik. Ogólne - Rozmowa. Phiền bạn giúp tôi một chút được không? Proszenie o pomoc - Niezbędnik Phiền bạn giúp tôi một chút được không? Proszenie o pomoc Tudna segíteni? Bạn có nói được tiếng Anh không? Beszélsz angolul? Pytanie, czy nasz rozmówca posługuje się językiem angielskim Bạn

Részletesebben

Chương 4: LIPID. Axit béo. Lipid đơn giản Glycerit Sáp Sterit. Tính chất. Phospholipid Glycolipid

Chương 4: LIPID. Axit béo. Lipid đơn giản Glycerit Sáp Sterit. Tính chất. Phospholipid Glycolipid Chương 4: LIPID Đại cương Axit béo Đặc điểm chung Tính chất Một số acid béo thường gặp ở động vật Lipid đơn giản Glycerit Sáp Sterit Lipid phức tạp Phospholipid Glycolipid Đại cương về LIPID Đặc điểm chung

Részletesebben

Rendezvényeink. Születésnapi buli Céges buli Leány- és legénybúcsú Családi összejövetel...

Rendezvényeink. Születésnapi buli Céges buli Leány- és legénybúcsú Családi összejövetel... Hà Nội Việt Nam fővárosa, Hà Nội Délkelet-Ázsia egyik legelragadóbb városa. Óvárosa, gyarmati, francianegyedei, ezeréves templomai és tavai elragadók. A város Việt Nam második legtermékenyebb területeinek

Részletesebben

FOLYÓIRATOK, ADATBÁZISOK

FOLYÓIRATOK, ADATBÁZISOK Szakkönyvtár FOLYÓIRATOK, ADATBÁZISOK 2013. szeptember Acta Oeconomica Állam- és Jogtudomány Élet és Irodalom Figyelő Gazdaság és Jog Határozatok Tára HVG Közgazdasági Szemle Külgazdaság Magyar Hírlap

Részletesebben

Sebastián Sáez Senior Trade Economist INTERNATIONAL TRADE DEPARTMENT WORLD BANK

Sebastián Sáez Senior Trade Economist INTERNATIONAL TRADE DEPARTMENT WORLD BANK Sebastián Sáez Senior Trade Economist INTERNATIONAL TRADE DEPARTMENT WORLD BANK Despite enormous challenges many developing countries are service exporters Besides traditional activities such as tourism;

Részletesebben

Utazás Általános. Általános - Alapvető, létfontosságú dolgok. Általános - Beszélgetés

Utazás Általános. Általános - Alapvető, létfontosságú dolgok. Általános - Beszélgetés - Alapvető, létfontosságú dolgok Μπορείτε να με βοηθήσετε; (Borίte na me voithίsete?) Segítségkérés Phiền bạn giúp tôi một chút được không? Μιλάτε αγγλικά; (Miláte agliká?) Bạn có nói được tiếng Anh không?

Részletesebben

A katolikus egyház. Gulyás Csenge Pázmány Péter Katolikus Egyetem,

A katolikus egyház. Gulyás Csenge Pázmány Péter Katolikus Egyetem, A katolikus egyház Gulyás Csenge Pázmány Péter Katolikus Egyetem, 2016. 11. 26. 3 egyháztartomány Hanoi - Hà Nội 10 egyházmegye Huế 6 egyházmegye Ho Chi Minh-város 10 egyházmegye 6 hivatalosan elismert

Részletesebben

ÉLETTEREK. Lakóterek használatának és kialakításának változásai Hanoiban. BME - Építőművészeti Doktori Iskola I.félév

ÉLETTEREK. Lakóterek használatának és kialakításának változásai Hanoiban. BME - Építőművészeti Doktori Iskola I.félév ÉLETTEREK Lakóterek használatának és kialakításának változásai Hanoiban BME - Építőművészeti Doktori Iskola 2017. I.félév Giap Thi Minh Trang Témavezető: DLA Major György Opponens: PhD Kerékgyártó Béla

Részletesebben

INFO-CAPITALISM IN CENTRAL EUROPE: THE VISEGRAD STRATEGY. By Pál TAMÁS [Institute of Sociology, HAS, Budapest]

INFO-CAPITALISM IN CENTRAL EUROPE: THE VISEGRAD STRATEGY. By Pál TAMÁS [Institute of Sociology, HAS, Budapest] INFO-CAPITALISM IN CENTRAL EUROPE: THE VISEGRAD STRATEGY By Pál TAMÁS [Institute of Sociology, HAS, Budapest] A typology of FUAs, based on 5 functions: - population - transport - manufacturing GVA - no

Részletesebben

Pentaflex Bariatric Mattress

Pentaflex Bariatric Mattress INSTRUCTIONS FOR USE Pentaflex Bariatric Mattress 2-way turn mattress replacement system EN HU PL VI Instructions for Use Használati utasítás Instrukcja obsługi Hương dân Sư dung 629901_INT1_01 10/2018

Részletesebben

Skills Development at the National University of Public Service

Skills Development at the National University of Public Service Skills Development at the National University of Public Service Presented by Ágnes Jenei National University of Public Service Faculty of Public Administration Public Ethics and Communication 13. 12. 2013

Részletesebben

Pécsi Tudományegyetem Közgazdaságtudományi Kar Regionális Politika és Gazdaságtan Doktori Iskola

Pécsi Tudományegyetem Közgazdaságtudományi Kar Regionális Politika és Gazdaságtan Doktori Iskola Pécsi Tudományegyetem Közgazdaságtudományi Kar Regionális Politika és Gazdaságtan Doktori Iskola Kutatói együttműködések Web 2.0-es PhD kutatói közösség Doktori értekezés tézisei Készítette: Szontágh Krisztina

Részletesebben

1918 December 1 út, 15/H/4, Sepsiszentgyörgy (Románia) Mobil 0040 748239263 biro_biborka@yahoo.com

1918 December 1 út, 15/H/4, Sepsiszentgyörgy (Románia) Mobil 0040 748239263 biro_biborka@yahoo.com Europass Önéletrajz Személyi adatok Vezetéknév (nevek) / Utónév (nevek) Cím(ek) Bíró Bíborka Eszter 1918 December 1 út, 15/H/4, Sepsiszentgyörgy (Románia) Mobil 0040 748239263 E-mail(ek) biro_biborka@yahoo.com

Részletesebben

Ister-Granum EGTC. Istvan FERENCSIK Project manager. The Local Action Plans to improve project partners crossborder

Ister-Granum EGTC. Istvan FERENCSIK Project manager. The Local Action Plans to improve project partners crossborder Expertising Governance for Transfrontier Conurbations Ister-Granum EGTC Istvan FERENCSIK Project manager The Local Action Plans to improve project partners crossborder governance «EGTC» URBACT Final conference

Részletesebben

Correlation & Linear Regression in SPSS

Correlation & Linear Regression in SPSS Petra Petrovics Correlation & Linear Regression in SPSS 4 th seminar Types of dependence association between two nominal data mixed between a nominal and a ratio data correlation among ratio data Correlation

Részletesebben

VIETNAM - A MAGYAR FEJLESZTÉSI EGYÜTTMŰKÖDÉS ÁZSIAI

VIETNAM - A MAGYAR FEJLESZTÉSI EGYÜTTMŰKÖDÉS ÁZSIAI VIETNAM - A MAGYAR FEJLESZTÉSI EGYÜTTMŰKÖDÉS ÁZSIAI CÉLORSZÁGA BALOGH TIBOR 1. MAGYARORSZÁG ÉS VIETNAM KAPCSOLATAI Magyarország és Vietnam földrajzi értelemben távol fekszik egymástól, azonban a társadalmi

Részletesebben

: : : :.C32 E32 Q43 :JEL

: : : :.C32 E32 Q43 :JEL 25-42 39 4 :80 39 27 : 39 0 :. 970. 990.... 984.. :.C32 E32 Q43 :JEL Dr.bakhshi@gmail.com Javid_bahrami@yahoo.com farzanehmousavi@ymail.com 4 26.... - -........». «... 90 27......... 2000 70 960-2007.....2...

Részletesebben

EEA, Eionet and Country visits. Bernt Röndell - SES

EEA, Eionet and Country visits. Bernt Röndell - SES EEA, Eionet and Country visits Bernt Röndell - SES Európai Környezetvédelmi Ügynökség Küldetésünk Annak elősegítése, hogy az EU és a tagállamok a szükséges információk alapján hozhassák meg a környezet

Részletesebben

Sex: Male Date of Birth: 02 August 1947 Citizenship: Hungarian

Sex: Male Date of Birth: 02 August 1947 Citizenship: Hungarian PERSONAL INFORMATION Dr. János Szlávik 3300 Eger, Tompa Mihály u. 8. +36-36-520-400/3082 +36-30-4365-541 szlavik@ektf.hu www.gti.ektf.hu Sex: Male Date of Birth: 02 August 1947 Citizenship: Hungarian WORK

Részletesebben

STUDENT LOGBOOK. 1 week general practice course for the 6 th year medical students SEMMELWEIS EGYETEM. Name of the student:

STUDENT LOGBOOK. 1 week general practice course for the 6 th year medical students SEMMELWEIS EGYETEM. Name of the student: STUDENT LOGBOOK 1 week general practice course for the 6 th year medical students Name of the student: Dates of the practice course: Name of the tutor: Address of the family practice: Tel: Please read

Részletesebben

MAGYAR KÖZLÖNY 178. szám

MAGYAR KÖZLÖNY 178. szám MAGYAR KÖZLÖNY 178. szám MAGYARORSZÁG HIVATALOS LAPJA 2018. november 15., csütörtök Tartalomjegyzék 1574/2018. (XI. 15.) Korm. határozat Az egyes nem önálló külképviseletek nyitásával kapcsolatban egyes

Részletesebben

Curriculum Vitae. 1 Personal Information: 2 Education and training: 3 PhD study and scientific qualifications:

Curriculum Vitae. 1 Personal Information: 2 Education and training: 3 PhD study and scientific qualifications: Curriculum Vitae 1 Personal Information: Name: Anna Takács Klingné Academic Position: Sex: Female Date of birth: 20/06/1963 Address (in school with room number): H-7400 Kaposvár, Guba S. u. 40. HUNGARY

Részletesebben

Miskolci Egyetem Gazdaságtudományi Kar Üzleti Információgazdálkodási és Módszertani Intézet. Correlation & Linear. Petra Petrovics.

Miskolci Egyetem Gazdaságtudományi Kar Üzleti Információgazdálkodási és Módszertani Intézet. Correlation & Linear. Petra Petrovics. Correlation & Linear Regression in SPSS Petra Petrovics PhD Student Types of dependence association between two nominal data mixed between a nominal and a ratio data correlation among ratio data Exercise

Részletesebben

ANGOL NYELVI SZINTFELMÉRŐ 2014 A CSOPORT

ANGOL NYELVI SZINTFELMÉRŐ 2014 A CSOPORT ANGOL NYELVI SZINTFELMÉRŐ 2014 A CSOPORT A feladatok megoldására 45 perc áll rendelkezésedre, melyből körülbelül 10-15 percet érdemes a fogalmazási feladatra szánnod. Megoldásaid a válaszlapra írd! 1.

Részletesebben

SZAKMAI BESZÁMOLÓ EVK SZAKKOLLÉGIUM. BESZÁMOLÓ: A 2014/2015 A Pallas Athéné Domus Scientiae Alapítvány pályázatára 2014/2015-ÖS TANÉV

SZAKMAI BESZÁMOLÓ EVK SZAKKOLLÉGIUM. BESZÁMOLÓ: A 2014/2015 A Pallas Athéné Domus Scientiae Alapítvány pályázatára 2014/2015-ÖS TANÉV SZAKMAI BESZÁMOLÓ EVK SZAKKOLLÉGIUM BESZÁMOLÓ: A 2014/2015 A Pallas Athéné Domus Scientiae Alapítvány pályázatára 2014/2015-ÖS TANÉV 1 Tőzsdekurzus A kurzus fókuszában - az elméleti bevezetőt követően

Részletesebben

SOFI State of the Future Index

SOFI State of the Future Index SOFI State of the Future Index http://www.millenniumproject.org/millennium/sofi.html BARTHA ZOLTÁN, SZITA KLÁRA MTA IX.O. SJTB JTAB ÜLÉS 2015.02.13. Főbb kérdések Mit takar a SOFI Módszertan Eredmények

Részletesebben

Correlation & Linear Regression in SPSS

Correlation & Linear Regression in SPSS Correlation & Linear Regression in SPSS Types of dependence association between two nominal data mixed between a nominal and a ratio data correlation among ratio data Exercise 1 - Correlation File / Open

Részletesebben

ÖNÉLETRAJZ Kővári Edit

ÖNÉLETRAJZ Kővári Edit ÖNÉLETRAJZ Kővári Edit SZAKMAI TAPASZTALAT 2015 február- One Téma alapítása (kerekasztal mediátor) 2013 szeptember-december Vendégoktató, University of Derby, Üzleti Iskola és Buxton, Turizmus és Spa Menedzsment,

Részletesebben

Szent László TISZK (SZLTISZK) Kocsis Ibolya

Szent László TISZK (SZLTISZK) Kocsis Ibolya Tolna Megyei Önkormányzat Szent László Szakképző Iskolája és Kollégiuma (TISZK) Szent László TISZK (SZLTISZK) Kocsis Ibolya deputy general director Leonardo Partnerships S.O.S. project coordinator Leonardo

Részletesebben

FAMILY STRUCTURES THROUGH THE LIFE CYCLE

FAMILY STRUCTURES THROUGH THE LIFE CYCLE FAMILY STRUCTURES THROUGH THE LIFE CYCLE István Harcsa Judit Monostori A magyar társadalom 2012-ben: trendek és perspektívák EU összehasonlításban Budapest, 2012 november 22-23 Introduction Factors which

Részletesebben

ELÖLJÁRÓBAN SZERETNÉNK MEGJEGYEZNI VALAMIT

ELÖLJÁRÓBAN SZERETNÉNK MEGJEGYEZNI VALAMIT Kedves Utazó! ELÖLJÁRÓBAN SZERETNÉNK MEGJEGYEZNI VALAMIT Ez az anyag alapvetően a vietnami egyéni programjainkról szól. De, nem csak ezekről. Egyéni útjaink során nagyon gyakran előkerül a több országot

Részletesebben

Mangalica: The VM-MOE Treaty. Olmos és Tóth Kft. Monte Nevado

Mangalica: The VM-MOE Treaty. Olmos és Tóth Kft. Monte Nevado Mangalica: The VM-MOE Treaty The agreement 2013 the Goverment of Hungary decided to launch a strategic cooperation with the MOE. The deal is based in the Hungarian Pig Development Strategy (3 to 6 millon

Részletesebben

Abigail Norfleet James, Ph.D.

Abigail Norfleet James, Ph.D. Abigail Norfleet James, Ph.D. Left side of brain develops first in girls, right in boys o Probably source of girls verbal skills o And source of boys spatial skills Pre-frontal lobes Control impulses and

Részletesebben

HANOI FOLYÓI. A Vörös folyó és a To Lich folyó problémái

HANOI FOLYÓI. A Vörös folyó és a To Lich folyó problémái HANOI FOLYÓI A Vörös folyó és a To Lich folyó problémái Giap Thi Minh Trang BME Építőművészeti Doktori Iskola 2014-2015 konzulens: Kerékgyártó Béla, témavezető: Major György DLA, 1 TARTALOMJEGYZÉK A folyók

Részletesebben

TUDOMÁNYOS ÖNÉLETRAJZ

TUDOMÁNYOS ÖNÉLETRAJZ TUDOMÁNYOS ÖNÉLETRAJZ Személyes Adatok Név: Dr. Marciniak Róbert Születési hely és idő: Gyula, 1980.09.19 Munkahely: Miskolci Egyetem, Vezetéstudományi Intézet Munkahely címe: Beosztás: E-mail: MTMT: MTA:

Részletesebben

URBAN PLANNING IN THE AGE OF BIG DATA A NEW EMPIRIUM TELEPÜLÉSTERVEZÁS AZ ADATBŐSÉG KORÁBAN EGY ÚJ EMPÍRIUM

URBAN PLANNING IN THE AGE OF BIG DATA A NEW EMPIRIUM TELEPÜLÉSTERVEZÁS AZ ADATBŐSÉG KORÁBAN EGY ÚJ EMPÍRIUM URBAN PLANNING IN THE AGE OF BIG DATA A NEW EMPIRIUM TELEPÜLÉSTERVEZÁS AZ ADATBŐSÉG KORÁBAN EGY ÚJ EMPÍRIUM WHAT DOES INNOVATION MEAN IN AN URBAN CONTEXT? user governance policy innovation physical innovation

Részletesebben

- tools. Zsolt Mogyorósi, Mária Nagy, György Mészáros. 12.12.2008, Győr

- tools. Zsolt Mogyorósi, Mária Nagy, György Mészáros. 12.12.2008, Győr Enrichment of a(n existing) Curriculum by adopting TICKLE - tools Zsolt Mogyorósi, Mária Nagy, György Mészáros 12.12.2008, Győr First steps of enrichment 1. Give a short review of the main features of

Részletesebben

Borbás László Óbudai Egyetem Keleti Károly Gazdasági Kar MRTT Vándorgyűlés Eger, 2015. november 20.

Borbás László Óbudai Egyetem Keleti Károly Gazdasági Kar MRTT Vándorgyűlés Eger, 2015. november 20. Borbás László Óbudai Egyetem Keleti Károly Gazdasági Kar MRTT Vándorgyűlés Eger, 2015. november 20. Irodalom Gubik A. & Wach, K. (eds) (2014). International Entrepreneurship and Corporate Growth in Visegrad

Részletesebben

Telegdy Álmos. 2004 - Tudományos főmunkatárs (tudományos munkatárs 2004-2005), MTA Közgazdaságtudományi Intézet

Telegdy Álmos. 2004 - Tudományos főmunkatárs (tudományos munkatárs 2004-2005), MTA Közgazdaságtudományi Intézet Telegdy Álmos Elérhetőség: MTA Közgazdaságtudományi Intézet Budaörsi út 45 Email: telegdy@econ.core.hu Nyelvtudás: Felsőfokú angol Felsőfokú román Munkahely: 2004 - Tudományos főmunkatárs (tudományos munkatárs

Részletesebben

Publikációs lista. 3) Economic Reforms and Some Issues of International Trade Policy (Business Partner Hungary, September 1986)

Publikációs lista. 3) Economic Reforms and Some Issues of International Trade Policy (Business Partner Hungary, September 1986) Publikációs lista Angol nyelven 1) Joint Ventures in Hungary (The Legal Structure of the Enterprise, International Civil Law Conference, Budapest, August 1985, Vol.2) 2) World Trading System and Socialist

Részletesebben

HU ISSN 1787-5072 www.anyagvizsgaloklapja.hu 62

HU ISSN 1787-5072 www.anyagvizsgaloklapja.hu 62 Kockázatalapú karbantartás Új törekvések* Fótos Réka** Kulcsszavak: kockázatalapú karbantartás és felülvizsgálat, kockázatkezelés, kockázati mátrix, API RBI szabványok Keywords: risk-based inspection and

Részletesebben

Innovative Drug Research Initiative: a Hungarian National Technological Platform. Adam Vas MD PhD Platform Leader

Innovative Drug Research Initiative: a Hungarian National Technological Platform. Adam Vas MD PhD Platform Leader Innovative Drug Research Initiative: a Hungarian National Technological Adam Vas MD PhD Leader The beginning The National Research and Technology Office launches its initiative with the title: Support

Részletesebben

Discovering cleantech incubation possibilities Conference and stakeholder meeting MEGHÍVÓ/ INVITATION

Discovering cleantech incubation possibilities Conference and stakeholder meeting MEGHÍVÓ/ INVITATION Discovering cleantech incubation possibilities Conference and stakeholder meeting 02-03-04. November 2014 MEGHÍVÓ/ INVITATION 1 2014 November 3 (Hétfő). Gödöllő Helyszín: Szent István Egyetem: 2100 Gödöllő,

Részletesebben

Professional competence, autonomy and their effects

Professional competence, autonomy and their effects ENIRDELM 2014, Vantaa Professional competence, autonomy and their effects Mária Szabó szabo.maria@ofi.hu www.of.hu The aim and the planned activities at this workshop Aim: To take a European survey on

Részletesebben

Módszertani eljárások az időtényező vezetési, szervezeti folyamatokban betöltött szerepének vizsgálatához

Módszertani eljárások az időtényező vezetési, szervezeti folyamatokban betöltött szerepének vizsgálatához Módszertani eljárások az időtényező vezetési, szervezeti folyamatokban betöltött szerepének vizsgálatához Bácsné Bába Éva Debreceni Egyetem Agrártudományi Centrum, Agrárgazdasági és Vidékfejlesztési Kar,

Részletesebben

Az MNB által előfizetett bel- és külföldi lapok, folyóiratok, adatbázisok listája - 2011

Az MNB által előfizetett bel- és külföldi lapok, folyóiratok, adatbázisok listája - 2011 Belföldi lapok Külföldi lapok Acta Oeconomica Állam- és Jogtudomány Chip Számítógép Magazin (DVD melléklettel) Élet és Irodalom Figyelő /Profit plusz csomag: Figyelő TOP 200; Figyelő Trend Figyelő /plusz

Részletesebben

FIATAL MŰSZAKIAK TUDOMÁNYOS ÜLÉSSZAKA

FIATAL MŰSZAKIAK TUDOMÁNYOS ÜLÉSSZAKA FIATAL ŰSZAKIAK TUDOÁNYOS ÜLÉSSZAKA Kolozsvár, 1999. március 19-20. Zsákolt áruk palettázását végző rendszer szimulációs kapacitásvizsgálata Kádár Tamás Abstract This essay is based on a research work

Részletesebben

Felnőttképzés Európában

Felnőttképzés Európában Felnőttképzés Európában Nincs szükség annyi diplomásra, amennyit képeznek Helyettük szakképzett emberekre lenne kereslet Az itthon OKJ-s képzés európai hagyományában két vonal érvényesül: - dán - német

Részletesebben

Eladni könnyedén? Oracle Sales Cloud. Horváth Tünde Principal Sales Consultant 2014. március 23.

Eladni könnyedén? Oracle Sales Cloud. Horváth Tünde Principal Sales Consultant 2014. március 23. Eladni könnyedén? Oracle Sales Cloud Horváth Tünde Principal Sales Consultant 2014. március 23. Oracle Confidential Internal/Restricted/Highly Restricted Safe Harbor Statement The following is intended

Részletesebben

TÁJÉKOZTATÓ SPECIALIZÁCIÓKRÓL: 1) BUSINESS ENGLISH 2) FORDÍTÁS ÉS TOLMÁCSOLÁS ALAPJAI. 2016. március 10.

TÁJÉKOZTATÓ SPECIALIZÁCIÓKRÓL: 1) BUSINESS ENGLISH 2) FORDÍTÁS ÉS TOLMÁCSOLÁS ALAPJAI. 2016. március 10. TÁJÉKOZTATÓ SPECIALIZÁCIÓKRÓL: 1) BUSINESS ENGLISH 2) FORDÍTÁS ÉS TOLMÁCSOLÁS ALAPJAI 2016. március 10. Jelentkezés mindkét specializációra Az elsős faliújságra kitett jelentkezési lapon lehet a felvételi

Részletesebben

Gibicsár Katalin tantárgyprogramjai

Gibicsár Katalin tantárgyprogramjai Gibicsár Katalin tantárgyprogramjai Tantárgyprogram az Angol középfokú nyelvvizsgára felkészítő tantárgyhoz Az oktatásért felelős: Idegen Nyelvi Oktatási Központ Tantárgyfelelős: dr. Csendes Ferenc Oktató:

Részletesebben

A Continental Automotive Hungary beszállítói stratégiája Beszállítók kiválasztása és fejlesztése helyben és globálisan

A Continental Automotive Hungary beszállítói stratégiája Beszállítók kiválasztása és fejlesztése helyben és globálisan A Continental Automotive Hungary beszállítói stratégiája Beszállítók kiválasztása és fejlesztése helyben és globálisan Business Unit Passive Safety & Sensorics Continental Corporation A Continental világszerte

Részletesebben

Piackutatás, marketingelemzés, szegmentálás, megcélzás, pozicionálás

Piackutatás, marketingelemzés, szegmentálás, megcélzás, pozicionálás Piackutatás, marketingelemzés, szegmentálás, megcélzás, pozicionálás Mi a marketing? Piacelemzés A piacelemzés beazonosítja a piacot ahhoz, hogy pozicionálni tudják a saját üzletüket, ahhoz, hogy részesedjenek

Részletesebben

Önéletrajz. Személyi adatok. Szakmai tapasztalat. juhasz.istvan@ektf.hu. Időtartam 2009. szeptember. Főbb tevékenységek és feladatkörök

Önéletrajz. Személyi adatok. Szakmai tapasztalat. juhasz.istvan@ektf.hu. Időtartam 2009. szeptember. Főbb tevékenységek és feladatkörök Önéletrajz Személyi adatok Vezetéknév / Utónév Telefonszám E-mail Juhász István 06-36/520-400/ 3077 mellék juhasz.istvan@ektf.hu Szakmai tapasztalat Időtartam 2009. szeptember tanársegéd Előadások és szemináriumok

Részletesebben

A WHO HRH támogató tevékenysége és prioritásai A WHO és a Semmelweis Egyetem Egészségügyi Menedzserképző Központja közötti együttműködés

A WHO HRH támogató tevékenysége és prioritásai A WHO és a Semmelweis Egyetem Egészségügyi Menedzserképző Központja közötti együttműködés A WHO HRH támogató tevékenysége és prioritásai A WHO és a Semmelweis Egyetem Egészségügyi Menedzserképző Központja közötti együttműködés WHO ~ HRH Millenium Development Goals (Achieving the health related

Részletesebben

Miskolci Egyetem Gazdaságtudományi Kar Üzleti Információgazdálkodási és Módszertani Intézet Factor Analysis

Miskolci Egyetem Gazdaságtudományi Kar Üzleti Információgazdálkodási és Módszertani Intézet Factor Analysis Factor Analysis Factor analysis is a multiple statistical method, which analyzes the correlation relation between data, and it is for data reduction, dimension reduction and to explore the structure. Aim

Részletesebben

1. Katona János publikációs jegyzéke

1. Katona János publikációs jegyzéke 1. Katona János publikációs jegyzéke 1.1. Referált, angol nyelvű, nyomtatott publikációk [1] J.KATONA-E.MOLNÁR: Visibility of the higher-dimensional central projection into the projective sphere Típus:

Részletesebben

INNONET Innovációs és Technológiai Központ

INNONET Innovációs és Technológiai Központ TECHNONET Autóipari Technológia Kompetencia Központ INNONET Innovációs és Technológiai Központ Vasvári Bálint - projektmenedzser ismertető / INNONET INNONET Innovációs és Technológiai Központ Kedvezményes

Részletesebben

Statistical Dependence

Statistical Dependence Statistical Dependence Petra Petrovics Statistical Dependence Deinition: Statistical dependence exists when the value o some variable is dependent upon or aected by the value o some other variable. Independent

Részletesebben

Kosztolányi Ádám jegyzetfüzetéből

Kosztolányi Ádám jegyzetfüzetéből Kosztolányi Ádám jegyzetfüzetéből 68 Emlékek között Karinthy Gáborról Kö ze leb bi kap cso lat ba ti zen há rom éves ko rom ba ke - rül tünk egy más sal. Álom vi lág ban élt, ami ta lán nem lett vol na

Részletesebben

General information for the participants of the GTG Budapest, 2017 meeting

General information for the participants of the GTG Budapest, 2017 meeting General information for the participants of the GTG Budapest, 2017 meeting Currency is Hungarian Forint (HUF). 1 EUR 310 HUF, 1000 HUF 3.20 EUR. Climate is continental, which means cold and dry in February

Részletesebben

VERTEBRATA HUNG A RICA

VERTEBRATA HUNG A RICA VERTEBRATA HUNG A RICA MUSEI HISTORICO-NATURALIS HUNGAR1CI Tom. X. 1968. Fasc. 1-2. Rövid tájékoztató az 1966. évi vietnami tanulmányútról Irta: Topái György Természettudományi Múzeum, Budapest Az alábbiakban

Részletesebben

Angol Középfokú Nyelvvizsgázók Bibliája: Nyelvtani összefoglalás, 30 kidolgozott szóbeli tétel, esszé és minta levelek + rendhagyó igék jelentéssel

Angol Középfokú Nyelvvizsgázók Bibliája: Nyelvtani összefoglalás, 30 kidolgozott szóbeli tétel, esszé és minta levelek + rendhagyó igék jelentéssel Angol Középfokú Nyelvvizsgázók Bibliája: Nyelvtani összefoglalás, 30 kidolgozott szóbeli tétel, esszé és minta levelek + rendhagyó igék jelentéssel Timea Farkas Click here if your download doesn"t start

Részletesebben

Discovering cleantech incubation possibilities Conference and stakeholder meeting MEGHÍVÓ/ INVITATION

Discovering cleantech incubation possibilities Conference and stakeholder meeting MEGHÍVÓ/ INVITATION Discovering cleantech incubation possibilities Conference and stakeholder meeting 02-03-04. November 2014 MEGHÍVÓ/ INVITATION 1 2014 November 3 (Hétfő) Gödöllő Helyszín: Szent István Egyetem: 2100 Gödöllő,

Részletesebben

2. Local communities involved in landscape architecture in Óbuda

2. Local communities involved in landscape architecture in Óbuda Év Tájépítésze pályázat - Wallner Krisztina 2. Közösségi tervezés Óbudán Óbuda jelmondata: Közösséget építünk, ennek megfelelően a formálódó helyi közösségeket bevonva fejlesztik a közterületeket. Békásmegyer-Ófaluban

Részletesebben

Characteristics and categorization of transportation organizations

Characteristics and categorization of transportation organizations Characteristics and categorization of transportation organizations Organisational structure Activity (function) structure functional unit organisational unit sub-system input, stored, output information

Részletesebben

A jövedelem alakulásának vizsgálata az észak-alföldi régióban az 1997-99. évi adatok alapján

A jövedelem alakulásának vizsgálata az észak-alföldi régióban az 1997-99. évi adatok alapján A jövedelem alakulásának vizsgálata az észak-alföldi régióban az 1997-99. évi adatok alapján Rózsa Attila Debreceni Egyetem Agrártudományi Centrum, Agrárgazdasági és Vidékfejlesztési Intézet, Számviteli

Részletesebben

Fulbright Bizottság Budapest

Fulbright Bizottság Budapest Fulbright Bizottság Budapest Budapest Tel.: 462-8040 Fax: 252-0266 Baross u. 62. info@fulbright.hu H-1082 www.fulbright.hu Híd emberek és kultúrák között: A Fulbright Program Magyarországon Dr. Brückner

Részletesebben

Dr. Dezsõ Renáta Anna

Dr. Dezsõ Renáta Anna Dr. Dezsõ Renáta Anna Név Dr. Dezsõ Renáta Anna Szakképzettség közoktatási vezetõ (SZTE 2007) angol nyelv és irodalom szakos bölcsész és középiskolai tanár (PTE 2003) pedagógia szakos tanár / iskolaelemzõ-iskolafejlesztõ

Részletesebben

EN United in diversity EN A8-0206/419. Amendment

EN United in diversity EN A8-0206/419. Amendment 22.3.2019 A8-0206/419 419 Article 2 paragraph 4 point a point i (i) the identity of the road transport operator; (i) the identity of the road transport operator by means of its intra-community tax identification

Részletesebben

Curriculum vitae. CEEPUS ösztöndíj a Varsói Agrártudományi Egyetemen, 2007. márciusában (1 hónap)

Curriculum vitae. CEEPUS ösztöndíj a Varsói Agrártudományi Egyetemen, 2007. márciusában (1 hónap) Curriculum vitae Személyes adatok Név/Keresztnév BALLA EMESE Lakcím 400331 Kolozsvár, Donáth út, 113/13 E-mail ballaemese@kv.sapientia.ro Állampolgárság Román, magyar Nemzetiség Magyar Születés ideje és

Részletesebben

Travel agency and similar services

Travel agency and similar services Travel agency and similar services Generell Informasjon Versjon 1 Url http://com.mercell.com/permalink/42948444.aspx Ekstern anbuds ID 30028-2014 Konkurranse type: Tildeling Dokument type Kontraktstildeling

Részletesebben

Hughes, M.- Dancs, H.( 2007) (eds): Basics of Performance Analysis, Cardiff- Szombathely, Budapest

Hughes, M.- Dancs, H.( 2007) (eds): Basics of Performance Analysis, Cardiff- Szombathely, Budapest Szegnerné dr. Dancs Henriette PUBLIKÁCIÓ Könyv, idegen nyelv Szerz, cím, megjelenés helye, 2006 Dancs, H- Hughes, M.- Donoghue, P. (2006) (eds): World Congress of Performance Analysis of Sport 7th, Proceeding,

Részletesebben

KÖVETELMÉNYRENDSZER ANGOL KÖZÉP-, FELSŐFOKÚ PROFEX II. KURZUS

KÖVETELMÉNYRENDSZER ANGOL KÖZÉP-, FELSŐFOKÚ PROFEX II. KURZUS KÖVETELMÉNYRENDSZER ANGOL KÖZÉP-, FELSŐFOKÚ PROFEX II. KURZUS Semmelweis Egyetem Gyógyszerésztudományi Kar, Nyelvi Kommunikációs Központ Tantárgy neve: Angol PROFEX II nyelvizsga-előkészítő kódja: kreditértéke:

Részletesebben

Sacred Heart Catholic School Unaccounted for Students Classes of

Sacred Heart Catholic School Unaccounted for Students Classes of Sacred Heart Catholic School Unaccounted for Students Classes of 1991-2000 Dang Kim Loan K 1991 Denny Darby Christine 4-5 1991 Dias Fernando K 1991 Do Van Hong 1 1991 Glaze Lee Joseph 1 1991 Griffiths

Részletesebben

Job search services. Info. Buyer. Description. Publish date 3/2/2013 4:12 AM. Version 1. Url http://com.mercell.com/permalink/37970320.

Job search services. Info. Buyer. Description. Publish date 3/2/2013 4:12 AM. Version 1. Url http://com.mercell.com/permalink/37970320. Job search services Info Version 1 Url http://com.mercell.com/permalink/37970320.aspx External tender id 69695-2013 Tender type Contract Award Document type Contract award Procurement procedure Award of

Részletesebben

KOCSÁR MIKLÓS. Dalok magyar költ k verseire

KOCSÁR MIKLÓS. Dalok magyar költ k verseire KOCSÁR MIKLÓS Dalok magyar költk verseire Énekhangra és zongorára 2. Gyurkovics Tibor versei ÖLELJ MEG ENGEM, ISTEN 1. Fönn 2. Antifóna 3. Figura 4. Istenem LÁTJÁTOK FELEIM KÉRÉS EGYHELYBEN POR-DAL Kontrapunkt

Részletesebben

Madonna novellái. 1. szint Július. Madonna képekkel illusztrált novelláskötetet(1) jelentet meg

Madonna novellái. 1. szint Július. Madonna képekkel illusztrált novelláskötetet(1) jelentet meg 1. szint Július Madonna novellái Madonna képekkel illusztrált novelláskötetet(1) jelentet meg Madonna képekkel illusztrált novelláskötetet jelentet meg(2) idén(3) szeptember 15-én. Egyébként(12) a következő

Részletesebben

Avrupa Birli i nin Güncel Sorunlarõ ve Geli meler

Avrupa Birli i nin Güncel Sorunlarõ ve Geli meler Avrupa Birli i; Tarihçe, Teoriler, Kurumlar ve Politikalar Avrupa Birli i nin Güncel Sorunlarõ ve Geli meler TeliaSonera EU Law: Text, Cases and Materials. Aims and Values in Competition Law TeliaSonera

Részletesebben

Hasznos és kártevő rovarok monitorozása innovatív szenzorokkal (LIFE13 ENV/HU/001092)

Hasznos és kártevő rovarok monitorozása innovatív szenzorokkal (LIFE13 ENV/HU/001092) Hasznos és kártevő rovarok monitorozása innovatív szenzorokkal (LIFE13 ENV/HU/001092) www.zoolog.hu Dr. Dombos Miklós Tudományos főmunkatárs MTA ATK TAKI Innovative Real-time Monitoring and Pest control

Részletesebben

A rosszindulatú daganatos halálozás változása 1975 és 2001 között Magyarországon

A rosszindulatú daganatos halálozás változása 1975 és 2001 között Magyarországon A rosszindulatú daganatos halálozás változása és között Eredeti közlemény Gaudi István 1,2, Kásler Miklós 2 1 MTA Számítástechnikai és Automatizálási Kutató Intézete, Budapest 2 Országos Onkológiai Intézet,

Részletesebben

Intelligens közlekedés: a járműipar és járműirányítás IKT igényei, a VehicleICT projekt. Lengyel László lengyel@aut.bme.hu

Intelligens közlekedés: a járműipar és járműirányítás IKT igényei, a VehicleICT projekt. Lengyel László lengyel@aut.bme.hu Intelligens közlekedés: a járműipar és járműirányítás IKT igényei, a projekt Lengyel László lengyel@aut.bme.hu Az IT ma Havonta 850 millió aktív felhasználó a facebookon Az előadásom alatt 1,400,000 tweet

Részletesebben

A modern e-learning lehetőségei a tűzoltók oktatásának fejlesztésében. Dicse Jenő üzletfejlesztési igazgató

A modern e-learning lehetőségei a tűzoltók oktatásának fejlesztésében. Dicse Jenő üzletfejlesztési igazgató A modern e-learning lehetőségei a tűzoltók oktatásának fejlesztésében Dicse Jenő üzletfejlesztési igazgató How to apply modern e-learning to improve the training of firefighters Jenő Dicse Director of

Részletesebben

Registered Trademark of Hemos Group Austria

Registered Trademark of Hemos Group Austria Registered Trademark of Hemos Group Austria Tisztelt Hölgyem, Uram! Nagy öröel nyújtjuk át katalógusunkat, amelyben a PAX márkanév alatt újonnan forgalomba hozott termékeinket mutatjuk be Önnek. Büszkén

Részletesebben

IP/09/473. Brüsszel, 2009. március 25

IP/09/473. Brüsszel, 2009. március 25 IP/09/473 Brüsszel, 2009. március 25 A mobiltelefon-használat nő, míg a fogyasztói árak csökkennek: a Bizottság jelentése szerint az európai távközlési ágazat ellenáll a gazdasági lassulásnak 2008-ban

Részletesebben