Lời nói đầu BAN BIÊN TẬP

Méret: px
Mutatás kezdődik a ... oldaltól:

Download "Lời nói đầu BAN BIÊN TẬP"

Átírás

1 Lời nói đầu Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo văn bản đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 25 tháng 11 năm 2002, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định số 510/GP-BVHTT, cấp giấy phép hoạt động báo chí cho Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng. Ngày 10 tháng 8 năm 2006, Cục Báo chí Bộ Văn hoá - Thông tin đã có Công văn số 816/BC đồng ý cho phép Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng được tăng kỳ xuất bản từ 03 tháng/kỳ lên thành 02 tháng/kỳ. Ngày 6 tháng 2 năm 2007, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Công văn số 44/TTKHCN-ISSN đồng ý cấp mã chuẩn quốc tế: ISSN cho Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng. Ngày 5 tháng 3 năm 2008, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số 210/CBC cho phép Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, ngoài ngôn ngữ được thể hiện là tiếng Việt, được bổ sung thêm ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngày 15 tháng 9 năm 2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 1487/GP-BTTTT cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung cho phép Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng được tăng kỳ hạn xuất bản từ 02 tháng/kỳ lên 01 tháng/kỳ và tăng số trang từ 80 trang lên 150 trang. Ngày 07 tháng 01 năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 07/GP-BTTTT cấp Giấy phép hoạt động báo chí in cho Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng được xuất bản 15 kỳ/01 năm (trong đó, có 03 kỳ xuất bản bằng ngôn ngữ tiếng Anh). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng ra đời với mục đích: Công bố, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giảng dạy và đào tạo; Thông tin các kết quả nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường; Tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng ra đời là sự kế thừa và phát huy truyền thống các tập san, thông báo, thông tin, kỷ yếu Hội thảo của Đại học Đà Nẵng và các trường thành viên trong gần 40 năm qua. Ban Biên tập rất mong sự phối hợp cộng tác của đông đảo các nhà khoa học, nhà giáo, các cán bộ nghiên cứu trong và ngoài nhà trường, trong nước và ngoài nước để Tạp chí Khoa học và Công nghệ của Đại học Đà Nẵng ngày càng có chất lượng tốt hơn. BAN BIÊN TẬP

2

3 MỤC LỤC ISSN Tạp chí KHCN ĐHĐN, Số 2(111).2017-Quyển 1 KHOA HỌC XÃ HỘI Áp dụng phương pháp dạy - học tích cực trong giảng dạy thực hành ngành kỹ thuật điện tử truyền thông Applying active learning-teaching method to teaching lab courses in electronic and telecommunication engineering Lương Vinh Quốc Danh, Trần Hữu Danh, Trương Phong Tuyên, Nguyễn Thị Trâm, Huỳnh Kim Hoa 1 Đặc điểm tính cách của kỹ sư xây dựng Việt Nam Personality traits of construction engineers in Vietnam Võ Đăng Khoa, Lê Hoài Long, Nguyễn Văn Châu, Đặng Ngọc Châu 7 Nhận thức của công chúng đối với thương hiệu Đại học Đà Nẵng Audience perception toward the UD s brand Trần Thị Yến Minh, Phạm Thị Hương 12 Quản lý hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo định hướng hình thành, phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông Management of renovation activities of testing and evaluating in Philology teaching towards forming and developing students capacities at high schools Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Lê Văn Ca 18 Nghiên cứu thống kê thực trạng sử dụng thuốc lá của người dân và giải pháp kiểm soát, phòng chống tác hại thuốc lá tại thành phố Đà Nẵng Statistical research of tobacco usage of the citizens and recommend measures to control and prevent the harms of tobacco at Danang city Nguyễn Bá Thế, Ngô Tân 24 Sử dụng voice blog trong việc phát triển kỹ năng nói cho sinh viên năm 3 tại khoa tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng Use of voice blog to improve speaking skill for third year students of English department, University of Foreign language studies, Danang university Nguyễn Nữ Thùy Uyên 28 Giải pháp đào tạo lao động du lịch Phú Quốc giai đoạn Measures for traning tourism labor force in Phu Quoc Nguyễn Vương 33 KHOA HỌC NHÂN VĂN Ảnh hưởng của yếu tố quyền lực lên chiến lược từ chối lời yêu cầu trong thư điện tử viết bởi người Việt sử dụng tiếng Anh như ngoại ngữ ở môi trường làm việc Effect of power on refusal strategies to a request in written by Vietnamese EFL learners at workplace Nguyễn Thị Lan Anh 38 Luận thuyết tự sự - bước đệm đầu tiên trong quá trình hiện đại hóa văn học Triều Tiên Narrative treatise - a springboard for modernization of Korean literature Trần Thị Lan Anh 43 Loss and Gain in the Vietnamese translation of stylistic devices used in uncle Tom s cabin by Harriet Beecher Stowe Được và mất trong bản dịch tiếng Việt của các biện pháp tu từ sử dụng trong tác phẩm túp lều bác Tôm của Harriet Beecher Stowe Nguyen Thi Quynh Hoa, Tran Thi Yen Nhi 47 Vấn đề biên giới trong lịch sử quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ ( ) Border issues in the history relations between China - India ( ) Nguyễn Thế Hồng 53 Về đặc điểm ngữ nghĩa của các từ láy biểu đạt màu sắc kiểu "yếu tố chỉ màu + yếu tố láy " trong tiếng Việt About the semantic characteristics of reduplicative words of color in pattern expressive color elements + reduplicative factors in Vietnamese Nguyễn Thị Liên 58 An investigation into lexical choices in narrations of American cartoon trailers Nghiên cứu các cách dùng từ vựng trong các lời tường thuật của các đoạn phim quảng cáo hoạt hình Mỹ Pham Thi Thanh Nga, Nguyen Thi Quynh Hoa 61

4 Phân tích đối chiếu các biện pháp tu từ trong các bài hát thiếu nhi tiếng Anh và tiếng Việt A contrastive study of rhetorical devices in children s songs in English and Vietnamese Hồ Thị Kiều Oanh, Nguyễn Đỗ Hà Anh 67 Kiểu người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam bộ nửa sau thế kỷ XIX qua trường hợp Phan Thanh Giản Type of loyal people in literature by southern Vietnam s confucian scholars in the second half of the XIX century through the case of Phan Thanh Gian Nguyễn Ngọc Phú 71 Nạn cướp biển trên vùng biển Quảng Nam - Đà Nẵng dưới triều Nguyễn ( ) Sea-robbery on sea areas of Quang Nam Da Nang under Nguyen dynasty Nguyễn Duy Phương 74 Ứng dụng mỹ thuật truyền thống Việt Nam vào thiết kế nội thất cho căn nhà ở hiện đại An application of Vietnamese traditional fine art to interior design of contemporary houses Lê Minh Sơn, Trần Văn Tâm, Trương Phan Thiên An 79 Dạy học điển cố trong tác phẩm văn học trung đại ở trường phổ thông Teaching literary allusion in medieval literature at secondary schools Đoàn Thị Tâm 85 Khảo sát việc thể hiện âm nối của sinh viên năm hai, khoa tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng An investigation into the performance of linkng sounds by sophomores at English department, the University of Foreign language studies - University of Danang Nguyễn Thị Kim Thanh, Hồ Thị Kiều Oanh 89 Các phương thức dịch sang tiếng Việt danh ngôn tiếng Anh diễn đạt tình bạn tương quan với biện pháp tu từ Procedures in the Vietnamese translation of English famous sayings expressing friendship in terms of rhetorical devices Lâm Quốc Thịnh, Hồ Thị Kiều Oanh 94 Ngôn ngữ mang chức năng phán xét trong truyện ngắn của Nam Cao bản tiếng Việt và tiếng Anh Language of judment in Nam Cao s short stories and their English translational equivalents Võ Nguyễn Thùy Trang 99 Aesthetic frames from texts to literary works in search of the different for the artistic fate Khung thẩm mĩ từ văn bản đến tác phẩm văn học - một sự tìm kiếm cái khác cho bản mệnh nghệ thuậtaesthetic Nguyen Thanh Truong, Phan Vi Phuong Uyen 104 Quảng Nam Nơi mở đầu phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX Quang Nam province The birthplace of the Duy Tan movement in Vietnam in the early twentieth century Huỳnh Văn Tuyết 108 KHOA HỌC KINH TẾ Nhận dạng các nhân tố quản lý tác động đến năng suất lao động của công nhân xây dựng tại Campuchia Identification of management factors affecting labour productivity of construction workers in Cambodia Phạm Minh Ngọc Duyên, Ry Sopheap, Lê Hoài Long, Nguyễn Văn Châu, Đặng Ngọc Châu 114 Hiệu quả kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng lúa ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế Technical efficiency and its determinants in rice farming in Huong Tra town, Thua Thien Hue province Trần Hạnh Lợi 119 Nghiên cứu nguồn gốc sự tăng trưởng ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh Phú Yên Research on the growth of aquaculture in Phu Yen province Đoàn Thị Nhiệm 124 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam Restructuring economic sector of Quang Nam Nguyễn Hồng Quang 129 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi Study of factors affecting human resource development in tourism in Quang Ngai province Trần Thị Trương 134

5 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 1 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY THỰC HÀNH NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG APPLYING ACTIVE LEARNING-TEACHING METHOD TO TEACHING LAB COURSES IN ELECTRONIC AND TELECOMMUNICATION ENGINEERING Lương Vinh Quốc Danh, Trần Hữu Danh, Trương Phong Tuyên, Nguyễn Thị Trâm, Huỳnh Kim Hoa Trường Đại học Cần Thơ; {lvqdanh, thdanh, tptuyen, nttram, hkhoa}@ctu.edu.vn Tóm tắt - Bài viết trình bày một số đề xuất cải tiến phương pháp giảng dạy các học phần Thực tập Mạch Tương tự và Thực tập Viễn thông thuộc ngành Điện tử Truyền thông. Việc áp dụng phương pháp dạy - học tích cực giúp sinh viên phát triển kỹ năng mềm, khả năng giải quyết vấn đề thông qua việc kết hợp thực hiện bài tập mô phỏng, bài thực hành và đồ án. Bên cạnh đó, hệ thống hỗ trợ thí nghiệm viễn thông từ xa cung cấp một công cụ hữu hiệu giúp sinh viên củng cố kiến thức và phát triển khả năng tự học. Cách tiếp cận hoạt động dạy - học tích cực này nhằm trang bị cho người học các kỹ năng cơ bản như giao tiếp, làm việc nhóm và khả năng tự học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Từ khóa - dạy học tích cực; giải quyết vấn đề; học phần thực hành; kỹ năng mềm; tự học. Abstract - This paper presents some proposals for the renovation of the teaching methods for the Analog Electronic Circuits Lab course and the Telecommunication Lab course in Electronics and Telecommunication Engineering, Can Tho University. The application of the active teaching-learning method helps students develop their soft skills and problem-solving ability through a combination of pre-lab simulation exercises, hands-on lab activities and design projects. Besides, the remote support system for telecommunication experiments provides students with an effective tool for reinforcing their technological knowledge and developing their self-study ability. This active teaching-learning approach is aimed at equipping learners with basic skills concerning communication, team work and self-study ability for the purpose of satisfying increasingly demanding requirements of the current workforce market. Key words - active learning and teaching; problem-solving; lab courses; soft skills; self-study. 1. Đặt vấn đề Sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ trong những năm gần đây đòi hỏi các trường đại học liên tục cải tiến chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy để có thể đào tạo nguồn nhân lực trình độ kỹ sư không chỉ có kiến thức chuyên môn tốt, có khả năng tự học, mà còn phải được trang bị các kỹ năng cơ bản như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm [1]. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu công bố năm 2009 của Viện Nghiên cứu Giáo dục Việt Nam, hơn 80% sinh viên tốt nghiệp bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kỹ năng mềm [2]. Số liệu điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo (năm 2011) cho thấy hơn 63% sinh viên ra trường thất nghiệp do thiếu các kỹ năng cần thiết [3]. Do vậy, nhiều trường đại học ở Việt Nam đã và đang tiến hành việc cải tiến chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát triển các kỹ năng cần thiết cho sinh viên, đáp ứng được các đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động. Tại Bộ môn Điện tử Viễn thông, Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ, với sự hỗ trợ của chương trình Giáo dục Đại học ngành Kỹ thuật HEEAP (Higher Engineering Education Alliance Program), từ năm 2011 chúng tôi đã bắt đầu thực hiện cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động dạy và học, cụ thể là áp dụng phương pháp dạy - học tích cực vào các học phần thực tập, thực hành tại phòng thí nghiệm. Nội dung bài viết này giới thiệu việc cải tiến phương pháp giảng dạy các học phần Thực tập Mạch Tương tự và Thực tập Viễn thông theo hướng tích cực hóa hoạt động dạy và học. Mục tiêu của phương pháp giảng dạy mới này nhằm phát triển kỹ năng mềm, kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng tự học của sinh viên thông qua việc kết hợp bài tập làm trước ở nhà (pre-lab), bài thực hành tại phòng thí nghiệm với đồ án thiết kế. Bên cạnh đó, việc áp dụng mô hình phòng thí nghiệm từ xa ở học phần Thực tập Viễn thông, cho phép người học thực hiện các bài thực hành ngay tại nhà, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên rèn luyện khả năng tự học. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Phương pháp truyền thống trong giảng dạy thực hành/thực tập Trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử nói chung, các học phần thực hành tại phòng thí nghiệm giữ vai trò hết sức quan trọng, ngoài việc giúp kiểm chứng các kiến thức đã được học còn giúp trang bị cho người học các kỹ năng cơ bản cần thiết cho nghề nghiệp tương lai. Với phương pháp giảng dạy truyền thống, sinh viên được chia thành các nhóm nhỏ với tổng số sinh viên/buổi thực hành. Mỗi nhóm nhỏ gồm có 2-3 sinh viên thực hiện các bài thí nghiệm trên các board mạch được thiết kế sẵn và thiết bị đo đạc tương ứng. Các nhóm thực hành sẽ nộp bản phúc trình thí nghiệm cho giảng viên hướng dẫn vào cuối buổi thực hành. Trong mỗi buổi thực hành, giảng viên đóng vai trò người hướng dẫn sinh viên thực hiện lắp ráp, đo đạc mạch điện và giải thích các vấn đề có liên quan của bài thực hành. Qua đó, người học có thể kiểm chứng các kiến thức lý thuyết đã được học thông qua các thí nghiệm thực tế. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp giảng dạy nói trên là người học có ít cơ hội để rèn luyện các kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, phối hợp làm việc theo nhóm, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề. Người học không

6 2 Lương Vinh Quốc Danh, Trần Hữu Danh, Trương Phong Tuyên, Nguyễn Thị Trâm, Huỳnh Kim Hoa có điều kiện trải nghiệm làm việc cùng với nhau để giải quyết một vấn đề kỹ thuật cụ thể. Bên cạnh đó, nội dung bài thực hành thiếu các bài tập làm trước ở nhà đã dẫn đến tình trạng sinh viên thiếu sự chuẩn bị cần thiết trước khi đến phòng thí nghiệm Phương pháp dạy tích cực áp dụng trong dạy thực hành/thực tập Nhằm đạt được mục tiêu phát triển kỹ năng mềm, khả năng tự học và kỹ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên, các phương pháp nhằm tích cực hóa hoạt động của người học đã được áp dụng vào quá trình giảng dạy các học phần thực hành/thực tập tại Bộ môn Điện tử Viễn thông. Đây cũng là các kỹ năng cần thiết được yêu cầu trang bị cho người học bởi các bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng như CDIO và AUN QA [4]. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày việc đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng tích cực đối với 2 học phần: Thực tập Mạch Tương tự và Thực tập Viễn thông Tăng cường kỹ năng mềm cho người học Để cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy học phần Thực tập Mạch Tương tự, ngoài nội dung thực hành tại phòng thí nghiệm, các phần bài tập mô phỏng mạch điện làm trước ở nhà (pre-lab) và đồ án thiết kế đã được bổ sung vào nội dung giảng dạy môn học [5]. Theo cách thức dạy - học mới này, mỗi nhóm thực tập được chia thành nhiều nhóm nhỏ gồm 2-3 sinh viên. Việc tạo nhóm được thực hiện theo phương pháp trắc nghiệm tính cách MBTI (Myers-Briggs Type Indication) [6] để đảm bảo sinh viên với tính cách khác nhau có cơ hội được làm việc cùng nhau. hiện các bài tập mô phỏng mạch điện trên máy tính trước khi đến phòng thí nghiệm để thực tập. Sinh viên được khuyến khích sử dụng phần mềm mô phỏng mạch điện NI Multisim [7] nhằm tận dụng môi trường mô phỏng 3D ảo của breadboard NI ELVIS II (Educational Laboratory Virtual Instrument Suite) [8]. Tính năng mô phỏng NI ELVIS II ảo này cho phép người học chuyển đổi dễ dàng giữa 2 môi trường: mô phỏng trên máy tính và đo đạc mạch thực tế trên breadboard. Điều này giúp người học hiểu rõ nguyên lý hoạt động của mạch điện trước khi tiến hành thí nghiệm và nhận thức được mối liên hệ giữa mô phỏng và thực tiễn. Thực hành tại phòng thí nghiệm: Trong phần này, sinh viên được yêu cầu thực hiện việc lắp ráp và đo đạc mạch điện. Trong mỗi buổi thực tập, người học tiến hành thí nghiệm theo nhóm để hoàn thành các bài thí nghiệm sử dụng bộ thiết bị NI ELVIS II. Người học cần phải phân tích các kết quả đo đạc, so sánh với số liệu tương ứng ở phần mô phỏng và viết báo cáo kết quả thí nghiệm. Các hoạt động thực tập tại phòng thí nghiệm giúp sinh viên hiểu rõ hơn các kiến thức lý thuyết đã được học và rèn luyện các kỹ năng lắp ráp, đo đạc mạch điện. Danh mục các bài thí nghiệm được liệt kê ở Bảng 1. Đồ án thiết kế: Sau khi hoàn thành các bài thực hành tại phòng thí nghiệm, mỗi nhóm sinh viên được chỉ định thực hiện 2 đồ án thiết kế một số mạch điện cơ bản như: mạch lọc, mạch dao động và mạch khuếch đại theo các yêu cầu được xác định trước và mỗi đồ án có thể được xem như một vấn đề kỹ thuật nhỏ cần phải giải quyết. Các sinh viên trong nhóm làm việc cùng nhau để phân tích, chia nhỏ vấn đề và đưa ra lời giải cho bài toán đặt ra. Để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của đồ án, người học phải tiến hành mô phỏng, lắp ráp, đo đạc và tinh chỉnh mạch điện. Các hoạt động này được diễn ra cả tại nhà và tại Phòng thực tập Mở vì đây là nơi sinh viên có thể sử dụng các thiết bị để thực hiện đo đạc mạch điện của mình. Các kiến thức và kỹ năng tiếp thu được trước đó ở 2 phần bài tập ở nhà và thực hành tại phòng thí nghiệm sẽ giúp người học hiện thực hóa các ý tưởng thiết kế của đồ án. Sau cùng, các nhóm sẽ báo cáo kết quả thực hiện đồ án trong khoảng 10 phút trước giảng viên và các nhóm khác. Việc đánh giá kết quả chủ yếu được dựa trên 03 tiêu chí, đó là: mức độ hoàn thành của thiết kế, mức độ nắm vững vấn đề thể hiện qua việc trả lời các câu hỏi của giảng viên, sinh viên trong lớp và kỹ năng trình bày vấn đề của nhóm. Nội dung và yêu cầu của các đồ án được trình bày ở Bảng 2. Bảng 1. Các bài thực hành tại phòng thí nghiệm Hình 1. Cấu trúc của phương pháp dạy - học tích cực áp dụng cho học phần Thực tập Mạch Tương tự Hình 1 mô tả cấu trúc của phương pháp dạy - học cải tiến. Nội dung của học phần được chia thành 3 hoạt động chính diễn ra ở cả trong và ngoài phòng thí nghiệm. Nội dung gồm có 5 bài thực tập tại phòng thí nghiệm và 2 đồ án thiết kế. Sinh viên được yêu cầu nộp bài tập mô phỏng làm trước ở nhà vào đầu mỗi buổi thực tập. Bài tập ở nhà (pre-lab): Người học được yêu cầu thực Thí nghiệm Tuần 1 Thí nghiệm 1: Giới thiệu board NI ELVIS II. Nội dung Ở nhà: + Đọc tài liệu hướng dẫn thí nghiệm và ôn tập lý thuyết mạch điện tương tự. Tại phòng thí nghiệm: + Sinh hoạt về các nguyên tắc an toàn trong quá trình làm thí nghiệm. + Làm quen với các tính năng cơ bản của board NI ELVIS như: DMM, SCOPE, VPS và FGEN.

7 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 3 Tuần 2 Thí nghiệm 2: Diode và ứng dụng Tuần 3 Thí nghiệm 3: Mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ sử dụng BJTs và FETs Tuần 4 Thí nghiệm 4: Khuếch đại thuật toán (Op-Amp) Tuần 5 Thí nghiệm 5: Op-Amp: Mạch dao động và mạch so sánh Đồ án Tuần 6 Đồ án 1: Mạch khuếch đại, mạch nguồn dòng điện, mạch so sánh, mạch vi phân - tích phân Ở nhà: + Mô phỏng mạch điện của bài thí nghiệm số 2 bằng Multisim. + Viết báo cáo pre-lab. Tại phòng thí nghiệm: + Lắp ráp và đo đạc mạch chỉnh lưu, mạch nhân đôi điện áp, mạch ghim áp. + Phân tích kết quả đo đạc; so sánh kết quả đo đạc với kết quả mô phỏng. + Viết báo cáo thí nghiệm. Ở nhà: + Mô phỏng mạch điện của bài thí nghiệm số 3 bằng Multisim. + Viết báo cáo pre-lab. Tại phòng thí nghiệm: + Lắp ráp và đo đạc mạch khuếch đại BJT và FET. + Phân tích kết quả đo đạc; so sánh kết quả đo đạc với kết quả mô phỏng. + Viết báo cáo thí nghiệm. Ở nhà: + Mô phỏng mạch điện của bài thí nghiệm số 4 bằng Multisim. + Viết báo cáo pre-lab. Tại phòng thí nghiệm: + Lắp ráp và đo đạc mạch khuếch đại, mạch tích phân dùng Op-Amp. + Phân tích kết quả đo đạc; so sánh kết quả đo đạc với kết quả mô phỏng. + Viết báo cáo thí nghiệm. Ở nhà: + Mô phỏng mạch điện của bài thí nghiệm số 5 bằng Multisim. + Viết báo cáo pre-lab. Tại phòng thí nghiệm: + Lắp ráp và đo đạc mạch dao động, mạch so sánh dùng Op-Amp. + Phân tích kết quả đo đạc; so sánh kết quả đo đạc với kết quả mô phỏng. + Viết báo cáo thí nghiệm. Bảng 2. Đồ án thiết kế Nhiệm vụ + Thiết kế mạch điện theo các yêu cầu cho trước. + Chuẩn bị báo cáo (file PowerPoint) và trình bày kết quả trước giảng viên và các nhóm; Trả lời câu hỏi của giảng viên và sinh viên. Tuần 7 Đồ án 2: Mạch dao động + Thiết kế một mạch dao động thỏa mãn các yêu cầu cho trước. + Chuẩn bị báo cáo (file PowerPoint) và trình bày kết quả trước giảng viên và các nhóm; Trả lời câu hỏi của giảng viên và sinh viên Rèn luyện khả năng tự học của sinh viên Hoạt động tự học giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình học ở đại học vì qua đó góp phần giúp cho sinh viên rèn luyện khả năng tư duy và sáng tạo của cá nhân. Tuy nhiên, sự hạn chế về số lượng trang thiết bị thí nghiệm và các khó khăn gặp phải trong việc bố trí các buổi thực tập ngoài giờ là một trong những trở ngại chính của việc triển khai hoạt động tự học của sinh viên đối với các học phần thực hành/thực tập. Một trong những giải pháp cho vấn đề trên là khai thác công nghệ điều khiển từ xa và mạng viễn thông để thiết lập phòng thí nghiệm từ xa (Remote Laboratory) cho phép người học tiến hành các bài thực hành trên thiết bị đặt tại phòng thí nghiệm ngay từ nhà của mình thông qua mạng internet. Hình 2. Cấu trúc tổng quát của Tele-Lab Ý tưởng xây dựng phòng thí nghiệm từ xa được tác giả Jesus del Alamo giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1998 với Dự án ilab tại Viện Công nghệ MIT, Hoa Kỳ [9]. Kể từ đó đến nay, đã có nhiều dự án nghiên cứu nhằm xây dựng các phòng thí nghiệm từ xa phục vụ giảng dạy, chẳng hạn như dự án ilab Shared Architecture tại MIT [10], dự án Netlab tại Đại học Nam Úc [11] và dự án ilabrs tại Đại học Bách khoa Catalunya (Tây Ban Nha) [12]. Tại Bộ môn Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Cần Thơ, một phòng thí nghiệm từ xa, có tên gọi Tele-Lab (Telecommunication Laboratory), phục vụ giảng dạy học phần Thực tập Viễn thông đã được xây dựng trên cơ sở kết hợp board mạch ELVIS II với bộ thí nghiệm viễn thông DATEx ETT-202 (Digital and Analog Telecommunications Experimenter) của hãng Emona (Úc) [13] và phần mềm LabVIEW [14]. Với Tele-Lab, người học có thể thực hiện các bài thực hành viễn thông trên bộ thí nghiệm DATEx ngay từ nhà mình thông qua mạng internet [15].

8 4 Lương Vinh Quốc Danh, Trần Hữu Danh, Trương Phong Tuyên, Nguyễn Thị Trâm, Huỳnh Kim Hoa Hình 2 mô tả cấu trúc tổng quát của phòng thí nghiệm viễn thông từ xa Tele-Lab. Thông qua công cụ Webserver của LabVIEW, người học truy cập vào máy chủ (Lab server) và điều khiển giao diện ma trận rơ-le chuyển mạch (Switch matrix) để đóng/ngắt các đường kết nối tín hiệu đã được thiết lập sẵn trên board mạch Emona DATEx ETT- 202 đặt tại phòng thí nghiệm. Emona DATEx là một bộ thí nghiệm viễn thông có thể được gắn vào board NI ELVIS II. Được thiết kế dưới dạng tập hợp các khối chức năng, board Emona DATEx cho phép người học dễ dàng kết nối các mô-đun lại với nhau để thực hiện bài thí nghiệm viễn thông. Board Emona DATEx bao gồm hơn 20 khối mạch viễn thông cơ bản như: mạch cộng tín hiệu (adder), mạch đa hợp (multiplexer), mạch trộn tín hiệu (mixer), khối phát tín hiệu, mạch dịch pha Những khối mạch này có thể được sử dụng để thực hiện hàng chục bài thí nghiệm viễn thông bằng cách kết hợp các mô-đun lại với nhau. Board NI ELVIS II cung cấp đầy đủ các thiết bị giúp kiểm tra, đo đạc mạch điện và mô tả dữ liệu qua đồ thị. NI ELVIS II còn hỗ trợ các thiết bị đo, hiển thị kết quả phân tích tín hiệu và điều khiển từ xa trên nền tảng phần mềm LabVIEW. Một board vi điều khiển Arduino [16] kết nối với máy chủ tại phòng thí nghiệm thông qua cổng USB được sử dụng để điều khiển ma trận rơ-le chuyển mạch cho phép thiết lập các đường kết nối tín hiệu cần thiết giữa các môđun trên board DATEx trong quá trình thực hiện một bài thí nghiệm nào đó. Người học có thể thay đổi trạng thái (đóng/ngắt) của các kết nối trong ma trận bằng cách sử dụng một giao diện phần mềm điều khiển rơ-le trong môi trường LabVIEW. Thông qua giao diện DATEx SFP (Soft Front Panels), người học có thể điều chỉnh các nút vặn (volume) và công-tắc (switch) trên board DATEx. Các bộ phận phần cứng của Tele-Lab được trình bày ở Hình 3. lớp học phần Thực tập Mạch Tương tự được yêu cầu trả lời bảng khảo sát gồm có 8 câu hỏi với 7 câu hỏi mang tính định lượng và 1 câu hỏi mở. Nội dung chi tiết các câu hỏi được trình bày ở Bảng 3. Một số kết quả khảo sát tiêu biểu được trình bày ở các Hình 4, 5 và 6. Câu hỏi Bảng 3. Nội dung các câu hỏi khảo sát Nội dung 1 Bạn có hài lòng với cấu trúc của học phần này? Bạn có hài lòng với cách phân chia nhóm thực tập dựa trên đặc điểm tính cách? Bạn có được cung cấp đầy đủ tài liệu học tập và dụng cụ, thiết bị thí nghiệm không? Giảng viên có nêu rõ các kiến thức và kỹ năng sinh viên cần đạt được sau khi hoàn tất môn học không? Nội dung của học phần này có đáp ứng được mục tiêu của môn học không? Bạn có đủ thời gian để thực hiện các bài thực hành không? Bạn có hài lòng với phương pháp giảng dạy được sử dụng trong môn học này không? Những đề xuất của bạn để cải tiến, nâng cao chất lượng dạy - học môn học này là gì? 0.97% Q % 64.08% 6.80% Q % 2.91% 31.07% Q % 40.78% 1.94% Q % 47.57% 0.97% Q % 3.88% 35.92% Q % 1.94% 33.98% Q % 40.78% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% Unsatisfied Satisfied Very Satisfied Hình 4. Kết quả khảo sát ý kiến 103 sinh viên lớp học phần Thực tập Mạch Tương tự ở học kỳ I năm học Hình 3. Phần cứng của Tele-Lab Để việc sử dụng Tele-Lab được thuận tiện, nhóm tác giả cũng đã xây dựng một trang web học phần nhằm hỗ trợ sinh viên đăng ký thời gian thực hiện bài thí nghiệm, hỗ trợ giảng viên quản lý phòng thí nghiệm và tương tác giữa giảng viên với người học. Việc kết hợp triển khai các bài thực hành tại phòng thí nghiệm với các bài tập thực hành từ xa qua hệ thống Tele-Lab có thể là một phương thức hữu hiệu để củng cố kiến thức và rèn luyện khả năng tự học của sinh viên. 3. Phản hồi của người học Để đánh giá mức độ hiệu quả của việc áp dụng phương pháp giảng dạy mới, vào cuối học kỳ, sinh viên tham gia Q1 Q2 Q3 Q4 Q5 Q6 Q7 0.94% 1.89% 0.94% 1.89% 0.94% 2.83% 0.94% 40.57% 58.49% 56.60% 41.51% 52.83% 46.23% 57.55% 40.57% 37.74% 61.32% 56.60% 40.57% 34.91% 64.15% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% Unsatisfied Satisfied Very Satisfied Hình 5. Kết quả khảo sát ý kiến 106 sinh viên lớp học phần Thực tập Mạch Tương tự ở học kỳ I năm học

9 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 5 2% Q1 47% 51% 3% Q2 55% 1% 43% Q3 54% 1% 45% Q4 59% 1% 39% Q5 46% 53% 3% Q6 55% 1% 43% Q7 45% 54% 0% 20% 40% 60% 80% Unsatisfied Satisfied Very Satisfied Cho biết mức độ tiện lợi và dễ sử dụng của phòng thí nghiệm Tele-Lab. Tele-Lab có giúp bạn hiểu rõ hơn về các chủ đề lý thuyết được học ở lớp không? Sự cần thiết duy trì Tele-Lab song song với hình thức thực hành tại phòng thí nghiệm. Điều gì khiến bạn chưa hài lòng khi sử dụng Tele- Lab? Hình 6. Kết quả khảo sát ý kiến 152 sinh viên lớp học phần Thực tập Mạch Tương tự ở học kỳ I năm học Kết quả khảo sát thực hiện ở học kỳ I năm học (Hình 4) cho thấy hầu hết sinh viên cho rằng phương pháp dạy học mới này giúp khắc sâu kiến thức và cải thiện các kỹ năng cơ bản của người học (các câu hỏi 1, 2, 3, 4 và 7). Mặc dù có 2 sinh viên cho rằng cần thêm thời gian để thực hiện đồ án thiết kế (câu hỏi 6), phần lớn sinh viên hài lòng với việc áp dụng phương pháp dạy - học mới này (câu hỏi 1, 5 và 7). Các kết quả khảo sát ở học kỳ I năm học (Hình 5) và học kỳ I năm học (Hình 6) cũng cho thấy tỷ lệ sinh viên được hỏi hài lòng với nội dung các câu hỏi từ 1 đến 7 đạt từ 97% trở lên. Chúng tôi cũng đã tiến hành áp dụng thử nghiệm hệ thống Tele-Lab vào việc giảng dạy học phần Thực tập Viễn thông để đánh giá mức độ khả thi của phương pháp trong điều kiện thực tế cũng như đánh giá hiệu quả tác động đến hoạt động tự học của sinh viên ở học phần này. Kết quả khảo sát nhanh tiến hành ở học kỳ I năm học trên một nhóm 16 sinh viên được yêu cầu thực hiện bài thí nghiệm Điều chế biên độ AM thông qua hệ thống Tele- Lab. Kết quả phản hồi ý kiến của sinh viên như sau: 100% sinh viên cho rằng Tele-Lab là một phương thức tiên tiến giúp ôn lại các kiến thức đã được học; 100% sinh viên đồng ý rằng phòng thí nghiệm từ xa là một phương pháp phù hợp để hỗ trợ việc tự học nhờ tính linh hoạt và cơ động của nó. Tiếp theo đó, một nhóm gồm 18 sinh viên ở học kỳ II năm học và một nhóm gồm 15 sinh viên ở học kỳ I năm học thực hiện bài thí nghiệm Điều chế và giải điều chế FSK thông qua hệ thống Tele-Lab và được yêu cầu trả lời bảng khảo sát gồm có 8 câu hỏi với 7 câu hỏi mang tính định lượng và 1 câu hỏi mở. Nội dung chi tiết các câu hỏi được trình bày ở Bảng 4. Bảng 4. Nội dung các câu hỏi khảo sát thực hành từ xa Câu hỏi Nội dung Sự thuận tiện, dễ dàng khi sử dụng hình thức thực hành từ xa. Sự hữu ích của phòng thí nghiệm Tele-Lab trong thực tập. Bạn có hài lòng với cách thực hành từ xa của phòng thí nghiệm Tele-Lab? Tài liệu thực hành và tài liệu hướng dẫn thực hành ở phòng thí nghiệm Tele-Lab được cung cấp đầy đủ không? Hình 7. Kết quả khảo sát ý kiến sinh viên về Tele-Lab Hình 7 trình bày kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên. Kết quả ý kiến phản hồi cho thấy hơn 74% sinh viên cho rằng sự hữu ích, tiện lợi và dễ dàng sử dụng của hình thức thực hành từ xa và phòng thí nghiệm Tele-Lab trong học tập là tốt và rất tốt; 80% cho rằng hài lòng và rất hài lòng với cách thực hành của phòng thí nghiệm Tele-Lab và là một phương thức tiên tiến giúp ôn lại các kiến thức lý thuyết ở lớp cũng như phần thực hành tại phòng thí nghiệm đã được học; trên 93% sinh viên đồng ý rằng phòng thí nghiệm từ xa tiện lợi, tài liệu thực hành và tài liệu hướng dẫn thực hành ở phòng thí nghiệm Tele-Lab được cung cấp đầy đủ. Nhìn chung, 94% sinh viên mong muốn mô hình phòng thí nghiệm từ xa này được áp dụng trong chương trình học. 4. Kết luận Trong bài viết này, chúng tôi đã trình bày việc cải tiến phương pháp dạy - học theo hướng tích cực hóa hoạt động dạy và học của 2 học phần Thực tập Mạch Tương tự và Thực tập Viễn thông tại Bộ môn Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Cần Thơ. Việc kết hợp các bài tập ở nhà, bài thực hành ở phòng thí nghiệm và đồ án thiết kế giúp kích thích động lực học tập của người học, phát triển kỹ năng cần thiết để có thể biến ý tưởng thành giải pháp cho

10 6 Lương Vinh Quốc Danh, Trần Hữu Danh, Trương Phong Tuyên, Nguyễn Thị Trâm, Huỳnh Kim Hoa các vấn đề kỹ thuật, rèn luyện kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Bên cạnh đó, việc triển khai áp dụng mô hình phòng thí nghiệm từ xa Tele-Lab trong giảng dạy học phần Thực tập Viễn thông cho thấy rằng đây là một phương thức tiên tiến và hiệu quả để hỗ trợ hoạt động tự học của sinh viên. Các mô hình dạy - học này cũng có thể được áp dụng cho các học phần thực hành của các ngành kỹ thuật khác. Trong thời gian sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện các chức năng của mô hình Tele-Lab để đưa vào sử dụng trong việc giảng dạy ở phòng thí nghiệmviễn thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Educating the Engineer of 2020.Adaping Engineering Education to the New Century. National Academies Press, Washington DC., [2] Thanh Hùng, Sinh viên với kỹ năng sống: Bài học chưa được dạy, URL: [3] Kim Ngân, 63 % sinh viên thất nghiệp, chất lượng giáo dục có vấn đề?, URL: [4] Gia Nhu Nguyen, Nguyen Bao Le, and Thanh Trung Nguyen, CDIO as the Foundations for International Accreditations. Proceedings of the 9th International CDIO Conference, Massachusetts Institute of Technology and Harvard University School of Engineering and Applied Sciences, Cambridge, Massachusetts, June 9 13, [5] Luong V. Q. Danh, Truong P. Tuyen, Nguyen T. Tram, and Huynh K. Hoa, Integrating Basic Skills into Analog Electronic Circuits Lab Courses at Cantho University, Journal of Science and Technology, The University of Da Nang, Vol.1, No. 12 (73), pp. 7-11, [6] Trắc nghiệm tính cách MBTI. URL: [7] NI Multisim 3D Environment. URL: [8] NI ELVIS. URL: [9] Achelengwa, E., M.Emona-based interactive amplitude modulation/demodulation ilab. Master s Thesis. URL: [10] Oluwapelumi, O. A., et al. Remote realistic interface experimentation using the Emona DATEx board ASEE Annual Conference, Texas, pp , June [11] Jan, M., Zorica, N., & Özdemir, G.Collaborative Learning in the Remote Laboratory NetLab. International Multi-Conference on Society, Cybernetics and Informatics, [12] Bragos, R. et al. A Remote Laboratory to Promote the Interaction between University and Secondary Education IEEE EDUCON Education Engineering 2010 The Future of Global Learning Engineering Education, pp , April [13] Emona Telecoms Trainer ETT-202. URL: [14] LabVIEW system design software. URL: [15] Luong V. Q. Danh, Nguyen C. Qui, and Vo D. Tin, Implementation of a Remote Telecommunications Laboratory Using Emona-DATEx Trainer at Cantho University. Second International Engineering and Technical Education Conference (IETEC 13), Ho Chi Minh City, Vietnam, pp , Nov [16] Arduino. URL: (BBT nhận bài: 24/04/2016, hoàn tất thủ tục phản biện: 11/12/2016)

11 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111) 2017-Quyển 1 7 ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH CỦA KỸ SƯ XÂY DỰNG VIỆT NAM PERSONALITY TRAITS OF CONSTRUCTION ENGINEERS IN VIETNAM Võ Đăng Khoa 1, Lê Hoài Long 2, Nguyễn Văn Châu 3, Đặng Ngọc Châu 1 1 HVCH ngành Quản lý Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh; vdkhoa@ctuet.edu.vn, chaungocdang@gmail.com 2 Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh; lehoailong@hcmut.edu.vn 3 Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình 525; nguyenvanchau.cienco5@gmail.com Tóm tắt - Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xây dựng đang đối mặt với vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Vì thế, nghiên cứu về đặc điểm tính cách của các kỹ sư xây dựng sẽ góp phần vào sự hiểu biết về đặc điểm cá nhân của kỹ sư, giúp các doanh nghiệp tuyển dụng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Bài báo tập trung vào việc nhận dạng các đặc điểm tính cách của kỹ sư xây dựng làm việc tại Việt Nam. Nghiên cứu tiến hành khảo sát các đối tượng gồm kỹ sư xây dựng làm việc tại vị trí là tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, kỹ sư thi công, và quản lý dự án bằng công cụ đo lường tâm lý KTS-II (Keirsey Temperament Sorter-II). Dữ liệu thu về gồm 120 bảng khảo sát hợp lệ và được tiến hành phân tích. Các kết quả của phân tích chỉ ra đặc điểm tính cách nổi trội của nhóm kỹ sư thi công là ST (cảm giác - suy nghĩ). Từ khóa - đặc điểm tính cách; nguồn nhân lực; ngành công nghiệp xây dựng; doanh nghiệp xây dựng; kỹ sư xây dựng. Abstract - Human resources play a key role in developing and increasing the competitiveness of enterprises. Construction companies are facing challenges of how to use human resources effectively. Undoubtedly, a study which focuses on personality traits of construction engineers could provide a better understanding of personal characteristics of construction engineers and, therefore, help construction companies to recruit and use human resources better. This paper focuses on identifying personality traits of construction engineers in Vietnam. A survey is conducted among design consultants, supervisors, site engineers, and project managers with a psychological measurement tool, namely KTS-II (Keirsey Temperament Sorter-II). Analysis is conducted based on 120 valid collected survey questionnaires. The results of analysis show that the dominant personality characteristics of on-site construction team is ST (sense - thinking). Key words - personality traits; human resources; construction industry; construction company; construction engineer. 1. Đặt vấn đề Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của dự án và sự phát triển của tổ chức. Quản lý nhân sự, động viên và thúc đẩy hoạt động của nhân viên là một trong những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong lĩnh vực quản lý dự án. Trong đó, hiệu quả và sự thành công của những nhà quản lý dự án là chìa khóa thúc đẩy sự thành công của dự án [1-3], hiệu quả làm việc của những kỹ sư làm việc trong tổ chức [4, 5], và đều chịu sự tác động của đặc điểm tính cách. Lý thuyết về đặc điểm tính cách phát triển dựa trên nền tảng tâm lý học, nó giúp dự đoán được xu hướng thái độ, hành vi của con người. Đặc điểm tính cách được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhằm định hướng, dự đoán tiềm năng phát triển của một cá nhân. Nó được biết đến nhờ sự phổ biến của những công cụ kiểm tra đặc điểm tính cách và ứng dụng của nó vào trong quản lý nhân sự. Đặc điểm tính cách được chia thành 16 dạng với công cụ MBTI [6], chia thành 5 xu hướng lớn theo công cụ Big Five, chia thành 4 nhóm lớn với công cụ KTS-II (Keirsey Temperament Sorter II) [7], và chia thành 3 xu hướng chính trong lý thuyết của Jung [8]. Đặc điểm tính cách là một xu hướng nghiên cứu gia tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức dựa trên việc gia tăng hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực. Trong ngành công nghiệp xây dựng, các nghiên cứu về đặc điểm tính cách đã được thực hiện tại Mỹ [4, 5, 9], Anh [10] và được xem như là một cơ sở để dự đoán hiệu quả hoạt động của các kỹ sư và nhà quản lý trong ngành xây dựng. Trong xu thế phát triển và gia nhập thị trường chung, ngành xây dựng Việt Nam vẫn phải chịu sự đánh giá kém về hiệu quả lao động. Nghiên cứu về đặc điểm tính cách sẽ tạo ra thêm cơ sở đánh giá và dự đoán hiệu quả lao động của các kỹ sư ngành xây dựng. Bài báo này sẽ trình bày sự phát triển của lý thuyết và các công cụ đo lường đặc điểm tính cách. Công cụ KTS- II sẽ được sử dụng để xác định đặc điểm tính cách của các kỹ sư xây dựng làm việc ở các nhóm ngành tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thi công, và quản lý dự án. Xu hướng đặc điểm tính cách của các kỹ sư làm việc tại các nhóm chuyên ngành khác nhau sẽ được xác định dựa trên phân bố đặc điểm tính cách của tổng thể. Xu hướng tính cách nổi trội trong nhóm chuyên ngành chiếm phần lớn sẽ được phân tích và bàn luận. 2. Tổng quan nghiên cứu Lý thuyết về đặc điểm tính cách Jung (nhà tâm lý học người Thụy Sĩ) đã đặt nền tảng cho tâm lý học phân tích. Ông cho rằng trong mỗi con người đều có nhiều thiên hướng, khuynh hướng tinh thần, và nó có thể điều khiển con người từ bên trong. Chúng ta có thể bị ảnh hưởng lớn hơn từ một khuynh hướng tinh thần so với xu hướng tinh thần còn lại trong một cặp xu hướng tinh thần đối đầu [8]. Con người sẽ thể hiện hành vi và thái độ của mình thông qua ba cặp xu hướng đối đầu nhau. Đối với khuynh hướng tự nhiên, có thể hướng nội hoặc hướng ngoại sẽ vượt trội hơn, đối với sự yêu thích của bản thân trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin như suy nghĩ đối đầu với cảm xúc hay cảm giác đối đầu trực giác sẽ có hai xu hướng nổi trội hơn trong hai cặp chức năng tâm lý đối đầu trên. Các chức năng tâm lý đó có thể xác định và phân loại dựa trên xu hướng riêng của mỗi người. Tổng hợp những xu hướng tâm lý sẽ tạo thành một dạng đặc điểm tính cách.

12 8 Võ Đăng Khoa, Lê Hoài Long,Nguyễn Văn Châu, Đặng Ngọc Châu Lý thuyết về những nét đặc trưng của tính cách con người trong tâm lý học có khuynh hướng nhấn mạnh tầm quan trọng và tính tập trung, ít thay đổi của các thông số chỉ đặc điểm tính cách con người đã tạo tiền đề cho sự phát triển công cụ đo lường nó [11]. Lý thuyết Jung đã được rất nhiều nhà nghiên cứu kế thừa và phát triển thành các công cụ đo lường và phân tích tâm lý con người. Các lý thuyết được các nhà nghiên cứu quan tâm như là lý thuyết Big Five Personality Traits - đặc điểm năm tính cách, lý thuyết Keirsey s Temperament Theory - đặc điểm tính cách của Keirsey [7] và công cụ đo lường tính cách Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) [6]. Lý thuyết về đặc điểm tính cách của Keirsey Keirsey dựa trên nền tảng lý thuyết của Jung và phát triển công cụ đo lường tính cách KTS-II. Công cụ này được trình bày trong quyển sách Please Undestand Me II. 70 câu hỏi trong công cụ sẽ xác định được đặc điểm tính cách của người tham gia làm bài kiểm tra đặc điểm tính cách với dạng trắc nghiệm. KTS-II hiện đang được sử dụng bởi các công ty trong nhóm Fortune 500, Global 1000, Chính phủ Hoa Kỳ, quân đội, viện hàn lâm, các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức dựa trên đức tin trên toàn thế giới [12]. Các dạng đặc điểm tính cách Theo lý thuyết của Keirsey, tính cách con người được thể hiện thông qua bốn nhóm chính. Các nhóm tính cách bao gồm: Artisan - nhóm nghệ thuật; Guadian - nhóm bảo vệ; Rational - nhóm lý trí và Idealist - nhóm lý tưởng hóa. Mỗi nhóm người có những đặc trưng riêng biệt và mỗi nhóm bao gồm 4 loại tính cách (Bảng 1). ARTISAN Thợ thủ công Promoter (ESTP) Người khởi tạo Crafter (ISTP) Thợ lành nghề Performer (ESFP) Người trình diễn Composer (ISFP) Người nghệ sĩ Bảng 1. Phân loại tính cách GUARDIAN Người bảo vệ Supervisor (ESTJ) Người giám sát Inspector (ISTJ) Người trách nhiệm Provider (ESFJ) Người quan tâm Protector (ISFJ) Người nuôi dưỡng RATIONAL Người lý trí Fieldmarshal (ENTJ) Người điều hành Mastermind (INTJ) Người có trí tuệ cao Inventor (ENTP) Ngườicó tầm nhìn Architect (INTP) Nhà tư tưởng (Nguồn IDEALIST Người lý tưởng hóa Teacher (ENFJ) Người dạy bảo Counselor (INFJ) Người khuyên bảo Champion (ENFP) Người truyền cảm hứng Healer (INFP) Người lý tưởng hóa Các thang đo xác định tính cách Đặc điểm tính cách được KTS-II phân loại dựa trên bốn thang đo, mỗi thang đo là một cặp đối đầu nhau về xu hướng tâm lý (Bảng 2). Mỗi thang đo đại diện cho một đặc điểm tâm lý thể hiện thái độ, hành vi của mỗi con người. Bảng 2. Các thang đo tính cách Thuật ngữ Ý nghĩa Thuật ngữ Ý nghĩa (E) Extroversion Hướng ngoại (S) Sensing Cảm giác (T) Thinking Lý trí (J) Judging Nguyên tắc Expressive Tính cới mở Observant Tính quan sát Tough- Minded Tính nguyên tắc Scheduled Tính lịch trình vs vs vs vs (I) Introversion Hướng nội (N) Intuiting Trực giác (F) Feeling Tình cảm (P) Perceiving Linh hoạt (Nguồn Attentive Tính thận trọng Introspective Tính nội tâm Friendly Tính thân thiện Probing Tính thăm dò Thang đo (E-I) Là thang đo về xu hướng tự nhiên cho thấy việc lấy cảm hứng làm việc từ môi trường bên ngoài, bao gồm hai xu hướng là hướng nội (thể hiện cho việc bạn lấy cảm hứng làm việc của bạn từ bên trong bản thân bằng sự ân cần, chăm chút của mình, môi trường làm việc ít có sự tương tác với người khác sẽ tạo động lực làm việc cho bạn) và hướng ngoại (thể hiện cho việc bạn lấy cảm hứng làm việc từ bên ngoài, bạn lấy cảm hứng từ sự trao đổi, thích nói ra, viết ra và chia sẻ với đồng nghiệp những gì xung quanh, môi trường làm việc năng động, có nhiều sự tương tác sẽ truyền cảm hứng cho bạn). Thang đo (S-N) Là thang đo về cách bạn tiếp nhận thông tin từ môi trường bên ngoài. Cảm giác - Sensing (S) chỉ xu hướng bạn thu thập thông tin bằng giác quan của cơ thể bằng cách nghe, quan sát. Trực giác - Intuiting (N) chỉ xu hướng bạn thu thập thông tin bằng trực giác, cảm nhận, và phán đoán của mình. Thang đo (T-F) Là thang đo về cách xử lý thông tin, và ra quyết định. Suy nghĩ -Thinking (T) chỉ xu hướng bạn sử dụng suy luận logic của mình, và các khuôn khổ tiêu chuẩn có sẵn để ra quyết định. Cảm xúc - Feeling (F) chỉ xu hướng bạn ra quyết định dựa trên tình cảm, những mối quan hệ liên quan khác, thường quyết định sẽ không bị bó chặt trong tiêu chuẩn đã định sẵn. Thang đo (J-P) Là thang đo thể hiện xu hướng tác phong, cách bạn làm việc trong môi trường công việc. Phán xét, đánh giá - Judging (J) thể hiện xu hướng bạn cảm thấy thoải mái khi làm việc với những thông tin được định sẵn và được lên lịch cụ thể. Linh hoạt - Perceiving (P) thể hiện xu hướng bạn thích làm những việc mới, và có ít thông tin về nó. Bạn làm việc như một nhà thám hiểm, tìm kiếm thứ mới và không thích bị ràng buộc bởi thời gian, và lịch trình. Vai trò và ứng dụng của đặc điểm tính cách Ngành xây dựng được phân chia thành nhiều nhóm chuyên ngành nhỏ và mỗi nhóm chuyên ngành nhỏ lại mang những nét đặc trưng riêng biệt trong công việc. Đại diện

13 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111) 2017-Quyển 1 9 trong đó là bốn nhóm chuyên ngành: tư vấn thiết kế; tư vấn giám sát; thi công và quản lý dự án. Với sự khác biệt về môi trường làm việc và đặc thù công việc của mỗi nhóm chuyên ngành đã tạo nên sự khác biệt trong sự phối hợp làm việc, quan điểm cá nhân, và hiệu quả làm việc của những kỹ sư thuộc những nhóm chuyên ngành khác nhau. Những nghiên cứu về đặc điểm tính cách được thực hiện để tối ưu hiệu quả hoạt động của từng kỹ sư trong nhóm chuyên ngành, và giảm xung đột ngành nghề giữa các nhóm chuyên ngành giúp hiểu rõ hơn về thái độ và hành vi của những kỹ sư. Tại Mỹ, một cuộc nghiên cứu đặc điểm tính cách của các kỹ sư xây dựng và kỹ sư thiết kế làm việc tại các cơ quan nhà nước công trong các tổ chức xây dựng dân dụng toàn quốc đã được thực hiện bởi Johnson và Singh, nhằm hiểu rõ hơn đặc điểm tính cách của các kỹ sư, góp phần giải thích cho sự mâu thuẫn giữa các chuyên ngành khác nhau trong tổ chức xây dựng bằng cách khám phá cách nhìn nhận thế giới xung quanh của họ thông qua công cụ phân loại đặc điểm tính cách MBTI [4]. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng kỹ sư xây dựng và kỹ sư thiết kế có những điểm giống nhau trong đặc điểm tính cách là cả hai đều có khuynh hướng tự nhiên hướng nội - lấy năng lượng, động lực làm việc từ bên trong bản thân với những ý tưởng, khả năng của mình. Cả hai đều có cách thu thập thông tin từ những sự việc, hiện tượng có thật bằng cảm giác (nghe thấy, nhìn thấy, ), có thiên hướng nghiêng về sự thật và những con số. Xu hướng ra quyết định của cả hai đều dựa trên giá trị con người và tổ chức thay vì tư duy logic. Bên cạnh những điểm giống nhau, kỹ sư xây dựng và kỹ sư thiết kế có điểm khác nhau trong phong cách giải quyết vấn đề, ở kỹ sư thiết kế chiếm phần trăm cao hơn với xu hướng cảm giác - cảm xúc (SF), còn đối với kỹ sư xây dựng chiếm phần trăm cao ở cảm giác - suy nghĩ (ST) [4]. Sự khác biệt về đặc điểm công việc trong lĩnh vực xây dựng, và sự khác biệt về đặc điểm tính cách của những kỹ sư phụ trách công việc đó có thể tạo ra sự khác biệt về hiệu quả công việc. Nghiên cứu về đặc điểm tính cách và hiệu quả công việc của cá nhân làm trong các dịch vụ thiết kế trong ngành xây dựng và kiến trúc được Carr và nhóm nghiên cứu thực hiện. Nghiên cứu chỉ ra rằng những cá nhân có đặc điểm tính cách MBTI, P (khuynh hướng làm việc với sự linh hoạt, mềm dẻo) và MBTI, N (khuynh hướng thu thập thông tin bằng trực giác), sẽ làm việc vượt trội hơn MBTI, S (khuynh hướng thu thập thông tin bằng cảm giác như nghe, nhìn) và MBTI, J (khuynh hướng làm việc có kế hoạch cụ thể, rõ ràng), trong giai đoạn nghiên cứu và báo cáo, thiết kế sơ bộ, xây dựng. Mặt khác, cá nhân có đặc điểm tính cách MBTI, J lại làm tốt hơn trong nhiệm vụ thiết kế thi công [5]. Sự khác biệt về tính cách của kỹ sư đã tạo nên hiệu quả làm việc vượt trội cho những nhóm đặc điểm tính cách phù hợp với đặc điểm công việc. Đặc điểm tính cách sẽ là cơ sở dự đoán cho hiệu quả công việc dựa trên sự phù hợp giữa hành vi, thái độ cá nhân và đặc điểm của công việc mà họ sẽ được phụ trách. Khả năng làm việc và hiệu quả công việc của nhà quản lý dự án ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của dự án. Nên việc nghiên cứu và dự đoán hiệu quả làm việc của họ dựa trên những đặc điểm cá nhân, trong đó có đặc điểm tính cách được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các nhà nghiên cứu đã đề xuất một chương trình phát triển nghề nghiệp dựa trên đặc điểm tính cách, năng lực của người quản lý và đặc điểm của vị trí việc làm. Các năng lực bao gồm tư duy phân tích, tư duy theo ngữ cảnh, tìm kiếm thông tin là rất cần thiết cho người quản lý dự án. Và tiềm năng cho ba năng lực trên được xác định thông qua các xu hướng tinh thần là: cảm giác, trực giác và sự nhận thức. Thông qua đó, các phân loại đặc điểm tính cách của MBTI và Keirsey được Madter và các nhà nghiên cứu đề xuất để dự đoán tiềm năng phát triển các năng lực cho nhà quản lý dự án trong ngành công nghiệp xây dựng tại Anh [10]. Sự phù hợp của đặc điểm tính cách của nhà quản lý dự án tương lai với những đặc điểm công việc và loại dự án họ phụ trách sẽ giúp họ phát huy khả năng làm việc của họ và mang lại sự thành công. Đặc điểm tính cách của các nhà quản lý dự án là một biến ảnh hưởng đến sự thành công của toàn dự án, nó được thể hiện trong mô hình nghiên cứu của Todd Creasy, Vittal S. Anantatmula [1]. Các đặc điểm tính cách được xác định bởi công cụ MBTI như ISTJ, INFJ, INTJ, ENTP, ESTJ, ENFJ, ENTJ và INTJ, ESTJ, ENTJ là những đặc điểm tính cách có sự hỗ trợ cho khả năng lãnh đạo dự án của các nhà quản lý dự án được tìm thấy bởi Gehring [13]. Bên cạnh sự phù hợp về loại đặc điểm tính cách thông qua các thang đo phân loại như MBTI và KTS-II, thang đo về mức độ của những xu hướng trong đặc điểm tính cách (Big Five) có thể dùng để dự đoán sự thành công của nhà quản lý dự án. Bedingfield & Thal nghiên cứu về đặc điểm tính cách của những nhà quản lý dự án thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ bằng công cụ Big Five. Nghiên cứu đã chỉ ra hai thang đo Conscientiousness - sự tận tâm và Openness - sự cởi mở là thước đo dùng để dự đoán nhà quản lý dự án thành công [9]. Và kết quả của nghiên cứu rất hữu ích, nó đóng góp như là một sự cân nhắc dùng trong tuyển dụng, lựa chọn người quản lý dự án. Bên cạnh những nghiên cứu về quy mô trong một ngành, đặc điểm chung về tính cách của những nhà quản lý dự án còn được thực hiện ở quy mô đa ngành. Xu hướng chung về đặc điểm tính cách của những nhà quản lý thuộc các ngành nghề khác nhau sẽ góp phần hiểu rõ hơn về đặc điểm tính cách của các nhà quản lý dự án và sự thành công của dự án. Phân bố đặc điểm tính cách của các nhà quản lý dự án được Cohen và nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát trên 280 nhà quản lý dự án có kinh nghiệm trong các lĩnh vực: phần mềm, xây dựng, ngân hàng, viễn thông, thực phẩm, kỹ thuật, an ninh, giao thông, và giáo dục. Nghiên cứu tập trung phân tích hai thang đo bao gồm thang đo về khuynh hướng cách thu thập thông tin từ môi trường, và thang đo về khuynh hướng cách xử lý thông tin (cách ra quyết định) của người quản lý dự án. Mối quan hệ giữa hai khuynh hướng và sự thành công của các dự án được tìm thấy. Các nhà quản lý dự án có đặc điểm NT (dùng trực giác, suy luận của mình để thu thập thông tin chiếm đa số và xử lý thông tin chính xác, quyết đoán bằng những tiêu chuẩn, những phân tích), nhưng lại không có sự thành công bằng các nhà quản lý dự án có đặc điểm SF (dùng cảm giác để thu thập thông tin - nghe, nhìn, những sự việc, và xử lý thông tin mềm dẻo dựa trên tình cảm và mối quan hệ ) [11].

14 10 Võ Đăng Khoa, Lê Hoài Long,Nguyễn Văn Châu, Đặng Ngọc Châu Mỗi con người đều khác nhau từ thái độ đến hành vi của họ như: cách tư duy, cách sáng tạo, cách giao tiếp, cách làm việc, những thứ họ muốn học hỏi, những thứ họ muốn làm đều khác nhau. Vì vậy, sự vượt trội và thành công hơn sẽ đến nếu họ được thực hiện đúng những điều họ mong muốn và theo cách của chính mình. Đặc điểm tính cách là một nhân tố có tiềm năng cho việc dự đoán sự phát triển hiệu quả công việc của một cá nhân, và hiệu quả công việc của toàn tổ chức thông qua sự phù hợp của đặc điểm tinh thần, các xu hướng tự nhiên của những cá nhân làm việc trong tổ chức, công ty nói chung và trong ngành xây dựng nói riêng. Những nghiên cứu về đặc điểm tính cách giúp việc dự đoán hiệu quả làm việc của nhân viên trước khi họ tiếp nhận nhiệm vụ, và sự phù hợp của đặc điểm tính cách của họ với vị trí công việc mới trở thành cơ sở cho việc phân công nhiệm vụ hoàn chỉnh và phù hợp, đem lại hiệu quả cho nhân viên và công ty. 3. Kết quả nghiên cứu Cuộc khảo sát được thực hiện trên các đối tượng là kỹ sư đang làm việc trong ngành Công nghiệp xây dựng. Có tất cả 120 bảng câu hỏi có giá trị được thu về trong tổng số 170 bảng câu hỏi được phát ra. Với phương pháp lấy mẫu phi xác suất, các bảng câu hỏi được phát ra bằng hai cách: thư điện tử và khảo sát trực tiếp. Các bảng câu hỏi được tổng hợp và xử lý trước khi đưa vào phân tích, những bảng câu hỏi sai sót sẽ bị loại bỏ. VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA CÁC KỸ SƯ 23% 11% 10% 8% 48% Tư vấn thiết kế Kỹ sư thi công Tư vấn giám sát Quản lý dự án Khác Hình 1. Tỷ lệ % theo vị trí việc làm của các kỹ sư Đa số kỹ sư nam đã tham gia trả lời bảng câu hỏi trong cuộc khảo sát, chiếm tỉ lệ 107/120 phản hồi hợp lệ. Các kỹ sư được khảo sát đa số làm việc ở vị trí kỹ sư thi công, chiếm 48% mẫu quan sát (Hình 1). Số năm kinh nghiệm của các kỹ sư trong mẫu quan sát được đại diện với tỷ lệ 61% là < 5 năm kinh nghiệm (Hình 2). Đối tượng kỹ sư thi công là đối tượng chiếm phần lớn trong mẫu, cũng là đối tượng chính hướng đến trong nghiên cứu. Các kỹ sư thi công luôn chịu nhiều tác động từ môi trường làm việc trên công trường, và thể hiện rất rõ nhưng đặc điểm cá nhân về cách làm việc, lối suy nghĩ thông qua đặc điểm tính cách của họ. Đặc điểm tính cách chung của phần lớn các kỹ sư thi công có số năm kinh nghiệm nhỏ hơn 5 năm sẽ là một định hướng tham khảo cho các kỹ sư xây dựng mới tốt nghiệp lựa chọn vị trí thi công khi bắt đầu công việc của mình. Đặc điểm chung của mẫu là gồm có 120 kỹ sư với phần lớn là các kỹ sư thi công và quản lý dự án. Kết quả khảo sát thể hiện đặc điểm tính cách chung cho tất cả vị trí việc làm của kỹ sư xây dựng sẽ được xem xét. Nhưng với kết quả khảo sát ban đầu sẽ cho ta thấy được những dấu hiệu khác biệt giữa đặc điểm tính cách của những kỹ sư làm việc ở những vị trí việc làm khác nhau. NĂM KINH NGHIỆM CỦA CÁC KỸ SƯ 30% 9% 61% < 5 năm Từ 5-10 năm > 10 năm Hình 2. Tỷ lệ % theo năm kinh nghiệm của các kỹ sư Đặc điểm tính cách của các kỹ sư ở tất cả các vị trí việc làm có xu hướng nghiêng về E, hướng ngoại (56%) hơn so với I, hướng nội (22%); nghiêng về S, cảm giác (61%) hơn so với N, trực giác; nghiêng về T, suy nghĩ (74%) hơn so với F, cảm xúc (16%) (Bảng 3). Thang đo J-P ít cho thấy sự phân biệt lớn với J, nguyên tắc (46%) và P, linh hoạt (44%) (Bảng 3). Trong đó, nhóm vị trí kỹ sư thi công và quản lý dự án mang đặc điểm tính cách ESTJ, nhóm vị trí tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát mang đặc điểm tính cách ESTP. Bên cạnh các xu thế đặc điểm tinh thần chung, những thang đo vẫn tồn tại những điểm không phân biệt tính cách như ở thang đo E-I, thang đo S-N, thang đo T-F, thang đo J-P lần lượt là 15%, 6%, 3%, 7% (Bảng 3). Những quan sát có những điểm không phân biệt tính cách cho biết tính cách của những kỹ sư không được xác định rõ với công cụ KTS-II. Kết quả về đặc điểm tính cách của nhóm đối tượng kỹ sư thi công có điểm tương đồng với kết quả nghiên cứu của Johnson và Singh [4]. Đặc trưng ST chỉ ra đặc điểm tính cách của các kỹ sư thi công. Họ có xu hướng thu thập thông tin dựa trên những giác quan của họ, và họ tin những gì hiện diện trước mắt (có thể nhìn, nghe, và chạm được) hơn những trực giác, phán đoán từ bên trong bản thân. Bên cạnh đó, cách các kỹ sư thi công ra quyết định dựa trên suy luận logic, và những tiêu chuẩn sẵn có chiếm ưu thế hơn những giá trị tình cảm và mối quan hệ. Kết quả phân tích từ đặc điểm tâm lý cho thấy sự phù hợp của đặc điểm tâm lý của nhóm kỹ sư thi công với môi trường làm việc của ngành nghề thi công tại Việt Nam. Các kỹ sư thi công sử dụng tiêu chuẩn và những hướng dẫn kỹ thuật để thực hiện triển khai, hướng dẫn và kiểm tra kỹ thuật đối với công nhân. Những kết luận đúng hay sai dựa trên những đặc trưng thể hiện qua sản phẩm do các công nhân thực hiện. Với môi trường làm việc như thế những kỹ sư mang đặc điểm ST sẽ chiếm ưu thế trong việc thực hiện công việc của mình hơn những kỹ sư không mang đặc điểm tính cách ST. Bên cạnh đó, với đặc điểm tính cách E có xu hướng lấy động lực làm việc từ môi trường bên ngoài và J có xu hướng làm việc nguyên tắc,rất phù hợp với môi trường làm việc của các kỹ sư thi công trên công trường. Nhóm 58 kỹ sư thi công trong mẫu quan sát đã thể hiện được một phần của xu hướng trội hơn trong những xu hướng tinh thần của nhóm nghề nghiệp thi công. Và đặc điểm tinh thần ESTJ có thể là đặc trưng chung của nhóm nghề nghiệp thi công.

15 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111) 2017-Quyển 1 11 Những hướng nghiên cứu cần được phát triển Đặc điểm tính cách đặc trưng của những nhóm ngành nghề quản lý dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và mối quan hệ của chúng với môi trường làm việc cần được thực hiện với kích cỡ mẫu lớn hơn. Bên cạnh những đặc điểm tính cách đặc trưng của nhóm ngành nghề, sự ảnh hưởng của đặc điểm tính cách đến hiệu quả hoạt động của những cá nhân mang đặc điểm tính cách đặc trưng cần được chứng minh thông qua một nghiên cứu thực nghiệm. Bảng 3. Bảng thống kê xu hướng đặc điểm tính cách theo vị trí việc làm của kỹ sư Thang đo Tư vấn thiết kế Kỹ sư thi công Tư vấn giám sát Quản lý dự án Tổng Tỷ lệ E % I % K % S % N % K % T % F % K % J % P % K % K: không phân biệt Hình 3. Đặc điểm tính cách của các kỹ sư 4. Kết luận Đặc điểm tính cách của nhân viên trong tổ chức sẽ trở thành chìa khóa gia tăng hiệu quả lao động của từng cá nhân, và của toàn tổ chức. Những nghiên cứu về đặc điểm tính cách tại các quốc gia trên thế giới đã trở thành tiền đề và cơ sở cho việc thúc đẩy nghiên cứu về đặc điểm tính cách của các kỹ sư trong ngành xây dựng tại Việt Nam. Trong bài báo này lý thuyết của Keirsey và kết quả khảo sát ban đầu của nhóm 120 kỹ sư xây dựng tại Việt Nam với công cụ KTS-II được trình bày. Kết quả khảo sát cho thấy những kỹ sư thi công mang những đặc điểm tính cách đặc trưng vượt trội là ESTJ. Hiểu rõ đặc điểm tính cách của các kỹ sư trong ngành công nghiệp xây dựng sẽ tạo ra cơ hội ứng dụng vào trong hoạt động sản xuất xây dựng, đào tạo và tuyển dụng kỹ sư xây dựng. Những thông tin tham khảo về xu hướng đặc điểm tính cách của một nhóm vị trí việc làm trong ngành xây dựng sẽ có thể trở thành một trong những cơ sở lựa chọn vị trí việc làm phù hợp cho những sinh viên xây dựng. Ngoài ra, đặc điểm tính cách có thể trở thành một cơ sở dự đoán hiệu quả lao động của kỹ sư, góp phần gia tăng hiệu quả trong công việc thông qua việc phân công và tuyển dụng nhân sự phù hợp với vị trí việc làm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] T. Creasy, V.S. Anantatmula, "From every direction - How personality traits and dimensions of project managers can conceptually affect project success", Project Management Journal, 44, pp.36-51, [2] M. Esa, A.B. Alias, "Preparing Project managers to achieve project success-human related factor", International Journal of Research in Management & Technology,4(2), pp , [3] E. Muneera, A. Anuar, A. Zulkiflee, "Preparing project managers to achieve project success-human management perspective", in Proceedings of World Academy of Science, Engineering and Technology, p. 366, [4] H.M. Johnson, A. Singh, "The personality of civil engineers", Journal of Management in Engineering, 14(4), pp.45-56, [5] P.G. Carr, J.M. De La Garza, M.C. Vorster, "Relationship between personality traits and performance for engineering and architectural professionals providing design services", Journal of Management in Engineering, 18(4), pp , [6] I.B. Myers, M.H. McCaulley, N.L. Quenk, A.L. Hammer, "MBTI manual: A guide to the development and use of the Myers-Briggs type indicator", 3, Palo Alto, CA: Consulting Psychologists Press, [7] D. Keirsey, M.M. Bates, Please understand me, Prometheas Nemesis, [8] C.G. Jung, Psychological types, Routledge, [9] J.D. Bedingfield, A.E.Jr. Thal, "Project manager personality as a factor for success", in Management of Engineering & Technology, PICMET 2008, Portland International Conference, pp , [10] N. Madter, D.A. Bower, B. Aritua, "Projects and personalities: A framework for individualising project management career development in the construction industry", International Journal of Project Management, 30(3), pp , [11] Y. Cohen, H. Ornoy, B. Keren, "MBTI personality types of project managers and their success: A field survey", Project Management Journal, 44(3), pp , [12] D. Keirsey, The Keirsey Temperament Sorter-II (KTS-II), ( [13] D. Gehring, "Applying traits theory of leadership to project management", IEEE Engineering Management Review, 3(35), p. 109, (BBT nhận bài: 10/10/2016, hoàn tất thủ tục phản biện: 22/12/2016)

16 12 Trần Thị Yến Minh, Phạm Thị Hương NHẬN THỨC CỦA CÔNG CHÚNG ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG AUDIENCE PERCEPTION TOWARD THE UD S BRAND Trần Thị Yến Minh, Phạm Thị Hương Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; tranyenminh12@gmail.com, quynhhuong311@gmail.com Tóm tắt - Là một trong những Đại học trọng điểm của cả nước, nhưng thương hiệu ĐH Đà Nẵng vẫn chưa được xem là một thương hiệu giáo dục hàng đầu. Điều tra mức độ nhận biết, cảm nhận, liên tưởng và trung thành thương hiệu của các đối tượng công chúng mục tiêu: học sinh cấp ba, sinh viên, cán bộ - giảng viên thông qua các bảng hỏi tự ghi, nghiên cứu nhận thấy nhận thức của công chúng đối với hình ảnh và danh tiếng của ĐH Đà Nẵng chỉ đạt mức trung bình. Để nâng cao giá trị tài sản thương hiệu, ĐH Đà Nẵng cần xây dựng chiến lược thương hiệu, thống nhất cấu trúc và hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu, đồng thời vận dụng các công cụ truyền thông marketing như quảng cáo, quan hệ công chúng để đẩy mạnh hoạt động giới thiệu và quảng bá thương hiệu ĐH Đà Nẵng. Từ khóa - thương hiệu; thương hiệu đại học; công chúng mục tiêu; tài sản thương hiệu; truyền thông marketing Abstract - Despite its primary postiton as a leading and longstanding regional university in Vietnam, the University of Danang is not perceived as a strong education brand. Based on a survey on the target audience brand awareness, the study reveals that the audience perception toward the UD s brand and image is just average. In order to increase the brand equity, it is necessary for the UD to build a brand strategy to unite the UD s brand architecture and identity as well as to employ marketing communication tactics such as advertising and public relation to promote the image and fame of UD. Key words - brand; university brand; target audience; brand equity; marketing communication 1. Đặt vấn đề Đại học Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định số 32/CP ngày 04 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ trên cơ sở hợp nhất các cơ sở đào tạo Đại học, Cao Đẳng và Trung học chuyên nghiệp công lập trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Với trọng trách của một Đại học vùng trọng điểm Quốc gia, đa ngành, đa cấp, Đại học Đà Nẵng xác định sứ mệnh Đào tạo lực lượng cán bộ ưu tú đa ngành, có trình độ chuyên môn cao và tư duy hiện đại, có tinh thần yêu nước và cống hiến trí tuệ cho sự phát triển của nhân loại 1 và đặt mục tiêu xây dựng nhà trường trở thành Đại học Nghiên cứu vào năm 2020, trở thành nơi đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao, trung tâm nghiên cứu khoa học, giao lưu quốc tế lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Để hiện thực hoá sứ mệnh và mục tiêu đó, bên cạnh nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, ĐH Đà Nẵng cần đẩy mạnh xây dựng hình ảnh thương hiệu học hiệu Đại học Đà Nẵng. Bởi, theo nhiều nhà nghiên cứu, chiến lược xây dựng thương hiệu đại học là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển và mỗi trường đại học đều phải xây dựng chiến lược và cách thức quản trị thương hiệu một cách hiệu quả nhằm tạo ra danh tiếng bền vững, góp phần tạo ra xung lực cạnh tranh lành mạnh cho sự phát triển của giáo dục đại học nước nhà. Tuy nhiên, cũng như nhiều trường ĐH công lập khác ở Việt Nam, hiện nay, ĐH Đà Nẵng chưa quan tâm đúng mức đến chiến lược thương hiệu. Nhận thức của công chúng đối với hình ảnh và danh tiếng của ĐH Đà Nẵng, vì vậy, chưa thực sự tương xứng với vị thế của đơn vị. Để đẩy mạnh hoạt động quản trị thương hiệu, ĐH Đà Nẵng cần xác định giá trị tài sản thương hiệu hiện tại của đơn vị - tức là tìm hiểu nhận thức của công chúng đối với thương hiệu ĐH Đà Nẵng. Dựa trên hiểu biết về mức độ nhận thức thương hiệu của học sinh cấp ba, sinh viên, cán bộ - giảng viên những đối tượng công chúng mục tiêu của ĐH Đà Nẵng đối với hình ảnh thương hiệu, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện giá trị tài sản thương hiệu ĐH Đà Nẵng, để ĐH Đà Nẵng thực sự là một thương hiệu giáo dục mạnh nơi hun đúc trí tuệ và tài năng vì sự phát triển của miền Trung và Tây Nguyên. 2. Giải quyết vấn đề Nghiên cứu tìm hiểu giá trị tài sản thương hiệu hay mức độ nhận thức của công chúng đối với thương hiệu ĐH Đà Nẵng thông qua kĩ thuật điều tra điều tra xã hội học bằng bảng hỏi anket. 200 bảng hỏi trực tuyến và bảng giấy đến 200 cán bộ, giảng viên đang công tác tại ĐH Đà Nẵng theo phương thức chọn mẫu phân xuất, định ngạch. Hiện, tổng số cán bộ, giảng viên đang công tác tại ĐH Đà Nẵng là khoảng 1600, vì vậy số lượng 200 đáp viên được chọn tham gia cuộc điều tra, chiếm 1/8 tổng số viên chức của đơn vị, có thể đảm bảo đại diện cho tổng thể mẫu. Tuy nhiên, sau khi phát 200 phiếu, số lượng phiếu hợp lệ thu về chỉ đạt 142. Tuy vậy, số lượng mẫu có sự phân bổ khá đều ở các trường thành viên và các đơn vị trực thuộc ĐH Đà Nẵng. Đối với nhóm công chúng sinh viên, cách thức chọn mẫu được tiến hành tương tự và kết quả thu được là 361 phiếu điều tra. Mặc dù số lượng mẫu không lớn nhưng đảm bảo tính phân bổ cân bằng ở các đơn vị thành viên. Đối với nhóm công chúng học sinh cấp ba, bảng hỏi giấy được gửi đến học sinh ở ba địa phương tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng và Tỉnh Quảng Bình - những địa phương có số lượng lớn công chúng mục tiêu của ĐH Đà Nẵng. 300 phiếu điều tra được chia đều cho học sinh cấp ba đang học ở các trường THPT thuộc cả các khu vực miền núi, nông thôn, thành thị của ba tỉnh thành trên. Ngoài ra, bảng hỏi online cũng được gửi đến một số diễn đàn, nhóm kín của học sinh cấp ba ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên nhằm tìm hiểu nhận thức của nhóm công chúng này đối với thương hiệu ĐH Đà Nẵng. Kết quả thu thập được 399 phiếu điều tra hợp lệ. Dữ liệu của điều tra bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 để thống kê tần số, giá trị trung bình và sự khác biệt trong nhận thức của các thành phần công chúng đối với hình ảnh ĐH Đà Nẵng. 1 Nguồn: Website Đại học Đà Nẵng, Truy cập: 13/1/2015

17 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển Kết quả nghiên cứu và khảo sát 3.1. Mức độ nhận biết thương hiệu Đối với mức độ nhận biết chung về ĐH Đà Nẵng, đa số học sinh và sinh viên có đều có hiểu biết tương đối rõ về ĐH Đà Nẵng (hơn 80%). Mức độ hiểu biết của hai nhóm này có sự khác biệt (sig = 0,01 < 0,05), trong đó nhóm sinh viên hiểu biết rõ hơn nhóm học sinh cấp ba về thương hiệu ĐH Đà Nẵng (89,8% so với 63,6%). Đây là điều khá dễ hiểu bởi sinh viên là nhóm công chúng bên trong, đã có sự gắn bó, tìm hiểu và tương tác với ĐH Đà Nẵng thông qua nhiều kênh truyền thông khác nhau nên mức độ nhận biết chung về thương hiệu tương đối cao và ổn định. Mặc dù mức độ hiểu biết giữa các năm có sự khác biệt tuy nhiên phân tích sig của các năm đạt mức 0,171 (>0,05), tức mức độ khác biệt về nhận thức của sinh viên các năm chưa có ý nghĩa về mặt thống kê học. Trong 399 học sinh tham gia cuộc khảo sát, mức độ hiểu biết về trường ĐH Kinh tế chiếm tỉ lệ cao nhất (22,3%), tiếp sau đó là trường ĐH Sư phạm (21,8%). Trường ĐH Bách khoa và ĐH Ngoại ngữ giữ những vị trí tiếp theo với mức dao động 18% Các đơn vị khác không được học sinh cấp ba chú ý về thương hiệu. Trường CĐ Công nghệ mặc dù có bề dày lịch sử nhưng chỉ có 2,5% học sinh cho rằng mình hiểu biết về trường. Nguyên nhân có thể xuất phát từ thực tế học sinh cấp ba có xu hướng quan tâm tìm hiểu các trường đại học hơn là trường Cao đẳng (88,2% học sinh cấp ba quan tâm đăng kí các trường ĐH công lập và bán công, trong khi chỉ có 11,8% dự kiến đăng kí các trường CĐ và trung cấp) và trong các đơn vị thành viên của ĐH Đà Nẵng, trường ĐH Kinh tế và trường ĐH Sư phạm là những đơn vị sớm ý thức và có kế hoạch truyền thông xây dựng và quảng bá thương hiệu. Trong khi đó, Viện Nghiên cứu và đào tạo Việt Anh, Khoa Y Dược trực thuộc là những đơn vị mới thành lập nên mức độ nhận biết hình ảnh đơn vị khá thấp (3,8%) cũng là điều khá dễ hiểu. Đối với đối tượng công chúng cán bộ - giảng viên, mức độ hiểu biết về thương hiệu ĐH Đà Nẵng được thể hiện khá tốt, với 56,3% đáp viên tự đánh giá hiểu biết tương đối rõ trở lên về môi trường mình đang công tác. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng còn hơn 40% đáp viên chia sẻ rằng bản thân mới hiểu biết phần nào về ĐH Đà Nẵng. Đặc biệt, khi được hỏi về số lượng đơn vị thành viên trực thuộc ĐH Đà Nẵng, 88% cán bộ trả lời chưa chính xác. Đa phần (49/57) những người chọn chưa hiểu nhiều về ĐH Đà Nẵng là cán cán bộ trẻ, có kinh nghiệm công tác dưới 10 năm. Bảng 1. Mức độ hiểu biết về thương hiệu ĐH Đà Nẵng triển trở thành bản sắc đặc trưng giúp công chúng nhận diện thương hiệu ĐH Đà Nẵng. Trong các yếu tố nhận biết thương hiệu, logo và slogan của ĐH Đà Nẵng lại không được học sinh và sinh viên nhận biết và đánh giá cao, trong đó, logo dễ nhận biết nhưng chưa đẹp và gây ấn tượng, slogan khó nhận diện, khó nhớ và chưa nêu bật được đặc tính thương hiệu. Tỉ lệ nhận biết thương hiệu của cán bộ, giảng viên ĐH Đà Nẵng khá cao với giá trị trung bình 3,597. Đa số (95,8%) cán bộ giảng viên nhận dạng được logo của ĐH Đà Nẵng. Tuy nhiên, chỉ có 61,9% đồng ý rằng logo của ĐH Đà Nẵng logo dễ nhận biết, phân biệt, 36,6% đồng ý rằng logo đẹp và gây ấn tượng. So với tỉ lệ nhận biết logo, tỉ lệ đáp viên nhận biết slogan của ĐH Đà Nẵng thấp hơn với các giá trị trung bình dưới 3,0 cũng là giá trị trung bình thấp nhất so với các yếu tố nhận biết thương hiệu khác. Kết quả này cho thấy ĐH Đà Nẵng nên có sự điều chỉnh về slogan, đảm bảo ý nghĩa nhưng súc tích và dễ nhớ, giúp công chúng dễ dàng nhận biết đặc tính của thương hiệu. Bảng 2. Mức độ hiểu biết của cán bộ - giảng viên về thương hiệu ĐH Đà Nẵng Bảng 3. Trung bình mức độ nhận biết của HSSV đối với thương hiệu ĐH Đà Nẵng Bảng 4. Trung bình mức độ nhận biết của CBGV đối với thương hiệu ĐH Đà Nẵng Đối với tỉ lệ nhận diện thương hiệu, mức độ nhận biết của nhóm công chúng học sinh sinh viên đạt mức trung bình (3,440), trong đó học sinh có mức độ nhận diện thấp hơn sinh viên (3,249 so với 3,650). Trong các đặc tính thuộc về nhận diện thương hiệu ĐH Đà Nẵng, đối tượng học sinh sinh viên có nhận thức khá cao về tính chất lâu đời, có truyền thống, đại học vùng trọng điểm quốc gia của ĐH Đà Nẵng. Đây là đặc điểm quan trọng và dễ dàng phát 3.2. Mức độ cảm nhận thương hiệu So sánh với mức độ nhận biết thương hiệu, mức độ cảm nhận thương hiệu của học sinh sinh viên ở mức tương đương (3,432), trong đó mức trung bình cảm nhận của sinh

18 14 Trần Thị Yến Minh, Phạm Thị Hương viên cao hơn so với học sinh. Xét trên từng tiêu chí cảm nhận, đặc tính về vị trí địa lý thuận lợi là là đặc tính được nhóm công chúng này cảm nhận rõ ràng nhất về ĐH Đà Nẵng (3,983), cảm nhận về chương trình giảng dạy tiên tiến chưa được học sinh sinh viên thể hiện rõ (3,293). So với sinh viên, học sinh cấp 3 chưa hình thành cảm nhận rõ rệt về ĐH Đà Nẵng. Đa số trung bình cảm nhận thương hiệu của học sinh thấp hơn mức 3,2 trong khi đa số trung bình cảm nhận thương hiệu của sinh viên cao hơn 3,5. Mặc dù đây là thực tế hiển nhiên nhưng kết quả cảm nhận thương hiệu của học sinh cấp ba chưa cao cũng đặt ra thách thức cho ĐH Đà Nẵng trong công tác tuyên truyền, quảng bá. Nếu khắc sâu được cảm nhận tích cực cho đối tượng học sinh cấp ba, những thách thức của công tác tuyển sinh sẽ được giảm tải khá nhiều. Đối với sinh viên, quá trình gắn bó, thấu hiểu môi trường và tính chất của đơn vị đã hình thành nên cảm nhận tương đối sắc nét về thương hiệu ĐH Đà Nẵng. Thời gian gắn bó cũng chi phối mức độ cảm nhận thương hiệu của sinh viên. 10/12 tính chất khái quát mức độ cảm nhận thương hiệu của sinh viên từ năm 1 đến năm cuối đều thể hiện sự khác biệt về số liệu thống kê (sig. <0,05). Nhìn chung, thời gian gắn bó với đơn vị càng lâu, mức độ cảm nhận về thương hiệu càng có xu hướng gia tăng. Bảng 5. Trung bình mức độ cảm nhận của HSSV với thương hiệu ĐH Đà Nẵng Đối với cán bộ giảng viên, mức độ cảm nhận thương hiệu ĐH Đà Nẵng khá tốt. Phần lớn đáp viên đều đánh giá tích cực về hệ thống cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy, đội ngũ nhân sự, lãnh đạo và cơ chế chính sách của ĐH Đà Nẵng (trung bình cảm nhận 3,592). Tuy nhiên, kết quả khảo sát ghi nhận mức độ cảm nhận về chính sách lương, phụ cấp và chính sách thăng tiến, các hoạt động kết nối cán bộ - giảng viên và quan tâm đến đời sống cán bô giảng viên thấp hơn giá trị trung bình cũng như các trung bình cảm nhận khác. Mặc dù tỉ lệ không đồng ý vẫn thấp hơn tỉ lệ đồng ý nhưng so sánh với các tiêu chí khác, có thể thấy cán bộ - giảng viên có cảm nhận chưa tích cực về chế độ đãi ngộ và lương thưởng của ĐH Đà Nẵng. Đối với nhóm công chúng bên trong, bên cạnh việc tạo ra một môi trường làm việc phù hợp, năng động, người lao động còn kì vọng ở chế độ lương thưởng và các cơ hội thăng tiến nghề nghiệp. Khi nhắc đến thương hiệu ĐH Đà Nẵng, cán bộ - giảng viên tham gia cuộc khảo sát vẫn chưa định nghĩa ĐH Đà Nẵng như một môi trường làm việc thoả mãn đầy đủ các nhu cầu và yêu cầu để họ gắn bó và cống hiến. Điều này có thể xuất phát từ hai nguyên nhân: (1) thực tế chế độ lương thưởng và đãi ngộ, thăng tiến chưa thực sự thoả đáng; (2) thông điệp về chế độ lương thưởng và đãi ngộ, thăng tiến chưa minh bạch, rõ ràng thoả mãn nhu cầu thông tin của đối tượng tiếp nhận. Bảng 6. Trung bình mức độ cảm nhận của CBGV với thương hiệu ĐH Đà Nẵng 3.3. Mức độ liên tưởng thương hiệu Kết quả khảo sát về mức độ liên tưởng thương hiệu của nhóm học sinh sinh viên đạt mức trung bình với 3,427, trong đó kết quả cao nhất thuộc về liên tưởng thương hiệu ĐH Đà Nẵng giúp người học trưởng thành và tự tin hơn về kiến thức (3,513). Liên tưởng thương hiệu ĐH Đà Nẵng với những cơ hội nghề nghiệp trong tương lai có tỉ lệ thấp nhất với 3,363. Tỉ lệ này giảm dần ở cả hai nhóm nhưng lại có sự chênh lệch giữa học sinh và sinh viên. Mức bình quân liên tưởng của sinh viên cao hơn mức bình quân liên tưởng của học sinh. Trong nội bộ nhóm sinh viên cũng có sự khác biệt trong liên tưởng những đặc tính thuộc về ĐH Đà Nẵng. Tuy nhiên, cả hai nhóm học sinh, sinh viên và nội bộ sinh viên đều không đánh giá cao ĐH Đà Nẵng với vai trò là một môi trường đào tạo hỗ trợ tích cực cho việc tìm kiếm nghề nghiệp trong tương lai. Kết quả này có thể xuất phát từ việc ĐH Đà Nẵng chưa có công bố chính thức về tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Nếu tỉ lệ sinh viên có việc làm cao và những câu chuyện về cựu sinh viên ĐH Đà Nẵng có khả năng truyền cảm hứng được truyền thông rộng rãi, hình ảnh thương hiệu ĐH Đà Nẵng sẽ được liên tưởng với một cơ sở đào tạo hữu ích cho tương lai của học sinh. Rất nhiều trường ĐH trên thế giới lựa chọn đặc điểm này làm thế mạnh để xây dựng liên tưởng và củng cố chất lượng thương hiệu. Bảng 7. Trung bình mức độ liên tưởng của HSSV với thương hiệu ĐH Đà Nẵng Đối với mức độ liên tưởng thương hiệu, kết quả khảo sát nhóm đáp viên cán bộ - giảng viên cho thấy đa số đáp viên thuộc nhóm công chúng này có liên tưởng thích cực về hình ảnh ĐH Đà Nẵng với mức trung bình đánh giá 3,683. Trong đó, liên tưởng cao nhất thuộc về yếu tố Công việc tại ĐH Đà Nẵng thể hiện vị trí xã hội, tiếp sau đó là liên tưởng Công việc tại ĐH Đà Nẵng thể hiện năng lực

19 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 15 chuyên môn, trình độ học vấn. Như vậy, có thể thấy, đặc điểm tiêu biểu giúp nhóm công chúng cán bộ - giảng viên hình dung về ĐH Đà Nẵng là một môi trường làm việc giúp thể hiện vị trí, năng lực chuyên môn. ĐH Đà Nẵng cần tiếp tục phát huy những đặc điểm này trong quá trình xây dựng thương hiệu và văn hoá đơn vị. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh Công việc tại ĐH Đà Nẵng thú vị, có 10,6% không chắc hoặc không thể đánh giá. Trong đó, đa số các đáp viên (12/15 chọn câu trả lời này) có dưới 20 năm công tác tại ĐH Đà Nẵng và mức độ đánh giá thấp dần theo thời gian gắn bó với đơn vị. Đối với đội ngũ cán bộ trẻ - nòng cốt phát triển của ĐH Đà Nẵng trong tương lai môi trường làm việc thú vị là một trong những yếu tố cần thiết để tạo sự gắn kết và cống hiến. Vì vậy, ĐH Đà Nẵng cần lưu ý đến việc tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, nơi người lao động có cơ hội được thể hiện và tôn trọng năng lực, làm việc và cống hiến một cách thoải mái, vui vẻ và tích cực. Để thực hiện được điều này, bên cạnh việc đảm bảo cơ sở vật chất làm việc đạt quy chuẩn, chính sách và chế độ đãi ngộ thoả đáng, ĐH Đà Nẵng cần thấu hiểu tâm lý người lao động và gầy dựng được văn hoá đơn vị. Các công cụ truyền thông nội bộ, trong đó có PR, được xem là phương thức hữu hiệu góp phần giúp định hình và củng cố giá trị văn hoá ĐH Đà Nẵng, tạo ra một môi trường làm việc thú vị, nơi người lao động có thể toàn tâm cống hiến và gắn bó. Bảng 8. Trung bình mức độ cảm nhận của CBGV với thương hiệu ĐH Đà Nẵng 3.4. Mức độ trung thành thương hiệu Về lý thuyết, so với nhóm công chúng bên ngoài và nội bộ công chúng bên trong thì cán bộ giảng viên là đối tượng công chúng bên trong có sự gắn kết ổn định với thương hiệu nhất. Thực tế khảo sát cũng cho thấy mức độ trung thành của nhóm học sinh sinh viên đối với thương hiệu ĐH Đà Nẵng chỉ đạt trung bình 3,339 so với mức 3,605 của cán bộ giảng viên. Điều đó có nghĩa những đáp viên thuộc nhóm cán bộ - giảng viên tham gia cuộc khảo sát có mức độ trung thành khá cao đối với ĐH Đà Nẵng. Tuy nhiên, tỉ lệ cũng có sự chênh lệch đáng chú ý khi so sánh với tiêu chí Tôi sẵn sàng giới thiệu, tư vấn cho người than đăng ký dự tuyển và Tôi sẽ giới thiệu ĐH Đà Nẵng cho bạn bè, người thân, người quen tìm kiếm cơ hội việc làm cho ĐH Đà Nẵng. Với vai trò là thành tố trực thuộc khối thống nhất của ĐH Đà Nẵng, các đáp viên có mức độ rung thành khá cao (3,880) nhưng khi thể hiện vai trò là đại sứ thương hiệu để giới thiệu, quảng bá cho người thân đăng kí dự tuyển thành sinh viên hoặc tìm kiếm cơ hội việc làm tại ĐH Đà Nẵng thì tỉ lệ giảm còn 3,542 và 3,394. Sự phân vân trong việc giới thiệu ĐH Đà Nẵng là một điểm đến đáng tin cậy chứng tỏ ĐH Đà Nẵng chưa thực sự tạo được niềm tin và sự tự hào thương hiệu cho chính những thành phần hạt nhân cấu trúc nên đơn vị. Để thiết lập được sự trung thành thương hiệu tầng sâu nhất của cấu trúc thương hiệu cho đối tượng này, ĐH Đà Nẵng cần tạo ra cảm nhận tích cực hơn ở cả ba tầng nhận biết, cảm nhận và liên tưởng. Nếu nhận thức lý tính lẫn tư duy cảm tính đối với thương hiệu được củng cố, mức độ trung thành thương hiệu gia tang, nhóm công chúng bên trong được kì vọng sẽ là nhân tố quan trọng nhất trong việc tạo dựng nên những sản phẩm đào tạo và khoa học chất lượng, đồng thời trở thành những đại sứ thương hiệu nhiệt thành và lan toả. Bảng 9. Trung bình mức độ trung thành của CBGV với thương hiệu ĐH Đà Nẵng 3.5. Một số giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu ĐH Đà Nẵng Thứ nhất, hiện tại, chưa có các tuyên bố chính thức của Đại học Đà Nẵng về chiến lược phát triển thương hiệu Đại học Đà Nẵng. Vấn đề xây dựng hình ảnh ĐH Đà Nẵng chỉ mới được lồng ghép trong Chiến lược phát triển của ĐH Đà Nẵng giai đoạn Mục tiêu chiến lược của Đại học Đà Nẵng là xây dựng một đại học vùng thống nhất bao gồm nhiều trường đại học và các đơn vị thành viên dựa trên một mô hình quản trị đại học tiên tiến; là đại học đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực với môi trường học tập, nghiên cứu năng động, sáng tạo nhằm đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đủ sức giải quyết tất cả các vấn đề chuyên ngành và đa ngành đặt ra trong thực tế, tạo động lực phát triển bền vững cho khu vực; là cầu nối quan trọng trong hợp tác quốc tế để hỗ trợ quá trình hội nhập toàn diện của khu vực trong quá trình toàn cầu hóa; tham gia các hệ thống kiểm định, xếp hạng các trường đại học trong nước và quốc tế để Đại học Đà Nẵng luôn nằm trong nhóm đầu các trường đại học trong nước và khu vực. Do đó, nghiên cứu cho rằng ĐH Đà Nẵng cần xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu giai đoạn hướng đến từng nhóm đối tượng cụ thể. Thứ hai, ĐH Đà Nẵng và các đơn vị thành viên đều đã xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu riêng, tuy nhiên, các bộ nhận dạng thương hiệu chưa có sự thống nhất chung giữa các thương hiệu con và thương hiệu mẹ. Các thiết kế nhận dạng thương hiệu của ĐH Đà Nẵng và các đơn vị thành viên khá rời rạc, không có tính nhận diện chung, không có cấu trúc đặt tên,quy chuẩn cấu trúc thiết kế kiến trúc và màu sắc thương hiệu và phông chữ đồng nhất cũng như các quy tắc thiết kế chung cho hệ thống nhận dạng thương hiệu (logo được chụp từ website và banner chính thức, thời điểm chụp tháng 11/2016).

20 16 Trần Thị Yến Minh, Phạm Thị Hương Thậm chí, logo Khoa Giáo dục thể chất được lưu trữ, hiển thị tại Website ĐH Đà Nẵng và Website Khoa giáo dục thể chất là hoàn toàn khác nhau, điều này cho thấy sự cần thiết phải chuyên nghiệp hoá các khâu trong công tác quản trị truyền thông và quan hệ công chúng tại ĐH Đà Nẵng. Hình ảnh hiện thị logo Khoa GDTC tại phần Giới thiệu đơn vị thành viên website ĐHĐN (Thời điểm truy cập 30/10/2016) URL: Hình ảnh hiển thị logo Khoa GDTC tại Trang chủ Website Khoa GDTC (Thời điểm truy cập 30/10/2016) URL: ĐH Đà Nẵng cần có sự chuẩn hoá hệ thống nhận dạng giữa các đơn vị để tạo tính đồng nhất, dễ nhận diện. Theo định hướng và thực trạng phát triển hiện tại, thương hiệu ĐH Đà Nẵng nên được định hướng theo cấu trúc thương hiệu Branded House Ngôi nhà thương hiệu (Đức Sơn, 2012). Trong mô hình này, thương hiệu mẹ (ĐH Đà Nẵng) bảo trợ cho các thương hiệu con (các trường thành viên), uy tín của thương hiệu mẹ sẽ tạo nên sự tin cậy cao trong nhận thức của người dùng (giảng viên, sinh viên, học sinh cấp 3 ) đối với các thương hiệu con. Ngoài ra, cần ban hành các hướng dẫn, quy tắc sử dụng bộ nhận dạng thương hiệu để tạo tính nhất quán và chuyên nghiệp cho các chiến dịch triển khai. Bên cạnh việc xây dựng cấu trúc thương hiệu, để đạt hiệu quả cao và mang tính chuyên nghiệp cho công tác truyền thông và quan hệ công chúng, ĐH Đà Nẵng cần xây dựng Bộ hướng dẫn sử dụng cẩm nang thương hiệu, bao gồm các thiết kế và các hướng dẫn sử dụng cụ thể. Thứ ba, ĐH Đà Nẵng cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông marketing như quảng cáo và quan hệ công chúng nhằm gia tăng độ phủ của ĐH Đà Nẵng đến các đối tượng công chúng mục tiêu. Đối với quảng cáo,đh Đà Nẵng cần có sự đầu tư nhất định cho các hoạt động quảng cáo nhằm gia tăng mức độ nhận biết đối với thương hiệu của ĐH Đà Nẵng. Do ngân sách không lớn nên các hoạt động quảng cáo báo in có thể tập trung vào nhóm đặc thù như quảng cáo phi định kì trên các ấn phẩm báo in dành cho độ tuổi cấp 3 có lượng đọc lớn như báo Hoa Học Trò dành cho gói phát hành tại thị trường miền Trung tránh gây lãng phí và không hiệu quả; quảng cáo trên chuyên trang miền Trung của các ấn phẩm có lượng phát hành lớn tại miền Trung như Báo Công An TP. Đà Nẵng, báo Thanh niên, báo Tuổi trẻ trong các dịp tuyển sinh, các sự kiện lớn. Đối với Quảng cáo truyền hình, do chi phí sản xuất và phát sóng các TVC quá lớn nên hình thức quảng cáo truyền hình có thể áp dụng ở ĐH Đà Nẵng là các hình thức Voice ads (quảng cáo theo hình thức đọc bản tin) phát trên các đài truyền hình địa phương trong các đợt tuyển sinh. Tuy khá đơn giản về mặt hình thức và tương tác, đây là phương án có chi phí rất thấp, nội dung linh hoạt, truyền tải thông tin trên diện rộng ở các khung giờ xem truyền hình cao điểm. Quảng cáo trực quan thông qua pano, phướn, băng rôn trong các đợt cao điểm tuyển sinh để tạo độ phủ thông tin trên diện rộng và trong các sự kiện lớn, cần khuyếch trương để gia tăng các giá trị cảm nhận thương hiệu như: lễ trao học bổng, lễ đón nhận các danh hiệu, lễ vinh danh hay quảng cáo ngoài trời thông qua hệ thống nhà chờ xe buýt cũng là phương án quảng cáo dễ dàng tiếp cận các đối tượng tiềm năng. Đây là nhóm giải pháp có chi phí quảng cáo thấp hơn so với các giải pháp quảng cáo khác nhưng lại mang lại hiệu quả khá cao và phù hợp với đối tượng công chúng mục tiêu của ĐH Đà Nẵng. Đặc biệt, quảng cáo trên hệ thống nhà chờ xe buýt độ phủ rộng và có khả năng lan toả đến không gian sinh hoạt của các đối tượng mục tiêu nên đây vẫn có thể là một giải pháp nên xem xét để kết hợp với các hoạt động quan hệ công chúng nhằm đạt các hiệu quả tối đa. Trong thời đại công nghệ số, quảng cáo trực tuyến là hình thức hữu hiệu nhất để tiếp cận đối tượng công chúng trẻ. ĐH Đà Nẵng có thể áp dụng các gói quảng cáo banner ads trên các website thông tin dành cho đối tượng học sinh cấp 3, có lượng truy cập lớn; quảng cáo Facebook Ads trên các trang Facebooks chính thức của ĐH Đà Nẵng để tăng lượng tương tác với các fan; quảng cáo dựa trên hashtag: Với lợi thế số lượng sinh viên đông đảo, khi triển khai các kế hoạch quảng cáo trực tuyến phục vụ cho các chương trình truyền thông và quan hệ công chúng, ĐH Đà Nẵng cần khai thác các tính năng quảng cáo hashtag để tạo hiệu ứng truyền thông trên diện rộng trong thời gian ngắn cho các chiến dịch của mình, lan truyền thông điệp một cách mạnh mẽ đến các đối tượng tiếp nhận. Đối với quan hệ công chúng (PR), đơn vị cần chú trọng xây dựng tình cảm và niềm tin đối với các đối tượng công chúng mục tiêu thông qua các hoạt động quan hệ công chúng cụ thể, tương ứng với từng giai đoạn của kế hoạch thương hiệu. Tuy nhiên, xét một cách chung nhất, đối với nhóm công chúng học sinh, ĐH Đà Nẵng có thể tăng cường tổ chức các sự kiện như là UD Open day 2017 ; xây dựng chuỗi các câu chuyện về ĐH Đà Nẵng; thành lập quỹ học bổng UD Tương lai của bạn hỗ trợ cho học sinh cấp ba trên địa bàn miền Trung Tây Nguyên. Đối với nhóm đối tượng sinh viên, ĐH Đà Nẵng có thể tổ chức các chương trình Nhà trọ UD, cuộc thi thiết kế lịch My year in UD ; Bản tin Phụ huynh UD ; Xây dựng chuyến xe bus UD bus vừa phục vụ cho sinh viên vừa gia tăng độ phủ cho hình ảnh thương hiệu Đại học Đà Nẵng. Đối với đối tượng cán bộ - giảng viên, ĐH Đà Nẵng có thể gầy dựng văn hoá nội bộ thông qua các hoạt động giao tiếp trực tiếp, giao tiếp trực tuyến bằng các ứng dụng nội bộ (application), hệ thống hay phần mềm công việc nội bộ, tổ chức các sự kiện phù hợp tâm tư nguyện vọng của cán bộ, xuất bản newsletter định kì, xây dựng Quỹ một ngày lương UD để hỗ trợ các trường hợp cán bộ nhân viên gặp khó khăn. Đối với báo chí, ĐH Đà Nẵng xây dựng mạng lưới danh sách nhà báo, phát hành thông cáo báo chí trong các sự kiện mời báo chí tham gia, tổ chức họp báo định kì hoặc phát hành newsletter hàng quý để thông tin về những hoạt động của ĐH Đà Nẵng, phối hợp hoặc thông qua các đơn vị báo chí quảng bá hình ảnh của ĐH Đà Nẵng, tổ chức gặp gỡ, thăm hỏi các đơn vị báo chí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, ĐH Đà Nẵng còn cần chú ý đến công tác quản trị rủi ro và có kế hoạch ứng phó khủng hoảng truyền thông gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của đơn vị.

21 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển Kết luận Là một trong những trường đại học có bề dày truyền thống và chất lượng giáo dục, ĐH Đà Nẵng được vinh danh là nơi ươm mầm tri thức và là mái nhà chung của các thế hệ sinh viên miền Trung và Tây Nguyên cũng như cả nước. Năm học 2015 và 2016 vừa qua, thương hiệu giáo dục đại học Đà Nẵng một lần nữa được khẳng định với Chứng nhận công nhận kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia được trao cho các trường thành viên trực thuộc ĐH Đà Nẵng. Chất lượng đào tạo và môi trường học thuật của ĐH Đà Nẵng là bệ phóng vững chắc để đơn vị phát huy thế mạnh trong các hoạt động truyền thông và quảng bá hình ảnh về một thương hiệu đại học hàng đầu khu vực. Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn phát triển, nghiên cứu nhận thấy ĐH Đà Nẵng chưa có sự chủ động trong việc xây dựng các chiến lược thương hiệu cũng như chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu. Nhận thức của công chúng về hình ảnh và danh tiếng của ĐH Đà Nẵng vì vậy chưa thực sự tương xứng với tầm vóc và bản sắc của một đại học vùng danh tiếng. Vì vậy, về lâu dài, để xác lập vị thế của thương hiệu ĐH Đà Nẵng, bên cạnh tiếp tục khẳng định chất lược đào tạo và nghiên cứu khoa học, ĐH Đà Nẵng cần xác lập bản sắc và đặc tính thương hiệu và có chiến lược xây dựng thương hiệu bền vững. Căn cứ vào chiến lược thương hiệu, ĐH Đà Nẵng cần xây dựng các kế hoạch truyền thông phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thương hiệu. ĐH Đà Nẵng cần phối hợp các công cụ truyền thông marketing khác như hoàn thiện bộ nhận dạng và quy định nhận dạng thương hiệu, đầu tư vào các hoạt động quảng cáo phù hợp ngân sách và đối tượng mục tiêu, xây dựng các kế hoạch quan hệ công chúng và duy trì trách nhiệm xã hội để xác lập, củng cố và phát triển hình ảnh thương hiệu ĐH Đà Nẵng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chapleo, C. (2002), Is Branding in UK Universities Real? Education Marketing, June. [2] Chapleo, C. (2009), External perceptions of successful university brands, International Journal of Educational Advancement, 8, tr [3] Chapleo, C. (2010), What defines successful university brands? International Journal of Public Sector Management, 23, tr [4] Chapleo, C. (2015), Brands in Higher Education; Challenges and Potential Strategies. International Studies of Management & Organization, 45 (2), tr [5] Doyle, C. (2016), Dictionary of marketing, The Oxford University Press, Oxford. [6] Kotler, P. and Fox, K. F. (1985), Strategic marketing for educational institution, Prentice Hall, Englewood Cliffs. [7] Jay Colonbatto (2008), Building a Strategic University Brand: Positioning California State Universit, University Communications, USA. [8] Trần Tiến Khoa (2013), Quản trị thương hiệu trường đại học trong bối cảnh Việt Nam: từ góc nhìn theo lý thuyết đặc trưng thương hiệu (brandidentity), Tạp chí Phát triển Khoa học công nghệ T.16 S 2Q, tr [9] Bùi Văn Quang (2015), Quản trị thương hiệu: Lý thuyết và thực tiễn, Nxb Lao động Xã hội, TP. Hồ Chí Minh. [10] Nguyễn Trần Sỹ và Nguyễn Thuý Phương (2014), Quảng bá thương hiệu trong lĩnh vực giáo dục đại học: Lý thuyết và mô hình nghiên cứu, Tạp chí Giáo dục và Đào tạo 15(25), trang [11] Lê Đức Tiến (2011), Quan hệ công chúng trong các trường thành viên thuộc ĐH Đà Nẵng Trường hợp nghiên cứu của trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp sơ sở, trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng. (BBT nhận bài: 21/02/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 28/02/2017)

22 18 Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Lê Văn Ca QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MANAGEMENT OF RENOVATION ACTIVITIES OF TESTING AND EVALUATING IN PHILOLOGY TEACHING TOWARDS FORMING AND DEVELOPING STUDENTS CAPACITIES AT HIGH SCHOOLS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Lê Văn Ca Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; Tóm tắt - Một trong những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 29/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là: Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá KTĐG) kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan [2, tr 5]. Chính vì vậy, quản lý hoạt động đổi mới KTDG nói chung, quản lý hoạt động đổi mới KTĐG môn Ngữ văn nói riêng, theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông (THPT) là biện pháp đáp ứng xu thế đổi mới giáo dục và đào tạo của Việt Nam và xu thế hội nhập thế giới. Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi, lý thuyết về dạy học môn Ngữ văn theo định hướng hình thành, phát triển năng lực học sinh, vào thực tế nhà trường một cách phù hợp, bài viết đề xuất các biện pháp khả thi trong quản lý hoạt động KTĐG môn Ngữ văn theo định hướng hình thành, phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT hiện nay. Từ khóa - quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn; hình thành, phát triển năng lực học sinh; trung học phổ thông; rubrics; tự đánh giá. Abstract - One of the tasks and measures to implement the Resolution No.29/TW on Radical and comprehensive renovation of education and training is: Radically renovating the forms and methods of tests, exams, and evaluation of educational results, guaranteeing integrity, objectivity. Therefore, management of renovation activities of testing and evaluating in general, and Philology teaching in particular towards developing students capacities is the measure that meets the general trend of renovation of education and training in Vietnam and the trend of international integration. Appropriately applying the theory of Change management, theory of teaching Philology towards forming and developing students capacities o to the reality of schools, the article proposes possible measures for management of renovation activities of testing and evaluating in Philology teaching at high schools nowadays. Key words - management of testing and evaluating activities in philology teaching; forming and developing students capacities ; high schools; rubrics; self-evaluation. 1. Đặt vấn đề Trong định hướng phát triển Chương trình (CT) giáo dục phổ thông (GDPT) sau 2015, môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ, theo đó, năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt và năng lực cảm thụ thẩm mỹ là các năng lực chuyên biệt, ngoài ra, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học (là các năng lực chung) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các nội dung dạy học của môn học. Việc đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực (PTNL) có mục đích chủ yếu là đánh giá những NL mà môn học có nhiệm vụ phát triển cho HS sau mỗi giai đoạn học tập. Khi chuyển từ ĐG theo chuẩn kiến thức và kĩ năng (đánh giá theo nội dung kiến thức, kĩ năng của môn học) sang ĐG theo năng lực, giáo viên (GV) cần nhận ra được khả năng tiềm ẩn của HS, quan tâm nhiều hơn đến sự tiến bộ và mức độ năng lực của mỗi cá nhân được bộc lộ trong quá trình học tập, qua đó có sự điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học phù hợp [1, tr 6]. Đã có một số nghiên cứu về KTĐG môn Ngữ văn theo định hướng PTNL, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu, tìm kiếm và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đổi mới KTĐG môn Ngữ văn theo định hướng PTNL, do đó quản lý hoạt động này chưa đạt kết quả như mong đợi. Nghiên cứu của chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới KTĐG môn Ngữ văn (NV) theo định hướng PTNL, nhằm góp phần vào việc giải quyết những yêu cầu của thực tiễn giáo dục ở trường THPT hiện nay. 2. Các năng lực hình thành, phát triển năng lực học sinh THPT trong dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn 2.1. Năng lực chung Năng lực là khả năng làm chủ và vận dụng hợp lí các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống. (Theo Québec - Ministere de l Education, 2004). Mức độ và chất lượng hoàn thành công việc sẽ phản ánh mức độ năng lực của người học. Để hình thành và phát triển NL cần xác định các thành phần và cấu trúc năng lực của chúng. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể [1, tr 19]. Theo đó, năng lực chung cần hình thành và phát triển trong môn Ngữ văn: - Năng lực giải quyết vấn đề: + Phát hiện và lí giải những vấn đề nhập nhằng, mơ hồ, hàm ngôn, đa nghĩa, khó hiểu trong nội dung (ND), nghệ thuật (NT) văn bản (VB); + Phát hiện, liên hệ và giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống được gợi ra từ tác phẩm; +Phát hiện và giải quyết những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình tạo lập VB nói và viết. - Năng lực tư duy sáng tạo: + Có cách tiếp cận và cắt nghĩa độc đáo về ND, giá trị của tác phẩm (TP); + Phát hiện những nét nghĩa mới, giá trị mới của VB, TP văn học; + Có cách nói và viết sáng tạo, độc đáo, hiệu quả.

23 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển Năng lực hợp tác: + Cùng tìm hiểu, cắt nghĩa, thảo luận về ND, NT của TP; + Cùng giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra từ TP; + Tương tác trong quá trình tạo lập VB, chỉnh sửa VB và đánh giá chéo; + Hỗ trợ nhau về kinh nghiệm, tri thức đọc hiểu, tạo lập VB. - Năng lực tự quản bản thân: + Điều chỉnh thái độ, cách ứng xử, hành vi của bản thân trong và sau khi học tác phẩm; + Độc lập, chủ động khám phá giá trị của tác phẩm; + Thích ứng với các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau; 2.2. Năng lực chuyên biệt môn Ngữ văn - Năng lực giao tiếp Tiếng Việt:Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt phù hợp, hiệu quả trong quá trình đọc hiểu; qua các bài học Tiếng Việt và qua các bài học tạo lập văn bản - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ:+ Cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ, hình tượng văn học; + Đánh giá được ý nghĩa, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm VH; + Có quan điểm sống và hành động hướng theo cái đẹp, cái thiện. Ví dụ: Năng lực đọc - hiểu văn bản là sự vận dụng phù hợp kiến thức về bối cảnh xã hội, đặc điểm các thể loại văn bản; các kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng, phân tích, cắt nghĩa, đánh giá và các cảm xúc thẩm mĩ, niềm đam mê sáng tạo, quan điểm đánh giá riêng để tiếp cận và kiến tạo nghĩa và ý nghĩa, giá trị của văn bản cho chính mình. 3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo định hướng hình thành năng lực học sinh ở các trường THPT 3.1. Những kết quả bước đầu - Hoạt động đổi mới KTĐG môn NV ở các trường THPT đã có những chuyển biến đáng ghi nhận. Hầu hết GV đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của đổi mới KTĐG, sự cần thiết phải đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Sự đổi mới về đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn kể từ năm 2014, đổi mới về hình thức thi tuyển sinh đại học môn NV của Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm 2015, Cuộc thi ra đề NV đổi mới theo hướng mở của Tạp chí Văn học & Tuổi trẻ, đề thi học sinh giỏi (HSG) cấp quốc gia, đề thi tuyển sinh vào trường THPT chuyên của các tỉnh thành trên cả nước cũng đã mở ra hướng mới, tác động tích cực đến hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các nhà trường. - Hoạt động đổi mới KTĐG môn NV ở các trường THPT tỉnh Quảng Nam cũng đã chuyển biến rõ nét. Việc xây dựng ma trận đề kiểm tra đã được thực hiện nghiêm túc. Kết quả tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên Ngữ văn về đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh được tổ chức từ năm 2014 đã làm thay đổi cơ bản quan niệm và tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các nhà trường Những hạn chế cơ bản - Chưa xác định rõ mục đích KTĐG là hạn chế lớn nhất của hoạt động KTĐG trong các nhà trường hiện nay: ĐG để làm gì, tại sao phải ĐG; ĐG nhằm thúc đẩy khả năng gì ở học sinh KTĐG là để thông báo cho từng HS biết được trình độ tiếp thu kiến thức và những kỹ năng của mình đạt được so với yêu cầu của chương trình cũng như sự tiến bộ của họ trong học tập; để phát hiện những sai sót và nguyên nhân sai sót giúp HS điều chỉnh hoạt động học; giúp GV nắm được năng lực, trình độ HS cũng như chẩn đoán nguyên nhân sai sót, qua đó quyết định điểm bắt đầu hay tiếp theo trong quá trình giảng dạy. KTĐG nhằm mục đích định hướng và thúc đẩy quá trình học tập [5, tr7]. - Thiếu sự phản hồi cho HS cũng là hạn chế trong ĐG (chấm điểm) HS hiện nay. Khi chấm bài KT, GV cho điểm kèm lời phê khái quát (đối với bài luận đủ dài), còn với những bài KT tiếng Việt, bài KT kiến thức văn học thì hầu như không có lời phê; GV chưa giải thích đầy đủ để HS hiểu rõ vì sao bài làm chưa đạt, phải làm như thế nào cho đạt, cho đúng, vì thế HS thiếu phương hướng, không có động lực để sửa chữa. - Sử dụng rất hạn chế các hình thức ĐG mới, hiện đại. Hiện nay, quá trình KTĐG của GV Ngữ văn còn mang tính truyền thống: viết bài luận, viết đoạn nghị luận, làm các bài tập kết hợp hình thức trắc nghiệm và tự luận. Khi chưa đa dạng hóa các kiểu đánh giá sẽ làm cho hoạt động này trở nên nhàm chán, sẽ khó phát triển NL bậc cao (như NL giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo). Trong khi đó, yêu cầu của đổi mới KTĐG theo hướng PTNL còn phải áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá: đánh giá thông qua sản phẩm, qua hồ sơ người học, qua thuyết trình/trình bày, thông qua tương tác nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm - KTĐG mới chỉ tập trung vào việc GV đánh giá HS, ít tạo điều kiện cho HS tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau. Việc đánh giá còn mang nặng tính chủ quan do chưa xác định rõ mục tiêu KTĐG nên kết quả đánh giá của mỗi GV, mỗi trường thường khác biệt nhau. - GV chỉ thường quan tâm đến điểm số của người học sau mỗi bài kiểm tra để lên bảng điểm, xếp loại đánh giá chứ không phân tích ĐG chất lượng đề kiểm tra để rút kinh nghiệm đồng thời phát hiện những thiếu hụt gì ở người học để điều chỉnh hoạt động dạy học. - Cán bộ quản lý và tổ trưởng chuyên môn chưa xây dựng kế hoạch KTĐG và tổ chức thực hiện kế hoạch KTĐG môn Ngữ văn ở trường THPT theo định hướng PTNL từ chương trình môn Ngữ văn hiện hành nhằm tạo tiềm lực đổi mới KTĐG cho đội ngũ giáo viên Ngữ văn khi thực hiện CT GDPT sau Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đổi mới KTĐG môn Ngữ văn theo định hướng PTNL học sinh ở trường THPT Xuất phát từ thực trạng về công tác quản lí đổi mới KTĐG môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trường THPT ở Quảng Nam, bài viết đề xuất một hệ thống biện pháp quản lí hoạt động đổi mới KTĐG môn Ngữ văn theo định hướng PTNL học sinh, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, tổ chức dạy và học ở các nhà trường, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới toàn diện GDPT Tổ chức cho GV đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng hình thành, phát triển NL học sinh Nhận thức ý nghĩa của đổi mới KTĐG môn Ngữ văn theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THPT

24 20 Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Lê Văn Ca CBQL và TTCN cần tổ chức cho đội ngũ GV Ngữ văn hiểu rõ: Khi PPDH đã thay đổi thì các hình thức KTĐG cũng phải đổi mới cho phù hợp. ĐG kết quả học tập môn Ngữ văn của HS theo định hướng hình thành NL có các ý nghĩa sau đây: a. Hỗ trợ sự phát triển của HS: ĐG kết quả học tập Ngữ văn của HS theo hướng tiếp cận NL là việc đánh giá dựa trên khả năng thực hiện một nhiệm vụ ở một mức độ phức tạp thích hợp để tìm ra cách giải quyết một hoặc nhiều vấn đề để đạt tới mục tiêu có được kiến thức có thể áp dụng trong nhiều tình huống phức tạp khác nhau trong thực tế cuộc sống. Việc ĐG như vậy sẽ hỗ trợ tích cực cho sự phát triển năng lực của HS. b. Xác định được mức độ phát triển NL của HS ở từng giai đoạn học tập: ĐG kết quả học tập Ngữ văn của HS theo định hướng phát triển NL là ĐG dựa trên việc miêu tả rõ một sản phẩm đầu ra cụ thể mà cả hai phía GV và HS đều biết và có thể đánh giá được sự tiến bộ của học sinh dựa vào mức độ mà các em thực hiện sản phẩm. Vì thế, khi ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng PTNL với việc sử dụng kết quả ĐG quá trình với ĐG cuối kỳ, cuối năm học, có thể xác định được mức độ phát triển của HS ở từng giai đoạn học tập, khi các em học xong môn NV ở từng lớp học, cấp học. c. Góp phần hướng dẫn, điều chỉnh cách dạy và cách học môn Ngữ văn: ĐG kết quả học tập của HS có ảnh hưởng rất lớn đến cách dạy và cách học. Khi ĐG kết quả học tập của HS chuyển sang hướng tiếp cận NL, hoạt động dạy học (HĐDH) môn Ngữ văn cũng phải chuyển sang hướng tiếp cận này. ĐG kết quả học tập Ngữ văn của HS theo định hướng PTNL là động lực thúc đẩy sự đổi mới HĐDH Ngữ văn trong trường THPT Xây dựng quy trình đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS theo định hướng phát triển NL Quy trình ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng hình thành NL bao gồm các bước: a. Xác định mục tiêu đánh giá Khi tiếp cận đánh giá kết quả học tập môn học Ngữ văn theo hướng PTNL trước hết cần căn cứ vào mục tiêu môn học. Các NL cơ bản cần đánh giá trước hết chính là các NL chuyên môn (năng lực học tập Ngữ văn). Từ các NL chuyên môn mang tính tổng quát (NL đọc hiểu văn bản và NL tạo lập văn bản) có thể xác định và đánh giá các NL chung. Đối với môn Ngữ văn THPT thì một trong những nội dung rất quan trọng mà việc ĐG cần hướng tới là năng lực phân tích, bình giá và cảm thụ văn học nghệ thuật một cách chủ động, tích cực của mỗi HS cũng như năng lực tư duy và giao tiếp bằng tiếng Việt. b. Lựa chọn các phương pháp, hình thức đánh giá - Đặc trưng của ĐG theo tiếp cận NL là sử dụng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau như quan sát, phỏng vấn sâu và hội thảo, hồ sơ học tập, ĐG thực hành... Theo quan điểm dạy học tích cực thì việc đánh giá phải diễn ra đa chiều: kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò, có thể tham chiếu thêm sự đánh giá lẫn nhau giữa trò và trò. Việc đánh giá nên được diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình học chứ không chỉ mang tính chất định kì như kiểm tra học kì hoặc giữa kì. Căn cứ vào quá trình tổ chức dạy học, có các hình thức đánh giá: đánh giá quá trình (thường xuyên), đánh giá tổng kết; căn cứ vào quy mô tổ chức hoạt động đánh giá có các hình thức: đánh giá trên lớp học và đánh giá ngoài lớp học. - Một số hình thức biên soạn câu hỏi kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn: Kiểm tra miệng (vấn đáp), Kiểm tra viết. Trong hình thức kiểm tra viết có 2 dạng thiết kế câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm tự luận (TNTL) và Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ). - Về lựa chọn phương pháp và hình thức đánh giá, chúng tôi đề xuất việc vận dụng rubrics để xây dựng các tiêu chí đánh giá môn học Ngữ văn. Rubrics là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của người học được thể hiện bằng bảng mô tả các tiêu chí đánh giá theo các cấp độ khác nhau trên cơ sở các yêu cầu, mục tiêu cần đạt của môn học. Rubrics giúp người dạy có thể hình dung được các yêu cầu về chất lượng cụ thể ở từng bài học, từng chuyên đề, từng môn học, để từ đó người dạy có thể thiết kế bài giảng, tổ chức giảng dạy và hướng dẫn người học một cách hiệu quả. Ngoài ra, Rubrics còn làm cho việc đánh giá trở nên khoa học, minh bạch và thuyết phục hơn. Đối với người học, Rubrics được thiết kế để giúp cho người học hiểu rõ hơn các mong đợi của người dạy, của yêu cầu môn học đối với bản thân. Từ đó, người học có động cơ học tập tốt hơn, chủ động hơn, tích cực hơn, có trách nhiệm hơn, có thể tự giám sát, tự đánh giá việc học tập của mình và có biện pháp tự cải tiến để đạt được kết quả học tập như mong muốn. Đối với nhà quản lí, Rubrics sẽ là cơ sở để các cán bộ quản lí KTĐG chất lượng đào tạo, nắm được những thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học trong nhà trường để có thể chỉ đạo kịp thời, uốn nắn những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến để thực hiện tốt mục tiêu dạy học cũng như mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường [4, tr 147]. Một trong những nguyên tắc của KTĐG là phải công khai. Công khai cả mục tiêu và yêu cầu KTĐG. Người dạy cần phải phổ biến các tiêu chí đánh giá cho người học biết ngay từ đầu để người học có thể chủ động trong quá trình học tập: đặt ra mục tiêu phấn đấu của cá nhân, lựa chọn phương pháp học tập phù hợp bộ môn, tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân so với yêu cầu của các tiêu chí đánh giá trong suốt quá trình học tập, để từ đó có kế hoạch tự cải tiến chất lượng học tập kịp thời và hiệu quả. Ví dụ Tiêu chí kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Các tiêu chí này có hai chức năng: hướng dẫn HS cách tạo lập văn bản theo thể loại và đánh giá NL tạo lập văn bản của HS. Tiêu chí có thể được sử dụng để giáo viên (GV) ĐG, HS tự ĐG và ĐG lẫn nhau trong suốt quá trình học. GV gởi cho HS trước khi làm bài; HS căn cứ vào những tiêu chí để nỗ lực làm bài, thực hiện các yêu cầu; tự đánh giá bài làm theo tiêu chí; lập hồ sơ học tập để theo dõi kết quả học tập [4, tr 138]. c. Triển khai đánh giá Khi triển khai ĐG, việc đầu tiên cần phải làm là xây dựng hệ thống bài tập theo định hướng phát triển NL. Hệ thống bài tập này là công cụ cho HS luyện tập để hình thành NL, đồng thời cũng là công cụ để GV và CBQL nhà trường ĐG sự phát triển NL của HS, ĐG mức độ đạt chuẩn của QTDH. Hoạt động đánh giá chủ yếu của môn Ngữ văn hiện

25 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 21 nay là đánh giá kĩ năng đọc và viết của HS. Để đổi mới đánh giá kỹ năng đọc hiểu của HS, bài tập cần đưa ra những VB mới (bao gồm cả văn bản văn học và văn bản nhật dụng), có cùng đề tài, chủ đề hoặc thể loại với VB đã học trong CT, SGK), yêu cầu HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã có vào việc đọc hiểu và cảm thụ VB mới này. Các câu hỏi đánh giá kĩ năng đọc hiểu và cảm thụ nên được thiết kế theo cách làm của PISA, bao gồm: câu hỏi mở yêu cầu trả lời ngắn; câu hỏi mở yêu cầu trả lời dài; câu hỏi đóng yêu cầu trả lời dựa trên những trả lời có sẵn; câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn; câu hỏi có không, đúng sai phức hợp. Để đổi mới đánh giá kĩ năng viết của HS, cần ra đề theo hướng mở.đề mở chấp nhận nhiều cách trả lời, thậm chí có những câu trả lời đối ngược nhau miễn là HS bộc lộ được nhận thức và lập luận lôgic trong quá trình đi đến câu trả lời. Trong quá trình làm bài, HS cần vận dụng các kiến thức, kĩ năng của các phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Văn học để giải quyết vấn đề. Đáp án không áp đặt nội dung trả lời mà nên nêu được các phương án mà HS có thể trình bày, phân tích được sự hợp lí của các phương án đó; đồng thời, nêu được những yêu cầu về kĩ năng làm bài của HS, khuyến khích HS sử dụng nhiều kĩ năng, thao tác khác nhau trong giải quyết vấn đề; khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, quan điểm riêng của mình, chấp nhận nhiều cách hiểu và giải quyết vấn đề khác nhau; khuyến khích HS vận dụng được những điều đã học vào giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra một cách có sức thuyết phục, hợp lí, tự nhiên, phù hợp với trình độ của các em. Khi xây dựng bài tập, cần đảm bảo sự phân hóa theo các bậc trình độ nhận thức (tái hiện; hiểu và vận dụng; xử lý, giải quyết vấn đề) để có thể đánh giá được mức độ phát triển NL của từng HS, từng giai đoạn học tập. d. Xử lý kết quả đánh giá: Mục đích của việc xử lý kết quả ĐG là xác định được mức độ phát triển NL của HS sau mỗi giai đoạn học tập; chỉ ra mối liên hệ giữa phát triển NL với độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập mà HS đã hoàn thành. Kết quả ĐG cần được xử lý về mặt định tính (nhận xét, phân loại) và về mặt định lượng (biểu đồ, đường biểu diễn về tỷ lệ đạt được/từng yêu cầu đánh giá) để cung cấp một bức tranh toàn cảnh về sự phát triển NL của HS trong QTDH. e. Phản hồi thông tin đến HS và các đối tượng liên quan:trong QTDH môn Ngữ văn ở trường THPT, ĐG có chức năng cung cấp những thông tin ngược đến HS và các đối tượng liên quan (GV, CBQL, phụ huynh ). Nhờ những thông tin ngược này mà HS tự điều chỉnh hoạt động học; GV tự điều chỉnh hoạt động dạy; CBQL tự điều chỉnh hoạt động quản lý; phụ huynh tự điều chỉnh sự quan tâm, giúp đỡ con cái trong học tập, rèn luyện Để ĐG có thể phản hồi thông tin đến HS và các đối tượng liên quan, bản thân nó phải được công khai hóa và phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, tường minh, có thể đo đếm được như đã trình bày ở trên Bồi dưỡng giáo viên, giáo viên tự bồi dưỡng năng lực đổi mới KTĐG môn Ngữ văn theo định hướng PTNL học sinh Nhận thức về KTĐG và quản lý hoạt động KTĐG theo định hướng hình thành NLHS của TTCM và GVNV trường THPT chưa đầy đủ mà nguyên nhân chủ yếu là do cách thức tập huấn, tổ chức bồi dưỡng chưa đồng bộ, chưa đạt về chất lượng tập huấn. Bởi thế, nhu cầu được bồi dưỡng của TTCM và GVNV trường THPT hiện nay rất lớn, nhất là những lĩnh vực về đổi mới chương trình, SGK; PPDH, phương pháp KTĐG theo định hướng PTNL học sinh Bồi dưỡng nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đổi mới KTĐG môn Ngữ văn ở trường THPT Hiệu quả hoạt động KTĐG môn Ngữ văn trường THPT phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là năng lực quản lý của TTCM và năng lực thực hiện hoạt động KTĐG của GV trong vai trò người tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. Khi được bồi dưỡng nâng cao năng lực, TTCM và GVNV trường THPT sẽ tổ chức, chỉ đạo và thực hiện hoạt động KTĐG Ngữ văn một cách bài bản, đảm bảo cho hoạt động này đáp ứng yêu cầu PTNL học sinh Bồi dưỡng nhằm tạo tiềm lực để TTCM và GVNV trường THPT có thể thích ứng với quản lý và thực hiện CT và SGK Ngữ văn mới Chương trình và SGK Ngữ văn mới được xây dựng theo tiếp cận phát triển NLHS. Việc tổ chức KTĐG và quản lý hoạt động KTĐG theo định hướng PTNL học sinh trên chương trình và SGK hiện hành là bước chuẩn bị cho đội ngũ TTCM và GVNV tổ chức dạy học theo Chương trình và SGK mới. Để có thể thích ứng với CT và SGK Ngữ văn mới, đòi hỏi TTCM và GVNV phải có NL KTĐG và quản lý hoạt động KTĐG theo định hướng PTNL học sinh. Việc bồi dưỡng nâng cao NL quản lý cho TTCM và GVNV là tạo tiềm lực để họ có thể thích ứng với quản lý CT và SGK Ngữ văn mới Xác định rõ mục tiêu bồi dưỡng nâng cao NL quản lý hoạt động KTĐG môn Ngữ văn theo định hướng PTNL học sinh cho TTCM và GVNV trường THPT - Việc bồi dưỡng nâng cao NL quản lý hoạt động KTĐG theo định hướng PTNL học sinh cho TTCM và GVNV phải hướng đến nhiều mục tiêu khác nhau. Trước mắt, việc bồi dưỡng tập trung vào kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học, trong đó thể hiện rõ việc điều chỉnh nội dung, tổ chức dạy học chương trình hiện hành theo địnhhướng PTNL học sinh; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PP dạy và học; hình thức. Tiếp đó là bồi dưỡng PP kiểm tra và ĐG kết quả học tập của HS... đồng thời giúp họ sớm tiếp cận được với việc tổ chức, thực hiện chương trình và SGK Ngữ văn mới. - Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động KTĐG Ngữ văn theo định hướng PTNL học sinh cho TTCM và GVNV trường THPT. - Nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý HĐDH theo định hướng PTNL học sinh cho TTCM và GVNV trường THPT phải thiết thực, toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng cho từng đối tượng Ứng dụng CNTT trong KTĐG môn Ngữ văn theo định hướng PTNL học sinh Để ứng dụng CNTT vào hoạt động đổi mới KTĐG, lãnh đạo nhà trường cần quan tâm về cơ sở vật chất và hạ tầng

26 22 Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Lê Văn Ca CNTT như trang bị phòng máy vi tính, máy chiếu (Projector) hoặc màn hình TV cỡ lớn, thiết lập wesite, cấp tài khoản biên tập nội dung cho GV; học sinh và giáo viên tạo lâp hộp thư điện tử, tìm kiếm các phần mềm hỗ trợ hình thức KTĐG Việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới công tác quản lý KTĐG là một trong những hướng đi tích cực nhất, hiệu quả nhất, hướng vào mục tiêu phát triển năng lực học tập của học sinh. Với đặc thù môn Ngữ văn (Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt, Làm văn), nếu khai thác, ứng dụng CNTT và TT hợp lý cũng sẽ đem lại những hiệu quả tích cực, và cũng là hoạt động thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về việc đa dạng hóa hình thức học tập, hình thức KTĐG: không chỉ diễn ra trong lớp học, trong nhà trường mà còn ở ngoài lớp học, ngoài nhà trường. Bằng các phần mềm chuyên dụng, GV có thể quản lý đề kiểm tra và cho HS tương tác ngay trong giờ học trên lớp hay các hoạt động ngoại khóa hoặc tích hợp vào bài giảng trình chiếu, bài giảng e-learning. Dựa trên đặc điểm các dạng bài KTĐG môn Ngữ văn, bài viết đề cập đến một công cụ phù hợp với hoạt động dạy học, hoạt động tương tác tự học, tự kiểm tra đánh giá trực tuyến của học sinh trên internet (website nhà trường) mà GV có thể kiểm soát được (biết được thông tin học sinh, kết quả chi tiết bài làm qua GV, Tổ trưởng và cả CBQL nhà trường). Học sinh có thể tự kiểm tra, đánh giá mọi lúc mọi nơi bằng điện thoại thông minh của mình. Đó là ispring Quiz Marker ( Đây là phần mềm tạo ra nhiều loại hình thức trắc nghiẹm kiểm tra tương tác như bài tập nhiều lựa chọn, bài tập hỏi trả lời ngắn, bài tập sắp xếp trình tự (thứ tự, quy trình, bố cục ), điến vào chỗ trống GV Ngữ văn có thể sử dụng bài tập cho nhiều mục đích khác nhau: chuẩn bị bài mới, ôn tập bài cũ, học sinh tự học không phụ thuộc thời gian, tổ chức kiểm tra trên máy tính tại trường hoặc công bố thời điểm mở đề để HS ở nhà làm bài hoặc kết hợp với học sinh khác cùng làm bài khi được GV đồng ý khi sắp xếp theo khả năng tiếp nhận của các nhóm HS. Thực sự, với những sản phẩm KTĐG trực tuyến môn Ngữ văn, đã tạo hứng thú học tập, làm giảm áp lực học tập trên lớp, cải thiện chất lượng học tập môn Ngữ văn một cách rõ rệt. (Tham khảo tại địa chỉ Tổ Ngữ văn/tự học, tự kiểm tra đánh giá Ngữ văn) Hơn nữa, từ các sản phẩm này, HS có thể ôn tập thường xuyên, bất cứ lúc nào; có thể làm bài nhiều rất nhiều lần đẻ nắm thật vững bài học, điều này khắc phục tình trạng HS chờ đợi hướng dẫn ôn tập kiểm tra học kỳ từ GV, khắc phục hiện tượng quá tải trong quá trình học tập KTĐG hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá của giáo viên Ngữ văn theo định hướng PTNL học sinh Đổi mới KTĐG kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng PTNL học sinh là công việc khó, cần kiên trì thực hiện mới đạt hiệu quả. Vì thế lãnh đạo nhà trường cần tham gia sinh hoạt thường xuyên với tổ chuyên môn, chia sẻ những khó khăn, cùng bàn luận tìm ra biện pháp thực hiện. Hơn nữa, cần xây dựng bộ công cụ với các tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện hoạt động KTĐG năng lực HS theo hướng PTNL của GV Ngữ văn một cách phù hợp nhằm tạo nên sự thống nhất hành động, đưa KTĐG của nhà trường đi vào quỹ đạo đổi mới. Tổ chức KTĐG hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn của GV nhằm: Giúp cho CBQL, TTCM đánh giá khách quan chất lượng hoạt động KTĐG môn Ngữ văn theo định hướng PTNL học sinh Hiện nay trường THPT tổ chức cho GV tự đánh giá và đánh giá GV hằng năm theo Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT (Thông tư Số: 30/2009/TT-BGDĐT); sử dụng phiếu đánh giá tiết dạy mới; sử dụng tiêu chí phân tích bài học đổi mới PPDH và KTĐG sau khi dự các tiết dạy theo hướng nghiên cứu bài học (Công văn Số: 5555/BGDĐT- GDTrH do Bộ GD&ĐT ban hành) nhưng vẫn chưa thể đánh giá được mức độ thực hiện hoạt động đổi mới KTĐG môn Ngữ văn ở tổ chuyên môn và cá nhân giáo viên. Vì vậy, CBQL, TTCM và cần bộ công cụ để đánh giá khách quan chất lượng hoạt động KTĐG Ngữ văn ở trường THPT Tạo động lực cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động đổi mới KTĐG môn Ngữ văn ở trường THPT Trong QTDH, đánh giá vừa điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học, hoạt động QLGD vừa tạo động lực cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng của các hoạt động này. Khi chất lượng hoạt động đổi mới KTĐG môn Ngữ văn theo định hướng PTNL học sinh đánh giá bằng bộ công cụ thì hoạt động đổi mới KTĐG môn Ngữ văn ở trường THPT cũng sẽ được đổi mới theo định hướng PTNL học sinh Khắc phục được những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động đổi mới KTĐG môn Ngữ văn theo định hướng PTNL học sinh Chất lượng hoạt động đổi mới KTĐG theo định hướng PTNL học sinh được tạo nên từ nhiều yếu tố. Dựa trên bộ công cụ đánh giá chất lượng chất lượng hoạt động đổi mới KTĐG, có thể chỉ ra hạn chế của từng yếu tố, làm cơ sở cho sự khắc phục của TTCM và GVNV trường THPT. Bên cạnh việc đổi mới thi đua; đổi mới cách đánh giá giờ dạy của giáo viên theo hướng tập trung tổ chức hoạt động học của học sinh; đổi mới việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, việc đổi mới KTĐG mức độ thực hiện hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS của giáo viên Ngữ văn theo hướng PTNL cũng là hoạt động bình thường, là một trong những hoạt động có ý nghĩa nhất trong quá trình dạy học. 5. Kết luận KTĐG năng lực học sinh là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình dạy học, việc đánh giá nhằm thu thập thông tin về học sinh, giúp GV và HS nhận ra những chỗ thiếu, những yếu điểm nào để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Bên cạnh đó, HS sẽ hình thành nên NL thực hiện của cá nhân, đáp ứng nhu cầu về nhân lực của xã hội. Từ đó người học sẽ giải quyết những vấn đề đặt ra trong học tập cũng như những vấn đề phức tạp đặt ra trong cuộc sống, bằng năng lực của chính mình: biết vận dụng kiến thức, kỹ năng nào để giải quyết vấn đề.

27 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 23 Thực hiện những biện pháp được đề xuất sẽ góp phần khắc phục những hạn chế trong quản lý hoạt động KTĐG ở trường phổ thông. Nếu được thực hiện đồng bộ sẽ nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tính cần thiết và khả thi. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ GD&ĐT (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông, Hà Nội (trang 6). [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa 11 Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội (trang 5). [3] Nguyễn Thị Hồng Nam và Mai Bích Huyền (2014), Tiêu chí đánh giá bài luận - một trong những công cụ phát triển năng lực tạo lập văn bản cho học sinh, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, số 62 (trang 138) [4] Lê Thị Ngọc Nhẫn, (2014), Vận dụng rubrics để xây dựng các tiêu chí đánh giá môn học, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, số 62, (trang 147) [5] Nguyễn Bảo Hoàng Thanh (2011), Kiểm tra đánh giá trong giáo dục, NXB Đà Nẵng (trang 7). (BBT nhận bài: 03/01/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 10/01/2017)

28 24 Nguyễn Bá Thế, Ngô Tân NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC LÁ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT, PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG STATISTICAL RESEARCH OF TOBACCO USAGE OF THE CITIZENS AND RECOMMEND MEASURES TO CONTROL AND PREVENT THE HARMS OF TOBACCO AT DANANG CITY Nguyễn Bá Thế, Ngô Tân Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt - Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% ca bệnh tim thiếu máu cục bộ [8]. Ước tính ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng ca tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc. Mặc dù đã có sự cam kết của chính phủ đối với vấn đề kiểm soát thuốc lá và đặc biệt là đã có luật phòng, chống tác hại hút thuốc, nhưng hiệu lực và sự tuân thủ vẫn còn yếu. Bài báo sử dụng các phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy diễn như phân tích phương sai, kiếm định thống kê để đánh giá thực trạng sử dụng thuốc lá của người dân tại thành phố Đà Nẵng,đồng thời đề xuất các giải pháp kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá tại thành phố Đà Nẵng. Từ khóa - hút thuốc; tác hại thuốc lá; thống kê; kiểm định giả thuyết; phân tích phương sai (ANOVA); giải pháp; Đà Nẵng. Abstract - Smoking is the cause of 90% of lung cancer cases, 75% of cases of chronic obstructive pulmonary disease and 25% of cases of ischemic heart disease [8]. The Estimation in Vietnam has shown that there are about 40,000 deaths from diseases relating to smoking every year. Although the government has had commitments to control tobacco issues, and especially has enforced the law on preventing the harms of tobacco, the effectiveness and compliance still remain weak. This article uses the methods of descriptive and inference statistics such as variance analysis and statistical tests to assess the current status of tobacco usage of the citizens in Danang city, recommend measures to control and prevent the harms of tobacco in Danang city. Key words - smoking; the harms of tobacco; statistics; hypothesistest; analysis of variance (ANOVA); solution; Da Nang 1. Đặt vấn đề Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy bên cạnh những tiến bộ trong công tác kiểm soát thuốc lá đã đạt được, thì vẫn còn có quốc gia chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các biện pháp và vạch ra một hướng tiếp cận để Chính phủ áp dụng, nhằm ngăn chặn tác hại thuốc lá [3]. Ngày 21/8/2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1315/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá [4]. Kế hoạch đưa ra các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc lá song song với việc giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước. Điều này thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn nạn dịch hút thuốc lá. Tại Đà Nẵng, Uỷ ban Nhân dân (UBND) thành phố phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (Ban hành kèm theo Quyết định số 1338/UBND-QĐ ngày 22/2/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng) với mục tiêu hạ thấp tỷ lệ sử dụng thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá, nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng về việc thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá tại thành phố, xây dựng môi trường không khói thuốc tại những nơi công cộng, các cơ quan hành chính, các cơ sở y tế và các trường học trên địa bàn thành phố [2]. Tháng 09/2012, Quốc hội thông qua Luật phòng, chống tác hại thuốc lá và Thủ tướng chính phủ ra Nghị định số 176/NĐ - CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có các quy định về phòng chống tác hại thuốc lá [5], [6]. Mặc dù đã có sự cam kết của chính phủ đối với vấn đề kiểm soát thuốc lá và đặc biệt là đã có luật phòng, chống tác hại hút thuốc, nhưng hiệu lực và sự tuân thủ vẫn còn yếu.việt Nam nằm trong số những nước có tỷ lệ hút thuốc cao nhất trên thế giới. Sự chấp nhận của xã hội đối với hành vi hút thuốc lá tại nơi công cộng, và tỷ lệ hút thuốc thụ động của Việt Nam cũng tương đối cao. Thực trạng này vẫn sẽ tiếp tục tồn tại cho đến khi sự thực hiện và thi hành chính sách không khói thuốc được cải thiện. Bài báo được thực hiện nhằm mục tiêu mô tả thực trạng hút thuốc lá, đồng thời đề xuất các giải pháp kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Người dân từ 18 tuổi trở lên đã từng hút thuốc lá hoặc đang sử dụng thuốc lá Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Nghiên cứu được tiến hành tại 7 quận huyện thuộc thành phố Đà Nẵng. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2015 đến tháng 12/ Phương pháp nghiên cứu - Nội dung: Xác định qui mô, cơ cấu về thực trạng hút thuốc lá, đồng thời nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi của đối tượng về các chinh sách phòng chống tác hại thuốc lá. - Công cụ: Bảng điều tra cá nhân. - Xác định kích thước mẫu n = 300. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc [10] cho rằng, số lượng mẫu cần gấp 4 hay 5 lần so với số lượng biến; theo Tabachnick G &

29 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 25 Fidell L.S. (2001) [11] thì lại đưa ra công thức tính mẫu là N>=50 + 8m (m là số biến). Vì vậy với nghiên cứu này xác định kích thước mẫu tối thiểu n = 300 là phù hợp. - Nhóm tác giả đã phát ra 300 bảng điều tra. Trong 300 bảng diều tra có 299 bảng hợp lệ và 1 bảng không hợp lệ Mẫu điều tra được thu thập tại 7 quận huyện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Tại mỗi địa bàn chọn ngẫu nhiên một số hộ gia đình, trong mỗi hộ chọn một người từ 18 tuổi trở lên (chỉ điều tra những hộ có người đã từng hút thuốc hoặc đang hút thuốc). 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu Đặc điểm Giới tính Tình trạng hôn nhân Học vấn Nghề nghiệp Bảng 1. Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu Nhóm đối tượng n tỷ lệ (%) - Nam ,8 - Nữ ,2 - Độc thân (chưa bao giờ kết hôn) 76 25,4 - Đã lập gia đình ,6 - Ly thân/ ly hôn 7 2,3 - Góa 16 5,4 - Sống như vợ chồng không hôn thú 1 0,3 - Không đi học đến hết cấp 2 4 1,3 - Hết Cấp ,9 - Trung học nghề, trung cấp, CĐ 58 19,4 - Đại học Sau đại học thạc sĩ, tiến sĩ 1 0,3 - Cán bộ công nhân viên 76 15,5 - Nhân viên doanh nghiệp tư nhân và người buôn bán nhỏ Lao động tự do ,5 - Nội trợ 13 4,3 - Không làm gì, đi học, thất nghiệp, già, hưu 74 24,7 Số lượng nam nữ được điều tra tương đương nhau. Độ tuổi các đối tượng được điều tra trung bình là 40,82, độ tuổi thấp nhất là 19, cao nhất là 87. Về tình trạng hôn nhân gia đình, đa số đã lập gia đình và sống đủ vợ chồng chiếm 66,6%. Về trình độ học vấn, tập trung chủ yếu là nhóm hết cấp 3 và trung cấp cao đẳng chiếm tỉ lệ 88,3%, tỷ lệ đại học và sau đại học là 10,3%. Về nghề nghiệp, 25,5% là cán bộ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Nhà nước và không phải Nhà nước, 24,7% không hoặc chưa đi làm. Về thu nhập (được tính bằng tổng số thu nhập của gia đình chia cho tổng số nhân khẩu trong gia đình), trung bình 1,253 triệu/tháng và có sự chênh lệch giữa các hộ (độ lệch chuẩn đồng) Tình hình sử dụng thuốc lá Nghiên cứu này đánh giá tình hình sử dụng thuốc lá theo 2 tiêu chí là đã từng hút thuốc và hiện đang hút thuốc Tỷ lệ nam, nữ hiện đang hút thuốc lá Nam Nữ Tổng Bảng 2. Tỷ lệ nam, nữ hiện đang hút thuốc lá Tần số % ,8 10,0 35,8 Trong số 299 người điều tra sử dụng thuốc là có 107 người hiện đang sử dụng thuốc lá chiếm tỉ lệ 35,8%, trong đó ở nam là 77 người chiếm tỉ lệ 25,89%, nữ là 30 người chiếm tỉ lệ là 10% Mối liên hệ giữa hút thuốc lá theo tình trạng hôn nhân Bảng 3. Mối liên hệ giữa hút thuốc lá theo tình trạng hôn nhân ANOVA Between Groups Within Groups Total Sum of Squares 0,622 20,967 21,589 Df Mean Square 0,156 0,206 F Sig. 0,757 0,556 Trong số 107 người hiện đang sử dụng thuốc thì đa số là nhóm đã lập gia đình 77 người chiếm tỉ lệ 71,96%, tiếp đến là nhóm đối tượng độc thân 20 người chiếm tỉ lệ là 18,69%. Với kết quả phân tích ANOVA ta thấy: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kế về tình trạng hút thuốc lá giữa các nhóm theo tình trạng hôn nhân Sig>0, Mối liên hệ giữa hút thuốc látheotrình độ học vấn Bảng 4. Mối liên hệ giữa hút thuốc látheotrình độ học vấn ANOVA Between Groups Within Groups Total Sum of Squares 0,488 21,100 21,589 df Mean Square 0,163 0,205 F Sig. 0,795 0,500 Trong số 107 người hiện đang sử dụng thuốc thì đa số là nhóm học hết cấp 3 và trung học, trung cấp và cao đẳng 98 người chiếm tỉ lệ 91,59%, tiếp đến là nhóm đại học 7 người chiếm tỉ trong là 6,54%. Với kết quả phân tích AVNOVA ta thấy: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kế về tình trạng hút thuốc giữa các nhóm theo trình độ học vấn Sig>0, Mối liên hệ giữa hút thuốc lá theonghề nghiệp Bảng 5.Mối liên hệ giữa hút thuốc lá theo nghề nghiệp ANOVA Between Groups Within Groups Total Sum of Squares 3,521 18,068 21,589 df Mean Square 0,880 0,177 F Sig. 4,969 0,001 Trong số 107 người hiện đang sử dụng thuốc thì đa số

30 26 Nguyễn Bá Thế, Ngô Tân là nhóm lao động tự thân 53 người chiếm tỉ lệ 49,53 %, tiếp đến là nhóm không làm gì, đi học, thất nghiệp, già, hưu 26 người chiếm tỉ trong là 24,3%. Với kết quả phân tích AVNOVA ta thấy: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kế về tình trạng hút thuốc lá giữa các nhóm theo nghề nghiệp Sig<0, Mức độ sử dụng thuốc lá Bảng 6. Loại thuốc lá được sử dụng Tần số % 1. Có đầu lọc ngoại ,4 2. Có đầu lọc nội ,9 3. Không đầu lọc 11 3,6 4. Thuốc lào Thuốc rê quấn bằng tay 28 9,4 Với kết quả phân tích, ta thấy đa số người dân sử dụng thuốc có đầu lọc nội 92,9%. Bảng 7. Số lượng hút và tiền mua thuốc hàng ngày Trung bình (đồng) Sai số chuẩn Trung vị Mode Độ lệch chuẩn Phương sai Minimum Maximum 6758,44 570, , (a) 5003, , Với kết quả phân tích, ta thấy trung bình 1 ngày 1 người hút thuốc chi 6.758,44 đồng.người chi nhiều nhất là đồng, người chi thấp nhất là 500 đồng. Kết luận: Qua nghiên cứu thực trạng hút thuốc lá và nhận thức thực hiện chính sách phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, chúng tôi rút ra những kết luận sau: Trong số 299 người điều tra sử dụng thuốc là có 107 người hiện đang sử dụng thuốc lá chiếm tỉ lệ 35,8%, trong đó ở nam là 77 người chiếm tỉ lệ 25,89%, nữ là 30 người chiếm tỉ lệ là 10%. Trong số 107 người hiện đang sử dụng thuốc thì đa số là nhóm đã lập gia đình 77 người chiếm tỉ lệ 71,96%, tiếp đến là nhóm đối tượng độc thân 20 người chiếm tỉ trong là 18,69%. Với kết quả phân tích AVNOVA ta thấy: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kế về tình trạng hút thuốc lá theo tình trạng hôn nhân (Sig>0.05). Trong số 107 người hiện đang sử dụng thuốc thì đa số là nhóm học hết cấp 3 và trung học, trung cấp và cao đẳng 98 người chiếm tỉ lệ 91,59%, tiếp đến là nhóm đại học 7 người chiếm tỉ lệ là 6,54%. Với kết quả phân tích AVNOVA ta thấy: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kế về tình trạng hút thuốc lá theo trình độ học vấn (Sig>0,05). Trong số 107 người hiện đang sử dụng thuốc lá thì đa số là nhóm lao động tự thân 53 người chiếm tỉ lệ 49,53 %, tiếp đến là nhóm không làm gì, đi học, thất nghiệp, già, hưu 26 người chiếm tỉ trong là 24,3%. Với kết quả phân tích AVNOVA ta thấy: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kế về tình trạng hút thuốc theo nghề nghiệp (Sig<0,05). Với kết quả phân tích, ta thấy đa số người dân sử dụng thuốc có đầu lọc nội 92,9%. trung bình 1 ngày 1 người hút thuốc chi 6.758,44 đồng. Người chi nhiều nhất là đồng, người chi thấp nhất là 500 đồng. 4. Đề xuất các giải pháp 4.1. Giải pháp ưu tiên: (1) Theo dõi và cập nhật các thông tin về sử dụng thuốc lá và kiểm soát thuốc lá, bao gồm: Sử dụng công cụ điều tra của nghiên cứu này hằng năm để theo dõi các chỉ số liên quan đến sử dụng thuốc lá; Tìm hiểu và lưu trũ các thông tin về kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá trên thế giới, tại Việt Nam và các tỉnh thành; Tìm hiểu các thủ đoạn quảng cáo, khuyến mại, tài trợ trá hình của ngành công nghiệp thuốc lá; Phổ biến các thông tin thu thập được cho lãnh đạo thành phố, các sở ban ngành, tổ chức, đoàn thể và người dân. (2) Tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông về kiểm soát thuốc lá, tập trung vào 4 nội dung: Truyền thông vận động hoàn thiện các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá; Tuyên truyền chính sách phòng chống tác hại thuốc lá, bao gồm các chính sách được chính phủ, các bộ ngành có liên quan và lãnh đạo chính quyền các địa phương ban hành; Truyền thông thay đổi hành vi hút thuốc đối với các nhóm đối tượng đặc biệt là học sinh, sinh viên, người nghiện thuốc lá; Truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân đối với việc in cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh. (3) Nhân rộng các mô hình cộng đồng không thuốc lá đã thực hiện bao gồm: Nơi làm việc không thuốc lá, Trưòng học không thuốc lá, Cơ sở y tế không thuốc lá và Cộng đồng dân cư không thuốc lá Giải pháp quan trọng: (4) Thực hiện luật phòng, chống tác hại thuốc lá quyết liệt. Có quy định và lộ trình thực hiện chính sách và chế tài xử phạt về phòng chống tác hại thuốc lá một cách cụ thể trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước đã thực hiện thành công ở Châu Âu, cũng như Châu Á. Các cơ quan quản lý cần xây dựng chế tài xử phạt, trong đó quy định rõ mức phạt cao theo kinh nghiệm các nước bạn về chế tài xử phạt và có những quy định cứng rắn về mặt đạo đức xã hội khiến cho người hút thuốc phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi hút... Quy định cụ thể lực lượng có chức năng xử phạt tại mỗi đơn vị, có mẫu hóa đơn xử phạt nhanh tại chỗ. (5) Giao trách nhiệm thực hiện nơi công cộng không khói thuốc lá cho người quản lý nơi đó, họ phải tổ chức thực hiện mọi biện pháp theo quy định của pháp luật để không có người hút thuốc lá tại nơi mình quản lý mà gây ảnh hưởng đến người không hút thuốc, kể cả các biện pháp chế tài hay cưỡng chế khác, và chịu trách nhiệm với Nhà nước nếu có hiện tượng hút thuốc lá tại nơi mình quản lý. (6) Chương trình quốc gia tư vấn điều trị hỗ trợ cai nghiện thuốc lá cần: Nâng cao chất lượng các dịch vụ điều trị cai nghiện thuốc lá đã có sẵn thông qua huấn luyện kỹ năng tư vấn sâu cho cán bộ y tế tại các cơ sở đó. Soạn thảo

31 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 27 và phổ biến giáo trình lồng ghép dịch vụ điều trị hỗ trợ cai nghiện vào các cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu (trung tâm y tế quận huyện và trạm y tế). Chính thức nhập và phân phối rộng rãi các loại thuốc thay thế Nicotine (NRT) cũng như các loại thuốc hỗ trợ cai nghiện thuốc lá khác (Bupropion, Varenicline). Đưa nội dung tư vấn hỗ trợ cai nghiện thuốc lá cũng như các thông tin liên quan đến kiểm soát thuốc lá thành chương trình đào tạo chính quy cho sinh viên y khoa. Thực hiện các nghiên cứu sâu ứng dụng các liệu pháp mới trong các cơ sở dịch vụ điều trị cai nghiện thuốc lá. (7) Ngành y tế thành phố cần: Triển khai thực hiện Hướng dẫn quốc gia về tổ chức tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá. Bổ sung vào phần khai thác tiền sử của bệnh án điều trị nội trú và ngoại trú nội dung sử dụng thuốc lá tại tất cả các cơ sở điều trị. Đảm bảo tất cả bệnh nhân có hút thuốc lá được nhận lời khuyên bỏ thuốc lá từ cán bộ y tế. Bổ sung các loại thuốc hỗ trợ cai nghiện thuốc lá vào danh mục thuốc của ngành y tế và danh mục bảo hiểm y tế. Đào tạo và đạo tạo lại kỹ năng tư vấn điều trị hỗ trợ cai nghiện thuốc lá cho mọi cán bộ y tế trong và ngoài ngành. (8) Chính phủ cần nhanh chóng ban hành quy định và lộ trình thực hiện việc in cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá phù hợp với các khuyến cáo của Công ước Khung và xu thế chung của thế giới. (9) Quy định chặt chẽ việc trưng bày tủ thuốc khi đăng ký bán thuốc lẻ. Tất cả các tủ thuốc không được trưng bày một hình ảnh nào mô phỏng bao bì thuốc lá, mà chỉ được in những cảnh báo tác hại thuốc lá bằng hình ảnh và dòng chữ Không bán thuốc lá cho trẻ em dưới 18 tuổi. (10) Tăng thuế thuốc lá đến mức tăng giá thuốc lá gấp 3-4 lần hiện nay Giái pháp đột phá và riêng có ở Đà Nẵng (11) Quy hoạch mạng lưới bán lẻ thuốc lá thưa thớt gây bất lợi cho người hút thuốc lá khi tìm mua thuốc lá. (12) Tổ chức một hệ thống điều trị hỗ trợ cai nghiện nghiện thuốc lá trong và ngoài Ngành y tế mà Trung tâm đào tạo là 3 cơ sở điều trị các bệnh lý liên quan đến thuốc lá: Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. (13) Cung cấp đường dây nóng báo cáo hiện tượng quảng cáo, tiếp thị thuốc lá dưới mọi hình thức trên toàn thành phố. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bảo Châu, Bài toán khó giải, Báo Sức khỏe và Đời sống, số 21/98 ngày 27/5/1998, trang 7. [2] UBND thành phố Đà Nẵng. Quyết định số 1338/QĐ-UBND ngày 22/02/2010 ban hành Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá tại thành phố Đà Nẵng. [3] Vinacosh, Tờ rơi tình hình thực thi môi trường không khói thuốc lá tại Việt Nam. [4] Thủ tướng chính phủ (2009). Quyết định số 1315/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 về việc phê duyệt kế hoạch thực hiên Công ước khung về kiểm soát thuốc lá. [5] Quốc hội (2012). Luật số 09/2012/QH13 của Quốc hội : LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ. [6] Thủ tướng chính phủ (2013). Nghị định số 176/NĐ - CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có các quy định về phòng chống tác hại thuốc lá. [7] Levy D, bales, S, Nguyen TL, The role of public policies in reducing smoking and deaths causes by smoking in Vietnem (2006). [8] Mackay J, Ericken M, Shafey O. Tobacco Atlas. Second Edition 2006, p.35. [9] Peto R. Lopez AD, Borehan J, Thun M, Health C. Mortality from Smoking in Developed Countries, : Indirect Estimates from National Statistics (Oxford Medical Publications), [10] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. [11] Tabachnick B.G. & Fidell L.S. (2001), Using multivariate statistic (4th ed.), Boston, MA: Allyn & Bacon. (BBT nhận bài: 09/5/2016, hoàn tất thủ tục phản biện: 15/12/2016)

32 28 Nguyễn Nữ Thùy Uyên SỬ DỤNG VOICE BLOG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI CHO SINH VIÊN NĂM 3 TẠI KHOA TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG USE OF VOICE BLOG TO IMPROVE SPEAKING SKILL FOR THIRD YEAR STUDENTS OF ENGLISH DEPARTMENT, UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGE STUDIES, DANANG UNIVERSITY Nguyễn Nữ Thùy Uyên Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; thuyuyen29400@gmail.com Tóm tắt - Sự tiến bộ của những ứng dụng Web 2.0, cụ thể là voice blog đã cung cấp cho giáo viên một công cụ hữu ích nhằm giải quyết những thách thức trong việc dạy và học ngoại ngữ ở Khoa tiếng Anh (KTA), Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng. Vì số lượng lớp đông, cơ hội thực hành để phát triển kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nói cho sinh viên khá hạn chế. Bài báo này khảo sát tính hiệu quả của việc sử dụng voice blog để phát triển kỹ năng nói cho sinh viên năm 3 và nhận thức của sinh viên về việc sử dụng công cụ này. Bài đăng của sinh viên trên trang blog chung của lớp được thu thập trong một kỳ học và được phân tích bằng công cụ cặp đôi t-test và MANOVA. Thái độ và nhận thức của sinh viên được thu thập qua phiếu điều tra gồm 15 câu hỏi theo thang điểm Likert và 3 câu hỏi mở. Kết quả cho thấy rằng mặc dù sinh viên không đạt được tiến bộ rõ rệt về kỹ năng nói sau khi sử dụng voice blog nhưng có thái độ tích cực đối với việc sử dụng công cụ này. Từ khóa - voice blog; phát triển kỹ năng nói cho sinh viên năm 3; bài đăng của sinh viên; hiệu quả của việc sử dụng voice blog; nhận thức của sinh viên đối với voice blog Abstract - The advancement of such Web 2.0 applications as voice blog has offered language teachers a useful teaching tool to solve some challenges in the practice of teaching and learning in English Department, University of Foreign Language Studies, University of Danang. Due to big class size, students have limited opportunities to enhance their speaking skill. Accordingly, this study explores the use of voice blog to improve speaking skill for third year students and discover their perceptions towards the application of this tool. During one-semester long experiment, students' entries are collected and analyzed by paired-sample t- test and MANOVA. Students attitudes and perceptions are examined through a survey, including 15 Likert-scale questions and 3 open questions. The findings show that even though students do not gain considerable improvement in their speaking skill, they have positive attitude towards the use of voice blog. Key words - voice blog; enhancing speaking skill for third- year students; students entries; effectiveness of voice blog application; students perceptions towards voice blog use 1. Đặt vấn đề Kỹ năng nói là một kỹ năng thiết yếu, tuy nhiên, cũng là một trong những kỹ năng khó để thành thạo đối với người học tiếng Anh. Trong chương trình học của sinh viên chính quy năm 3, khoa tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng sinh viên học tích hợp các kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết và ngữ pháp) với thời lượng học 3 tiết (150 phút)/ 1 tuần và kéo dài trong vòng 15 tuần. Ngoài ra, sĩ số lớp tương đối đông từ 35 đến 40 sinh viên/ lớp học phần. Thời lượng trung bình dành cho kỹ năng nói hàng tuần chỉ được 30 phút. Vì vậy, sinh viên có rất ít cơ hội để thực hành kỹ năng nói trong và ngoài lớp học. Việc tích hợp voice blog vào việc dạy và học hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội thực hành tiếng cho sinh viên. Ở Việt Nam, hiện nay có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về việc sử dụng blog trong việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và về voice blog trong việc phát triển kỹ năng nói nói riêng và do đó, voice blog vẫn còn là một công cụ khá mới và chưa được khai thác nhiều. 2. Giao tiếp qua công nghệ không đồng thời và voice blog Giao tiếp qua công nghệ trong ngôn ngữ được phân thành hai loại: giao tiếp đồng thời (synchronous) như phòng nói chuyện (chat room); hội nghị truyền hình (video conferencing) và không đồng thời (asynchronous) như diễn đàn thảo luận (discussion forums), s và blogs. Giao tiếp không đồng thời, cho phép người học chuẩn bị cách diễn đạt và ngôn ngữ phát ra và phù hợp với tất cả các trình độ ngôn ngữ khác nhau (Huang, 2015). Blog là nhật ký trực tuyến của cá nhân hoặc xuất bản như trang web, giúp cá nhân hướng đến đối tượng khán giả toàn cầu trên mạng Internet. Những đặc tính của blog bao gồm việc xuất bản nhanh và dễ, bài đăng được lưu trữ theo trình tự thời gian, tương thích với nhiều loại phương tiện như audio, video và hình ảnh và có sự tương tác giữa tác giả và người sử dụng Người sử dụng có thể tạo ra, chia sẻ và tương tác trong không gian ảo, thông qua việc đăng bài, viết bình luận và nhận phản hồi từ những bài đăng của các thành viên khác. Nhờ vào tính chất mở trên blog, người dùng có thể thoải mái diễn đạt bản thân, tham gia vào một môi trường học hợp tác, chia sẻ kiến thức và thảo luận ngoài lớp học (Campbell, 2003). Voice blog hay còn gọi là audioblog là một hình thức khác của giao tiếp qua công nghệ không đồng thời bằng giọng nói (asynchronous voice-based CMC). Huann và Thong (2006) chỉ ra rằng voice blog cho phép người dùng sử dụng giọng nói, có thể đăng file nhạc và gửi qua RSS feeds cho người nghe và voice blog có tính tương tác khá cao. Đến nay đã có một số ít nghiên cứu về việc sử dụng voice blog trong việc học ngoại ngữ nói chung và phát triển kỹ năng nói nói riêng. Nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của Hsu, Wang và Comac (2008) về sử dụng voice blog để quản lý bài tập môn nói và tăng cường sự tương tác với người học, Sun (2009) sử dụng voice blog để tăng cường các hoạt động nói và Huang (2015) cung cấp cho sinh viên cơ hội thực hành kỹ năng nói ngoài lớp học. Kết

33 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 29 quả cho thấy voice blog được xem như là một tập hồ sơ điện tử (electronic portfolio) lưu trữ các bài đăng, giúp giáo viên và sinh viên quan sát được sự tiến bộ về kỹ năng nói của sinh viên (Hsu và cộng sự, 2008), nâng cao khả năng giao tiếp, khả năng tự diễn đạt, trao đổi thông tin và tăng tính liên kết xã hội (Sun, 2009) và tạo một môi trường học tương tác và xoá bỏ sự lo lắng khi nói của sinh viên (Huang, 2015). Vì những lợi ích đã được nêu trên, bài báo này nhằm khám phá hiệu quả của việc sử dụng voice blog và nhận thức của người sử dụng trong môi trường giáo dục Việt Nam. Bài nghiên cứu này được định hướng bởi hai câu hỏi như sau: 1. Việc thực hành nói thông qua voice blog có giúp sinh viên cải thiện khả năng nói hay không? 2. Sinh viên có nhận thức và thái độ như thế nào về việc sử dụng voice blog để phát triển kỹ năng nói? 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu và mô tả khoá học Người tham gia nghiên cứu gồm 60 sinh viên năm thứ 3 (9 nam, 51 nữ), có trình độ tiếng Anh ở mức trên trung cấp, từ hai lớp học phần kỹ năng tiếng C1.1 của khoa tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ. Học phần kỹ năng tiếng C1.1 được thiết kế tích hợp bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết và hướng đến việc phát triển kỹ năng tiếng chung cho sinh viên. Khoá học kéo dài 15 tuần và sinh viên tham dự 3 tiết học (150 phút) một tuần. Thời gian trung bình dành cho các hoạt động phát triển kỹ năng nói là 30 phút/ 1 tuần. Những hoạt động nói thường được thực hiện trên lớp học gồm thảo luận cặp, thảo luận nhóm, thực hiện một bài trình bày về một chủ đề và có khả năng tranh luận để bảo vệ quan điểm. Sinh viên cần hiểu biết và có kiến thức về những chủ đề mang tính xã hội như giáo dục, lợi ích và tác hại của quảng cáo, cuộc sống người nổi tiếng, việc nuôi dưỡng con cái, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái...voice blog được tích hợp vào khóa học giúp sinh viên có cơ hội thực hành kỹ năng nói sau giờ học và việc đăng bài trên voice blog của sinh viên được tính như một điểm thành phần đánh giá kỹ năng nói trong suốt khoá học Quy trình nghiên cứu Vào đầu học kỳ, giáo viên lập ra một trang blog cho cả lớp nhằm tăng khả năng chia sẻ, lắng nghe và tương tác của sinh viên trên một môi trường blog chung. Sinh viên được hướng dẫn thực hiện quy trình đăng bài và bình luận trong buổi học đầu và được gửi bảng hướng dẫn qua địa chỉ riêng. Trang blog chung của lớp được truy cập tại địa chỉ Các bài đăng được sắp xếp theo trật tự thời gian và được phân loại theo những chủ đề phù hợp. Trên trang voice blog, giáo viên cung cấp đường link đến hai công cụ ghi âm trực tuyến Vocaroo ( và Soundcloud ( - hai công cụ được dùng phổ biến hiện nay và cho phép người dùng có thể lưu tất cả các bài thu âm trên mạng hoặc tải về máy tính cá nhân. Mỗi tuần, giáo viên đăng những bài đọc hoặc những đoạn giáo viên ghi âm về chủ đề tương ứng với chủ đề của tuần trong chương trình học. Sinh viên được yêu cầu đăng ít nhất 3 bài nói thể hiện ý kiến và quan điểm về những chủ đề được đăng trên trang blog chung của lớp và 3 lần bình luận dưới dạng nói về bài đăng của sinh viên khác trong suốt học kỳ. Sinh viên có thể bình luận về nội dung, ý tưởng, độ chính xác ngữ pháp của bài đăng của những sinh viên khác. Những sinh viên thực hiện nhiều hơn số lượng bài đăng và bài bình luận sẽ được cộng thêm điểm. Hình 1. Giao diện tổng quan trang blog chung của lớp Bài đăng của sinh viên được chấm điểm theo thang điểm đánh giá dành cho kỹ năng nói được áp dụng tại Khoa tiếng Anh, bao gồm sự lưu loát, độ chính xác về ngữ pháp, sự đa dạng về từ vựng, khả năng tổ chức và sắp xếp ý tưởng và việc phát âm. Việc đăng bài trên blog được tính điểm cho kỹ năng nói trong suốt quá trình và chiếm 20% tổng số điểm cho một học phần trong học kỳ của sinh viên. Những quy định về việc chấm điểm và tiêu chí đánh giá được phổ biến cho sinh viên vào đầu học kỳ. Đầu mỗi giờ học, giáo viên dành phút để nhận xét nội dung bài đăng và tiến trình đăng bài trên blog Quy trình xử lý số liệu Người khảo sát và một giáo viên khác sẽ chấm điểm một bài đăng đầu, một bài đăng giữa và một bài đăng cuối trên trang blog cho từng sinh viên. Sau đó, người nghiên cứu dùng phép tính t-test cặp đôi (paired-sample t-test) để tính sự khác nhau về giá trị trung bình (mean difference) giữa bài đăng đầu và bài đăng cuối và dùng kỹ thuật phân tích phương sai đa chiều (Multivariate analysis of variance MANOVA) để so sánh sự khác nhau về giá trị trung bình giữa 5 tiêu chí chấm điểm cho voice blog (độ lưu loát, sự đa dạng về từ vựng, sự chính xác về ngữ pháp, khả năng tổ chức và sắp xếp ý tưởng và phát âm). Kết quả từ hai kỹ thuật tính trên sẽ giúp xác định được sự tiến bộ về kỹ năng nói của sinh viên sau một kỳ học có sử dụng voice blog. Cuối kỳ, người nghiên cứu phát một phiếu khảo sát gồm hai phần. Phần đầu gồm 15 câu hỏi được thiết kế theo thang điểm Likert với 5 mức độ (1= hoàn toàn không đồng ý, 2= không đồng ý; 3= trung lập; 4= đồng ý; 5= hoàn toàn đồng ý) nhằm khám phá thái độ và quan điểm của sinh viên về việc sử dụng voice blog trong học kỳ. Phần 2 gồm 3 câu hỏi mở để khám phá trải nghiệm của người học về lợi ích voice blog mang lại, khó khăn khi sử dụng voice blog và đề xuất của người học để voice blog được hoàn thiện hơn.

34 30 Nguyễn Nữ Thùy Uyên 4. Kết quả 4.1. Việc thực hành nói thông qua voice blog có giúp sinh viên cải thiện khả năng nói hay không? Trong một kỳ học 15 tuần, 60 sinh viên từ hai lớp kỹ năng tiếng đã đăng tổng cộng 184 bài đăng và 154 bài bình luận trên blog chung của lớp. Trung bình, một sinh viên có 3.06 bài đăng và 2.5 bài bình luận trên trang voice blog của lớp. Độ dài của mỗi đoạn đăng từ 55 giây đến 589 giây (giá trị trung bình M = 187, độ lệch chuẩn SD = 68.22). Độ dài của mỗi đoạn bình luận từ 25 giây đến 296 giây (M = 108, SD = 50). Bảng 1 thể hiện tổng hợp về độ dài của những bài đăng và bài bình luận. Bảng 1. Số lượng bài đăng và bài bình luận trên trang voice blog chung của lớp Độ dài Bài đăng Phần trăm Bài bình luận Phần trăm < 1 phút phút phút phút phút phút phút phút phút >9 phút Phép tính cặp đôi t-test (paired-sample t-test) được sử dụng để xác định có sự khác nhau về giá trị trung bình của bài đăng đầu và bài đăng cuối hay không. Kết quả cho thấy giá trị Sig hay p =.039 < 0.05 (giá trị mặc định trong phép tính). Điều đó thể hiện có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình hay nói cách khác có sự chênh lệch về độ dài giữa các bài đăng đầu (M = giây, SD =57.06) và bài đăng cuối (M = giây, SD =97.12), t(59) = 2.16, p =0.39. Phép tính phân tích phương sai đa chiều (MANOVA) được sử dụng để so sánh liệu có sự khác nhau về giá trị trung bình giữa năm tiêu chí nhỏ để chấm điểm cho voice blog (độ lưu loát, sự đa dạng về từ vựng, sự chính xác về ngữ pháp, khả năng tổ chức và sắp xếp ý tưởng và phát âm) lên các biến phụ thuộc khác nhau. Kết quả cho thấy giá trị Wilk là.969 và giá trị F (10, 346) = 0.54, p =.85. Vì giá trị p lớn hơn giá trị được đặt ra trong phép tính là.05, điều này thể hiện không có sự khác biệt về giá trị trung bình của 5 tiêu chí chấm điểm. Hay nói cách khác, điểm số giữa bài đăng đầu, bài đăng giữa và bài đăng cuối, và nói chung là khả năng nói của sinh viên thể hiện qua bài đăng đầu tiên không khác biệt nhiều so với khả năng nói của sinh viên ở bài đăng cuối Sinh viên có nhận thức và thái độ như thế nào về việc sử dụng voice blog để phát triển kỹ năng nói? câu hỏi theo thang điểm Likert Phiếu điều tra gồm 15 câu hỏi được thiết kế theo thang điểm Likert được phân tích. 66.7% sinh viên cho rằng sử dụng voice blog giúp họ phát triển kỹ năng nói nói chung, đặc biệt là sự lưu loát. Trên 60% sinh viên cảm thấy hứng thú khi thực hiện các hoạt động sử dụng voice blog, nhất là nhận bình luận từ các bạn. Trên 63% sinh viên có trải nghiệm tích cực khi sử dụng voice blog,đặc biệt nâng cao khả năng tự diễn đạt. Bảng 2. Thái độ và nhận thức của sinh viên về hiệu quả của việc sử dụng voice blog (N =60) Câu hỏi mở Bảng 3. Phản hồi của sinh viên đối với câu hỏi mở (N = 60) Phản hồi o Lợi ích khi sử dụng voice blog + Học được cách nói, cách tổ chức ý tưởng và cách kết hợp từ qua các nguồn tư liệu trên mạng và các bài đăng của các bạn + Tích luỹ nhiều kiến thức và từ vựng liên quan đến chủ đề thông qua việc đọc + Tạo môi trường học cộng đồng + Lưu giữ và nghe lại được bài thu âm, từ đó nhận ra được ngữ điệu, lỗi phát âm để cải thiện + Cảm thấy tự hào khi đăng bài và vui khi nhận bình luận o Khó khăn khi sử dụng voice blog + Tốn nhiều thời gian cho việc đọc lấy ý tưởng và sắp xếp ý tưởng + Tốn nhiều thời gian để thu âm lại + Tìm chỗ phù hợp để thu âm + Chất lượng đường truyền không tốt, ảnh hưởng đến việc thu âm và tải bài đăng lên blog + Không thành thạo khi sử dụng công nghệ nên gặp khó khăn với việc đăng bài và bình luận o Đề xuất + Giáo viên tương tác nhiều hơn, sửa lỗi hoặc cung cấp phản hồi cho mỗi bài đăng + Xây dựng hoạt động tranh luận trực tuyến giữa các thành viên + Giáo viên nên đăng nhiều chủ đề hơn ngoài nội dung trong giáo trình + Hiện thông báo về những bài đăng mới và bình luận mới trên trang blog + Cần có thêm công cụ ghi âm nhúng trực tiếp (embedded) trên trang + Cần có sự tương tác với người bản ngữ Số lần phản hồi Bảng câu hỏi mở cho thấy rằng một trong những lợi ích lớn nhất mà voice blog đã mang lại là việc đọc các tài liệu trên mạng và nghe bài đăng của các bạn giúp sinh viên học được cách trình bày ý tưởng theo một cấu trúc hợp lý và học được cách kết hợp từ trong tiếng anh (58,33%). Tuy nhiên, 41,67% số sinh viên cho rằng việc tìm và đọc những bài báo liên quan đến chủ đề, lựa chọn thông tin, sắp xếp 1

35 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 31 và tổ chức ý tưởng tốn khá nhiều thời gian. Và 45% sinh viên mong muốn nhận được sự tương tác với giáo viên nhiều hơn thông qua việc sửa lỗi và bình luận từng bài đăng của sinh viên. 5. Bàn luận 5.1. Hiệu quả và lợi ích của voice blog Kết quả khảo sát cho thấy không có sự khác nhau lớn giữa ba bài đăng ở ba khoảng thời gian đầu, giữa và cuối về độ lưu loát, sự đa dạng về từ vựng, sự chính xác về ngữ pháp, khả năng tổ chức và sắp xếp ý tưởng và phát âm. Hay nói cách khác, không có sự tiến bộ đáng kể về khả năng nói của sinh viên sau một kỳ học sử dụng voice blog. Kết quả này trùng với kết quả nghiên cứu của Sun (2009). Điều này có thể bắt nguồn từ việc môi trường học trên blog khá tự do và thoải mái, khác với lớp môi trường học để phát triển kỹ năng nói ở lớp học tuyền thống, nơi mà giáo viên thường có yêu cầu cao hơn về mặt phát âm và độ chính xác về ngữ pháp. Sinh viên có xu hướng mạo hiểm hơn trong việc tìm kiếm các cách diễn đạt ý tưởng nên sinh viên sẽ đầu tư hơn về nội dung và cách diễn đạt và ít sự tập trung về độ chính xác về mặt hình thức, do vậy có thể giải thích cho sự ít tiến bộ trong các bài đăng của sinh viên. Thời gian cũng là yếu tố cần xem xét trong nghiên cứu này. Việc thực hành kỹ năng nói trên blog trong thời gian một học kỳ (15 tuần) có thể không đủ để dẫn đến sự tiến bộ đáng kể về kỹ năng nói. Một vấn đề khác liên quan đến thời gian cần phải xem xét nữa là nhiều sinh viên vội vã đăng bài vào gần cuối kỳ thay vì đăng bài đều và xuyên suốt trong quá trình. Kết quả của việc đăng bài vội vã như vậy sẽ dẫn đến sự giảm sút cả về chất lượng và số lượng của các bài đăng. Một lý do khác dẫn đến sự thiếu tiến bộ trong việc phát triển kỹ năng nói khi sử dụng voice blog là hiệu ứng Hawthorne như đã được quan sát trong ngữ cảnh giáo dục (Sun, 2009). Sự hứng thú và nhiệt tình của người tham gia nghiên cứu khi sử dụng voice blog giảm dần khi sự mới mẻ dần mất đi. Do vậy, càng gần về cuối học kỳ, sinh viên càng không còn nhiều động lực và thích thí khi thu âm, đăng bài hay bình luận bài của các bạn trên blog. Ngoài ra, kỹ năng nói chỉ là một kỹ năng được đánh giá trong cả khóa học trong khi đó sinh viên cần phải hoàn thành phần bài tập để đánh giá của các kỹ năng khác như viết portfolio cũng như hoàn thành bài tập cho các khoá học khác. Nhiều sinh viên vội vã đăng đủ số bài theo quy định trước khi hết hạn thay vì sử dụng blog với sự cố gắng và nỗ lực nhất quán để cải thiện kỹ năng nói. Thêm vào đó, nhiều sinh viên chỉ ra rằng họ không thể duy trì sự đều đặn của các bài đăng vì những hoạt động liên quan đến việc chuẩn bị bài nói trước khi đăng chiếm khá nhiều thời gian hơn là việc đăng bài. Một số sinh viên chỉ ra rằng họ dành khá nhiều thời gian để đọc tài liệu về chủ đề, sắp xếp ý tưởng, kiểm tra từ vựng và ngữ pháp, hoặc thậm chí là thực hành việc nói nhiều lần trước khi đăng bài. Do vậy, thời gian thực sự dành cho việc phát triển kỹ năng nói bị hạn chế và dẫn đến việc dùng voice blog không có tác dụng nhiều trong việc cải thiện khả năng nói của sinh viên. Ngoài ra, việc thiếu sửa lỗi (corrective feedback) và phản hồi từ giáo viên đối với các bài đăng của sinh viên cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ít tiến bộ về kỹ năng nói vì nhiều sinh viên không nhận biết được lỗi về phát âm, cách kết hợp từ hoặc về cách diễn đạt ý tưởng. Kết quả của việc điều tra nhận thức và thái độ của sinh viên đối với hiệu quả của việc sử dụng voice blog để phát triển kỹ năng nói cho thấy rằng phần lớn sinh viên có thái độ tích cực đối với trải nghiệm học có sử dụng voice blog như là một phần hỗ trợ của khoá học và nhận thấy voice blog giúp họ cải thiện kỹ năng nói nói chung. Thực hành trên voice blog giúp giảm áp lực, loại bỏ sự lo lắng khi nói trước đám đông và nâng cao sự thoải mái và tự tin khi nói tiếng Anh. Điều này khuyến khích sinh viên thực hành nói nhiều hơn và hứng thú thể hiện ý tưởng nhiều hơn so với môi trường học kỹ năng nói trong lớp học truyền thống, sinh viên thường ngại nói và không dám trình bày quan điểm và ý kiến. Sinh viên cũng nhận thấy sự tiến bộ về khả năng tổ chức và sắp xếp ý tưởng. Điều này có thể được giải thích dựa trên phương pháp học kiến tạo mà người nghiên cứu hướng đến. Để chuẩn bị cho đoạn đăng trên voice blog, sinh viên cần đọc và nghiên cứu các tài liệu trên mạng liên quan đến chủ đề giáo viên đưa ra, sau đó tổng hợp và sắp xếp các ý tưởng. Sinh viên trở thành nhân tố chủ động trong quá trình học hơn là tiếp nhận kiến thức một cách bị động. Sinh viên cho rằng họ có thể truy cập vào để nghe lại bài đăng của mình trên voice blog, tự phân tích những lỗi phát âm, diễn đạt và tránh những lỗi trước đây. Ngoài ra, sinh viên còn có thể nghe bài đăng của giáo viên và những sinh viên khác về cùng chủ đề và được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Voice blog được xem như là một hồ sơ điện tử (electronic portfolio) giúp giáo viên quan sát sự quá trình học của sinh viên và giúp sinh viên kiểm soát được quá trình học và dễ dàng tiếp cận tài liệu khi cần và điều này hỗ trợ cho việc tự học của sinh viên. Kết quả từ phiếu điều tra cũng cho thấy phần đông sinh viên hứng thú với việc sử dụng voice blog và cho rằng voice blog giúp tạo ra môi trường học cộng đồng. Sinh viên cho rằng họ cảm thấy vui khi đăng bài và nhận bình luận về bài đăng của mình trên trang blog. Họ cảm thấy có động lực và học hỏi nhiều từ bài đăng của các bạn khác. Việc đăng bài và bình luận trên trang blog tạo ra một môi trường học hợp tác (Hsu và cộng sự, 2008), những sinh viên có khả năng tốt hơn có thể làm mẫu cho những sinh viên yếu hơn. Ngược lại, những sinh viên yếu hơn cần phải cố gắng hơn nữa, học hỏi để có thể đạt đến trình độ của những bạn tốt hơn. Trong nghiên cứu này, một số sinh viên bình luận rằng, họ thường tìm một người bạn tốt hơn để có thể làm mẫu cho mình. Mục tiêu của sinh viên là những bạn cùng lớp mà họ muốn học hỏi. Việc tương tác giữa các thành viên trong lớp cung cấp hình mẫu cho sinh viên, và môi trường học tương tác giúp thúc đẩy việc học và tăng động lực để sinh viên cải thiện khả năng của mình. Việc các bài đăng và bình luận trên blog được tập hợp dưới một chủ đề giúp sinh viên hiểu nhiều hơn và nghe được nhiều quan điểm về cùng một chủ đề và có cảm hứng từ các bài đăng của các bạn. Quá trình sinh viên chọn chủ đề, bài đăng để nghe và bình luận giúp phát triển tư duy phê phán Thách thức và đề xuất Ngoài những phản hồi tích cực, sinh viên cũng đưa ra

36 32 Nguyễn Nữ Thùy Uyên một số đề xuất để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng voice blog. Quan tâm lớn nhất của sinh viên là giáo viên cần tương tác nhiều hơn thông qua việc sửa lỗi và cung cấp phản hồi cho các bài đăng của sinh viên. Mục tiêu ban đầu khi thiết kế nghiên cứu sử dụng voice blog này là cung cấp cơ hội cho sinh viên tương tác với nhau, thực hành kỹ năng nói và nâng cao sự tự tin cho sinh viên. Nghiên cứu này khuyến khích sinh viên học từ bình luận của các bạn trong lớp hơn là chỉ dựa vào giáo viên. Sinh viên có thể nhận biết được lỗi và khả năng của mình khi so sánh bài đăng của mình và các bạn khác và khi nghe bình luận của các bạn. Cơ chế tự sửa lỗi này sẽ giúp sinh viên nhớ lâu hơn và nâng cao sự hiểu biết. Để cân bằng nhu cầu cần có phản hồi của giáo viên và việc nâng cao sự tự học của sinh viên, giáo viên có thể phản hồi và đưa ra những lỗi cơ bản cho một số bài đăng đầu. Khi sinh viên đã hình thành sự kiểm soát nhiều hơn, giáo viên sẽ chỉ đăng lên những chủ đề và định hướng cho sinh viên. Thêm vào đó, lớp học với số lượng sinh viên ít hơn sẽ giúp cho giáo viên dễ dàng đăng phản hồi hơn, như Hsu và cộng sự (2008) đã đề nghị. Một số sinh viên đề xuất nên xây dựng các hoạt động tranh luận trực tuyến trên mạng để nâng cao sự tương tác giữa các thành viên trong lớp và cần có sự tương tác với người bản ngữ. Điều này có thể được thực hiện khi sinh viên đã quen với việc sử dụng công nghệ để thực hành và phát triển kỹ năng nói và khi sinh viên đủ tự tin vào khả năng nói của mình. Giáo viên có thể lập ra những diễn đàn trên mạng, như sử dụng công cụ Voxopop để nâng cao sự tương tác với một cộng đồng lớn hơn và có thể có sự tham gia của người bản ngữ. 6. Kết luận Việc cung cấp cho sinh những cơ hội thực hành kỹ năng nói trên voice blog ngoài lớp học và giáo viên cần có những biện pháp để giúp duy trì động lực và tăng sự hứng thú của sinh viên đối với việc sử dụng voice blog trong suốt một học kỳ. Về giao diện, giáo viên có thể thiết kế trang voice blog có biểu tượng like hoặc các biểu tượng cảm xúc như trên trang facebook. Việc này sẽ tăng tính sống động trên trang voice blog. Ngoài ra, để tạo độ cạnh tranh, giáo viên có thể thiết kế thêm chức năng bình chọn bài đăng nào phổ biến nhất hoặc được xem nhiều nhất. Giáo viên cần khai thác triệt để các nguồn tài nguyên đa phương tiện trên Internet như kết hợp một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả giữa việc sử dụng video, audio, hình ảnh và nguồn tài liệu văn bản. Một điểm khác cần lưu ý là thêm chức năng RSS (Really Simple Indication) chia sẻ nội dung qua website đơn giản hoặc chức năng hiện thông báo và thông báo qua mỗi khi có bài đăng hoặc bình luận mới để giúp sinh viên cập nhật nội dung trên trang voice blog và nhận được phản hồi ngay tức thì. Cuối cùng, giáo viên có thể mời nhiều khách tham gia vào trang blog, trong đó có những người bản xứ, hướng đến đối tượng khán giả lớn hơn và đa dạng hơn. Thêm vào đó, khi quyết định tích hợp voice blog vào khoá học, giáo viên nên xem xét những khía cạnh liên quan đến voice blog như điểm thành phần của các hoạt động trên blog so với toàn khoá học hay voice blog được dùng như là thành phần trọng tâm hay chỉ là phần thêm vào của khoá học. Những nghiên cứu theo thời gian (longitudinal study) trong tương lai với thời gian dài hơn có thể sẽ khảo sát được những ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn của việc sử dụng voice blog ngoài lớp học để phát triển kỹ năng nói. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Campbell, A. P. (2003). Weblogs for use with ESL classes. The Internet ESL Journal, 4(2). Retrieved August 18, 2016 from [2] Hsu, W., Wang, S., & Comac, L. (2008). Using audioblogs to assist Enligsh-language learning: An investigation into student perception. Computer Assisted Language Learning, 21(2), [3] Huang, H. C. (2015). From web-based readers to voice bloggers: EFL learner s perspectives. Computer Assisted Language Learning, 28(2), doi: / [4] Huann, T. Y. & Thong, M. K. (2006). Audioblogging and podcasting in education. In IT Literature Review, 1-14 (pp.1-14). Singapore: Educational Technology Division, Ministry of Education. [5] Sun (2009). Sun, Y. C. (2009). Voice blog: An exploratory study of language learning. Language Learning & Technology, 13(2), (BBT nhận bài: 03/01/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 13/01/2017)

37 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 33 GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG DU LỊCH PHÚ QUỐC GIAI ĐOẠN MEASURES FOR TRANING TOURISM LABOR FORCE IN PHU QUOC Nguyễn Vương Trường Đại học Kiên Giang; nvuong@vnkgu.edu.vn Tóm tắt - Nguồn lao động du lịch là một yếu tố quan trọng, có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Thực tế hiện nay, lực lượng lao động du lịch Phú Quốc có trình độ tay nghề còn yếu, tính chuyên nghiệp chưa cao, phần lớn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo,...từ đó làm cho chất lượng dịch vụ thấp, sự hài lòng của du khách không cao. Một khảo sát đã được thực hiện với 158 lao động nghành du lịch, 75 lãnh đạo doanh nghiệp du lịch để đánh giá thực trạng lao động du lịch Phú Quốc hiện nay, nhằm đưa ra các giải pháp đào tạo lao động du lịch tại Phú Quốc. Kết quả khảo sát đã cho thấy, hiện nay nhu cầu lao động du lịch là rất lớn, tuy nhiên chất lượng lao động chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực tế công việc. Nghiên cứu đã gợi ý một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo lao động du lịch để phát triển bền vững du lịch Phú Quốc. Từ khóa - lao động; du lịch; lao động du lịch; đào tạo du lịch; Phú Quốc. Abstract - Tourism labor force is an important factor with a direct impact on the business performance of a tourism enterprise as well as on the sustainable development of tourism industry. Indeed, at present, tourism workforce of Phu Quoc is unskilled and unprofessional because most of the tourism workers have not had any training. This makes the quality of service low, the satisfaction of tourists not high. A survey was carried out through surveying 158 tourism workers, 75 tourism business leaders in Phu Quoc in order to analyze the current state of tourism labor here. The results of the study show that tourism labor needs are great; however, the quality of tourism labor of Phu Quoc currently is not enough to meet the real requirements of the job. The study has suggested measures to improve the quality of tourism employment training for tourism in Phu Quoc island to develop sustainably. Key words - labor; tourism; tourism labor; tourism training; Phu Quoc island. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, Phú Quốc nổi lên như một điểm đến hấp dẫn hàng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long về du lịch và lòng hiếu khách, đón tiếp lượt khách năm 2015, trong đó có lượt khách quốc tế; bình quân mỗi năm tăng 29,51% giai đoạn ; đóng góp hơn 38,93% cho GDP của huyện,... Những con số ấn tượng này đã khẳng định nhu cầu lớn về nguồn lao động trong lĩnh vực du lịch ở Phú Quốc hiện nay. Theo số liệu thống kê 2015 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang, Phú Quốc hiện có hơn 150 khu resort, khách sạn, nhà nghỉ với trên phòng lưu trú; trong khi đó tổng số lao động trong ngành du lịch của huyện chỉ hơn người, thấp hơn nhiều so với chuẩn chung (từ 1,3-1,8 lao động/phòng). Sau khi hoàn thành tuyến cáp điện ngầm đưa điện lưới quốc gia ra Phú Quốc tháng 02/2014 và đưa vào sử dụng cảng hàng không quốc tế Phú Quốc tháng 12/2012, vấn đề nguồn lao động phục vụ du lịch càng nóng hơn. Trong bối cảnh nguồn lao động du lịch Phú Quốc hiện nay đã có sự cải thiện nhưng vẫn được đánh giá là trẻ, thiếu và yếu; tính chuyên nghiệp chưa cao, thiếu tính đồng bộ. Nhiều người, nhiều công việc thiếu những tiền lệ và sự trải nghiệm, đang trong quá trình tìm tòi, tiếp cận để học hỏi, bổ sung, hoàn thiện mình. Nhu cầu xã hội tăng nhanh, qui mô đào tạo mở rộng dẫn đến tình trạng cạnh tranh đôi khi thiếu lành mạnh làm giảm chất lượng đào tạo chung của toàn ngành (Dương Văn Sáu, 2015). Nguồn lao động chính là yếu tố quyết định thành quả của bất kỳ một ngành kinh tế nào, đồng thời nguồn lao động chất lượng cao trong du lịch sẽ là động lực tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc để đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của du khách; khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch, từ đó góp phần đưa ngành du lịch vươn tới sự phát triển bền vững. Xuất phát từ những thực tiễn trên và nhằm nâng cao chất lượng phục vụ góp phần quan trọng vào việc thắng lợi nhiệm vụ phát triển du lịch Phú Quốc nên việc thực hiện nghiên cứu: Giải pháp đào tạo lao động du lịch Phú Quốc giai đoạn vô cùng quan trọng và cần thiết. Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học giúp lãnh đạo địa phương đề ra chính sách định hướng và giải pháp đào tạo, cung ứng lao động đáp ứng cơ cấu lao động huyện Phú Quốc giai đoạn để phát triển ngành du lịch tỉnh nhà ngày càng bền vững. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng lao động du lịch Phú Quốc, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp đào tạolao động đáp ứng nhu cầu lao động ngành du lịch của Phú Quốc giai đoạn Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi được thiết kế riêng cho từng đối tượng để thu thập số liệu sơ cấp theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện ở các doanh nghiệp du lịch tại Phú Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 09/2015 đến 12/2015. Cụ thể, tác giả tiến hành khảo sát 158 nhân viên du lịch và 75 nhà quản lý doanh nghiệp du lịch để thực hiện trong nghiên cứu. Phương pháp phân tích thống kê: Nghiên cứu nàythu thập và sử dụng dữ liệu thứ cấp có sẵn từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Kiên Giang, cục Thống kê tỉnh Kiên Giang, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch, Tổng cục du lịch để đánh giá thực trạng của nguồn lao động du lịch ở Phú Quốc Phương pháp chuyên gia: gặp gỡ phỏng vấn và trao đổi thông tin trực tiếp với những chuyên gia, những nhà quản lý và sử dụng lao động trong ngành du lịch ở Phú Quốc, để xin ý kiến đánh giá, kiểm định về tính thực tiễn, khả dụng của bản câu hỏi để dùng để khảo sát.

38 34 Nguyễn Vương Phương pháp suy diễn quy nạp: Qua các tài liệu, các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực du lịch tại Việt Nam, tác giả hệ thống lại các nội dung từ thực tiễn cũng như lý luận làm cơ sở cho việc phân tích, suy đoán, diễn giải, xây dựng các giải pháp và lập kế hoạch hành động và bước đi thích hợp 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Mô tả đặc điểm lao động du lịch Phú Quốc Giới tính Theo số liệu điều tra 158 lao động du lịch của tác giả thực hiện vào tháng 12/2015, cho thấy số lượng lao động du lịch tại Phú Quốc có cơ cấu về giới tính như Biểu đồ 1: nữ chiếm tỷ lệ 58,2% trong tổng số lao động, tương đương 92 người), nam chỉ chiếm 41,8% (tương đương 66 người). Nhân viên nữ tập trung chủ yếu ở các bộ phận như buồng, bàn, lễ tân % 58.20% Nam Nữ Biểu đồ 1. Cơ cấu số lượng lao động du lịch Phú Quốc năm 2015 phân theo giới tính Nguồn: Số liệu tự khảo sát, Độ tuổi Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Kiên Giang (2015), số lượng lao động du lịch Phú Quốc dưới 30 tuổi là người, tăng 13,6% so với năm 2013 và gấp 1,9 lần so với năm Trong cơ cấu lao động du lịch huyện Phú Quốc năm 2015, số lao động có độ tuổi dưới 30 và trong khoảng 30 đến 50 chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm, lần lượt là 40,9% và 31,1% kế đến là nhóm có độ tuổi từ 51 đến 55 chiếm 24,6%, nhóm trên 55 tuổi chiếm 3,4%. Điều này có thể giải thích bởi đặc trưng của ngành du lịch đòi hỏi lao động trẻ trung, năng động, có sức khoẻ nhằm đảm bảo tốt các yêu cầu của công việc. Bảng 1. Kết cấu lao động du lịch theo độ tuổi Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới , , ,6 Trên ,4 Tổng ,0 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang, Kinh nghiệm làm việc Thâm niên là một tiêu chí để phản ánh kinh nghiệm trong công tác của người lao động trong lĩnh vực du lịch huyện Phú Quốc. Những lao động có thâm niên càng cao sẽ có những hiểu biết cần thiết để giải quyết công việc tốt trong những tình huống nhất định. Biểu đồ 2 biểu diễn kết quả thống kê về thâm niên của người lao động du lịch Phú Quốc. Kết quả, người lao động du lịch huyện Phú Quốc phần lớn chưa có nhiều kinh nghiệm, thâm niên dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 78,8%, nhóm những lao động mới thường hăng hái với công việc, tràn đầy nhiệt huyết, họ thường muốn thể hiện năng lực của mình, năng động, sáng tạo, đem lại hiệu quả công việc cao. Tỷ lệ số lượng nhân viên có thâm niên lao động cao giảm dần khi số năm kinh nghiệm tăng dần. Cụ thể, nhóm lao động có thâm niên từ 5-10 năm chiếm 18,9% và thấp nhất là những nhân viên có thâm niên trên 10 năm, chiếm 2,3%. Biểu đồ 2. Thâm niên lao động du lịch huyện Phú Quốc Nguồn: Số liệu tự khảo sát, Trình độ chuyên môn Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang (2015), trình độ sau đại học chiếm 0,1% và trình độ đại học đạt 4,9%, trình độ cao đẳng 7,7%, trình độ trung cấp đạt 14,3%, trình độ khác đạt 23,8%; tổng số lao động du lịch chưa qua đào tạo chiếm 49,2% (tăng nhanh so với các năm khác). Điều này diễn ra đúng với thực tế là Phú Quốc đang cần rất nhiều lao động để phục vụ cho các khu du lịch, vui chơi giải trí khép kín vừa ra đời trong năm Bảng 2. Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực phục vụ du lịch Phú Quốc giai đoạn Đơn vị: Người Danh Mục Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Khác Chưa qua đào tạo Tổng nhân lực Tỷ lệ % LĐ qua đào tạo 18.92% 2.25% Dưới 5 năm Từ 5-10 năm Trên 10 năm 78.83% 26,17 28,65 29,46 29,67 49,2 Nguồn: Sở Văn hoá Thể thao & Du lịch tỉnh Kiên Giang,2015 Trong giai đoạn năm , tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng thêm 5,16%. Trong đó, tốc độ tăng của nhóm nhân viên có trình độ Đại học và Cao đẳng khá cao lần lượt là 376% và 225%. Số lượng các lao động chưa qua đào tạo mặc dù còn chiếm số lượng lớn nhưng tốc độ tăng lại có dấu hiệu chậm dần qua các năm. Điều này chứng tỏ, công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên trong ngành đã được các cấp lãnh đạo quan tâm sâu sát nhằm nâng dần chất lượng phục vụ của ngành du lịch Trình độ ngoại ngữ, tin học. Với việc gia nhập vào các tổ chức thế giới cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ đòi hỏi nhân viên phục vụ cần có những kiến thức cơ bản về ngoại ngữ cũng như tin học, đặc biệt là trong ngành du lịch.

39 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 35 Theo số liệu điều tra thực tế của nhóm tác giả được thể hiện ở Bảng 3, cho thấy lượng lao động du lịch Phú Quốc có chứng chỉ B ngoại ngữ chiếm tỷ lệ cao nhất đạt là 49,55%, và 68,32% tổng số nhân viên có chứng chỉ A tin học. Các chứng chỉ A, B quốc gia chiếm tỷ trọng rất cao (93,69% đối với trình độ ngoại ngữ; 95,05% đối với trình độ tin học), các loại chứng chỉ cao hơn chỉ chiếm một phần nhỏ, dao động trong khoảng từ 0,99% đến 3,60%. Bên cạnh đó, vẫn còn có một bộ phận lao động du lịch vẫn chưa có các chứng chỉ về ngoại ngữ và tin học, với tỷ lệ lần lượt là 1,80% và 2,97%. Với trình độ chỉ hiểu biết cơ bản về ngoại ngữ và tin học như hiện nay, lao động du lịch Phú Quốc chỉ có thể giao tiếp trong phạm vi chuyên môn của mình. Khi được hỏi về những vấn đề khác, họ không thể giải quyết được vấn đề, không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Mặt khác, số lượng khách du lịch quốc tế đến đây mỗi năm rất lớn và có xu hướng ngày càng tăng (chủ yếu là khách đến từ Nga và Đức) nhưng số lượng lao động biết những ngoại ngữ khác (ngoài tiếng Anh) rất ít. Bảng 3. Trình độ ngoại ngữ, tin học của lao động du lịch Phú Quốc Tiêu chí Ngoại Ngữ Tần số Tỷ lệ (%) Tiêu chí Tần số Tin học Tỷ lệ (%) Chứng chỉ A 70 44,14 Chứng chỉ A ,32 Chứng chỉ B 78 49,55 Chứng chỉ B 42 26,73 Chứng chỉ C 6 3,60 Chứng chỉ Quốc tế 3 1,80 Chưa qua đào tạo 1 0,90 Trình độ trung cấp Trình độ CĐ/ĐH Chưa qua đào tạo 2 0,99 5 2,97 2 0,99 Nguồn: Khảo sát của nhóm tác giả tháng 12/ Đánh giá chất lượng đào tạo lao động du lịch địa phương Chất lượng nhân viên khối lưu trú Kỹ năng lập kế hoạch Kỹ năng quản lý môi trường Kỹ năng quản lý Kỹ năng vận hành/kỹ thuật Kỹ năng lãnh đạo Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng IT/Web Kỹ năng bán hàng Kỹ năng ngôn ngữ Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng dịch vụ khách hàng 28% 36% 38% 40% 41% 52% 58% 60% 62% 75% 82% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Biểu đồ 3.Mức độ hài lòng về chất lượng phát triển kỹ năng tại các cơ sở đào tạo du lịch địa phương Nguồn: Số liệu tự khảo sát, 2015 Các cơ sở lưu trú là nơi tạo việc làm cho sinh viên tốt nghiệp từ các chương trình đào tạo về du lịch và khách sạn từ các cơ sở đào tạo về du lịch ở địa phương. Cuộc đánh giá nhu cầu đào tạo lao động du lịch ở Phú Quốc đã đánh giá nhận thức của doanh nghiệp du lịch về những kỹ năng mà sinh viên tốt nghiệp thể hiện ở nơi làm việc như là kết quả của quá trình đào tạo. Các sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch được đánh giá một cách tích cực về các lĩnh vực dịch vụ khách hàng, kỹ năng giao tiếp và khả năng ngoại ngữ nhưng bị đánh giá ở mức thấp hơn nhiều trong mảng kỹ thuật, lãnh đạo và quản lý, lập kế hoạch về môi trường. Nghiên cứu này tìm kiếm thông tin từ khối cơ sở lưu trú về những lỗ hổng kĩ năng quan trọng cần có và các nhu cầu đào tạo tương ứng đối với khối cơ sở lưu trú tại Phú Quốc. Các ưu tiên được đặt ra trong toàn khối từ các cơ sở chưa được phân loại đến các cơ sở 2-5 sao đều liên quan đến những gì được gọi là "kỹ năng mềm", những năng lực không liên quan đến các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm khách sạn nhưng tập trung vào giao tiếp bao gồm ngôn ngữ, dịch vụ liên quan đến khách hàng và bán hàng/năng lực tiếp thị. Đây là một phát hiện quan trọng của nghiên cứu này và có ý nghĩa quan trọng đối với các chương trình đại học và đào tạo nghề hiện có và đối với sự quan tâm dành cho các tiêu chuẩn nghề như VTOS. Cũng có bằng chứng về nhu cầu kĩ năng dành cho các khu vực hỗ trợ kĩ thuật quan trọng như vệ sinh thực phẩm, quản lý chất lượng, y tế và an toàn. Đây là những mảng kĩ năng quan trọng, có tính trụ cột và việc các kĩ năng của nhân viên được đánh giá cao có ảnh hưởng lớn đối với các chương trình đào tạo của Giáo dục và đào tạo Nghề Du lịch tại các cơ sở đào tạo lao động du lịch địa phương. Ngược lại, những mảng kỹ năng liên quan đến sản phẩm quan trọng như món ăn Việt Nam và món Âu không nằm trong những mảng kĩ năng ưu tiên, mặc dù trải nghiệm về ẩm thực tinh tế rất quan trọng đối với khách du lịch ngày nay. Thương mại điện tử Y tế và An toàn Lãnh đạo/quản lý nhân sự Vệ sinh thực phẩm Quản lý Chất lượng Bán hàng Tiếp thị và Quảng bá Dịch vụ khách hàng Giao tiếp Tiếng Anh Biểu đồ 4. Đánh giá về các kĩ năng chủ chốt trong khối cơ sở lưu trú Nguồn: Số liệu tự khảo sát, 2015 Nghiên cứu này đã khảo sát nhận thức của những người được hỏi liên quan đến các nhu cầu kỹ năng trong tương lai dành cho lao động khối cơ sở lưu trú. Các câu trả lời đều nhấn mạnh rõ ràng 2 yếu tố kĩ năng giao tiếp và ngoại ngữ. Ưu tiên này cho thấy đây là những lĩnh vực mà những người được hỏi tin rằng bản thân các doanh nghiệp không có khả năng để phát triển các kỹ năng cần thiết, trong khi các lĩnh vực khác có thể được đào tạo trong nội bộ, chỉ cần người lao động đã có kĩ năng giao tiếp và ngoại ngữ phù hợp. Phát hiện này có ý nghĩa lớn đối với các chương trình đào tạo nghề và đào tạo đại học cũng như đối với trọng tâm của các kĩ năng đào tạo chính dành cho khối cơ sở lưu trú Khối công ty lữ hành và điều hành tour Biểu đồ 5, đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp

40 36 Nguyễn Vương về các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực lữ hành cho thấy mức độ hài lòng cao nhất với các kỹ năng của họ trong các mảng năng lực mềm như giao tiếp, ngôn ngữ và dịch vụ khách hàng. Xếp hạng thấp nhất dành cho quản lý môi trường và các kỹ năng về hoạt động/kỹ thuật trong khối công ty lữ hành/điều hành tour du lịch. Biểu đồ 5.Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về các kỹ năng của sinh viên lữ hành Nguồn: Số liệu tự khảo sát, 2015 Biểu đồ 6, khảo sát về các nhu cầu kỹ năng trong tương lai của khối các công ty lữ hành/ điều hành tour xác định bốn mảng kĩ năng riêng biệt, mặc dù mức độ của mỗi mảng là không giống nhau. Kỹ năng hành chính Kỹ năng viết Đổi mới và sáng tạo Quản lý rủi ro Lịch sử văn hóa VN/ASEAN Thể hiện óc sáng tạo Nhận thức về môi trường Giải quyết vấn đề Kỹ năng tổ chức Bán hàng Giao tiếp Dịch vụ khách hàng,3.19,3.20,3.21,3.22,3.24,3.26,3.28,3.30,3.38,3.40,3.42,3.44,3.45,3.47,3.49,3.50,3.52,3.55,3.56,3.58,3.64,3.68,3.72,2.90,3.00,3.10,3.20,3.30,3.40,3.50,3.60,3.70,3.80 Biểu đồ 6. Nhu cầu kỹ năng trong tương lai của lao động du lịch Nguồn: Số liệu tự khảo sát, 2015 Mảng các kỹ năng chi phối tương lai của khối này, là giao tiếp, ngoại ngữ, một loạt các khả năng kỹ năng mềm, dịch vụ khách hàng và cá tính. Tầm quan trọng thứ hai thuộc về một loạt các năng lực cá nhân bao gồm làm việc độc lập, kỹ năng về cuộc sống và xã hội, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm. Thứ ba là kĩ năng liên quan đến công nghệ, bao gồm cả thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến và xử lý các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Cuối cùng, ít quan trọng nhất là các kỹ năng hoặc năng lực kỹ thuật trong các lĩnh vực như thiết kế tour du lịch, các chuyến đi thực tế và các lĩnh vực thể thao quan trọng. 4. Giải pháp đào tạo nguồn lao động du lịch Phú Quốc giai đoạn Đào tạo và phát triển là các hoạt động trực tiếp nâng cao chất lượng phục vụ du lịch của nhân viên trong địa bàn huyện, là điều kiện để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các du khách. Do đó, công tác này cần được thực hiện một cách có tổ chức và kế hoạch: 4.1. Chuẩn hoá nội dung, chương trình đào tạo - Nội dung, giáo trình đào tạo được xây dựng cho các nhóm chuyên ngành, nghề du lịch theo tiêu chuẩn quốc gia. - Gắn đào tạo lý thuyết với thực hành; bảo đảm thời lượng thực hành; tổ chức thực hành tại nhiều loại hình cơ sở để bảo đảm chất lượng thực hành sát với thực tế, yêu cầu công việc. - Chương trình đào tạo hướng đến việc áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam và học viên được Hội đồng Cấp chứng chỉ nghề du lịch Việt Nam (VTCB) thẩm định, cấp chứng chỉ Nghiệp vụ du lịch Việt Nam. - Sử dụng thang chuẩn Tiếng Anh TOEIC để đánh giá, chuẩn hoá trình độ ngoại ngữ Anh Văn trong đào tạo Tiếng Anh chuyên ngành du lịch. - Sử dụng triệt để các kỹ thuật đa dạng (công cụ trực quan, video clip, phần mềm chuyên ngành, ) trong quá tŕnh giảng dạy giúp người học tiếp cận với thực tế ngay trong quá trình học lý thuyết, khắc phục tình trạng đơn vị sử dụng phải đào tạo lại mới đáp ứng yêu cầu công việc Đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn lao động du lịch - Đối với nhân viên khối lữ hành: kỹ năng vận hành/kỹ thuật và Kỹ năng quản lý là một những kỹ năng mà theo khảo sát của các doanh nghiệp thì nhân viên khối lữ hành phải được đào tạo thêm. Bên cạnh đó, theo khảo sát về nhu cầu kỹ năng trong tương lai của khối lữ hành, cần đào tạo thêm các kỹ năng về:kỹ năng hành chính, kỹ năng viết, đổi mới và sáng tạo, lịch sử văn hóaviệt Nam, ASEAN; coi trọng việc phát triển trình độ ngoại ngữ giao tiếp. - Đào tạo đội ngũ chuyên môn tiếp thị, nghiên cứu thị trường. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ về tiếp thị và nghiên cứu thị trường cho các doanh nghiệp. - Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên về mảng kỹ năng vận hành/kỹ thuật, quản lý, lập kế hoạch về môi trường và kỹ năng làm việc nhóm, tại các cơ sở khối lưu trú. - Đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ hướng dẫn viên về các kỹ năng: 4.3. Thực hiện đa dạng hoá hình thức đào tạo Để bảo đảm đáp ứng đủ nguồn lao động du lịch, bên cạnh việc đào tạo mới theo chương trình đào tạo chính quy ở các cơ sở đào tạo, cần đẩy mạnh hńh thức đào tạo đại học, cao đẳng tại chức; bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ngắn hạn, huấn luyện tại chỗ. Hình thức đào tạo, huấn luyện tại chỗ cần được công nhận chính thức, lao động được đào tạo lại, bồi dưỡng, huấn luyện tại chỗ được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đã qua đào tạo. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nguồn lao động du lịch sẵn có tại đơn vị được tiếp tục học tập nâng cao trình độ, năng lực quản lý ở trình độ cao hơn về chuyên ngành quản trị kinh doanh du lịch bằng các hình thức đào tạo từ xa, qua mạng,

41 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 37 Mở rộng các hình thức đào tạo tại chức, huấn luyện không chính quy; đa dạng hoá loại hình đào tạo như: doanh nghiệp tự đào tạo, đào tạo tại chỗ, đào tạo tập trung, đào tạo từ xa, đào tạo qua mạng (e-learning) Tăng cường liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về đào tạo lao động du lịch - Đối tượng liên kết, hợp tác là các Trung tâm du lịch lớn trong nước có các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch, có nguồn giáo viên mạnh, có kinh nghiệm trong công tác quản lý, phát triển lao động du lịch như: thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội và các nước, các tổ chức quốc tế mà Tổng cục Du lịch đã ký hiệp định hợp tác du lịch. - Các hoạt động liên kết, hợp tác đào tạo chủ yếu là thu hút dự án đầu tư về đào tạo; trao đổi kinh nghiệm; đổi mới chương trình, giáo trình giảng dạy, thực hành; hỗ trợ giảng viên chuyên ngành; hỗ trợ chuyên gia quốc tế; hỗ trợ đào tạo, tu nghiệp tại nước ngoài; tư vấn, tài trợ kinh phí, kỹ thuật, kinh nghiệm, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý đào tạo và phát triển lao động du lịch với các hình thức như mời các các tổ chức quốc tế đến Phú Quốc nghiên cứu, khảo sát, tư vấn và tài trợ kinh phí đào tạo và phát triển nguồn lao động du lịch thông qua các dự án quốc tế về du lịch. - Thông qua hợp tác trong nước và quốc tế để hỗ trợ phát triển đội ngũ chuyên gia, người dạy, tiếp cận nguồn kiến thức, kinh nghiệm của các Trung tâm du lịch lớn trong nước và quốc tế, Kết luận Du lịch huyện Phú Quốc trong thời gian qua phát triển khá nhanh, thu hút nhiều lao động các nơi. Lượng lao động du lịch tăng bình quân trên 28,8% trong giai đoạn Các dự án du lịch có quy mô lớn và cơ sở lưu trú du lịch hạng sao cao đi vào hoạt động đã thúc đẩy hình thành đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, nhân viên nghiệp vụ lành nghề ở huyện. Mặt khác, các dự án du lịch có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút về tỉnh một số lao động người nước ngoài có tay nghề cao, trình độ chuyên nghiệp và kinh nghiệm quản lý kinh doanh du lịch ở tầm quốc tế. Tuy nhiên, lao động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu. Đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh du lịch thiếu, không theo kịp nhu cầu. Chất lượng lao động nghiệp vụ ở các doanh nghiệp du lịch còn nhiều hạn chế. Lao động chưa được đào tạo chiếm tới 40,04% trong tổng số lao động. Trình độ ngoại ngữ nói chung còn thấp, tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu 72,21% không biết ngoại ngữ trong tổng số lao động. Số lao động chỉ qua bồi dưỡng ngắn ngày và huấn luyện tại chỗ khá cao, chiếm 14,28% trong tổng số lao động. Độ tuổi lao động là 46,37%, chứng tỏ Phú Quốc có một đội ngũ lực lượng trẻ trong ngành du lịch nhưng kinh nghiệm dưới 3 năm là 56,56% cũng rơi vào lực lượng trẻ này. Trong thời gian tới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động du lịch cần có sự hành động tích cực của các cơ sở đào tạo du nghề du lịch, doanh nghiệp du lịch và người lao động trong lĩnh vực du lịch. Các cơ sở đào tạo cần đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn với những lợi thế của địa phương, đào tạo gắn liền với nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên, đáp ứng các theo tiêu chuẩn quốc gia. Cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch cần đẩy mạnh hợp tác nhằm đảm bảo đào tạo gắn với nhu cầu phát triển của ngành, xã hội và thị trường. Người lao động trong lĩnh vực du lịch cần chủ động học hỏi, trau dồi, nâng cao trình độ để đạt được sự chuyên nghiệp và các tiêu chuẩn mang tầm khu vực và quốc tế về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, trình độ ngoại ngữ, để được công nhận năng lực, trở thành lao động có kỹ năng bậc cao, đáp ứng yêu cầu công việc và hội nhập quốc tế. Khi có bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia, sự hợp tác hiệu quả giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch và lao động du lịch hội đủ năng lực tiêu chuẩn thì nhân lực du lịch của Phú Quốc hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu cung ứng nguồn lao động du lịch của Phú Quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục Thống Kê tỉnh Kiên Giang, Niên giám thống kê, năm [2] Cục Thống Kê tỉnh Kiên Giang, Niên giám thống kê, năm [3] Dương Văn Sáu, Đào tạo nhân lực du lịch ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, ĐHKG, 2015,< LICH-O-VIET-NAM---NHUNG-VAN-DE-LY-LUAN-VA- THUC-TIEN/ [4] Phòng thống kê huyện Phú Quốc, Báo cáo số liệu thống kê, năm [5] Phòng thống kê huyện Phú Quốc, Báo cáo số liệu thống kê, năm (BBT nhận bài: 25/11/2016, hoàn tất thủ tục phản biện: 16/02/2017)

42 38 Nguyễn Thị Lan Anh ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ QUYỀN LỰC LÊN CHIẾN LƯỢC TỪ CHỐI LỜI YÊU CẦU TRONG THƯ ĐIỆN TỬ VIẾT BỞI NGƯỜI VIỆT SỬ DỤNG TIẾNG ANH NHƯ NGOẠI NGỮ Ở MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC EFFECT OF POWER ON REFUSAL STRATEGIES TO A REQUEST IN WRITTEN BY VIETNAMESE EFL LEARNERS AT WORKPLACE Nguyễn Thị Lan Anh Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; lananh211@gmail.com Tóm tắt - Nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của biến số quyền lực lên chiến lược từ chối lời yêu cầu trong thư điện tử tại chỗ làm bởi người Việt sử dụng tiếng Anh như ngoại ngữ. Thư điện tử từ chối lời yêu cầu được viết bởi 18 người tham gia trong ba tình huống được mã hoá và phân tích bằng Chi bình phương. Kết quả cho thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê trong cách từ chối yêu cầu của đồng nghiệp có quyền lực hoặc cao hơn hoặc ngang bằng hoặc thấp hơn. Xét ba chiến lược được sử dụng thường xuyên nhất, khác biệt quyền lực giữa người từ chối và người yêu cầu cũng tạo nên khác biệt trong nội dung chiến lược. Từ chối người có quyền lực cao hơn thì lý do/cớ thể hiện sự khẩn cấp và cần thiết của các cam kết trước đó được sử dụng nhiều hơn lý do/cớ gia đình. Giải pháp thay thế được sử dụng với đối tượng này thường là trì hoãn để thực hiện tại nhà vì cách nhìn nhận rằng không thể từ chối hẳn người có quyền lực cao hơn. Từ khóa - ngữ dụng học; thư điện tử; hành ngôn; chiến lược từ chối; biến số quyền lực Abstract - The research investigates effects of power on refusal strategies to a request in written by Vietnamese EFL learners at workplace. Refusal to three request scenarios written by 18 participants is coded and analyzed by Chi-square. The findings show that there is statically significant difference in refusal strategies employed to refuse a coworker whose power is higher or equal or lower. In terms of content of the three most frequently-used indirect strategies, it is found that power has an influence on the invented content. When refusing a higher-power requester, requestees often use reason/excuse which refers to the importance of prior commitments. In contrast, family-related reason/excuse is used more frequently in refusing a lower-power requesters or a requester with equal power. Alternatives which suggest doing the request later at home are used in refusing a boss because participants believe that refusing a boss request straightaway is impossible. Key words - pragmatics; ; speech act; refusal strategies; power 1. Đặt vấn đề Những thập kỉ vừa qua, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong nhu cầu giao tiếp liên văn hoá với phương tiện là tiếng Anh cùng với xu hướng toàn cầu hoá. Trong giao tiếp liên văn hoá rất dễ xảy ra sai sót trong ngữ dụng, đặc biệt trong những tình huống đòi hỏi sự tinh tế như từ chối thì ngôn ngữ sử dụng cần được cân nhắc kĩ bởi bản chất đe doạ thể diện đối tượng giao tiếp của hành ngôn (Brown & Levinson, 1978). Cùng với sự bùng nổ của việc sử dụng Internet, thư điện tử đã nhanh chóng trở thành phương tiện giao tiếp phổ biến, đặc biệt trong môi trường công việc nơi yếu tố nhanh và hiệu quả của giao tiếp được cho là cần thiết thì thư điện tử càng khẳng định được vị trí của nó. Barron (2003) cho rằng từ chối là một hành ngôn đòi hỏi sự khéo léo vì phản hồi tích cực (chấp thuận hoặc đồng ý) được mong chờ vì vậy người từ chối cần xem xét sao cho lịch sự và tránh ảnh hưởng mối quan hệ đôi bên và khi thực hiện hành động ngôn từ thì người ta thường xem xét khoảng cách xã hội (D), khác biệt quyền lực (P) và mức độ áp đặt (R): - khoảng cách xã hội: mức độ quen biết giữa hai bên tham thoại - khác biệt quyền lực: khác biệt về địa vị giữa hai bên tham thoại - mức độ áp đặt: mức độ tác động tiêu cực của hành ngôn Đối với hành ngôn từ chối thì sự hành vi giữ thể diện càng được cân nhắc vì hành ngôn chắc chắn sẽ khiến người từ chối cảm thấy bị mất thể diện tích cực (thể diện này mất đi khi bị từ chối thoả mãn mong muốn). Chính vì vậy cần nâng cao yếu tố lịch sự trong hành ngôn. Có 2 quan điểm về lịch sự, trong đó vai trò của quyền lực thể hiện khác nhau. Từ quan điểm lịch sự chuẩn mực, Idle (1989) và Gu (1990) nhấn mạnh hình ảnh xã hội, tức uy tín và danh dự của một cá nhân trong cộng đồng. Quyền lực được xác định thông qua sự tôn trọng trật tự thứ bậc trong quan hệ xã hội và sự thừa nhận vị thế xã hội của người đối thoại. Từ quan điểm lịch sự chiến lược, Brown và Levison (1978) xây dựng khái niệm thể diện (face) gồm có hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập nhau: thể diện tích cực và thể diện tiêu cực. Mọi hành vi giao tiếp đều tiềm tàng khả năng đe dọa thể diện. Đe dọa càng lớn thì nỗ lực bù đắp càng cao, và phát ngôn sẽ có giá trị lịch sự lớn. Các nhà ngữ dụng học trên dường như khá thống nhất ở luận điểm: nhìn nhận đúng đắn về vai trò của quyền lực đối với việc đảm bảo điều kiện thuận lợi cho thực hiện hành động ngôn từ; đảm bảo lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ trong từng ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, ta có thể xây dựng những chiến lược giao tiếp phù hợp. Nghiên cứu quan trọng nhất khảo sát về hành vi từ chối trong ngôn ngữ có lẽ là nghiên cứu bởi được thực hiện bởi Beebe, Takahashi và Uliss-Weltz (1990). Đây là nghiên cứu về chuyển dịch ngữ dụng của người sử dụng tiếng Anh nhưng ngôn ngữ thứ nhất là tiếng Nhật. Phiếu khảo sát diễn ngôn được sử dụng để lấy dữ liệu và bảng phân loại các chiến lược từ chối đã được đề xuất sử dụng để phân tích dữ liệu. Đây là nghiên cứu quan trọng vì rất nhiều nghiên cứu sau này đã sử dụng bảng phân loại để mã hoá và phân tích dữ liệu. Nelson và cộng sự (2002) đã khảo sát sự giống và khác

43 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 39 giữa lời từ chối bằng tiếng Anh của người Ai Cập và người Mỹ. Thú vị là nghiên cứu đã chỉ ra cả hai nhóm đều sử dụng chiến lược từ chối cũng như tần suất sử dụng là giống nhau. Wang (2003) đã thực hiện nghiên cứu đối sánh chiến lược từ chối trong tiếng Trung được sử dụng bởi người đến từ các nước nói tiếng Anh và người Trung Quốc. Wang nhận thất là khi từ chối lời yêu cầu, người Trung Quốc sử dụng chiến lược có tính ổn định hơn và các chiến lược này bị ảnh hưởng bởi quy định xã hội và biến số khoảng cách xã hội. Trong khi đó những người đến từ các nước nói tiếng Anh từ chối trong tiếng Trung thì sử dụng đa dạng chiến lược hơn. Johnson, Roloff và Riffee (2004) và Johnson (2007) khảo sát mối quan hệ giữa nguy cơ đe doạ thể diện và lời từ chối. Trong nghiên cứu đầu tiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi từ chối một lời yêu cầu, nguy cơ đe doạ thể diện tiêu cực của người từ chối thì cao hơn so với người từ chối. Johnson (2007) tìm hiểu mối quan hệ giữa nguy cơ đe doạ nhu cầu thể diện của người yêu cầu và người từ chối cũng như quan niệm về tính hiệu quả cũng như phù hợp của lời từ chối. Kết quả chỉ ra rằng hiệu quả từ chối có sự liên hệ tiêu cực với nguy cơ đe doạ thể diện tiêu cực của người từ chối nhưng lại liên hệ tích cực với nguy cơ đe doạ thể diện tích cực của người từ chối. Taguchi (2013) kết luận rằng những người tham gia có năng lực ngôn ngữ cao hơn thì sử dụng các hình thức ngôn ngữ phù hợp hơn và cũng có khả năng phản ứng nhanh hơn. Tuy nhiên, cả hai nhóm khác biệt về năng lực ngôn ngữ đều sử dụng chiến lược trực tiếp nhiều hơn người bản xứ. Đặc biệt là nhóm có cấp độ tiếng Anh thấp thể hiện sự hạn chế trong việc sử dụng phương tiện rào cản và các chiến lược gián tiếp. Nghiên cứu chiến lược từ chối được sử dụng bởi người Việt, Hồ Thị Mỹ Hậu (1999) đã thực hiện so sánh lời từ chối giữa người Việt và người Úc. Nguyễn Thị Minh Phương (2006) cũng thực hiện nghiên cứu tương tự với kết quả đối lập với nghiên cứu trước. Phương (2006) phát hiện ra người Úc sử dụng từ chối trực tiếp nhiều hơn người Việt Nam khi từ chối bằng tiếng Anh. Như vậy, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về cách thức từ chối được thực hiện nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào khảo sát về ảnh hưởng của biến số quyền lực lên cách thức từ chối của người Việt sử dụng tiếng Anh như ngoại ngữ trong thư điện tử. Do đó, nghiên cứu này thực hiện nhằm đóng góp vào cơ sở lý thuyết của hành ngôn này. 2. Giải quyết vấn đề Đối tượng nghiên cứu là chiến lược từ chối lời yêu cầu được thực hiện trong thư điện tử của các đối tượng khảo sát. Đối tượng tham gia khảo sát trong nghiên cứu này là 18 người đang đi làm trong môi trường có sử dụng tiếng Anh giao tiếp ở hình thức thư điện tử ở độ tuổi từ và không có chênh lệch nhiều về trình độ ngôn ngữ. Vì nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng biến số quyền lực lên cách thức từ chối lời yêu cầu nên sẽ có ba tình huống được đưa ra dưới dạng ba bức thư điện tử. Trong đó một tình huống người gửi sẽ có quyền lực cao hơn người nhận, một tình huống người gửi sẽ có quyền lực ngang bằng người nhận và một tình huống người gửi sẽ có quyền lực thấp hơn người nhận. Trong phạm vi của nghiên cứu này, quyền lực sẽ được hiểu là sự khác biệt về địa vị xã hội. Các tình huống sẽ được cụ thể hoá trong ba bức thư điện tử gửi đến địa chỉ thư điện tử người tham gia cung cấp. Các biến số khoảng cách xã hội và mức độ áp đặt sẽ được giữ ở mức trung bình nhằm tránh ảnh hưởng của hai biến giá trị này lên lời từ chối của người tham gia. Các tình huống này cũng giả định không có sự khác biệt lớn về tuổi tác giữa người từ chối và người yêu cầu. - Tình huống thứ nhất: Cấp trên của bạn yêu cầu bạn ở lại làm thêm giờ để hoàn tất báo cáo. - Tình huống thứ hai: Đồng nghiệp của bạn yêu cầu bạn làm số liệu gấp và việc này có thể khiến bạn phải về trễ. - Tình huống thứ ba: Cấp dưới của bạn yêu cầu bạn gửi số liệu trong ngày để người đó có thể hoàn tất báo cáo cho ngày mai. Những người tham gia được cho thời gian từ 1-2 ngày để phản hồi thư điện tử nhận được. Không có giới hạn về số từ cũng như phong cách viết dành cho người tham gia. Sau khi nhận được thư trả lời của những người tham gia, người thực hiện nghiên cứu phỏng vấn những người tham gia nhằm tìm hiểu lý do cho chiến lược họ sử dụng trong từng tình huống cụ thể. Phỏng vấn sẽ được soạn dưới dạng câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc trong đó người trả lời có thể thoải mái thể hiện quan điểm của mình. Số liệu thu được từ các thư điện tử được mã hoá dựa vào công thức ngữ nghĩa được đề xuất bởi Beebe và Takahashi (1990). Beebe và Takahashi (1990,) đã khái quát hoá chiến lược từ chối thành công thức ngữ nghĩa (semantic formulas) và bổ sung từ (adjuncts) (được hiểu là những ngữ đi kèm với lời từ chối nhưng bản thân nó không có chức năng như lời từ chối). Sau khi được mã hoá, số liệu sẽ được đếm tần suất xuất hiện và dùng Chi bình phương để xác định sự khác biệt trong chiến lược từ chối giữa các tình huống. Phần số liệu thu được từ phỏng vấn sẽ được phân tính định tính. 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 3.1. Câu hỏi nghiên cứu 1: Có sự khác biệt nào trong cách thức từ chối lời yêu cầu được đưa ra bởi người có quyền lực xã hội hoặc thấp hơn hoặc ngang bằng hoặc cao hơn trong tiếng Anh? Sự khác biệt trong việc sử dụng các chiến lược Kết quả thu được từ 18 người tham gia là 54 thư điện tử từ chối lời yêu cầu. Các thư từ chối này được mã hoá thành 242 chiến lược từ chối. Trong đó, đáng chú ý là số lượng chiến lược có khuynh hướng tăng dần khi khác biệt quyền lực giữa người từ chối và người yêu cầu tăng dần. Khoảng cách quyền lực càng thấp thì số lượng chiến lược sử dụng càng giảm. Cụ thể là trả lời cho người có quyền lực thấp hơn thì chỉ sử dụng trung bình 3,6 chiến lược từ chối trong khi đó người có quyền lực xã hội cao hơn thì trung bình cần đến 5,5 chiến lược. Điều này cho thấy với những trường hợp từ chối người có quyền lực cao hơn người từ chối có khuynh hướng trả lời dài hơn và sử dụng đa dạng chiến lược nhằm giảm thiểu khả năng mất thể diện cho đối phương.

44 40 Nguyễn Thị Lan Anh Khi trả lời phỏng vấn tiếp sau thư điện tử những người tham gia nói rằng với người có quyền lực cao hơn họ cảm thấy khó từ chối vì yêu cầu được đưa ra có tính chất công việc và không phải là đòi hỏi quá đáng nên việc từ chối là do được yêu cầu chứ trên thực tế nếu trường hợp tương tự xảy ra họ sẽ tìm cách sắp xếp các công việc khác để đáp ứng yêu cầu được đưa ra. Chính vì vậy họ có khuynh hướng sử dụng nhiều chiến lược kết hợp nhằm giảm thiểu nguy cơ gây mất thể diện của lời từ chối. Bảng dưới tóm tắt chiến lược từ chối khi xét theo các nhóm cơ bản (bao gồm: chiến lược trực tiếp, chiến lược gián tiếp và bổ sung từ) được sử dụng bởi 18 người tham gia trong các tình huống mà quyền lực giữa người từ chối và người yêu cầu là cao hơn, thấp hơn và ngang nhau. Bảng 1. Tóm tắt chiến lược sử dụng trong ba tình huống Chiến lược trực tiếp Chiến lược gián tiếp TH1 TH2 TH3 n Bổ sung từ n χ2(4) = 9,54, p =0,0489*, V =0,1404, ϕ=0,199 Sau khi phân tích bằng Chi bình phương, ta thấy rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các tình huống.kết quả cũng cho thấy từ chối trực tiếp dù được sử dụng khá nhiều nhưng câu trả lời trên thực tế hoàn toàn không có trường hợp nào No (không) được sử dụng. Thay vào đó chỉ cụm từ I can t nhằm thể hiện việc không có khả năng chấp nhận lời yêu cầu được sử dụng.hơn nữa, khi khảo sát thứ tự những chiến lược được sử dụng thì chiến lược từ chối trực tiếp thường được sử dụng kết hợp với các chiến lược từ chối gián tiếp và bổ sung từ và không có thư nào chiến lược này được lựa chọn sử dụng đầu tiên. Nó được sử dụng sau ít nhất một chiến lược từ chối gián tiếp. Chiến lược được sử dụng phổ biến nhất là đưa ra lý do hoặc là cớ cho sự không chấp thuận của mình. Trên thực tế, chiến lược này chiếm gần 1/5 tổng số chiến lược được sử dụng. Chiến lược phổ biến thứ hai được sử dụng là đưa ra giải pháp thay thế. Tiếp theo sau là các ngữ thể hiện sự lấy làm tiếc. Rào đón, giải thích và ngôn ngữ thể hiện sự mong ước cũng được sử dụng thường xuyên. Bổ sung từ được sử dụng chủ yếu ở tình huống người yêu cầu có quyền lực cao hơn. Bản thân bổ sung từ không có chức năng từ chối nhưng bổ sung từ lại là từ đệm cho lời từ chối. Thực ra việc sử dụng bổ sung từ một cách linh hoạt giữa các đối tượng cho thấy khả năng sử dụng ngôn ngữ uyển chuyển của những người tham gia nghiên cứu. Việc này có thể lý giải vì những người tham gia nghiên cứu đều có làm việc với người bản ngữ tại chỗ làm của mình trên thực tế. Hơn nữa việc tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện và những người tham gia đều biết rõ mình sẽ được yêu cầu làm gì trước khi đồng ý tham gia nên ta có thể thấy những người tham gia đều là những người tự tin sử dụng tiếng Anh. Việc tiếp xúc với người bản ngữ cũng giúp họ có nhận thức hơn về cách sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp và tự nhiên ở mức có thể Khác biệt trong nội dung của các chiến lược thường được sử dụng nhất Cớ và lý do là chiến lược gián tiếp được sử dụng phổ biến nhất. Mặc dù những người tham gia được tự do đưa ra cớ và lý do cho lời từ chối của mình nhưng thú vị là hầu hết đều có chung ý tưởng. Mọi người có khuynh hướng sử dụng các chiến lược có liên quan đến gia đình, ví dụ như con tôi đang ốm nên tôi không thể hoàn thành được báo cáo trong ngày vì không thể ở lại sau giờ làm hoặc hôm nay tôi có việc gia đình gấp nên không thể ở lại sau giờ làm hoặc hôm nay là sinh nhật của bố tôi nên tôi phải về sớm. Tuy nhiên nếu nhìn vào bản tóm tắt dưới ta có thể thấy trong trường hợp từ chối người có quyền lực cao hơn thì các lý do hay cớ liên quan đến gia đình lại không được sử dụng nhiều như các trường hợp khác. Trong phỏng vấn, những người tham gia cho rằng dùng các yếu tố gia đình để từ chối trong công việc họ cảm thấy sẽ không được đánh giá cao bởi người có địa vị cao hơn vì những người đó sẽ cho rằng họ không tận tuỵ đúng mức cho công việc. Tuy nhiên, với đồng nghiệp và người có quyền lực thấp hơn, các lý do/cớ có liên quan đến gia đình sẽ dễ tạo được sự thông cảm. Bên cạnh lý do hay cớ liên quan đến gia đình được thì những cớ phổ biến khác thường đề cập đến là tính khẩn cấp hoặc cần thiết của những cam kết trước đó. Ví dụ có hứa với bạn từ xa đến là sẽ đón bạn hoặc có cuộc hẹn quan trọng từ trước không thể huỷ. Trong phỏng vấn, những người đưa ra các câu trả lời này thừa nhận rằng họ cảm thấy nếu như đưa lý do cụ thể kèm theo yếu tố khẩn cấp hoặc cam kết thì lời từ chối của họ sẽ giảm thiểu được sự mất thể diện cho cả họ lẫn người yêu cầu. Đó cũng là lý do vì sao loại cớ/lý do này được sử dụng nhiều với đối tượng có quyền lực cao hơn người từ chối. Bảng 2. Tóm tắt nội dung dùng trong chiến lược cớ/lýdo Lý do/cớ liên quan đến gia đình Lý do/cớ thể hiện sự khẩn cấp hoặc cam kết với những kế hoạch từ trước TH1 TH2 TH3 Tổng số (%) (51,1%) (20,9%) χ2 = 2,27, p =0,321, df = 2 Tuy vậy, kết quả Chi bình phương cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các tình huống khi xét về khía cạnh nội dung lý do / cớ. Sau lý do / cớ thì giải pháp thay thế là chiến được được sử dụng nhiều thứ hai. Phân tích nội dung của các chiến lược đưa giải pháp thay thế thì kết quả cho thấy các tình huống đưa ra thường được từ chối kèm giải pháp: thực hiện yêu cầu đưa ra vào thời gian khác tại chỗ làm hoặc làm việc đó ở nhà hoặc giới thiệu một người khác có thể làm việc

45 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 41 đó. Giải pháp đầu tiên (ví dụ, tôi sẽ làm nó vào ngày mai được không? ) là giải pháp được đưa ra phổ biến nhất. Giải thích cho việc sử dụng giải pháp thay thế đó, những người tham gia cho rằng lý do là vì: - họ muốn giải quyết những việc liên quan đến công việc tại chỗ làm vì không muốn nghĩ đến vấn đề công việc sau khi hết giờ làm; - làm việc tại chỗ làm thì hiệu quả hớn là làm việc tại những nơi khác như ở nhà; - đây là cách họ muốn thể hiện họ có ý thức hoàn tất công việc. Tuy nhiên nếu xem xét giữa ba tình huống thì giải pháp này chỉ được dùng nhiều trong tình huống từ chối người có quyền lực ngang bằng và thấp hơn. Trong khi đó với người có quyền lực cao hơn thì giải pháp được đưa ra là sẽ thực hiện yêu cầu tại nhà. Khi được hỏi tại sao lại như vậy thì những người sử dụng chiến lược này nói rằng họ không muốn từ chối hẳn người có quyền lực cao hơn mình và muốn thể hiện sự cam kết với công việc nên đem việc về nhà làm và vẫn hoàn thành được trong giới hạn thời gian cho phép là điều họ nghĩ sẽ tạo được ấn tượng tốt và người yêu cầu sẽ không cảm thấy bị từ chối hoàn toàn. Giải pháp đề xuất người khác thực hiện yêu cầu cũng hay được sử dụng và phổ biến nhất là đối với người có quyền lực ngang bằng. Giải pháp này không được sử dụng cho trường hợp người có quyền lực cao hơn vì những người tham gia cho rằng tình huống đặt ra khiến họ đặt giả thiết là họ là người duy nhất người yêu cầu có thể hỏi nên lựa chọn giải pháp này dường như không hợp lý trong ngữ cảnh đưa ra. Bên cạnh đó với người có quyền lực cao hơn thì giải pháp này không được đề cập vì họ không muốn người có quyền lực cao hơn có cảm giác rằng họ đùn đẩy công việc cho người khác vì lý do cá nhân. Kết quả từ Chi bình phương cũng khẳng định là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong việc sử dụng ba nội dung của chiến lược giữa ba tình huống. Bảng 3. Tóm tắt nội dung chiến lược giải pháp thay thế Đề xuất hoàn thành vào lúc khác tại chỗ làm Đề xuấthoàn thành lúc khác tại nhà Đề xuất yêu cầu người khác TH1 TH2 TH3 Tổng số (%) , , χ2 = 11,9, p =0,018*, df = 4 Đối với chiến lược phổ biến thứ ba là Lấy làm tiếc thì cần lưu ý là cụm I m sorry được hiểu trong tiếng Việt vừa có hàm ý lấy làm tiếc (regret) vừa có hàm ý xin lỗi (apology). Do vậy, khi người Việt nói I m sorry có thể người đó có hàm ý xin lỗi. Khi trả lời phỏng vấn, có nhiều người thừa nhận khi sử dụng I m sorry họ cũng có ý trách bản thân đã không đảm nhận được yêu cầu được đưa ra. Một vài người tham gia còn cho rằng, với hàm ý xin lỗi họ muốn chuyển tải tỉnh thần trách nhiệm và sự thẳng thắn thừa nhận lỗi của mình. Trong chiến lược này, chỉ có hai cụm được sử dụng là I m sorry và I m afraid (Tôi e rằng) Câu hỏi nghiên cứu 2: Yếu tố nào tạo nên sự khác biệt trong cách thức lời từ chối giữa các tình huống? Qua phỏng vấn, những người tham gia cho thấy họ đều ý thức được sự khác biệt về quyền lực giữa ba tình huống giả định và tất cả đều thừa nhận yếu tố khác biệt này ảnh hưởng lớn đến cách thức từ chối được sử dụng. Tất cả những người tham gia đều cho rằng khác biệt quyền lực là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến ngôn ngữ sử dụng khi từ chối. Sự khác biệt về mức độ áp đặt hầu như không có ảnh hưởng lên cách thức từ chối trong ba trường hợp vì theo những người tham gia, họ không thấy có sự khác biệt nào đáng kể giữa ba tình huống. Khoảng cách xã hội đã được lưu ý giữ ở mức trung bình trong cả ba tình huống trước khi người tham gia trả lời thư yêu cầu nhận được. Tuổi tác cũng được giả định là không có sự khác biệt lớn về tuổi tác giữa người yêu cầu và người từ chối. Trong phỏng vấn chỉ số ít người tham gia nói rằng giới tính được họ cân nhắc đến khi đưa ra lời từ chối. Khi được hỏi nếu trên thực tế nếu gặp phải những tình huống tương tự thì khả năng đưa ra lời từ chối có cao không thì tất cả đều nói sẽ không từ chối trong tình huống được yêu cầu bởi người có quyền lực cao hơn vì: - lời yêu cầu hợp lý trong ngữ cảnh công việc (ý kiến của 55,6% người tham gia); - nội dung công việc được yêu cầu có liên quan đến trách nhiệm công việc của người tham gia (ý kiến của 22,2% người tham gia); - thực tế là yêu cầu được đưa ra bởi cấp trên liên quan đến công việc thì họ cảm thấy trên thực tế mình không thể từ chối nên chỉ có thể trì hoãn (ý kiến của 77,8% người tham gia). Chính vì vậy tất cả người được hỏi đều cho rằng từ chối người có quyền lực cao hơn là khó hơn cả và chiến lược sử dụng vẫn là đưa ra lý do cụ thể nhằm giải thích cho người bị từ chối biết được hoàn cảnh bất khả kháng của mình. Giải pháp thay thế là một lựa chọn phổ biến vì nó Đối với trường hợp là đồng nghiệp hoặc cấp dưới thì khả năng từ chối cao hơn. Những người được phỏng vấn nói rằng: - đã từng gặp trường hợp tương tự và họ có lý do chính đáng để từ chối nên họ không thấy quá khó khăn để từ chối (ý kiến của 22,2% người tham gia); - từ chối trong những trường hợp bất khả kháng không chứng tỏ rằng họ là người vô trách nhiệm với công việc có liên quan (ý kiến của 16,7% người tham gia); - trường hợp công việc được yêu cầu không trực tiếp liên quan nhiệm vụ công việc của họ thì họ cảm thấy việc từ chối hoàn toàn bình thường (ý kiến của 66,7% người tham gia). Nói chung những người tham gia nghiên cứu có chung quan điểm rằng từ chối cấp trên là khó khăn nhất trong ba tình huống đề ra. Những người tham gia cũng cho rằng từ

46 42 Nguyễn Thị Lan Anh chối tại chỗ làm khác so với từ chối với môi trường giao tiếp khác vì chỗ làm là nơi họ cần thể hiện tinh thần trách nhiệm và sự cam kết với trách nhiệm công việc của mình. Nếu từ chối ở môi trường ngoài họ không ngại việc bị đánh giá hình ảnh nhưng ở chỗ làm thì lại khác. Giới tính chỉ được 4 trong số 18 người được phỏng vấn nói là có ảnh hưởng. Tuy vậy họ không cân nhắc đến yếu tố này trên thực tế khi viết thư trả lời trong ba tình huống. Từ đó ta có thể thấy mặc dù giới tính là một trong những yếu tố tác động lên câu trả lời nhưng đây không phải là yếu tố những người tham gia nghiên cứu thực sự để ý đến. Họ chỉ để ý đến yếu tố này khi được hỏi và chỉ ảnh hưởng trong ngữ cảnh cụ thể nào đó. Nói tóm lại, trong ba trường hợp từ chối này thì yếu tố quyền lực là nhân tố chính chi phối cách thức và nội dung chiến lược từ chối trong các tình huống đặt ra. 4. Kết luận Qua kết quả thu được ta có thể thấy biến số quyền lực có ảnh hưởng đến cách người Việt từ chối một đồng nghiệp bản ngữ có chức vị hoặc thấp hơn, hoặc ngang bằng hoặc cao hơn. Khi từ chối cấp trên, sồ chiến lược trung bình được sử dụng cao hơn so với hai trường hợp còn lại và đây cũng là tình huống từ chối được cho là khó nhất. Tuy vậy nhưng đâu cũng là tình huống chiến lược trực tiếp I can t (tôi không thể) được sử dụng nhiều nhất. Nhưng khi được sử dụng chung với các chiến lược gián tiếp khác thì nó tính trực tiếp và nguy cơ gây mất thể diện cũng đã được giảm thiểu. Trong các chiến lược thì ba chiến lược Cớ/Lý do, Giải pháp thay thế và Lấy làm tiếc được sử dụng nhiều nhất. Các lý do liên quan đến gia đình được dùng phổ biến khi từ chối người đồng cấp hoặc người cấp dưới trong khi đó các lý do/cớ thể hiện sự khẩn cấp hoặc các cam kết trước đó được sử dụng chủ yếu với cấp trên. Tuy vậy nhưng để thể hiện tinh thần trách nhiệm thì người từ chối lại đưa ra đề nghị thực hiện yêu cầu ở thời điểm khác tại nhà. Trong ba tình huống đưa ra thì khác biệt quyền lực giữa hai bên là lý do chính dẫn đến chiến lược từ chối và nội dung chiến lược khác nhau. Từ chối là một quá trình thương lượng và thuyết phục đối phương hoặc chấp nhận phương án khác hoặc chấp nhận việc yêu cầu không được thoả mãn, nhưng trong tình huống này, thư điện tử chỉ mới thể hiện được một lượt của giao tiếp. Việc người yêu cầu phản hồi lại như thế nào và cuối cùng kết quả từ chối như thế nào lại không được bao gồm trong nghiên cứu. Đây cũng là điểm hạn chế của nghiên cứu và những nghiên cứu sau này có thể khai thác tìm hiểu thêm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Barron, A. (2003). Acquisition in Interlanguage Pragmatics: Learning how to do things with words in a study abroad context: John Benjamins Publishing Company. [2] Beebe, L.M., Takahashi, T., &Uliss-Weltz, R.(1990). Pragmatic transfer in ESL refusals. In R.C. Scarcella, E.S. Andersen, & S.D. Krashen (Ed.), Developing communicative competence in second language (pp ). New York: Newbury House. [3] Brown, P. & Levinson, S. (1978). Universals in language usage: Politeness phenomena. In E. Goody (Ed.), Question and Politeness: Strategies in social interaction (pp ). Cambridge: Cambridge University Press. [4] HồThịMỹHậu (1999) Australian and Vietnamese ways of refusing. (MA thesis). La Trobe University, Australia [5] Gu, Y. (1990). Politeness phenomenon in modern Chinese. Journal of Pragmatics, 14, [6] Johnson, D., Roloff, M., vàriffee, M. (2004). Responses to refusals of requests: Face threat and persistence, persuation and forgiving statements. Commuication Quarterly, 52(4), [7] Johnson, D. I. (2007). Politeness theory and converstional refusals: Associations between various types of face threat and pereceived competence. Western Journal of Communication, 71 (3), [8] Idle, S. (1989). Formal forms and discerment: Two neglected aspescts of universals of linguistic politeness. Multilingua, 8, [9] Nelson, Gayle L.vàcộngsự (2002). Cross-cultural pragmatics: Strategy use in Egyptian Arabic and American English refusals. Applied Linguistics, 23 (2), [10] NguyễnThị Minh Phương (2006). Cross-cultural Pragmatics: Refusals of requests by Australian Native Speakers of English and Vietnamese Learners of English. (MA thesis). The University of Queensland, Australia. [11] Taguchi, N. (2013). Refusals in L2 English: Proficiency effects on appropriateness and fluency. Utrecht Studies In Language & Communication, [12] Wang, Y. (2003). Refusal strategies in American and Chinese cultures: A comparative study. Paper presented at the Midwest Conference on Asian History and Culture, The Ohio State Universisty. (BBT nhận bài: 16/02/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 26/02/2017)

47 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ðại HỌC ðà NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 43 LUẬN THUYẾT TỰ SỰ - BƯỚC ðệm ðầu TIÊN TRONG QUÁ TRÌNH HIỆN ðại HÓA VĂN HỌC TRIỀU TIÊN NARRATIVETREATISE - A SPRINGBOARD FOR MODERNIZATION OF KOREAN LITERATURE Trần Thị Lan Anh Trường ðại học Ngoại Ngữ, ðại học ðà Nẵng; tranlananh1912@gmail.com Tóm tắt - Cột mốc của văn học cận ñại Triều Tiên ñược xác ñịnh là năm Căn cứ quan trọng nhất ñể xác ñịnh xuất phát ñiểm của văn học cận ñại Triều Tiên ñó chính là sự xuất hiện của loại hình văn học tự sự mới trong thời kỳ này - Luận thuyết tự sự. Luận thuyết tự sự là loại hình văn học quá ñộ, phát triển lên từ truyện lịch sử hư cấu trong văn học truyền thống Triều Tiên, do có ñặc ñiểm là tác phẩm ñăng báo nhiều kỳ nên có tính thời sự cao, và mục ñích sáng tác của loại hình này là truyền tải tính giáo huấn, truyền bá tư tưởng giáo dục khải mông khai sáng, văn hóa văn minh phương Tây ñồng thời phổ cập chữ Hàn ñại chúng. Luận thuyết tự sự ñược xem là bước ñệm ñầu tiên của quá trình hiện ñại hóa văn học Triều Tiên khi có sự chuyển ñổi loại hình sáng tác từ mô hình văn học văn học truyền thống sang mô hình văn học hiện ñại chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây. Từ khóa - luận thuyết tự sự; văn học cận ñại Triều Tiên; bước ñệm; văn học quá ñộ; quá trình hiện ñại hóa văn học Triều Tiên Abstract - In 1980, the early modern literature of Korea marked a milestone. The appearance of this type of new literature which is called narrative treatise in this period is an important base to determine the starting-point of the early modern literature in Korea. The narrative treatise is a kind of literature in transition which is developed from historical fiction stories in traditional Korean literature. However, this type of literature is compositions in serial form published on newspapers with a wide variety of subjects of topical interest. Moreover, its purposes are to transmit instructions and spread the thought of enlightenment as well as universalize Hangeul. It is believed that the narrative treatise is a springboard for the modernization of Korean literature when there is a conversion from traditional literary model to modern literary model under the influence of Western literature. Key words - narrative treatise; modern literature of Korea; a springboard; literature in transition; modernization of Korean literature. 1. ðặt vấn ñề Trong lịch sử phát triển của văn học Triều Tiên, giai ñoạn cuối thế kỷ 19 ñầu thế kỷ 20 ñược xem là giai ñoạn văn học có tính chất giao thời, là giai ñoạn chuẩn bị cho một nền văn học mới ra ñời [1]. Văn học thời kỳ này ñược biểu hiện ở sự tồn tại song song hai nền văn học: văn học cổ ñiển và văn học hiện ñại, có hiện tượng ñan xen giữa hai yếu tố cũ và mới trong cùng một tác phẩm văn học cả về mặt nội dung lẫn nghệ thuật. Việc nghiên cứu chuyên sâu ñể phân biệt rạch ròi các yếu tố cũ và mới là một việc không dễ dàng, cho ñến hiện nay vẫn chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn ñề này mà chỉ tập trung nghiên cứu loại hình Tiểu thuyết mới của Triều Tiên. Theo chủ trương của người viết, hơn cả việc tách bạch phân biệt rạch ròi giữa các yếu tố truyền thống hay là yếu tố du nhập ngoại lai thì việc nghiên cứu tính kế thừa, tính liên tục, cũng như những ñặc thù của nền văn học cũ tồn tại và ảnh hưởng ñến quá trình hiện ñại hóa văn học Triều Tiên là cần thiết. Trên cơ sở nhận thức như vậy, mục tiêu của bài viết này là ñề cập ñến Luận thuyết tự sự - một loại hình văn học ñộc ñáo của Triều Tiên - vừa kế thừa và phát huy những ñặc ñiểm ñặc thù của văn học truyền thống, ñồng thời thâu nhận những giá trị tư tưởng cận ñại do ảnh hưởng từ văn minh phương Tây mang lại, ñóng vai trò là bước ñệm trong quá trình hình thành nền văn học mới, bên cạnh ñó quan sát những ñặc ñiểm liên quan ñến loại hình này như: bối cảnh xuất hiện, ñội ngũ sáng tác, các ñặc ñiểm nổi bật về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. 2. Bối cảnh lịch sử văn hóa Triều Tiên giai ñoạn cuối thế kỷ 19 ñầu thế kỷ 20 ảnh hưởng ñến tư tưởng cận ñại và sự hình thành nền văn học mới Xã hội Triều Tiên giai ñoạn cuối thế kỷ 19 ñầu thế kỷ 20 ñã có những biến ñổi sâu sắc về nhiều mặt và một trong những tác nhân gây nên sự biến ñộng ñó không thể không ñề cập ñến sự ảnh hưởng của hai nước Trung Quốc (nhà Thanh) và Nhật Bản. Cho ñến năm 1870, hai nước Trung Quốc và Nhật Bản với mục ñích tranh giành quyền lợi trên bán ñảo Triều Tiên cùng với các nước Anh, Mỹ, Pháp thực hiện hàng loạt chính sách bành trướng ñế quốc của mình, ñã gây áp lực buộc Triều Tiên phải mở cảng thông thương. Nhân cơ hội này, Nhật Bản liên tục buộc Triều Tiên ký các ñiều ước bảo hộ năm 1876, hiệp ước Ất Tý năm Qua hiệp ước này Triều Tiên mất hoàn toàn chủ quyền, bị Nhật Bản ñô hộ áp bức theo kiểu chủ nghĩa quân phiệt thông qua cơ quan Tổng ñốc phủ. Thông qua Tổng ñốc phủ, Nhật Bản ñộc chiếm nhiều ñặc quyền như lập pháp, tư pháp, hành chính, ngoại giao, nội chính, thực hiện chính sách triệt tiêu dân tộc với ý ñồ biến dân tộc Triều Tiên trở thành một phần của Nhật Bản [2]. Về mặt giáo dục, Nhật Bản mở rộng chính sách Hoàng dân hóa( 황민화, 皇民化 ) nhằm giáo dục người dân Triều Tiên trung thành với Thiên Hoàng, tiêm nhiễm tư tưởng Thiên Hoàng, dạy dỗ phẩm tính giống người Nhật Bản. Về mặt kinh tế, Nhật Bản tiến hành hàng loạt các chính sách bóc lột nhằm chiếm ñoạt nền sản xuất công nghiệp, chiếm ñoạt lương thực, ñất ñai, tài nguyên nhân lực và vật chất ñồng thời biến Triều Tiên thành nước thuộc ñịa cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm của Nhật Bản. Về mặt chuyển biến văn hóa tư tưởng, có 3 nhân tố chi phối văn hóa tư tưởng ở Triều Tiên cuối thế kỷ 19 ñầu thế kỷ 20, ñó là: Chính biến Giáp Thân (1884), Phong trào Donghak (1896) và Cải cách Giáp Ngọ (7/1894~8/1895). Chính biến Giáp Thân là cuộc ñảo chính tiến hành cải cách chính trị nhằm xây dựng quyền tự chủ của Triều Tiên ñối với nhà Thanh Trung Quốc do các nhà xã hội ưu tú phái thực học chủ trương tích cực khai hóa và lãnh ñạo cách mạng theo thể chế chủ nghĩa dân chủ phương

48 44 Trần Thị Lan Anh Tây cận ñại. Tuy nhiên cuộc ñảo chính thất bại chỉ sau 3 tháng do không có ñược sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Sau khi cuộc Chính biến Giáp Thân thất bại, trong bối cảnh bành trướng kinh tế của Nhật Bản và sự hỗn loạn chính trị do các nước ngoại bang (Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc) can thiệp, thì xuất hiện phong trào Cách mạng nông dân Donghak. ðây ñược xem là phong trào nổi dậy của quần chúng nông dân chống lại sự hủ bại và bất công của xã hội, nỗi bất an trước sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai và thế lực ngoại xâm. ðể ñối phó với khí thế sôi sục của phong trào cách mạng này, triều ñình Joseon ñã phải yêu cầu viện trợ từ nhà Thanh Trung Quốc. Mặt khác, Nhật Bản nhân cơ hội này ñể ñoạt quyền cai trị Triều Tiên từ Trung Quốc, cũng phái binh ñến Triều Tiên. Kết quả phong trào Cách mạng nông dân Donghak thất bại và nó dẫn ñến cuộc chiến tranh Thanh-Nhật (1/8/1894~17/4/1895). Dù thất bại, nhưng không thể phủ nhận mặt tích cực của cuộc Cách mạng này ñó là khắc phục ñược chủ nghĩa bảo thủ thủ cựu và phương Tây hóa một cách mù quáng trong nhận thức của quần chúng. Trong hoàn cảnh như vậy, giai cấp cầm quyền bất ñắc dĩ tiến hành Cải cách Giáp Ngọ. Cải cách Giáp Ngọ mang lại các tư tưởng chính trị bình dân, tự do và bình ñẳng, có cái nhìn tích cực ñối với văn hóa phương Tây, ñồng thời sự xuất hiện các cơ quan giáo dục kiểu mới, các tạp chí quốc văn, việc thực thi lối viết xen lẫn giữa chữ Hán và chữ Hàn, v.v... những nhân tố này ñã dẫn ñến sự ñổi mới hoàn toàn môi trường văn học của Triều Tiên. Thông qua các nhân tố trên, ñã dần hình thành ñộng cơ tiếp cận khách quan về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa cận ñại, ñặc biệt nó có ảnh hưởng quyết ñịnh ñến tư tưởng cận ñại và sinh hoạt ngôn ngữ ở Triều Tiên giai ñoạn cuối thế kỷ 19 ñầu thế kỷ Luận thuyết tự sự - bước ñệm ñầu tiên của thể loại Tiểu thuyết mới Triều Tiên Cột mốc của văn học cận ñại Triều Tiên ñược xác ñịnh là năm 1890 [3]. Căn cứ quan trọng nhất ñể xác ñịnh xuất phát ñiểm của văn học cận ñại Triều Tiên ñó chính là sự xuất hiện của loại hình văn học tự sự mới trong thời kỳ này - Luận thuyết tự sự. Luận thuyết tự sự bắt ñầu xuất hiện vào năm 1890 và ñược ñánh giá là một loại hình văn học ñộc ñáo chỉ có riêng trong lịch sử văn học cận ñại Triều Tiên. Nhà nghiên cứu văn học Triều Tiên Kim Yong Min ñịnh nghĩa Luận thuyết tự sự là loại hình văn học quá ñộ có vai trò ñặt viên ñá ñầu tiên trong việc hình thành tiểu thuyết cận ñại Triều Tiên [4]. Nói là loại hình văn học quá ñộ thì chúng ta có thể suy luận rằng loại hình Luận thuyết tự sự có mối liên quan với văn học truyền thống. Kim Yong Min cũng cho rằng Luận thuyết tự sự ñược sáng tác tập trung trong vòng 10 năm từ năm 1890 ñến năm Thời kỳ này ñược các nhà nghiên cứu lịch sử Triều Tiên gọi bằng các tên gọi như thời kỳ khai sáng, thời kỳ khải mông, thời kỳ khải mông yêu nước, thời kỳ chuyển ñổi cận ñại. Xét về bối cảnh lịch sử, như ñã ñề cập ở trên, thời kỳ này là thời kỳ Triều Tiên ñang lâm vào hoàn cảnh phải ñối mặt với nguy cơ bị xâm lược của ngoại bang, và ñể bảo vệ chủ quyền, Triều Tiên nỗ lực hướng ñến thành lập quốc dân cận ñại và quốc gia cận ñại. Những tư tưởng phản ánh thời ñại này ñã trở thành chủ ñề mới so với nền văn học cũ trước ñó, và ñương nhiên nó cũng trở thành chủ ñề ñược phản ánh trong Luận thuyết tự sự. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Luận thuyết tự sự ñoạn tuyệt hẳn với các loại hình văn học cổ ñiển, mà ngược lại, nó gắn kết chặt chẽ với các loại hình văn học truyền thống. Về cơ bản thì Luận thuyết tự sự ñược phát triển lên từ loại hình truyện hư cấu dã sử ( 야담 ) trong văn học truyền thống của Triều Tiên, có nội dung phản ánh những mặt thay ñổi của xã hội trung ñại Triều Tiên. ðiểm khác biệt so với loại hình truyện truyền thống ñó là thông qua nghệ thuật tự sự ñể truyền tải tư tưởng khai hóa khải mông và tính ñạo lý. ðặc ñiểm này ñược xem là mục ñích sáng tác của Luận thuyết tự sự. Trên cơ sở ñó, Luận thuyết tự sự truyền tải những chủ ñề như: Tính giáo huấn ñạo ñức, tính dân tộc; Phản ánh hiện thực ñương thời; Truyền bá tư tưởng giáo dục khai sáng khải mông [5]. Về chủ ñề giáo huấn ñạo ñức có tác phẩm Truyện con voivà con khỉ ñược ñăng trên báo Cơ ñốc giáo tân văn ngày 7 tháng 5 năm Tác phẩm mong muốn truyền ñạt ý nghĩa rằng: mỗi một người ñều có những ưu ñiểm của bản thân, nhưng thay vì ghen tỵ với nhau thì nên cùng hợp sức hợp lực ñể ñạt ñược thành công. Về truyền bá tư tưởng giáo dục, nhấn mạnh ñến giáo dục, học tập có tác phẩm Hỏi ñáp với cây Sồi ñược ñăng trên báo ðộc lập tân văn ngày 2 tháng 12 năm Ngoài ra, còn có vô số tác phẩm không có tựa ñề ñược ñăng trên các tờ báo ñương thời, gọi chung là Luận thuyết báo ðộc lập tân văn, Luận thuyết báo Cơ ñốc tân văn, Luận thuyết báo ðế quốc tân văn, Luận thuyết báo Hoàng thành tân văn, v.v. Chủ ñề truyền bá tư tưởng giáo duc khải mông khai sáng lần ñầu tiên xuất hiện trong Luận thuyết tự sự và ñược xem là chủ ñề xuyên suốt trong các tác phẩm văn học thuộc loại hình Tiểu thuyết mới sau này của Triều Tiên. ðối với ñội ngũ sáng tác, Luận thuyết tự sự không ghi chép tên tác giả rõ ràng. Các tác phẩm của Luận thuyết tự sự ñương thời ñều ñược ñăng báo nhưng phần ghi chú tác giả lại là người biên tập hoặc là nhà phát hành của tờ báo nên dễ dẫn ñến suy ñoán họ là tác giả của các tác phẩm Luận thuyết tự sự, hoặc có mối liên quan nào ñó ñến tác giả của Luận thuyết tự sự. Các tác phẩm Luận thuyết tự sự ñược ñăng trên các phương tiện truyền thông ñại chúng ñương thời có thể kể ñến như: Nhật báo, ðộc lập tân văn, Cơ ñốc tân văn, Hoàng Thành tân văn, ðế quốc tân văn. Vì thế các nhà nghiên cứu văn học ở Triều Tiên ñều cho rằng tác giả của Luận thuyết tự sự có thể là các nhà biên tập hoặc các nhà phát hành các tờ báo trên, hoặc có mối liên hệ nhất ñịnh nào ñó với các nhân vật này, và ñương nhiên họ thuộc tầng lớp tri thức ñương thời. Việc xuất hiện và ñược ñăng trên các tờ báo và tạp chí, có thể thấy một trong những ñặc trưng ñáng chú ý của Luận thuyết tự sự chính là tính thời sự. ðặc tính thời sự của Luận thuyết tự sự không phải là một ñặc tính mới mẻ, thực ra ñặc trưng này ñược kế thừa từ loại hình truyện hư cấu dã sử trong văn học truyền thống của Triều Tiên. Ví dụ như tác phẩm Thanh Khâu Dã ðàm là một tập gồm 20 truyện viết bằng chữ Hán, miêu tả hiện thực ñương thời và xây dựng mẫu hình nhân vật mới ñáp ứng nhu cầu hiện thực thời kỳ ñó. Ngoài lý do kế thừa từ truyện hư cấu dã sự thì Luận thuyết tự sự mang tính thời sự cao còn thể hiện ở những lý do sau: Một là, những tác phẩm Luận thuyết tự sự ñược ñăng trên các phương tiện truyền thông ñương thời, ñiển

49 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ðại HỌC ðà NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 45 hình là báo chí; Hai là, thời kỳ này là thời kỳ lịch sử biến ñộng mạnh mẽ, buộc văn học phải ñối mặt với việc cần tăng cường giáo dục khải mông khai sáng; Ba là, các tác giả của Luận thuyết tự sự ñều sử dụng chữ Hàn thay cho chữ Hán ñể sáng tác, là nguyên nhân quan trọng làm biến ñổi văn thể, giúp cho tác phẩm văn học ñạt ñược tính hiện thực cao. Một ñiều không thể phủ nhận là nội dung có tính thời sự của Luận thuyết tự sự bị chi phối bởi những chủ trương, quan ñiểm về hiện thực của những nhà biên tập báo chí lúc bấy giờ. Họ ñược xem là tầng lớp tri thức tiêu biểu ñương thời, ña số ñược ñi du học ở Nhật Bản, và trong quá trình du học, họ tiếp thu văn hóa văn minh phương Tây cũng như thâu nhận những ảnh hưởng của tiểu thuyết chính trị Nhật Bản. Do ñó quan ñiểm và chủ trương của họ ñối với hiện thực Triều Tiên ñương thời ñó là tập trung vào các vấn ñề khai sáng khải mông và chủ trương truyền tải giá trị ñạo ñức, ñặc biệt với ñặc thù bối cảnh lịch sử của Triều Tiên lúc bấy giờ thì mục ñích cụ thể của tư tưởng khai sáng khải mông chính là ñộc lập tự chủ của dân tộc. Về mặt văn thể của Luận thuyết tự sự, với mục ñích sử dụng chữ viết mới ñáp ứng nhu cầu thời ñại mới, các tác giả của Luận thuyết tự sự ñã sử dụng chữ Hàn và tạo nên một thể loại văn thể mới khác hẳn với văn thể chữ Hán thường ñược sử dụng ñể sáng tác trong văn học truyền thống. Yếu tố mang lại sự thay ñổi về văn thể, sử dụng chữ viết Hangul thay cho chữ Hán chính là báo chí - ñược xem là phương tiện khai hóa ñương thời. Tuy vẫn còn phải sử dụng xen lẫn giữa chữ Hán và chữ Hàn, chứ chưa hoàn toàn chuyển sang sử dụng chữ Hàn ñể sáng tác, nhưng thông qua Luận thuyết tự sự, lịch sử văn học Triều Tiên ñã bước ñầu ghi nhận một loại văn thể sáng tác mới, dễ ñọc, có khả năng truyền ñạt cao, và là nền tảng ñể tạo nên văn thể mới hoàn toàn so với văn học truyền thống, góp phần tạo nên loại hình tiểu thuyết hiện ñại. Về mặt hình thức, vì Luận thuyết tự sự là những tác phẩm ñược ñăng ở mục luận thuyết của tờ báo, cho nên hình thức của loại hình văn học này có thể là một bài luận bàn bạc về một vấn ñề nào ñó của hiện thực ñương thời, hoặc theo phương thức luận thuyết lồng ghép nghệ thuật tự sự. Vì thế có nhiều tác phẩm Luận thuyết tự sự có hình thức của tiểu thuyết hơn là bàn bạc về một sự kiện hay một biến cố xã hội nào ñó. Mặc dù Luận thuyết tự sự có những ñiểm hạn chế như: vẫn còn chịu ảnh hưởng văn biền ngẫu của tiểu thuyết Hán văn, câu văn viết bằng chữ Hàn vẫn chưa ñược lưu loát, ñôi lúc cũng còn thể hiện tư duy của văn học cũ, tuy nhiên Luận thuyết tự sự ñã có những thay ñổi nhất ñịnh như:phản ánh ñược tinh thần thời ñại, chủ ñề theo sát hiện thực xã hội, có hình thức ñăng báo nhiều kỳ, sử dụng hình thức chữ viết mới là chữ Hàn thay thế chữ Hán, không còn lời bình của nhà biên tập trên mỗi bài ñăng nữa, v.v... những thay ñổi như vậy cho thấy hình thức sáng tác của Luận thuyết tự sự khác hẳn các loại hình văn học cũ. Yếu tố này ñược xem là biểu hiện manh mún hình thành loại hình Tiểu thuyết mới trong lịch sử văn học Triều Tiên. Hơn nữa, một yếu tố ảnh hưởng ñến quá trình ñi lên từ Luận thuyết tự sự ñến tiểu thuyết mới cận ñại ñó là sự xuất hiện của các Ký sự tự sự báo chí và văn thể sử dụng ngôn từ ñối thoại. Các Ký sự tự sự ñược phát triển lên từ Luận thuyết tự sự, do ñó về mặt nội dung và hình thức không khác gì so với Luận thuyết tự sự. Các Ký sự tự sự ñương thời ñược ñăng trên Nhật báo tân văn, bên cạnh tính thời sự, giáo huấn ñạo ñức và tinh thần khải mông khai sáng thì còn có các ký sự viết về các mẩu tin hoặc các sự kiện sử dụng ngôn từ ñối thoại. ðây là yếu tố quan trọng có vai trò quyết ñịnh trong quá trình chuyển ñổi ñi lên tiểu thuyết cận ñại. Kiểu kể chuyện từ ngôi thứ ba, duy trì khoảng cách giữa nhân vật và người trần thuật miêu tả nhân vật bằng những hành vi trào phúng, những yếu tố này cho thấy các sáng tác Luận thuyết tự sự ñược ñánh giá gần với hình thức tiểu thuyết hơn là ký sự sự kiện. Ký sự dạng này có tác phẩm Tài vật là mối lo [6] ñược ñăng trên báo Kinh hướng tân văn năm Tác phẩm này ñược ñánh giá là chỉ tập trung vào hình thức tự sự, có cốt truyện, có tình tiết, hoàn toàn không còn lời bình của chủ bút hoặc của biên tập tờ báo. Những ký sự viết về nhân vật như vậy cùng với việc phản ánh chủ ñề tư tưởng cận ñại, giáo dục khải mông khai hóa ñã dần biến chuyển, ñược phát triển lên thành loại hình tiểu thuyết lịch sử, và ñược xem là bước ñệm ñầu tiên của loại hình Tiểu thuyết mới trong văn học hiện ñại Triều Tiên. Như vậy, mặc dù Luận thuyết tự sự vẫn còn có những mặt hạn chế do ảnh hưởng của văn học truyền thống cổ ñiển, nhưng nó cũng có những ñặc ñiểm mới như: sử dụng loại hình chữ viết mới là Hangul, xuất hiện ngôn từ ñối thoại, nội dung có tính thời sự, phản ánh hiện thực ñương thời, có cốt truyện kể gây hứng thú với ñộc giả, chủ ñề mang tính cận ñại, truyền bá tư tưởng giáo dục khải mông. Vì vừa có ñặc ñiểm của loại hình tiểu thuyết truyền thống cổ ñiển, vừa mang những ñặc ñiểm mới như vậy, nên có thể nhận thấy Luận thuyết tự sự có vai trò trung gian và nhờ vai trò trung gian của Luận thuyết tự sự có thể khẳng ñịnh tính liên tục phát triển từ loại hình tiểu thuyết truyền thống cổ ñiển ñi lên loại hình Tiểu thuyết mới trong lịch sử văn học Triều Tiên. Do chịu ảnh hưởng từ Luận thuyết tự sự mà Tiểu thuyết mới xuất hiện sau này ñược ñánh giá là có những ñặc ñiểm khác hẳn so với loại hình tiểu thuyết truyền thống trước ñó, nhanh chóng hướng ñến loại hình tiểu thuyết hiện ñại Triều Tiên. 4. Kết luận Sự phát triển nhanh của ñô thị cận ñại, tinh thần dân chủ cùng những tiền ñề vật chất cần thiết như sự phát triển của ngành in, xuất bản, báo chí ñã tạo ñiều kiện cho sự ra ñời và phát triển của loại hình tiểu thuyết hiện ñại Triều Tiên. Bên cạnh ñó, khi ñánh giá quá trình vận ñộng và triển khai của tiểu thuyết hiện ñại Triều Tiên, không thể không kể ñến sự góp mặt của loại hình Luận thuyết tự sự. Nó như một bước quá ñộ tất yếu của quá trình hiện ñại hóa văn học Triều Tiên khi có sự chuyển ñổi loại hình sáng tác từ mô hình văn học truyền thống sang mô hình văn học hiện ñại chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây. CHÚ THÍCH [1] Văn học Triều Tiên: bao gồm cả nền văn học Nam Hàn và Bắc Hàn trước khi ñất nước Triều Tiên bị chia cắt. [2] Luận thuyết có từ gốc tiếng Hàn là 논설, từ gốc Hán là 論說, ñược dịch sang tiếng Anh trong từ ñiển Hàn - Anh là editorial có nghĩa là Xã luận, tuy nhiên người viết dịch sang tiếng Việt là Luận thuyết. Theo ý kiến của người viết, luận thuyếtkhông chỉ là các bài xã luận thể hiện chủ trương quan ñiểm của người viết mà còn là những

50 46 Trần Thị Lan Anh truyện kể có cốt truyện, là một loại hình văn xuôi tự sự thể hiện tư tưởng của tầng lớp trí thức ñương thời, là loại hình văn học có ảnh hưởng lớn ñến ñộc giả ñương thời, và theo thời gian ñược phân hóa chuyển biến thành loại hình tiểu thuyết(song Seon Ryong, Nghiên cứu luận thuyết tự sự thời kỳ khai hóa, Luận vănthạc sĩ, ðh Ewha, 1998, tr.12. 송선령, 개화기에나타난서사적논설연구, 석사논문, 이화여대, 1998.) hơn nữa xét theo nghĩa chữ gốc Hán, người viết cho rằng dịch sang tiếng Việt là Luận thuyết sẽ ñảm ñảo hiểu ñầy ñủ vềkhái niệm, ñịnh nghĩa, và hìnhthức của loại hình văn học Triều Tiên này. [3] Tiểu thuyết mới là một loại hình văn học quá ñộ, xuất hiện vào ñầu thế kỷ 20 trong lịch sử văn học Triều Tiên.Tên gọi Tiểu thuyết mới dùng ñể phân biệt với loại hình tiểu thuyết cũ trong văn học truyền thống. Những tác phẩm thuộc loại hình Tiểu thuyết mới ñược ñánh giá là có những ñặc ñiểm mới mẻ, khác biệt hẳn so với các tác phẩm của loại hình tiểu thuyết truyền thống cổ ñiển. Những ñặc ñiểm mới mẻ, khác biệt ñược thể hiện rõ nhất ở hai yếu tố: một là, Tiểu thuyết mới dần cởi bỏ cốt truyện với nội dung ở hiền gặp lành, khuyến thiện trị ác, chú trọng tình cảm cá nhân con người; hai là Tiểu thuyếtmới bắt ñầu tập trung miêu tả tính cách và tâm lý của nhân vật. Tác giả Lee In-jik (1862~1916) ñược xem là người tiên phong, và tác phẩm Nước mắt của máu (1906) của ông ñược xem là cột mốc ñánh dấu sự xuất hiện của loại hình tiểu thuyết mới này. [4] Joseon: Tên gọi quốc gia phong kiến Triều Tiên. [5] Việc phổ cập chữ Hàn ñược triều ñình Joseon ñốc thúc thực hiện, sau năm 1894 những văn bản, giấy tờ công ñều ñược lập bằng chữ Hàn và ñược pháp chế hóa. Năm 1907 Viện nghiên cứu Quốc văn ñược thành lập cho thấy tầm quan trọng của việc phổ cập và sử dụng chữ Hàn trong xã hội Triều Tiên ñương thời. Cùng với tầng lớp tri thức ñương thời, các tờ báo lớn như Hán Thành tuần báo, Tây du kiến môn, ðộc lập tân văn, v.v cũng ñóng vai trò tiên phong trong việc phổ cập và truyền bá chữ Hàn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Kim Yoon Sik, Lịch sử văn học hiện ñại Hàn Quốc, Văn học Hiện ñại, 2014, tr. 45 ( 김윤식, 한국현대문학사, 현대문학, 2014). [2] Ban biên soạn giáo trình, Lịch sử Hàn Quốc, ðại học Quốc gia Seoul, 2005, tr [3] Hong Mun Byo, Lịch sử văn học hiện ñại Hàn Quốc, tr. 66. ( 홍문표, 한국현대문학사, 창조문학사, p. 66) [4] Kim Yong Min, Quá trình hình thành tiểu thuyết cận ñại Hàn Quốc, NXB So Myol, 2005, tr.16. ( 김영민, 한국근대소설의 형성과정, 소멸출판, 2005) [5] Go Cha Yeon, Nghiên cứu so sánh văn học cận ñại Mông Cổ và Hàn Quốc, Luận văn thạc sĩ, ðh Inha, 2010, tr. 25.( 고자연, 몽골과한국근대문학비교연구, 석사논문, 인하대학교, 2010.) [6] Tài vật là mối lo ( 재물이근심거리 ) ñăng trên báo Kinh hướng tân văn ngày 11 tháng 1 năm (BBT nhận bài: 29/11/2016, hoàn tất thủ tục phản biện: 27/02/2017)

51 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 47 LOSS AND GAIN IN THE VIETNAMESE TRANSLATION OF STYLISTIC DEVICES USED IN UNCLE TOM S CABIN BY HARRIET BEECHER STOWE ĐƯỢC VÀ MẤT TRONG BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT CỦA CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ SỬ DỤNG TRONG TÁC PHẨM TÚP LỀU BÁC TÔM CỦA HARRIET BEECHER STOWE Nguyen Thi Quynh Hoa 1, Tran Thi Yen Nhi 2 1 University of Foreign Language Studies, The University of Danang; hoadng@dng.vnn.vn 2 Master Student Course 30, English Language Major Abstract - Many linguists and researchers have paid much attention to stylistic devices (SDs) with their characteristics and functions. Using SDs effectively and skillfully contributes to the success of literary works in general and novels in particular. However, to help people worldwide understand the roles and values of SDs in the novels, the translational versions are extremely important. This article attempts to identify and analyze Loss and Gain in the Vietnamese translation of SDs used in Uncle Tom s Cabin by Harriet Beecher Stowe. The article is aimed at figuring out two types of SDs namely lexical SDs and syntactical SDs as well as loss and gain in terms of lexis, structure and meaning in the Vietnamese translational version of these SDs. These findings can help language learners apply SDs with confidence in their own writing, especially in producing interesting and effective English-Vietnamese translations. Key words - stylistic device; Uncle Tom s cabin; loss and gain; translation; Harriet Beecher Stowe Tóm tắt - Đặc điểm và chức năng của các biện pháp tu từ đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ và nghiên cứu. Sử dụng khéo léo và hiệu quả các biện pháp tu từ đã đem đến sự thành công cho tác phẩm văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Tuy nhiên, để giúp độc giả hiểu được vai trò và giá trị của chúng trong các cuốn tiểu thuyết, các bản dịch đóng vai trò hết sức quan trọng. Bài viết này trình bày những hiện tượng được và mất trong bản dịch tiếng Việt của các biện pháp tu từ thường dùng trong tác phẩm Túp lều bác Tôm của Harriet Beecher Stowe. Các biện pháp tu từ đã được phân tích theo hai loại: từ vựng và cú pháp, đồng thời khai thác các hiện tượng được- mất về mặt từ vựng, cấu trúc, và nghĩa khi dịch chúng sang tiếng Việt. Các phát hiện này có thể giúp người học tự tin áp dụng các biện pháp tu từ vào việc viết văn, đặc biệt trong việc tạo ra các bản dịch Anh-Việt hay và hiệu quả hơn. Từ khóa - biện pháp tu từ; túp lều Bác Tôm; được và mất; dịch thuật; Harriet Beecher Stowe 1. Rationale There is no doubt that nowadays, together with the development of the society and the world, the need for interaction among human beings is rapidly widened because they aim at getting knowledge, transmitting information, exchanging experience and more importantly, gaining some relationships. In reality, language enables people in every corner of the world to communicate, share information and gain experience through various means of interaction. However, what enables us to access information originally written in different source languages easily? Without a shadow of doubt, we get an answer immediately: that is translation. Nevertheless, translating a text from a language into another is always a difficult task because translators will have to face linguistic, literary, socio-cultural problems which require them to have suitable translation methods. One of the greatest difficulties of translators is translating SDs. They are often used and crafted for emphasis, freshness of expression, or clarity. Nonetheless, in order to translate these SDs from one language to another language effectively to help readers gain an accurate insight into their meaning is really a big challenge. During producing his/her translation, he (or she) has to cope with many problems. The most frequent but unavoidable one in translating process is loss and gain. As Mcguire (1980:12) in Translation Studies concludes, Once the principle is accepted that sameness cannot exist between two languages, it becomes possible to approach the question of loss and gain in the translation process. The novel Uncle Tom s Cabin (UTC), which is chosen for my study was translated by Đỗ Đức Hiểu, a meritorious teacher, a writer as well as a scholar of literature. However, when translated into Vietnamese, the translational version cannot help avoiding loss and gain phenomena, especially basically elaborate lexical, meaning and syntactic features of the phenomena of loss and gain in their translation of SDs. In reality, it cannot be denied that loss and gain in translation may be among the most common phenomena that deserve much attention. It is advisable for translators to choose and make use of appropriate translational technique and/or methodology to gain significant translational version. In this sense, the translators are required to have not only good language competence but also good knowledge on cultural aspects which can be used as instruments to obtain successful translation version. From this novel, the examples of SDs namely metaphor, repetition, simile, rhetorical questions and personification and loss and gain phenomena in translating them into Vietnamese will be carefully taken into consideration, which is hoped that the result of the study can, to some extent, help us to better deal with this aspect of the English language in order to make a small contribution to the learning and teaching of the English writing skill as well as American novels and help Vietnamese learners of English and translators manage better when they translate the SDs from English into Vietnamese. 2. Theoretical background 2.1. Definition of Stylistic Devices Up to now, there have been a number of studies relating to SDs used in language done by a lot of English

52 48 Nguyen Thị Quynh Hoa, Tran Thi Yen Nhi and Vietnamese researchers. SDs, also called rhetorical devices, are considered as distinctive linguistic expressions which make writings more effective, persuasive and successful for various purposes. In Galperin s famous book entitled Stylistics [5, p. 57], he wrote: Stylistics is a domain where meaning assumes paramount importance. This is so because the term meaning is applied not only to words, wordcombination, sentences but also to the manner of expression into which the writer is cast. Galperin [5, p.89] stated that there are three main levels of SDs distinguished: phonetic, lexical and syntactical ones. In detail, some SDs often used are simile, metaphor, repetition, personification etc. In summary, SDs in language can be defined as distinctive linguistic expressions that serve their own purposes and effects with their own inventory of tools, make language colourful and mysterious. There are a lot of SDs often employed in writing texts, but based on Galperin s theory presented in his famous book Stylistics, this article focuses on two types of SDs: lexical SDs and syntactical ones Loss and Gain in Translation Loss in Translation Loss is the disappearance of certain features in the TL text which are presented in the SL text. In translation there is more probability of loss than gain. This is largely attributed to the lack of immediate equivalence between concepts, words, phrases and syntax in the TL, which are in the SL. This process is termed linguistic distance. Loss in translation is expressed by Bassnett (2005, p.15) as a situation in which terms or concepts in the SL text do not find their substitutes in the TL text Gain in Translation Gain is a concept that relates to translation as a finished product. It is the enrichment or clarification of the SL. Gain enables a language to be flexible and usable in any social circle. As McGuire (1980: 30) concludes, Gain as the enrichment or clarification of the source language text in the process of translation Research methods The study makes use of the descriptive method as the main method for the analysis of SDs in UTC. The descriptive method is used to pick out the samples and sort them into different categories of SDs. The analysis of common SDs under investigation is based on Galperin s theory. In order to prepare for the research, the samples are collected based on three criteria: - The English sample must be a sentence containing a SD based on the definition of SDs mentioned in The Vietnamese sample must be a translational equivalent of the English sample. - The samples must be taken from the English version UTC by Harriet Beecher Stowe and the Vietnamese translational version TLBT by Đỗ Đức Hiểu, a meritorious teacher, a writer as well as a scholar of literature. After being well-investigated and checked with such criteria, 278 samples of SDs which belong to 5 SDs namely: simile, repetition, rhetorical questions, metaphor and personification are collected from UTC for detailed study. The descriptive method is used to describe, give more details, explanations and clarify characteristics of loss and gain in terms of lexical, syntactic and meaning fields in SDs in the Vietnamese version of UTC, which was based on the theories of Bassnett and McGuire. 3. Findings and discussion 3.1. Frequency of SDs Used in Uncle Tom s Cabin It can be realized from the analysis of the data collected from the novel UTC by Harriet Beecher Stowe that there are 5 SDs used and they belong to two types: lexical and syntactical ones namely simile, metaphor, repetition, rhetorical questions and personification. Table 1. Frequency of Two Types of SDs Used in the Novel Uncle Tom s Cabin Type Percentage Lexical SDs 79.1% Syntactical SDs 20.9% Figure 1. Frequency of Two Types of SDs Used in the Novel Uncle Tom s Cabin No. Table 2. Frequency of SDs Used in the Novel UTC Type Lexical SDs Syntactical SDs Uncle Tom s Cabin Occurrence Percentage 1 Simile % 2 Repetition % 3 Rhetorical questions % 4 Metaphor % 5 Personification % From the tables above, it can be seen that the highest percentage for the SD used in the UTC is simile (34.2%). This is followed by repetition, which accounts for 24.1%. Rhetorical questions are the SD used with 20.9%, followed by metaphor with 16.5%. Personification has the smallest number accounting for 4.3%. In short, it is discovered that compared to the syntactical SDs, the occurrences of lexical SDs in the novel namely simile,repetition, personification and metaphor are more frequent with the percentage of over 79.1% in total.

53 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển SDs Used in the Novel Uncle Tom s Cabin Lexical SDs Simile Simile is one of the devices referring to the practice of drawing parallels or comparisons between two unrelated and dissimilar things, people, beings, places and concepts. (3.1) I s older, ye know, said Tom, stroking the boy s fine, curly head with his large, strong hand, but speaking in a voice as tender as a woman s, and I sees all that s bound up in you. (7, p.95) In the above example, Stowe used the similar comparison as as to compare the voice of Uncle Tom (UT) with a woman s with the aim of emphasizing that UT is a gentle person who always has good behavior with other people, especially speaks softly to others Repetition Repetition is one of the SDs of using some sounds, words or phrases consciously with the aims of emphasizing the expansion attention, impressing or eliciting in the hearts of readers, listeners. (3.2) Well, I grew up long years and years no father, no mother, no sister, not a living soul that cared for me more than a dog: nothing but whipping, scolding, starving. (7, p.105) It can be seen that the repetition of no aims at fixing the attention of the readers on it. It remarks George s pitiful condition. He grew up without his father, mother, sister standing by him Metaphor Metaphor is defined the imaginative use of a word or phrase to describe something else, to show that the two images have the same qualities. (3.3) If you an t the devil, Tom Loker, you s his twin brother; I ll say that for ye! (7, p.62) In this case, the metaphors the devil and his twin brother are used to describe the manner of the character, specifically here is Tom Loker, the trader, who is extremely crude, barbarous, and violent Personification Personification is the act of presenting objects or qualities as human beings. (3.4) The silver, fair-browed moon rose in the purple sky, and looked down, calm and silent, as God looks on the scene of misery. (7, p.324) It can be seen that personification is used skillfully and naturally. The verb looked down is to describe humans actions, however, Stowe used them to refer to actions of the moon: it has the empathy with the scene of misery and oppression the slaves had to suffer Syntactical SDs Through the analysis of the data collected, only one syntactical SD was found: rhetorical questions. A rhetorical question is a figure of speech in the form of a question that is asked in order not to elicit a specific answer, but rather to encourage the listeners to consider a message or a viewpoint. (3.5) My master! And who made him any master? That s what I think of- what right has he to me? What right has he to make a dray-horse of me to take me from things I can do, and do better than he can, and put me to work that any horse can do? (7, p.16) The questions are made with the aims of expressing the fit of George s anger toward his boss s cruelty and a hard heat. In addition, he wants to raise his voice in defence of human rights that he might have had Loss and gain in the Vietnamese translation of SDs used in UTC Loss and gain in the Vietnamese translation of simile used in UTC Loss a. Loss in Structure: Relative Clauses English (3.6a) Just as a chair or table, which once decorated the superb saloon, comes, at last, battered and defaced, to the bar-room of some filthy tavern, or some low haunt of vulgar debauchery. (7, p.312) Vietnamese (3.6b) Cũng gần như một chiếc ghế hay một chiếc bàn trước bày trong một phòng khách lộng lẫy, nay kê trong một quán rượu ô uế, bị những khách hàng bê tha lôi, kéo, phá hoại. (8, p.355) b. Loss in Meaning: Caused by Omission English/ Vietnamese Sameness Loss in Meaning a big dog một con chó a dog dog + big Gain a. Gain in Structure + In terms of Idiomatic Structure English Literal meaning Literal translation a feather một chiếc lông nhẹ như bấc c. Gain in Meaning: Addition of Words/ Word Phrases English/ Vietnamese Sameness Loss in Meaning a tiger a tiger một con hổ cái một con hổ + cái Frequency of loss and gain in the Vietnamese translation of simile used in UTC Table 3. Samples and percentage of loss and gain in the Vietnamese translation of simile Loss and Gain Occurrence Percentage Loss Gain Structure Meaning Structure Relative Clauses Caused by Omission Idiomatic Structure % % %

54 50 Nguyen Thị Quynh Hoa, Tran Thi Yen Nhi Meaning Addition of words/ words phrases Addition of Word/ Word Phrases % % Total % Loss and gain in the Vietnamese translation of repetition used in UTC Loss Loss in Structure: Loss Phenomenon in terms of Lexis English Vietnamese Omission (3.7a) I do; then see if ye won t drink-drink drink yerself into torment; and serve yer right, too ugh! (7, p.199) (3.7b) Chị sẽ uống, uống cho kỳ đến ngày xuống âm phủ, tha hồ mà sướng. (8, p.246) drink Gain a. Gain in Structure: Addition of Equivocal Subject English Vietnamese Addition (3.8a) Oh, Mr Symmes! save me save me do hide me! said Eliza. (7, p.57) (3.8b) Chị thở hổn hển: -Ông Xim! Ông cứu cháu với! Cứu cháu với! Ông cho cháu đi trốn với. (8, p.86) ông Frequency of loss and gain in the Vietnamese translation of repetition used in UTC Table 4: Samples and percentage of loss and gain in the Vietnamese translation of repetition Loss and Gain Occurrene Percentage Loss Gain Lexis Structure Lexis Reduction of Word/ Word phrases Addition of Equivocal Subject Addition of Vietnamese Buffer Words % % % Total % Loss and gain in the Vietnamese translation of rhetorical questions used in UTC Loss a. Loss in Structure: Relative Clauses English (3.9a) Who could see that all this smiling outside was but a hollowed shell over a heart that was a dark and silent sepulcher? (7, p.278) b. Loss in Meaning + Caused by Omission Vietnamese (3.9b) Ai có thể đoán biết được rằng cái bề ngoài tươi vui ấy che dấu một trái tim nặng nề, u buồn như một nấm mộ? (8, p.321) English/ Vietnamese Sameness Loss in Meaning precious soul linh hồn soul soul + precious + Caused by using Unrelated Words/ Phrases (3.10a) head (in: What business had his slave to be marching round the country, inventing machines, and holding up his head among gentlemen? (7, p.13) (3.10b) mặt (in: Một thằng nô lệ của hắn có quyền gì mà lại có thể đi khắp đó đây, mặt thì vênh lên, và lại sáng chế máy móc nữa? (8, p.25) Gain a. Gain Phenomenon in terms of lexis: Addition of Vietnamese buffer words English Vietnamese Addition (3.11a) Had not this man braved himsteadily, powerfully, and resistlessly-ever since he bought him? (7, p.379) (3.11b) Con người ấy chẳng đã lúc nào cũng thách thức nó từ ngày nó mua hay sao? (8, p.430) sao b. Gain in Meaning: Addition of Words/ Word Phrases English/ Vietnamese Sameness Gain in Meaning a runaway một nô lệ bỏ trốn một người bỏ trốn một nô lệ + bỏ trốn Frequency of loss and gain in the Vietnamese translation of rhetorical questions used in UTC Loss Gain Table 5. Samples and percentage of loss and gain in the Vietnamese translation of rhetorical questions Loss and Gain Structure Meaning Lexis Meaning Relative Clauses Caused by Omission Using Unrelated Words/ Phrases Addition of Vietnamese Buffer Words Addition of Words/ Word Phrases Occurrence Percentage 5 8.6% % 4 6.9% % % Total % Loss and gain in the Vietnamese translation of metaphor used in UTC Loss a. Loss in Meaning + Loss in Meaning in terms of Structure Structural shifts ( Article + Adj + N N + Adj) flashing con mắt lửa eyes nảy

55 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển Loss in Meaning caused by Omission English/ Vietnamese Sameness Loss in Meaning precious soul linh hồn soul Gain a. Gain in Structure + Addition of Words/ Word Phrases soul + precious English/ Vietnamese Sameness Gain in Meaning Crying tiếng khóc xé ruột xé gan tiếng khóc tiếng khóc + xé ruột xé gan Frequency of loss and gain in the Vietnamese translation of metaphor used in UTC Table 6. Samples and percentage of loss and gain in the Vietnamese translation of metaphor Loss and Gain Occurrence Percentage Loss Gain Meaning Structures Meaning Structure % using Unrelated Words/ Phrases Caused by omission Idiomatic Structure Addition of Words 6 13% % % % Total % Loss and gain in the Vietnamese translation of personification used in UTC Loss Loss in Meaning: Omission of Words/ Word Phrases English Vietnamese Omission (3.12a) Then he thought he felt that hair twining round his fingers; and then, that it slid smoothly round his neck, and tightened and tightened, and he could not draw his breath. (7, p.350) (3.12b) Nó tưởng như thấy một món tóc cuốn vào ngón tay, rồi lêu lên cổ. Những sợi tóc quấn chặt lấy cổ đến ngạt thở. (8, p.397) smoothly tightened Gain Gain in meaning: Addition of Words/ Word Phrases English Vietnamese Addition (3.13a) Cassy sat in the corner, sullenly looking into the fire. (7, p.372) (3.13b) Cátxi ngồi bên lò sưởi buồn rầu nhìn ngọn lửa nhảy múa. (8, p.419) nhảy múa Frequency of loss and gain in the Vietnamese translation of personification used in UTC Table 7. Samples and percentage of loss and gain in the Vietnamese translation of personification Loss Gain Loss and Gain Occurrene Percentage Meaning Meaning Caused by omission Addition of Phrases % % Total % 3.4. Causes of Loss and Gain in the Vietnamese translation of SDs used in UTC It is clear that loss and gain are unavoidable phenomena in the process of translation because of many reasons: translators ability to use language, translators choice of translation method and differences between the source language (SL) and the target language (TL). It can be noticed that sameness between two languages does not always exist because meaning is a property of a language. A SL has a SL meaning, and a (TL) has a TL meaning [3, p35]. Because of this feature, the appearance of loss or gain of meaning in translation cannot be avoided. And it is the last cause - differences between languages that affect translational equivalents. Therefore, loss and gain cannot be considered as mistakes but they are inevitable phenomena in the process of translation that each translator should be aware of in order to make his/ her product better. 4. Conclusion The study reveals that there are 5 SDs commonly used in UTC which are categorized on the basis of linguistic levels in which lexical SDs consist of simile, repetition, metaphor and personification; syntactical SDs include only rhetorical questions. In the novel UTC, these SDs were used skillfully and flexibly. It is found that there are in total 278 English samples demonstrating the 5 SDs. A number of the samples (197 English samples) are translated into Vietnamese with the features of SDs retained. However, the remaining (81 English samples) are translated into Vietnamese through the use of other language expressions in Vietnamese. In these two cases, both loss and gain are found in the translation of the original samples. More clearly, this research explores, describes and analyzes the cases of loss and gain in terms of syntax, lexis and meaning in the Vietnamese translational version of these SDs used in UTC. Among them, the phenomena of loss and gain in terms of lexis and meaning are dominant. More clearly, owing to the differences between the two languages, sometimes the translators cannot express in accuracy the true meaning of the SL by using an exact equivalent in the TL. Although loss and gain in translation process are unavoidable and commonly seen as a phenomenon, not a mistake, the translators should try their best to convey as the same meaning as the SL does. It is suggested that English language teachers should

56 52 Nguyen Thị Quynh Hoa, Tran Thi Yen Nhi know that it is very important to help students realize the usefulness and necessity of learning and employing SDs in literary works. Proper uses of SDs in writing certainly help to enhance confidence in students in using the language for communicative purposes. Besides, due to the situational context or cultural context, learners as well as language users can add more information to the target sentence to make its meaning clearer, or omit some components to make the translated sentences more acceptable and understandable to readers. Activity of the Experimental Article in Science. Madison: University of Winson Press. [3] Catford, J. C. (1965). A Linguistics Theory of Translation. Oxford University Press, London. [4] Đinh Trọng Lạc (2003). 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nhà xuất bản GD Hà Nội. [5] Galperin, I. R. (1977). Stylistics, Moscow Higher School Publishing House. [6] Mcguire, S.B. (1980). Translation Studies. New York, Methuen. SOURCES OF DATA REFERENCES [1] Bassnett. (1991). Translation Studies. London: Routledge. [2] Bazerman, C. (1988). Shaping Written knowledge: The Genre and [7] Uncle Tom s Cabin, (1952), The National Era (as a serial) & John p. Jewett and Company, the United States. [8] Túp lều bác Tôm, (1990), Đỗ Đức Hiểu dịch. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học. (The Board of Editors received the paper on 12/12/2016, its review was completed on 15/12/2016)

57 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 53 VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI TRONG LỊCH SỬ QUAN HỆ TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ ( ) BORDER ISSUES IN THE HISTORY RELATIONS BETWEEN CHINA - INDIA ( ) Nguyễn Thế Hồng Trường Đại học Đồng Tháp; reaganusa1986@gmail.com Tóm tắt - Trong suốt chiều dài lịch sử, Trung Quốc và Ấn Độ đã tồn tại nhiều tranh chấp và bất đồng về lãnh thổ, mà đỉnh điểm là cuộc xung đột biên giới năm Cuộc chiến đã gây nên tổn thất về người và của cho cả hai nước. Tâm điểm mâu thuẫn giữa hai nước Trung Quốc và Ấn Độ là đường ranh giới kiểm soát thực tế (còn gọi là đường Mc- Mahon), một đường ranh giới không chính xác được các quan chức về thuộc địa của Anh và đại diện của nhà nước Tây Tạng vẽ ra vào năm Trải qua nhiều vòng thương lượng, đàm phán, hai nước Ấn Độ, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu quan trọng giải quyết vấn đề Tây Tạng và Sikkim. Tuy nhiên, khu vực biên giới giữa hai nước vẫn luôn ở tình trạng căng thẳng và nguy cơ xung đột vẫn chưa hề mất đi. Từ khóa - Ấn Độ; Trung Quốc; biên giới; tranh chấp; đàm phán. 1. Đặt vấn đề Trung tuần tháng 10/1962, một cuộc tấn công bất ngờ từ nhiều phía của quân đội Trung Quốc lấn át lực lượng quân đội Ấn Độ. Trong thời gian ngắn, Trung Quốc kiểm soát được cao nguyên Aksai thuộc Kashmir về phía Tây và phía Đông tiến đến gần vùng Assam của Ấn Độ. Đến ngày 21/11 Trung Quốc tuyên bố đơn phương ngừng bắn và rút khỏi quân đội khỏi khu vực Đông Bắc Ấn Độ nhưng vẫn giữ quyền kiểm soát khu vực Aksai. Sau cuộc chiến năm 1962, hai nước tiến hành đàm phán, thương lượng giải quyết tranh chấp biên giới. Kết quả đạt được nhiều thành tựu, bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều khác biệt và thách thức. 2. Nội dung 2.1. Nguồn gốc vấn đề tranh chấp biên giới trong lịch sử quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ Vấn đề Tây Tạng được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong lịch sử. Thực dân Anh, sau cuộc chiến tranh nha phiến với triều đình Mãn Thanh, từ phía nam dãy Hymalaia đánh chiếm Khuyết Khẩu của Tây Tạng âm mưu hoạt động lâu dài, hòng chia cắt Tây Tạng ra khỏi bản đồ Trung Quốc. Thực hiện giấc mộng thực dân địa. Giai đoạn lịch sử này đã tạo nên sự bất hòa trong quan hệ giữa người Hán và người Tây Tạng [9, tr.170]. Lúc này, Ấn Độ còn là thuộc địa của Anh, trong hệ thống an ninh của họ Tây Tạng chiếm vị trí chiến lược rất quan trọng. Tây Tạng với tầm cao nóc nhà thế giới nhìn thẳng xuống bán đảo Ấn Độ, khống chế được Tây Tạng cũng có nghĩa là khống chế được căn cứ tiến quân của Ấn Độ. Nhằm ngăn ngừa thế lực bên ngoài khống chế Tây Tạng, đe dọa an ninh của Ấn Độ nên Anh đã coi việc tách Tây Tạng và vùng đệm giữa Trung Quốc và Ấn Độ thuộc Anh. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thế lực của thực dân Anh ở Nam Á suy yếu dần nên Anh có ý đồ chia cắt Tây Tạng khỏi bản đồ Trung Abstract - Throughout their long history, between China and India there have existed many disputes and disagreements over territory, culminating in the border conflict in The war caused the loss of lives and property to two countries. Focus of conflict between the two sides was the actual control border (Mc-Mahon), an incorrect boundary drawn by officials of the British colonial government and representatives of Tibet in After rounds of negotiations, India and China have made significant achievements,resolving the issue of Tibet and Sikkim. However, the border area between the two countries has always been in tension and the risk of conflict still remains. Key words - India; China; border; dispute; negotiations. Quốc, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất, ảnh hưởng và sự khống chế của chính phủ Trung Quốc. Vì thế, Anh Ấn lấy việc ủng hộ những nhân vật có thế lực mang sắc tộc khác nhau làm nhiệm vụ đối ngoại, thúc đẩy chính giáo thượng tầng tại Tây Tạng. Đồng thời, lợi dụng cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng Đảng cộng sản Trung Quốc đang diễn ra để gạt bỏ quan hệ giữa chính quyền địa phương Tây Tạng và chính quyền Trung ương. Sau khi nước CHND Trung Hoa thành lập tháng 10/1949, Mao Trạch Đông tuyên bố Tây Tạng thuộc về Trung Quốc và quyết tâm đặt Tây Tạng dưới quyền kiểm soát hành chính và quân sự. Đối với Trung Quốc, sự quan tâm của Ấn Độ đến vùng này là can thiệp vào nội bộ, Ấn Độ thì tự coi mình là chính quyền kế thừa chính quyền thực dân Anh trước đây [2, tr ]. Thủ tướng Nehru tuyên bố Ấn Độ không có tham vọng chính trị hay đất đai gì ở Tây Tạng và cũng không đòi hỏi đặc quyền gì ở đó, nhưng mong muốn duy trì các quyền lợi thương mại cố hữu [3]. Trên thực tế, sau khi thực dân Anh rút khỏi Nam Á, Ấn Độ vẫn không hoàn toàn bỏ chiến lược khống chế Tây Tạng. Vấn đề Tây Tạng trở thành động lực vô hình và không chính thức trong quan hệ hai nước. Trung Quốc không chấp nhận lằn ranh giới kiểm soát thực tế. Lằn ranh này được ký kết tại Hội nghị Siemla ở Ấn Độ, do Anh tổ chức để giải quyết vấn đề Tây Tạng một cách hợp pháp vào năm Ấn Độ cho rằng đường biên giới Ấn Trung đã được hoạch định theo giới tuyến ranh giới kiểm soát thực tế.vấn đề biên giới trở nên phức tạp khi Trung Quốc công bố bản đồ với đường ranh lấn sâu vào lãnh thổ Ấn Độ, tổng diện tích tranh chấp là km 2, trong đó km 2 ở đoạn phía Đông (là ranh giới kiểm soát thực tế), 2000 km 2 ở đoạn giữa và km 2 ở đoạn phía Tây (được gọi là vùng Aksai Chin). Khu vực tranh chấp mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng, phía Ấn Độ gọi là Aksai Chin. Mùa hè năm 1962, quan hệ Ấn Trung đã diễn biến theo chiều hướng phức tạp, đầy căng thẳng

58 54 Nguyễn Thế Hồng đỉnh cao là cuộc chiến tranh biên giới. Trung Quốc cho rằng tấn công Ấn Độ mục đích chính để chấm dứt những nỗ lực của Ấn Độ nhằm làm suy giảm sự kiểm soát của Trung Quốc ở vùng Tây Tạng, khôi phục lại hiện trạng chủ quyền trước năm 1949 và răn đe Ấn Độ có ý định xâm nhập vượt qua biên giới Trung Quốc. Chiến lược răn đe ngụ ý một sự tích tụ của các lực lượng quân sự đủ trong nhận thức hay thực tế để ngăn chặn tình trạng đe doạ an ninh từ các quốc gia khác. Về phía Ấn Độ, họ sẵn sàng tham chiến với Trung Quốc vì lợi ích an ninh quốc gia và vị thế quốc tế. Nếu Ấn Độ không thể bảo vệ cũng như không xác định được biên giới thì các quốc gia khác có thể bắt đầu đặt câu hỏi về vị trí của Ấn Độ trên trường chính trị thế giới. Mối đe dọa Trung Quốc đến biên giới gây ra ảnh hưởng sự độc lập, tự quyết và vị trí của Ấn Độ như là một cường quốc ở châu Á Những diễn biến chính về tranh chấp biên giới trong lịch sử quan hệ Trung Quốc Ấn Độ ( ) Với chiều dài 3.550km biên giới chung giữa hai nước, có ba điểm nóng thường trực sẵn sàng gây nên sự căng thẳng trong quan hệ Ấn Trung là Aksai Chin ở tụ điểm của biên giới ba nước Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc, Arunachal Pradesh, ở sát biên giới Đông Bắc của Ấn Độ và Kashmir, ở Tây Bắc Ấn Độ, Aksai Chin hiện thuộc quyền quản lý của Trung Quốc nhưng Ấn Độ coi như thuộc về mình và đòi lại. Ngược lại, Arunachal Pradesh là một tiểu bang của Ấn Độ nhưng Trung Quốc lại coi là thuộc về Tây Tạng và đòi Ấn Độ trả lại. Kashmir là vùng tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, mỗi bên chiếm một nửa và đòi bên kia phải trả phần còn lại. Mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Kashmir là vì Trung Quốc ủng hộ Pakistan [8, tr.201]. Khu vực vùng Kashmir mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Ấn Độ không chỉ vì Pakistan mà còn vì một khu vực hai bên trực tiếp tranh giành. Aksai Chin có vị trí chiến lược trong tam giác quan hệ Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc. Trong lịch sử, vùng này thuộc vương quốc Ladakh, nhưng theo Hiệp định 1904 ký giữa Anh với Tây Tạng, khi đó còn độc lập, Aksai Chin được sát nhập vào Ấn Độ thuộc Anh. Biên giới giữa Tây Tạng và Ấn Độ được xác định theo đường ranh giới Mac-Mahon. Khi độc lập, Trung Quốc tuyên bố không công nhận Tây Tạng thuộc Ấn Độ đồng nghĩa với việc không công nhận đường ranh giới kiểm soát thực tế. Tháng 1/1950, chính phủ Trung Quốc đề nghị nhà cầm quyền Tây Tạng cử đại diện đến Bắc Kinh nhằm thương lượng việc giải phóng Tây Tạng bằng con đường hòa bình, nhưng do sự chia rẽ của các thế bên ngoài là Anh và Mỹ nên quan nhiếp chính Tây Tạng khi đó là Dagzhag Ngawang Sungrab đã bác bỏ lời đề nghị. Sau đó,chính phủ Trung Quốc cho quân vượt sông Jinsha vào tháng 10/1950 để giải phóng Tây Tạng bằng vũ lực. Mỹ thúc giục một số nước khác đưa ra các kiến nghị ở Liên hiệp quốc nhằm can thiệp vào Tây Tạng nhưng không thành công. Trước các cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc, đến tháng 5/1951 Tây Tạng buộc phải ký Hiệp định 17 điểm và công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên lãnh thổ nhưng được duy trì hệ thống chính trị và xã hội của mình Tây Tạng là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc. Vấn đề Tây Tạng hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc.Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc phải tiến vào Tây Tạng, giải phóng nhân dân Tây Tạng và bảo vệ biên giới Trung Quốc. Đây là quyết tâm của chính phủ nhân dân Trung ương Sự can thiệp của nước ngoài là không thể dung nhận [2, tr.192]. Mặc dù, thừa nhận chính quyền trung ương Trung Quốc nằm quyền nhưng Tây Tạng luôn tồn tại tư tưởng muốn độc lập.vì thế, tháng 3/1959, ở Tây Tạng cuộc nổi dậy do Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo. Hậu quả của các cuộc nổi dậy ở Lhasa, Đảng cộng sản Trung Quốc quyết định giải thể chính quyền địa phương Tây Tạng, khẳng định quyền quản lý trực tiếp và bắt đầu thực hiện chính sách cách mạng xã hội ở Tây Tạng. Đạt Lai Lạt Ma và những người cộng sự tị nạn sang vùng Tây Bắc của Ấn Độ. Trung Quốc yêu cầu Ấn Độ trục xuất các nhà lãnh đạo Tây Tạng và có biện pháp ngăn chặn các hoạt động hỗ trợ các lực lượng đối lập với chính sách của Trung Quốc trong vấn đề Tây Tạng. Tháng 8 và tháng 10/1959, đã xảy ra hai cuộc xung đột vũ trang đẫm máu ở cả phía Đông và Tây biên giới hai nước. Xuất phát từ những căng thẳng, đối đầu về vấn đề tranh chấp biên giới đã làm cho mối quan hệ giữa hai nước đi xuống mức thấp nhất, cắt đứt các quan hệ chính trị ngoại giao, kinh tế, văn hóa. Tháng 7/1961, hai bên đã rút đại sứ về nước, dẫn đến việc 15 năm tiếp theo quan hệ hai nước chỉ còn cấp đại diện lâm thời. Ngày 20/10/1962, quân Trung Quốc xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ ở nhiều nơi dọc theo biên giới. Quân Trung Quốc vượt qua lằn ranh giới kiểm soát thực tế ở khu vực phía Đông, có những nơi lấn sâu vào đến 100km.Ở khu vực phía Tây, Trung Quốc đánh chiếm các cứ điểm quân sự của Ấn Độ và tiến sâu vào lằn ranh. Quân Trung Quốc tiến qua các vị trí của quân Ấn Độ tại cả hai mặt trận, đánh chiếm được Rezangla tại Chushul ở mặt trận phía Tây và Tawang ở mặt trận phía Đông. Kết quả, Trung Quốc giành được thắng lợi trong cuộc chiến thì Ấn Độ lại chịu thất bại nặng nề. Số tử trận và tù binh phía Trung Quốc không được thông báo còn phía Ấn Độ chết người, bị bắt làm tù binh người và mất tích người [3].Chiến tranh kết thúc khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố ngừng bắn vào ngày 20/11/1962 và rút quân ra khỏi phần lớn các khu vực chiếm được. Trung Quốc đề nghị đàm phán, Ấn Độ đồng ý thỏa thuận ngừng bắn và tổ chức cuộc gặp gỡ giữa những người đứng đầu chính phủ, nhưng đòi quân lính hai nước tái phối trí dọc theo lằn ranh của ngày 8/9/1962, vì theo New Dehli lằn ranh này mới phù hợp với nguyên trạng năm Cuộc gặp gỡ giữa hai bên diễn ra nhưng không mang lại kết quả như mong đợi. Nhìn chung, cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 kết thúc đánh dấu một sự chuyển hướng triệt để trong đường lối ngoại giao và quân sự của Ấn Độ. Sau thất bại, Ấn Độ rút ra bài học phải xây dựng sức mạnh quân sự và tự bảo vệ nếu muốn có chỗ đứng trên thế giới, đồng thời Ấn Độ quay sang phía Liên Xô và bắt đầu ra sức trang bị vũ khí. Cuộc chiến tranh cũng thể hiện rõ những yếu tố chính trong học thuyết chiến lược quân sự của Trung Quốc. Thứ nhất, chiến thuật bất ngờ, đó là tấn công đối phương và kết thúc một cách đột ngột nhằm lấn áp đối thủ về mặt chính trị, tâm lý. Thứ hai, tập trung toàn diện là phải tấn công nhanh chóng và mạnh mẽ hết sức có thể. Mục tiêu ở đây là buộc đối phương phải giao chiến với kết cục nhanh. Thứ ba,

59 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 55 chiến thuật tấn công phủ đầu nhằm thể hiện quan điểm cứng rắn sẵn sàng để dạy một bài học cho đối phương, nếu như đối phương dám thách thức. Thứ tư, chiến thuật chớp thời cơ tức là chờ đợi và khai thác thời điểm thích hợp, cuộc chiến biên giới với Ấn Độ diễn ra đồng thời với cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cu ba năm 1962, đưa thế giới đứng bên bờ vực của chiến tranh hạt nhân đứng đầu là Liên Xô và Mỹ, mục đích khi quyết định tấn công Ấn Độ của Trung Quốc là phân tán sự chú ý của những quốc gia, đồng minh có thể hỗ trợ cho Ấn Độ. Thứ năm, đề cao chiến lược tấn công phòng thủ của Trung Quốc để phá thế bị động khi đối phương có những hành động đe dọa an ninh quốc gia, nhằm lí giải cho mục đích tự vệ mà Trung Quốc đưa ra. Thứ sáu, sẵn sàng mạo hiểm nhằm mang lại kết quả cần thiết và có lợi nhất. Bên cạnh đó, nhân tố Pakistan trong quan hệ tam giác Ấn Độ Pakistan Trung Quốc càng làm cho mâu thuẫn hai nước thêm căng thẳng dẫn đến hệ lụy trong đàm phán giải quyết tranh chấp biên giới. Kể từ những năm 1950, quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan có những bước phát triển mạnh mẽ mối quan hệ quân sự gần gũi của Trung Quốc với Pakistan đưa đến tư tưởng chiến tranh và thù địch đối với Ấn Độ của Pakistan và những nổ lực sở hữu thêm vũ khí hạt nhân của nước này [10, tr.79]. Năm 1965, chiến tranh Pakistan - Ấn Độ lần thứ hai. Cuộc chiến không chỉ làm cho mối quan hệ hai nước xấu đi mà còn kéo theo quan hệ của những đồng minh hai nước, quan trọng nhất là Trung Quốc, Mỹ và Liên Xô trở nên bất ổn và căng thẳng với nhau. Đứng về phía Pakistan, giữa tháng 9/1965 Trung Quốc gửi tối hậu thư yêu cầu Ấn Độ dỡ bỏ các pháo đài trên biên giới Trung - Ấn, lập trường đó bị Liên Xô phản đối. Việc làm của Trung Quốc không chỉ làm cho quan hệ của hai nước Trung - Ấn thêm căng thẳng mà còn làm cho mối quan hệ Trung - Xô thêm xấu đi.tháng 12/1971, lần thứ ba diễn ra chiến tranh giữa Pakistan - Ấn Độ, lần này không xuất phát từ vấn đề Kashmir, mà từ việc Ấn Độ ủng hộ Đông Pakistan độc lập, tách khỏi Pakistan. Cuộc xung đột này còn kéo theo những đồng minh của họ. Mỹ, Trung Quốc tăng cường viện trợ về kinh tế, vũ khí, cố vấn và quân sự cho Pakistan. Trước tình hình đó ngày 9/8/1971 chính phủ Ấn Độ kí với Liên Xô Hiệp ước hòa bình, hữu nghị, hợp tác. Cuối tháng 12 cuộc chiến kết thúc thắng lợi thuộc về Ấn Độ bằng Hiệp định Simla được kí ngày 2/7/1972. Với thắng lợi này vị thế của Ấn Độ được tăng cường trên trường quốc tế và liên minh Xô - Ấn ngày càng được củng cố. Trái lại, mâu thuẫn Trung Xô, Trung - Ấn ngày càng diễn ra gay gắt và quyết liệt hơn. Từ đầu thập niên 70 quan hệ quốc tế bước vào giai đoạn hòa dịu, cùng với những thay đổi trong quan hệ Xô Mỹ. Từ nửa sau thập niên 80, khi M.Goócbachốp lên cầm quyền ở Liên Xô, quan hệ Xô Mỹ chuyển từ đối đầu sang đối thoại để giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa hai nước và quan hệ quốc tế. Trải qua một chặng đường dài khó khăn, quá trình đàm phán cắt giảm vũ khí chiến lược giữa Liên Xô và Mỹ đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tạo cơ sở quan trọng thúc đẩy cuộc Chiến tranh lạnh đi vào giai đoạn kết thúc. Trước những thay đổi của tình hình quốc tế, với mong muốn có một môi trường hòa bình ổn định tại châu Á và tránh việc hướng về Liên Xô, Ấn Độ từng bước cải thiện quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc đã có một số động thái đáp lại mong muốn bình thường hóa quan hệ của Ấn Độ trong xu thế hòa dịu của thế giới cũng như khu vực Nam Á, nhất là sau khi Trung Quốc và Mỹ ra Thông cáo Thượng Hải năm Mặc dù còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết trọn vẹn nhưng với nỗ lực từ hai phía, tháng 4/1976 Trung - Ấn thỏa thuận khôi phục đại diện ngoại giao ở cấp đại sứ sau 15 năm gián đoạn. Tiếp đó, hai nước tăng cường trao đổi các đoàn ngoại giao, báo chí, nối lại quan hệ kinh tế, thương mại. Ấn Độ có một bước tiến mang tính chất đột phá trong mối quan hệ với Trung Quốc, đó là chuyến viếng thăm Trung Quốc của Thủ tướng Rajiv Ganhdi từ ngày 19 đến 23/12/1988. Sau 30 năm gián đoạn, chuyến viếng thăm này đã mở đầu cho một thời kỳ mới trong quan hệ giữa hai nước vào đầu thập niên 90. Nhìn chung, trong thời kỳ thập niên 70 đến đầu thập niên 90, xuất phát từ bối cảnh quốc tế và nhu cầu của hai nước, Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu có những bước cải thiện mối quan hệ đầy mâu thuẫn và căng thẳng sau cuộc chiến tranh biên giới năm Dù vậy, sau cuộc chiến năm 1962, giữa Trung Quốc và Ấn Độ còn xảy ra các cuộc đụng độ như năm 1967 tại Nathu La, năm 1987 tại Sumdorong Chu Valley Nhận xét về quá trình đàm phán giải quyết tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ Trung Quốc trước 1991 Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ về vấn đề biên giới trãi qua nhiều cung bậc lúc hoà dịu xen lẫn căng thẳng, xung đột. Những thế kỉ trước Ấn Độ và Trung Quốc rất ít quan hệ vì địa lý cản trở. Sau khi hai nước giành độc lập và thoát khỏi ách thống trị của thực dân, đế quốc thì mối quan hệ ngoại giao mới bắt đầu có những dấu ấn. Về cơ bản vấn đề biên giới chưa là nhân tố thách thức và chi phối quan hệ hai nước trong thập niên 50 vì cả hai có cùng mục tiêu ủng hộ chống đế quốc, chống chiến tranh, đoàn kết các nước phụ thuộc, thuộc địa, bảo vệ hòa hình thế giới. Nhưng bắt đầu từ năm 1959, hàng loạt động thái của hai bên có liên quan đến khu vực biên giới chung đã làm mối quan hệ Trung - Ấn ngày càng xấu đi. Các cuộc chiến tranh, xung đột giữa hai nước đỉnh cao là cuộc chiến năm 1962 xuất phát từ nhiều nhân tố tác động. Trong đó nổi bật là môi trường an ninh chiến lược, chính vị trí địa lý của Ấn Độ khiến Ấn Độ nhạy cảm trong việc lo sợ về những gì bao quanh. Phía Tây là Pakistan được xem là đồng minh của Trung Quốc từ khi trở thành một quốc gia độc lập mà Ấn Độ đã có nhiều cuộc xung đột chính trị lẫn quân sự. Ấn Độ và Pakistan luôn ở trong tình trạng quan hệ thù địch bắt nguồn từ nguyên nhân tôn giáo và lịch sử. Cuộc tranh chấp ngày càng phức tạp hơn vì có thêm những thế lực bên ngoài tham gia, tranh chấp nổi bật là quyền kiểm soát khu vực Kashmir. Khi đó, Trung Quốc trong thời kì này lo lắng về sự chia rẽ, mất ổn định trong nước với bối cảnh Chiến tranh lạnh và thù địch với Mỹ. Sau khi chính quyền địa phương Tây Tạng bị giải thể, lãnh đạo và những cộng sự phải tị nạn sang vùng Tây Bắc của Ấn Độ. Chính phủ Trung Quốc không hài lòng về chính sách tị nạn chính trị của Ấn Độ cho những phần tử chống đối Trung Quốc vì thế họ luôn thận trọng đối với mọi nguy cơ đe dọa đến toàn vẹn lãnh thổ từ phía bên kia biên giới. Như vậy, những lo lắng chiến lược tương đồng giữa

60 56 Nguyễn Thế Hồng hai quốc gia bên sườn núi Himalaya trở thành một trong nhiều nguyên nhân chính gây ra các cuộc xung đột giữa hai nước. Mặc dù luôn trong tình trạng căng thẳng nhưng các cuộc đối thoại trực tiếp của đại diện hai nước trở nên cần thiết, những bước đột phá trong đàm phán thực sự cần đến lòng dũng cảm, sáng suốt của các nhà lãnh đạo. Đến những cuối thập niên 60 thì hai nước cơ bản đã đạt được sự đồng thuận nhưng vẫn còn tiềm ẩn yếu tố mang tính bùng nổ về biên giới lãnh thổ do lịch sử để lại. Từ năm 1969, ông Narayanan giữ cương vị là Đại sứ đầu tiên của Ấn Độ ở Trung Quốc sau một thời gian dài gián đoạn bởi cuộc chiến năm Năm 1976, Ấn Độ cử Đại sứ Narayanan sang Bắc Kinh, sau đó phía Trung Quốc thông báo việc cử Đại sứ của họ sang New Dehli. Đây được xem là bước khởi đầu trong việc hàn gắn lại mối quan hệ hai nước và đi đến những thỏa thuận tiếp theo trong việc giải quyết tranh chấp biên giới. Đến năm 1980, Indira Gandhi trở lại cầm quyền và tiếp tục ủng hộ quan điểm việc cải thiện tốt quan hệ với Trung Quốc đã tạo điều kiện để tiến tới một sự hòa giải trong vấn đề biên giới, không phải dùng vấn đề biên giới làm lá bài mặc cả trong việc cải thiện quan hệ hai nước. Bước tiến quan trọng trong quan hệ Trung Ấn được đánh dấu bằng chuyến thăm Bắc Kinh từ ngày 19 21/12/1988 của Thủ tướng Rajiv Gandhi. Tại Bắc Kinh, Thủ tướng Rajiv Gandhi đã 4 lần hội đàm với Thủ tướng Lý Bằng và gặp gỡ Đặng Tiểu Bình. Trong chuyến thăm này, hai bên đạt được thỏa thuận là nhất trí cho rằng 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình cần được coi là cơ sở trong quan hệ quốc tế và xây dựng một trật tự chính trị kinh tế quốc tế mới. Trên cơ sở đó, khôi phục, cải thiện và phát triển quan hệ láng giềng, hai bên quyết định thành lập nhóm công tác liên hợp về biên giới để từng bước giải quyết những vấn đề biên giới do lịch sử để lại. Từ tháng 9/1989 đến tháng 2/1992 nhóm công tác liên hợp về vấn đề biên giới của hai nước đã tiến hành bốn vòng đàm phán. Tháng 8/1990, tại vòng hội đàm lần thứ hai được tiến hành tại Ấn Độ, hai nước đồng ý cho các nhân biên phòng hai nước tiến hành gặp gỡ không định kì. Tuy cả hai bên vẫn không thể chính thức giải quyết những khác biệt nhưng những căng thẳng tại vùng biên giới đang tranh chấp của họ đã giảm đáng kể, nhờ những thỏa thuận xây dựng lòng tin và cắt giảm quân đội được ký kết vào những năm Bên cạnh đó, những thách thức và khó khăn còn tồn động. Thực tế, Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước lớn duy nhất trên thế giới chưa xác định xong đường biên giới, sau gần 19 năm thương lượng New Dehli vẫn không thể thuyết phục được Bắc Kinh hoạch định đường ranh giới kiểm soát thực tế. Hơn 4000km đường ranh giới phân chia dãy Hymalaya tiếp tục để ngỏ. Trung Quốc không chỉ né tránh việc phê chuẩn ranh giới kiểm soát thực tế mà còn tuyên bố chủ quyền đối với một diện tích lớn lãnh thổ Ấn Độ, trên bản đồ mới nhất của Trung Quốc, ba bang của Ấn Độ bị tách rời khỏi Ấn Độ. Bang Arunachal Pradesh thuộc Trung Quốc, bang Sikkim là khu vực độc lập và bang Giammu và Kashmir vùng tranh chấp, đồng thời trên bản đồ Trung Quốc lại coi Aksai Chin và thung lũng Shaksgam ở Kashmir thuộc về Trung Quốc. Sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1962, trong thời kỳ đầu thập niên 70 đến đầu thập niên 90, Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu có những động thái nhằm cải thiện quan hệ hai bên. Nhưng việc đường ranh giới kiểm soát thực tế không được phân định rõ ràng gây lo ngại cho Ấn Độ, khi đường ranh giới chưa được thống nhất thì cả hai nước điều không thể tiến hành các hoạt động kiểm soát thực sự nhằm ngăn chặn sự xâm nhập cũng như các hoạt động khác vào ranh giới này.trong đàm phán giải quyết vấn đề biên giới với Ấn Độ, Trung Quốc luôn dịch chuyển giữa hai lập trường cơ bản: thứ nhất, phải kiên nhẫn; thứ hai, phải tìm ra giải pháp trọn gói cho những mâu thuẫn chủ quyền. Khi vấn đề đường ranh giới kiểm soát thực tế bị đẩy xuống hàng thứ yếu thì Trung Quốc có lợi thế trong thương lượng tranh chấp lãnh thổ và quay lại đề nghị ban đầu là từ bỏ tuyên bố chủ quyền vùng Đông Bắc Ấn Độ nếu New Dehli chấp nhận sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với những vùng đã chiếm của Ấn Độ trước đây. Vào thời điểm diễn ra xung đột Kargil với Pakixtan, Ấn Độ cố gắng làm dịu những sự kiện xảy ra tại vùng tranh chấp với Trung Quốc. Nhưng trong thời gian đó, quân đội Trung Quốc tăng cường gia tăng những cuộc xâm nhập vào khu vực Ladakh của Ấn Độ. Qua hành động này, Trung Quốc muốn gửi đến Ấn Độ thông điệp ngoài việc phải bảo vệ Kargil, Siachen và Quốc lộ 1A, Ấn Độ không bao giờ được quay lưng hay bỏ qua Trung Quốc.Ấn Độ cố gắng theo đuổi một chính sách đối ngoại thực tế hơn, nhưng đối với họ, Trung Quốc vẫn được xem là một mối lo ngại lớn. Động thái diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng do tranh chấp dai dẳng về vùng Aksai Chin đang do Bắc Kinh kiểm soát và bang Arunachal Pradesh thuộc sự quản lý của New Delhi. Ấn Độ tuyên bố Aksai Chin là một phần của Ladakh và cáo buộc Trung Quốc lợi dụng việc kiểm soát vùng này để tiếp tục lấn vào Ladakh. Trong khi Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền đối với Arunachal Pradesh và gọi bang này bằng tên Nam Tây Tạng thuộc Khu tự trị Tây Tạng. Từ tranh chấp, giải quyết vấn đề biên giới giữa Ấn Độ với Trung Quốc trong lịch sử có thể thấy: Một là, vấn đề biên giới quốc gia là một vấn đề liên quan tới tương quan lực lượng giữa các nước trong quan hệ quốc tế. Khi quốc gia mạnh, biên giới, lãnh thổ được mở rộng và ngược lại khi suy yếu lãnh thổ, biên giới của một nước thường bị thu hẹp lại. Một phần nguyên nhân chính xuất phát từ hệ lụy do chủ nghĩa thực dân để lại, cả Ấn Độ và Trung Quốc khi còn là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây phải chấp nhận chính sách chia để trị và biên giới quốc gia bị vẽ theo ý đồ của các nước thống trị. Hai là, sau khi giành độc lập vấn đề biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia của hai nước. Chính do đặt lợi ích về biên giới quốc gia nói riêng cũng như lợi ích quốc gia dân tộc nói chung cả Ấn Độ và Trung Quốc đã không nhân nhượng nhau và không giải quyết được tranh chấp về biên giới chung giữa hai nước, để xảy ra xung đột dẫn đến chiến tranh biên giới năm 1962 và nhiều cuộc xung đột nhỏ khác dọc theo biên giới hai nước. Ba là, vấn đề biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc không giải quyết trọn vẹn trước khi Chiến tranh lạnh kết thúc do có sự tác động, can thiệp từ các yếu tố bên ngoài, cụ thể là các nước đồng mình của hai nước như Liên Xô,

61 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 57 Mỹ, Pakistan. Điều quan trọng, Ấn Độ và Trung Quốc đều muốn thiết lập quan hệ đồng minh để đối trọng, gây sức ép nhằm có lợi cho họ trên bàn đàm phán về giải quyết tranh chấp biên giới. 3. Kết luận Từ những năm 50 thế kỉ XX do những bất đồng trong vấn đề Tây Tạng và biên giới chưa hoạch định đã làm cho quan hệ hai nước thêm căng thẳng dẫn đến hậu quả là diễn ra các cuộc chiến tranh biên giới. Đến đầu những năm 70, hai nước có những động thái cải thiện quan hệ song phương vì lợi ích quốc gia. Hiện nay, Ấn Độ và Trung Quốc tích cực cải thiện mối quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là tiếp tục giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới trong lịch sử còn tồn động. Ấn Độ Trung Quốc đạt được những thành tựu quan trọng về vấn đề Tây Tạng, Sikkim nhưng tranh chấp ở vùng Kashmir và Arunachal Pradesh vẫn chưa được giải quyết. Trong lương lượng, giải quyết vấn đề biên giới, đôi khi xảy ra những bất đồng và không thống nhất vì lợi ích, quan điểm giữa các nước khác nhau là điều khó tránh. Điều quan trọng là xử lý thế nào cho thoả đáng, Trung Quốc đã từng giải quyết vấn đề biên giới do lịch sử để lại với nhiều nước, nhưng còn vấn đề biên giới với Ấn Độ thì chưa giải quyết xong. Vì thế, hai nước cần tăng cường hơn nữa việc xây dựng được lòng tin lẫn nhau, nhìn nhận lại quá khứ để giải quyết tốt vấn đề biên giới còn tồn động trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Brahma Chellaney, How China fights: Lessons from the 1962 Sino Indian war, Newsweek International, Vol.160, No.19, 2012, rus.ruvr, , [2] Lê Phụng Hoàng, Lịch sử quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, tập 1: , Nxb ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh, [3] Đỗ Tuyết Khanh, Quan hệ hợp tác cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong thế giới đa cực, Tạp chí Nghiên cứu & thảo luận, số 12 tháng 11/2007, [4] Trần Thị Lý, Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hoà Ấn Độ từ 1991 đến 2000, Nxb KHXH, [5] Lorenz Lüthi, Sino-Indian Relations, , Eurasia Border Review Special Issue on China s Post-Revolutionary Borders, 1940s-1960s, page , SI/luthi.pdf\ [6] Ivan Lidarev, History's Hostage: China, India and the War of 1962, August 21, 2012, [7] Maxwell, Neville, Sino-Indian Border Dispute Reconsidered, in Economic and Political, Weekly, April 10, [8] Lê Văn Mỹ, Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa ( ), Nxb KHXH, Hà Nội, [9] Khuất Thạch, Những sự kiện quan trọng của nước CHND Trung Hoa, Nxb Thanh Hóa, [10] Võ Xuân Vinh, Quan điểm của Ấn Độ về sự trỗi dậy của Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 8 (96), (BBT nhận bài: 30/11/2016, hoàn tất thủ tục phản biện: 28/02/2017)

62 58 Nguyễn Thị Liên VỀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ LÁY BIỂU ĐẠT MÀU SẮC KIỂU "YẾU TỐ CHỈ MÀU + YẾU TỐ LÁY" TRONG TIẾNG VIỆT ABOUT THE SEMANTIC CHARACTERISTICS OF REDUPLICATIVE WORDS OF COLOR IN PATTERN EXPRESSIVE COLOR ELEMENTS + REDUPLICATIVE FACTORS IN VIETNAMESE Nguyễn Thị Liên Trường Đại học Phú Yên; ngoclienpy@gmail.com Tóm tắt - Hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt thu hút sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học nói chung và các nhà Việt ngữ nói riêng. Ở cấp độ từ, phạm trù màu theo cách tri nhận của người Việt bao gồm các thuộc tính được từ vựng hóa bởi một số lượng từ biểu thị cụ thể thuộc tính của màu sắc. Các đơn vị biểu đạt màu sắc trong tiếng Việt tuy rất phong phú, rất đa dạng song vẫn tuân theo các phương thức tạo từ. Phát hiện và nắm được các quy luật, mô hình biểu đạt này chính là hướng sáng tạo nên nhiều cách biểu đạt màu sắc gắn liền với sự vật hiện tượng vốn vô cùng đa dạng, phát triển không ngừng trong thực tế. Mỗi đơn vị, kiểu cấu trúc biểu đạt màu đều ẩn chứa cách nhìn, quan niệm của người Việt về thế giới xung quanh. Tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa của các từ láy biểu đạt màu sắc kiểu yếu tố chỉ màu + yếu tố láy tiếng Việt là mong muốn của chúng tôi trong bài viết này. Từ khóa - từ ngữ; màu sắc; hệ thống; ngữ nghĩa; cấu trúc biểu đạt Abstract - Much attention has been paid to the word system denoting color in Vietnamese by philologists in general and Vietnamese philologists in particular. At the level of words, color categories in the Vietnamese cognitive way includes the properties lexicalised by a number of the words specifically indicating the attribution of color. The expressive color units in Vietnamese are not only plentiful and diverse but also adhere to the method of forming words. Discovering and deeply understanding the rules and expression patterns are making color expression innovations associated with phenomena which are extremely diverse, and continuously developing in practice of life. Each unit and expressive color structure type contain views and notions of Vietnamese people about the world around them. Therefore, researching deeply on the semantic characteristics of reduplicative words of color in the pattern "expressive color elements + reduplicative factors in Vietnamese is our focus in this article. Key words - words; color; system; semantics; structure of indication 1. Đặt vấn đề Cùng với một số tiểu hệ thống từ vựng ngữ nghĩa khác, hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Giải thích điều này, các nhà ngôn ngữ học thường hay nhắc đến lý thuyết ngôn ngữ về mảng hiện thực được tri nhận thông qua việc định danh từ vựng, tức việc xác định các trường từ vựng ngữ nghĩa trên cơ sở quy chiếu hiện thực mà ngôn ngữ đó cảm nhận. Bởi lẽ, màu sắc, như chúng ta biết, là một thuộc tính của vật thể, tồn tại một cách khách quan trong thế giới vật chất. Song sự nhận thức và phân biệt màu sắc lại có tính chủ quan đối với từng cộng đồng người nhất định, với những nét văn hoá nhất định. Ở cấp độ từ, phạm trù màu theo cách chia cắt của người Việt bao gồm một số thuộc tính được từ vựng hóa bởi một số lượng từ đủ để biểu thị cụ thể thuộc tính của màu ấy. Do vậy, mặc dù đã có tên gọi xanh chỉ màu xanh nói chung, tiếng Việt, đồng thời lại có cả các hình thức: xanh da trời, xanh lá cây, xanh lá mạ để gọi tên các màu được coi là màu phụ của màu xanh. Mặt khác, các thuộc tính về màu cũng được ghi nhận hết sức cụ thể bằng phương thức ghép một yếu tố chỉ phạm trù và một yếu tố chỉ sắc độ, hoặc ghép một yếu tố chỉ phạm trù và yếu tố láy kiểu trắng lôm lốp, xanh biêng biếc hai phương thức cấu tạo từ vốn được xem là không thể thiếu khi nghiên cứu các lớp từ tiếng Việt về mặt cấu tạo. Với cách biểu đạt ấy, số lượng từ biểu đạt màu sắc trong tiếng Việt có khả năng phát triển không ngừng theo sự tri nhận các sắc độ khác nhau của từng phạm trù màu nói riêng và thế giới màu sắc nói chung được ghi nhận dựa trên cảm nhận thị giác và quan điểm truyền thống của người Việt, vốn tồn tại và luôn luôn biến đổi không ngừng. Với mong muốn đem lại một cái nhìn tương đối "trọn vẹn" về đặc điểm ngữ nghĩa của hệ thống từ ngữ biểu đạt màu sắc trong tiếng Việt, ở bài viết này, chúng tôi hướng sự quan tâm vào một phạm vi nhỏ, tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa của cấu trúc biểu đạt màu sắc kiểu "yếu tố chỉ màu + yếu tố láy" trong tiếng Việt. 2. Giải quyết vấn đề Cấu trúc biểu đạt màu kiểu yếu tố chỉ màu + yếu tố láy bao gồm hàng loạt các từ biểu đạt màu sắc hình thành trên cơ sở láy lại hình thức ngữ âm của các tính từ biểu đạt màu sắc như: xam xám, đo đỏ, tim tím, trăng trắng, hồng hồng, đen đen và các từ có hình thức láy lại các yếu tố chỉ sắc độ của các từ biểu đạt màu sắc kiểu: trắng lôm lốp, trắng phau phau, đỏ hây hây, đỏ hây hẩy, đỏ hon hỏn, đỏ đòng đọc Đây là những đơn vị được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo những biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có, chúng vừa có sự hài hoà về ngữ âm, vừa có giá trị gợi, cảm gợi tả [4, tr.126]. Như vậy, đặc điểm nổi bật của các từ biểu đạt màu sắc có cấu trúc kiểu "yếu tố chỉ màu + yếu tố láy là sự hài hoà về mặt ngữ âm giữa hai yếu tố bộ phận: yếu tố chỉ màu, "yếu tố chỉ màu + sắc độ" và yếu tố láy. Cụ thể là phương thức láy lại toàn bộ hay một bộ phận hình thức âm tiết với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm cao (thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang) và nhóm thấp (thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của đơn vị có nghĩa. Nếu căn cứ vào hình thức và ý nghĩa của yếu tố láy trong cấu trúc biểu đạt màu sắc kiểu này, có thể chia các từ láy biểu đạt màu sắc có cấu trúc láy thành hai nhóm nhỏ: + Nhóm thứ nhất: bao gồm các từ được cấu tạo theo phương thức láy, lặp lại toàn bộ hoặc có sự biến đổi ngữ âm hình thức âm tiết của các tính từ biểu đạt màu trong tiếng

63 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 59 Việt - vốn hầu như đều có khả năng nhân đôi tạo nên hàng loạt các từ biểu đạt màu sắc với ý nghĩa giảm nhẹ, loang ra của độ màu. Chẳng hạn: tim tím, đo đỏ, trăng trắng, xanh xanh, nâu nâu, hồng hồng, hung hung, vàng vàng, đen đen, xam xám, lam lam, ngà ngà, nâu nâu Các từ thuộc nhóm này chỉ bao gồm hai âm tiết, trong đó, âm tiết có nghĩa tức âm tiết chỉ màu có một vị trí tương đối linh động: có thể đứng trước yếu tố láy (vàng vàng, đen đen, hung hung) đồng thời cũng có thể đứng sau yếu tố láy (xam xám, đo đỏ, trăng trắng...) Ví dụ: Bầu trời tắt gió càng về quá trưa càng đặc sánh. Thấy nghẹn thở. Trời vàng vàng cái mặt màu da đồng. Hòn đảo gần hòn đảo xa, chỉ còn mờ mờ xam xám cái chót đỉnh, còn chân đảo thì đã mất trong cái mịt mùng của bụi muối ẩm. (Cô Tô Nguyễn Tuân) Hoa cà tim tím Hoa mướp vàng vàng Hoa lựu chói chang Đỏ như đốm lửa (Hoa kết trái Thu Hà) + Nhóm thứ hai: bao gồm các từ được cấu tạo theo phương thức láy, có hình thức lặp lại toàn bộ hoặc có sự biến đổi hình thức ngữ âm của yếu tố chỉ sắc độ trong các hình thức biểu đạt màu kiểu: trắng phau phau, trắng lôm lốp, xanh thăm thẳm, đỏ hon hỏn, đỏ quành quạch, đỏ chon chót, đỏ đòng đọc, đỏ hoen hoét, đỏ hây hây, đỏ lòm lom, đen nhưng nhức, đen nhem nhẻm, đen thui thủi, đen lay láy, đen kìn kịt, xanh biêng biếc, xanh ngăn ngắt, xanh roi rói xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm văn học Xanh cây xanh cỏ xanh đồi Xanh rừng xanh núi da trời cũng xanh Áo chàm cô mán thanh thanh Mắt xanh biêng biếc một mình tương tư (Vài nét rừng Nguyễn Bính) Buổi chiều vàng đùng đục trên hòn đảo, cũng như biển bão đang đục ngầu quanh trụ sở hợp tác xã Tô Bắc (Cô Tô Nguyễn Tuân) Nếu ở nhóm một, vị trí của yếu tố chỉ màu có thể bắt gặp hầu hết các từ đơn biểu đạt màu sắc trong tiếng Việt, thì trong các từ biểu đạt màu sắc kiểu láy lại yếu tố sắc độ này chỉ có một số lượng hữu hạn các từ biểu đạt màu sắc có yếu tố chỉ sắc độ có thể đảm nhiệm vị trí này. Màu "trắng" chẳng hạn, có rất nhiều sắc độ khác nhau được biểu đạt bằng hàng loạt các từ: trắng bạch, trắng bệch, trắng bong, trắng dã, trắng nuột, trắng ngần, trắng ởn, trắng nõn, trắng phếch, trắng tinh, trắng toát, trắng xoá, nhưng chỉ có các sắc độ "phau", "lốp mới có khả năng đảm nhiệm vị trí yếu tố chỉ màu trong cấu trúc biểu đạt màu có hình thức láy lại hình thức âm tiết của yếu tố chỉ sắc độ. Tương tự, tiếng Việt có hàng loạt các từ biểu đạt màu đỏ với các sắc độ khác nhau: đỏ chói, đỏ au, đỏ bừng, đỏ cạch, đỏ chóe, đỏ chót, đỏ thắm, đỏ gay, đỏ hoe, đỏ hỏn, đỏ khè, đỏ lòm, đỏ lự nhưng chỉ có các sắc độ quạch, đọc, hoét, hỏn, hây có khả năng láy lại để trở thành yếu tố láy trong các từ láy biểu đạt màu sắc có hình thức láy lại yếu tố chỉ sắc độ: đỏ hoen hoét, đỏ hon hỏn, đỏ hây hây, đỏ đòng đọc, đỏ quành quạch Láy, như chúng ta biết, là một phương thức tác động vào hình vị, tạo từ mới từ một từ tố gốc. Sự lặp lại từng phần và toàn phần diễn ra dưới ba dạng chuyển đổi có quy tắc của ba bộ phận: âm đầu, khuôn vần và thanh điệu. Chính sự lặp lại từng phần, còn để dành chổ cho sự chuyển đổi của các phần âm đầu và khuôn vần đã làm rộng mở những sắc thái ý nghĩa mới, khác biệt, làm bung ra những sắc thái ý nghĩa phong phú và đa dạng. Chính vì vậy, đề cập đến đặc trưng cũng như giá trị ngữ nghĩa của lớp từ láy nói chung, các nhà Việt ngữ đều thừa nhận rằng, về cơ bản, ngữ nghĩa của các từ thuộc nhóm này là sự cụ thể hoá, sắc thái hóa ý nghĩa từ cơ sở. Bằng cách áp dụng phương pháp phân tích nét nghĩa trong định nghĩa về màu của của các từ biểu đạt màu sắc có hình thức láy trong từ điển, chúng tôi nhận thấy rằng: Hầu hết các từ biểu đạt màu sắc kiểu Yếu tố chỉ màu + Yếu tố láy dù tồn tại dưới dạng nào (láy từ, láy âm tiết) có thể được phân tích thành các nét nghĩa sau: + Nét nghĩa phạm trù. + Nét nghĩa miêu tả (nét nghĩa cụ thể, nét nghĩa so sánh). + Nét nghĩa đánh giá. + Nét nghĩa chỉ phạm vi. Chẳng hạn: đỏ hon hỏn (có màu) (đỏ) (như màu da đứa trẻ). đỏ hây hây (có màu) (đỏ phơn phớt) (với vẻ mỡ màng) (chỉ màu da). Như vậy, sự lặp lại toàn phần ý nghĩa của một từ tố gốc có thể đem đến cấu trúc ngữ nghĩa hoàn toàn khác biệt giữa các từ trong nhóm với nhau. Đó là sự thiếu hụt nét nghĩa, thay đổi nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa của mỗi từ. Có từ bao gồm các nét nghĩa tương ứng với các từ biểu đạt màu sắc khác trong hệ thống từ vựng biểu đạt màu sắc kiểu: Yếu tố chỉ màu + Sắc độ. So sánh đỏ quành quạch và đỏ quạch, ta thấy về cơ bản chúng có cấu trúc ngữ nghĩa giống nhau ngoại trừ việc yếu tố chỉ sắc độ trong cấu trúc ngữ nghĩa của đỏ quành quạch được đẩy đến mức độ cao hơn trong đỏ quạch. Điều này cho thấy, các từ biểu đạt màu sắc trong nhóm này đều mang nét nghĩa so sánh, đồng thời một số từ lại bao gồm cả hai thành phần: + Thành phần nghĩa miêu tả: với các nét nghĩa (có màu), (độ màu). + Thành phần nghĩa đánh giá: gây cảm giác nào đó được cảm nhận qua chủ quan của con người. Các kiểu ngữ nghĩa này, ngoài ra còn được ấn định trong một phạm vi cụ thể, phạm vi hoạt động của từ. Chẳng hạn, những hình thức như: xanh ngăn ngắt, trắng muôn muốt, vàng hoe hoe có thể được dùng để miêu tả, ứng với nhiều sự vật hiện tượng khác nhau (đồng lúa, nương dâu, bầu trời, nước da, tóc ) nhưng các hình thức như: đen lay láy, bạc phơ phơ lại được sử dụng giới hạn ở một phạm vi cụ thể. Song, sự giới hạn này vẫn không làm mất đi sắc thái ngữ nghĩa mà cấu trúc nghĩa của các từ biểu đạt màu kiểu Yếu tố chỉ màu + Yếu tố láy mang lại, ấn tượng ngữ nghĩa đặc thù. Nói khái quát, cơ cấu ngữ nghĩa này thể hiện ở yếu tố gốc và các khuôn vần cấu tạo nên từ láy.

64 60 Nguyễn Thị Liên Với cơ cấu ngữ nghĩa như trên, ngữ nghĩa của các từ láy biểu đạt màu sắc thuộc nhóm này, về cơ bản là sự cụ thể hoá, sắc thái hóa ý nghĩa của từ tố gốc với tác dụng biểu cảm và biểu niệm khá rõ rệt. Trước hết, cấu trúc ngữ nghĩa của các từ biểu đạt màu sắc kiểu này thường nghiêng về khuynh hướng sắc thái hoá ý nghĩa của từ tố gốc theo hướng tăng cường hoặc giảm nhẹ thuộc tính về màu - hai thế đối lập phản ánh cái mâu thuẫn thống nhất trong tự nhiên, xã hội và con người. Nếu tính chất đỏ được tăng cường ở mức độ cao trong đỏ chót thì trong đỏ chon chót lại có khuynh hướng giảm nhẹ. Nói cách khác, đây là hình thức giảm nhẹ của đỏ chót. Tương tự một tính chất xanh chẳng hạn, có thể được đẩy đến mức độ cao với hình thức xanh ngăn ngắt, xanh biêng biếc Và ngược lại được thể hiện với khuynh hướng giảm nhẹ thông qua hình thức: xanh xanh. Mặt khác, sắc thái giảm nhẹ trong cấu trúc nghĩa của các từ láy biểu đạt màu sắc ngoài giá trị biểu cảm còn có tác dụng thu hẹp hoặc giảm bớt mức độ của tính chất. Ví dụ: trắng trăng trắng. Ngược lại, sắc thái tăng cường lại nhấn mạnh về mặt nghĩa. Ví dụ: bạc phếch bạc phênh phếch. đỏ lòm đỏ lòm lòm (đỏ lòm lom). Như vậy, tất cả cho thấy rằng, khuynh hướng tăng cường hoặc giảm nhẹ thuộc tính về màu là một trong những đặc điểm cơ bản trong khuynh hướng ngữ nghĩa của hình thức biểu đạt màu sắc kiểu Yếu tố chỉ màu + Yếu tố láy. Khuynh hướng ấy được thể hiện cụ thể bằng các nét nghĩa tăng cường, nhấn mạnh vào mức độ của thuộc tính màu. Các nét nghĩa này được cụ thể hóa bằng sự lặp lại hình thức ngữ âm của yếu tố chỉ màu - các từ biểu đạt màu cơ bản. So sánh: đen sì và đen sì sì. xanh lè và xanh lè lè. Ta có thể thấy các hình thức láy lại đều mang nét nghĩa tăng cường, nhấn mạnh ý nghĩa về màu được biểu thị ở từ cơ sở. Nói cách khác, ý nghĩa của các từ láy chỉ màu sắc về cơ bản, sắc thái hoá ý nghĩa của từ tố gốc, thêm cho ý nghĩa của hình vị cơ sở một số sắc thái nào đó chứ không thay đổi hẳn nó [2, tr. 42]. Và kết quả của sự sắc thái hóa là sự phong phú trong nội dung biểu đạt của lớp từ này: sự mở rộng hoặc thu hẹp thuộc tính về màu. Khuynh hướng sắc thái hoá ý nghĩa trong các hình thức láy biểu đạt màu sắc không chỉ có tác dụng gia tăng ý nghĩa cho các hình thức biểu đạt màu sắc cụ thể mà còn cụ thể hóa ý nghĩa của từ tố gốc. Bởi lẽ, sự cụ thể hoá nảy sinh do phạm vi biểu vật của hình vị cơ sở bị thu hẹp lại [3, tr.42]. Tính từ chỉ màu xanh chẳng hạn, có thể được dùng để chỉ đặc điểm về màu sắc của nhiều sự vật hiện tượng khác nhau. Người Việt có thể ghi nhận màu sắc các sự vật hiện tượng này với cùng một tính chất về màu kiểu: nước xanh, trời xanh, da xanh mặt khác, các tính chất xanh này còn được ghi nhận gắn liền với từng sự vật hiện tượng cụ thể. Xanh xanh chẳng hạn, không thay đổi về phạm vi biểu vật. Song, độ đậm nhạt có giảm đi theo ấn tượng về sự lan rộng trên bề mặt của màu xanh [3, tr. 42]. Trong khi đó, với hình thức biểu đạt màu xanh xao thì phạm vi biểu vật của xanh đã bị thu hẹp hẳn - chỉ được dùng để nói về màu da con người. Và vì phạm vi biểu vật đã bị thu hẹp, xanh xao lại có thể gợi ra những ấn tượng, nhưng hình ảnh cụ thể mang đậm sắc thái biểu cảm - ấn tượng nhợt nhạt, thiếu sức sống. Cùng với những ấn tượng về thuộc tính, ngữ nghĩa của hình thức biểu đạt màu sắc này còn gợi ra ấn tượng về tình cảm, thể hiện cảm nhận chủ quan của con người. Do vậy, cùng với ấn tượng về nước da nhợt nhạt, thiếu sức sống, xanh xao thường gợi lên lòng ái ngại, thương xót trước sự vật hiện tượng mang thuộc tính về màu này. Tương tự, nếu đỏ diễn đạt mức độ và sắc thái trung tính của màu thì hình thức đỏ hon hỏn lại có ý nghĩa biểu đạt màu đỏ với mức độ cao, kèm theo đó là sắc thái biểu cảm rõ rệt. Mặt khác, cùng với sự sắc thái hoá ý nghĩa, phạm vi biểu vật của đỏ cũng bị thu hẹp hẳn, đỏ hon hỏn chỉ nói về nước da trẻ mới sinh. Điều này cũng có nghĩa là nó có thể gợi ra ấn tượng đặc thù về màu da đứa trẻ cùng với lòng thương yêu trìu mến kèm theo Nói khái quát, cùng với ấn tượng cụ thể có các ấn tượng biểu thái (sự đánh giá, tình cảm, thái độ, cảm thị chủ quan của người nói) trong các từ láy biểu đạt màu sắc [3, tr.43]. 3. Kết luận Hình thức biểu đạt màu sắc kiểu Từ chỉ màu + Yếu tố láy có thể nói là một sản phẩm cụ thể của phương thức láy. Mỗi một từ là một nốt nhạc chứa đựng trong mình một âm điệu" cụ thể về thế giới màu sắc được cảm nhận thông qua thị giác kèm theo những ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan, những cách đánh giá, thái độ của người Việt. Có thể nói, các từ láy nói chung và các từ láy biểu đạt màu sắc nói riêng là những công cụ tạo hình đắc lực của nghệ thuật văn học, nhất là của thơ ca [3, tr.45]. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đinh Văn Đức, "Về một cách hiểu ý nghĩa của các từ loại tiếng Việt", Ngôn ngữ, (2), 1978, tr [2] Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, NxB Giáo dục, Hà Nội, [3] Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ nghĩa học Tiếng Việt, NxB Giáo dục, Hà Nội, [4] Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học Tiếng Việt, NxB Giáo dục, Hà Nội, [5] Hoàng Văn Hành, "Về cấu trúc ngữ nghĩa của tính từ tiếng Việt" (Trong sự so sánh với tiếng Nga), Ngôn ngữ, (3), 1982, tr [6] Hoàng Phê, "Phân tích ngữ nghĩa", Ngôn ngữ, (2), 1973, tr [7] Nguyễn Thị Thành Thắng, "Màu xanh trong thơ Nguyễn Bính", Ngôn ngữ và đời sống, (11), 2001, tr [8] Chu Bích Thu, "Cơ sở trái nghĩa của một số nhóm tính từ tiếng Việt", Ngôn ngữ, (2), 1991, tr (BBT nhận bài: 13/02/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 25/02/2017)

65 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 61 AN INVESTIGATION INTO LEXICAL CHOICES IN NARRATIONS OF AMERICAN CARTOON TRAILERS NGHIÊN CỨU CÁC CÁCH DÙNG TỪ VỰNG TRONG CÁC LỜI TƯỜNG THUẬT CỦA CÁC ĐOẠN PHIM QUẢNG CÁO HOẠT HÌNH MỸ Pham Thi Thanh Nga 1, Nguyen Thi Quynh Hoa 2 1 Master Student Course 29, English Language Major 2 University of Foreign Language Studies, The University of Danang; quynhhoandng@gmail.com Abstract - Thanks to the rapid spread of the Internet, the process of advertising forthcoming cartoons has become easier and more impressive. Apart from using posters, filmmakers make use of another effective and attractive tool trailer, which is commonly known as a short video about an upcoming film shown in advance for the purpose of advertising it. To convince viewers, appropriate strategies of using language are employed. Therefore, the copywriter must pay great attention to choice of words in narrations of trailers. This paper is aimed at examining the striking lexical choices employed in the transcriptions of narrations of American cartoon trailers (NACTs). These cartoons cover a variety of themes which are love and sacrifice, youth and beauty, friendship, nature s beauty, adventures, science fiction, etc. It is hoped that the findings of the paper, to some extent, will be useful for creating English texts advertising animated films as well as for writing English for Vietnamese learners. Key words - narrations of cartoon trailers; lexical choices; proper names; time expressions; descriptive adjectives; pronouns denoting first and second persons Tóm tắt - Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Internet, việc quảng cáo các phim hoạt hình đã trở nên dễ dàng và ấn tượng hơn. Ngoài việc dùng các áp phích, nhà làm phim còn sử dụng một phương pháp hiệu quả và hấp dẫn, đó là trailer, một video ngắn để quảng cáo cho phim mới. Để thuyết phục khán giả, các nghệ thuật sử dụng ngôn từ phù hợp cần được vận dụng. Do đó, người viết phải hết sức lưu ý đến cách dùng từ trong lời tường thuật của trailer. Bài viết này trình bày các đặc điểm từ vựng nổi bật của bài tường thuật trong các đoạn quảng cáo phim hoạt hình Mỹ. Chủ đề của những bộ phim này rất đa dạng, bao gồm tình yêu và sự hi sinh, tuổi trẻ và sắc đẹp, tình bạn, vẻ đẹp thiên nhiên, các cuộc phiêu lưu, khoa học viễn tưởng, v.v Hi vọng rằng các kết quả của bài báo này sẽ giúp ích cho việc áp dụng viết các lời tường thuật tiếng Anh cho quảng cáo phim hoạt hình cũng như trau dồi kỹ năng viết tiếng Anh của học viên người Việt. Từ khóa - bài tường thuật trong đoạn quảng cáo phim hoạt hình; các lựa chọn từ vựng; tên riêng; từ ngữ chỉ thời gian;tính từ miêu tả; đại từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai 1. Rationale Nowadays, cartoons have become one of the essential sources of entertainment. Considered as an effective tool of advertising cartoons, trailers, also known as coming attractions or previews, bring great help in forming, impressing, and persuading audience. Let us take the example of a narrative transcription of the trailer in The Smurfs (2011) which is a beloved cartoon centering on a fictional colony of small blue humanoids who live in mushroom-shaped houses in the forest: In a faraway land, there is a village filled with mysterious creatures who have lived happily for hundreds of years. Until today, Now those have to escape to a world they never imagine. This summer, From Columbia Pictures and Sony Pictures Animation, The chase is on the first true blue 3D adventure of the year. The Smurfs in 3D Summer 2011 ( It can be seen that in a short text, there are a lot of lexical choices illustrated in italic words. Proper names (e.g., Smurfs, Columbia Pictures, and Sony Pictures Animation) are indispensable in narrations of American cartoon trailers (NACTs). The copywriter also uses descriptive adjectives to describe and highlight striking features of characters to make the new film more attractive. Besides, the phrase This summer and Summer 2011 are employed to inform the time for the film release. There have been several studies on trailers and the language for advertising films. Nevertheless, to the best of my knowledge, there has not been any research on lexical choices of narrations of American cartoon trailers. Therefore, I have decided to conduct this research in an attempt to clarify the choices of lexical items used in advertising cartoons to achieve filmmakers goals. 2. Theoretical background 2.1. Cartoon Cartoon is also called animated cartoon. Animated and related words, to animate, animation, and animator, all derive from the Latin verb, animare, which means to give life to. In Oxford Advanced Learner s Dictionary 8 th [1], cartoon is defined as a film/movie made by photographing a series of gradually changing drawings or models, so that they look as if they are moving. Discussing the notion of cartoon (or animated film or animation), the author of the book Understanding Animation, Wells [9, p. 10], argues that an animated film largely means an artificial creation of the illusion of movement in inanimate lines and forms. In this paper, cartoon is viewed as a film/movie for

66 62 Pham Thi Thanh Nga, Nguyen Thi Quynh Hoa cinema, television or computer screen, which is made by playing a series of gradually changing drawings or models in a quick succession, so that they look as if they are moving Trailer Katz [3, p. 1145] regards a trailer as a short publicity film, shown as part of a regular program at a theater, advertising the merits of a forthcoming motion picture and the trailer consists of highlight scenes appropriately cut to create an impression of excitement. Kernan [4] claims that trailers or previews of coming attractions are both praised and criticized by film scholars and regular moviegoers alike. Following the concepts mentioned above, I take the view that a trailer is a short publicity film shown as part of a regular program at a theatre, which advertises the merits of a forthcoming motion picture to attract the spectator s attention. A trailer usually consists of two main parts which are images and narration Narration in Cartoon Trailer According to Longman Academic e-tutor 2 nd [6], narration is a spoken description or an explanation that someone gives during a movie, play etc. In Oxford Advanced Learner s Dictionary 8 th [1], narration is a description of events that is spoken during a film/movie, a play, etc. or with music. In this paper, a narration which is an explanation of the film s story or a description of background information such as the name of the film, the place and time the action is set, characters, the names of narrators, the director or the producer and their previous works, the film s release, etc. is orally presented during a cartoon trailer. Some parts of a narration are in written words showed on the screen. In brief, a narration is a combination of spoken and written form which appears along with animated pictures in a cartoon trailer Lexical Choices Fundamentally, a language is composed of several lexical items. A writer must have wide knowledge of language and is able to exploit those vast linguistic resources for his compositions. Lexical items help the writer to create images and convey his/her thoughts and emotions. That is the reason why the writer must take extreme care when making lexical choices so that he/she can effectively express the intended meaning and thus achieve the writing targets. In short, lexical choice is the way writers choose the appropriate words to obtain their communicative purposes in the best possible way. 3. Methodology 3.1. Data Sources The data of the study is written forms of narrations from official trailers of American cartoons. These trailers came from the official websites of six major American cartoon film companies which are Walt Disney Animation Studio, Dream works Animation, 20th Century Fox Animation, Warner Bros. Animation, Sony Pictures Animation, and Universal Pictures. The trailers were released in the period of The number of narrations of trailers employed in this paper is 83. For the sake of convenience in doing the research, the narrations were transcribed into written forms Research Design The paper is carried out based on a combination of qualitative and quantitative approaches. The qualitative approach is employed to highlight the core lexical choices in NACTs. The quantitative approach is useful for measuring the frequencies, percentages of lexical choices in NACTs Research Methods In this paper, descriptive, analytic and inductive methods are employed simultaneously. The descriptive method is a useful tool to describe and characterize the lexical choices of NACTs. The analytic method is also essential in this research; it helps the researcher clarify and justify certain lexical choices. The inductive method is helpful in drawing out the generalizations from the findings. 4. Findings and Discussion 4.1. Proper Names Proper names are some of the most popular lexical choices in NACTs. According to Huddleston and Pullum [2], proper names are expressions which have been conventionally adopted as the name of a particular entity or a collection of entities. They include the names of particular persons or animals, places of many kinds, institutions, historical events. Most proper names, in their primary use, are noun phrases. The category also covers the names of days of the week, months of the year, and recurrent festivals, public holidays, etc. In this paper, the proper names denoting time are analyzed in part 4.2; therefore, they are not mentioned in this part. In the light of Huddleston and Pullum s theory, in this paper, an examination of the usage of proper names is conducted. The table below illustrates the distribution of proper names in NACTs: Names of particular persons Table 4.1. Proper names in NACTs Proper names Occurrence Rate Names of characters Names of staff members % % Names of places % Names of institutions (Names of film companies) % Total % Table 4.1 shows that proper names are primarily used

67 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 63 to refer to the names of particular persons. The use of proper names denoting the names of film companies ranks second in NACTs. Lastly, proper names referring to the names of places take up the lowest rate. It is obvious that in trailers the producers must inform audiences of the names of main characters in the new movies introduced in trailers so that spectators can know who the films talk about. Here is an example: (4.1) This summer, Hiccup and Toothless are back. ( In addition, the usage of proper names denoting places is important in narrating the plots in trailers to inform audiences where the stories take place. Here is an illustration: (4.2) Summer in the city Arendelle, it couldn t be warmer, it couldn t be sunnier but that s about to change forever. ( The names of film companies producing forthcoming films are common elements presented in NACTs. Let us take a look at an instance taken from the samples: (4.3) 20 th Fox Century presents Schoeder, Sally Linus, Peppermint Patty, Pigpen, Lucy Snoopy and Charlie Brown. ( In some cases, if the upcoming cartoons are produced by well-known staff, the names of these famous producers or directors, or talented narrators are often presented in NACTs to exert positive effects on viewers psychology. For instance: (4.4) Come an all new movie that will take from other space to the jungle of Africa featured with the voices of Angela Bassett and John Goodman. ( [24] In brief, the proper name is one of the most crucial lexical choices of NACTs. They are mainly utilized to express names of the cartoons, the characters and places in introduced films as well as the names of film companies and staff members making the films. By using proper names, the producers provide audiences with the core information about the new cartoons Time Expressions In Cognitive English Grammar, Radden and Dirven [8, p. 332] state, time expressions are used to specify a situation s location in time or its duration. As mentioned above, trailers are used to advertise the merits of a forthcoming motion picture to attract the spectator s attention. Therefore, it is very important that NACTs include time expressions. In NACTs, time expressions are considered some words or numbers presenting the time when the films are released. By using time expressions, the advertisers can create anticipation and expectation about the films. The employment of time expressions is presented in the table below: Table 4.2. Time Expressions in NACTs Time Expressions Occurrence Rate Nouns/noun phrases denoting holidays Nouns/Noun phrases denoting seasons Nouns/Noun phrases denoting dates Nouns/Noun phrases months, months and years Noun phrases this year /Adverb soon % % % % % Total % The percentages for which types of time expressions account are quite equal. There are no types which are more dominant than the others. It can be explained that the time expressions chosen in NACTs are deeply affected by the time when filmmakers create trailers. In other words, the choices of words expressing time depend on the fact that if the filmmakers have decided the releasing time of the full films or have not yet. The following are some examples of time expressions collected from NACTs: (4.5) This Christmas, experience the adventure so real you believe you re there. ( (4.6) Disney Pixar presents a new world of adventure.disney Pixar The Good DinosaurThanksgiving. ( In the above examples, the copywriters utilize noun phrases denoting holidays or vacations as time expressions. They indirectly express a message that the movies are produced for the purpose of serving these special occasions. The existence of such time expressions as this Christmasand Thanksgiving make audiences tend to think that the movies are the most suitable for relaxing on days off. In some cases, the expressions of time are the words expressing seasons. Sometimes, these words are combined with numbers denoting the years. Below is an example: (4.7) This spring, join the crew and kick some booty. The Pirates! Band of Misfits in 3D ( (4.8)The Smurfs 2 Summer ( More specifically, the copywriters use expressions of month, or month and year to notify spectators of the time when cartoons are available as in the instance below: (4.9) Disney Tinker Bell Legend of the Neverbeast in Cinema December (

68 64 Pham Thi Thanh Nga, Nguyen Thi Quynh Hoa In case the producers have decided exactly when the movies are published, expressions of date are shown in NACTs. Let us take a look at the following example: (4.10) The Croods in Cinemas March 22 in 3D ( Let us consider other examples: (4.11) Dreamworks Home in 3D coming soon. ( (4.12) This year, take a chance and chase your dream. Dreamworks Turbo. ( In the above instances, the expressions this year and soon are commonly found because the time for the film release has not been fixed yet. The advertisers only inform audiences that the cartoons are about to be published in the near future Descriptive Adjectives Leech [5] claims that language used in advertising is marked by a wealth of adjective vocabulary. Because the trailer is also a type of advertising, the copywriters utilize descriptive adjectives as essential devices in almost NACTs to make their advertising more persuasive and impressive to audiences. Let us take a look at the following instance: (4.13) In an all new original movie, an all new feature live musical: Scooby-Doo! Music of the Vampire. The legend lives on this awesome musical adventure. ( In above examples, the descriptive adjectives new and awesome are used to highlight the salient characteristics of the coming movies. Particularly, the adjective new is used as the most popular one. It occurs in a large number of NACTs and is repeated many times in order to emphasize that the movies advertised are completely different from the previous ones. This evokes audiences curiosity and urges them to find out more about the films. Let us consider other examples: (4.14) He is handsome. He is charming. ( (4.15) Welcome to the magical world of the Boxtrolls where one lucky boy grows happily with his unusual family. ( In the above cases, the copywriters employ a variety of descriptive adjectives such as handsome and charming, when revealing striking features of characters or events in trailers. Moreover, in example (4.15) such descriptive adjectives as magical, lucky, and unusual carry an important function in helping narrate a detailed and vivid story designed to introduce the movie. In short, all of those descriptive adjectives play a crucial role in creating impression and attracting audiences interest. Apart from the base form, in NACTs, descriptive adjectives are sometimes used in comparative form to increase audiences attraction. Below is an example: (4.16) It is more hilarious, more exciting, and filled with even more minion s fun with 3 all mini-movies. ( In these examples, the copywriters make use of comparative form so that they can convince the audiences that these new movies are better, more fascinating than previous movies. In particular, another dominant lexical characteristic in NACTs is the use of superlatives. Let us review some examples collected from data in this paper: (4.17) Get ready for the most irresistible, funniest, completely feeling Madagascar yet. ( (4.18) All of words for the funniest adventure. The Little Engine That Could ( [73] (4.19) This March, the most amazing dog in the history is taking family time to a whole new dimension. ( By using superlative forms of descriptive adjectives, the copywriters convey the message that the movies introduced in trailer are the best ones as in example (4.17), the characters in the movies are unique and interesting ones as in example (4.19), and the contents of the movies are more excellent than ever before as in example (4.18). The copywriters want to convince audiences that it is worth spending time and money watching these movies because there is no other alternative film that is better than these ones. As a result, the advertisers can create good effect on viewers psychology and establish a positive attitude toward the upcoming movies. The distribution of the descriptive adjectives in base form, comparative and superlative form is illustrated in Table 4.3: Table 4.3. Forms of descriptive adjectives in NACTs Descriptive adjectives Occurrence Percentage Base form % Comparative form Superlative form 30 13% Total % As can be seen from Table 4.3, the base form of descriptive adjective appears with very a high frequency in NACTs. This means that the copywriters have a great tendency of using descriptive adjectives since these adjectives carry a significant role in helping the advertisers narrate the content or the plot and highlight striking features of the forthcoming cartoons to attract viewers. The use of comparative adjectives accounts for a low frequency whereas the superlative form takes up the higher percentage. Although comparative and superlative forms do not occur frequently, they belong to notable lexical features that contribute to the success of NACTs.

69 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển Pronouns Denoting First and Second Persons According to Quirk et al [7:345], personal, possessive, and reflexive pronouns may be called the central pronouns which come in various forms in the table below: Table 4.4. Personal, reflexive, and possessive pronouns PERSONAL PRONOUNS Subject-ive case Object-ive case REFLEX-IVE PRONO-UNS POSSESSIVE PRONOUNS Determinat-ive function Independ-ent function 1 st person Singular I me myself my mine Plural we us ourselves our ours 2 nd person Singular you you yourself your yours Plural you you yourselves your yours In NACTs, the use of pronouns denoting first and second persons is very common. This use can be interpreted as an imitation of a dialogue because they create the impression of an individual interaction between the advertisers and audiences. The distribution of first and second pronouns is tabulated as follows: Table 4.5. Pronouns denoting first and second persons in NACTs Pronouns Occurrence Rate First % Second % Total % The total number of first and second pronouns found in data of the paper is quite large. However, it can be seen that the copywriters of NACTs tend to use second pronouns. The presence of second person pronouns occupies a dominant percentage while first person pronouns take up a small proportion. Although theyappear with different frequencies, both first and second pronouns are important devices in introducing new cartoons. They make the NACTs sound warm, cordial, and more convincing and help to narrow the distance between the filmmakers and spectators. Here are some examples: Pronouns denoting first persons: (4.20) This holiday, get ready for us. ( (4.21) Moms have inside voices.dads have them too.we all have little voices in our heads. ( In NACTs, pronouns denoting first persons are employed in plural forms in most cases. They only appear in the forms of personal pronouns and possessive pronouns (determinative function). By using first person pronouns, the advertisers create texts in their own voice. The producers emphasize that they are personally placed in the stories. Besides, they also include or engage the audiences closely with the events in trailers. In the above examples, the first person pronouns are utilized to integrate the filmmakers and viewers, thus there is no distance between the senders and receivers. The singular forms of pronouns denoting first persons sometimes occur in NACTs when the narrators play the role of one character to brief his/her stories and introduce the cartoons. For example: (4.22) It was the time of giants, when dinosaurs like me ruled the earth. My dad is the guy that everyone looks up to, to protect the herb, but I was the smallest. I had no way of knowing that my whole world was about to change. One day that was my turn to protect my family and to lead the herb. ( Pronouns denoting second persons: (4.23) Imagine if you heard a real fairy, you saw a real fairy, you caught a real fairy. ( (4.24) Start your digital collection today and all the fun will be yours ( (4.25) Now prepare yourself for something even scarier. ( In these examples, the pronouns denoting second persons are used to address the audience personally and are therefore more persuasive. Using this type of pronoun, the advertisers engage the audiences and ask them to participate in the feelings or events in trailers. The art of using these pronouns creates friendliness between the advertisers and viewers. Pronouns denoting second persons in NACTs include all three forms which are personal, reflexive, and possessive pronouns (determinative function and independent function). The use of such terms as you, your, yours and yourself makes audiences feel that she/he is the particular person that the advertisers are talking with and the NACTs are friendly conversations between close friends. As a result, the forthcoming cartoons are more acceptable because they seem to be recommended by friends of audiences.

70 66 Pham Thi Thanh Nga, Nguyen Thi Quynh Hoa 5. Conclusions The main lexical choices of NACTs can be illustrated in the following table: Table 4.5. Lexical choices of NACTs Lexical choices Occurrence Rate Proper Names ,1% Time Expressions 76 11% Descriptive Adjectives % Pronouns Denoting First and Second Persons % Total % Table 4.5 above shows that there are a large number of descriptive adjectives, time expressions, proper names and first and second pronouns utilized in NACTs. Among them, proper names appear with the highest proportion. Thanks to these proper names, the filmmakers can notify to audiences essential points of the new films. Moreover, we can see that the copywriters use descriptive adjectives as an important tool to create convincing and impressive NACTs. They occupy a relatively high percentage in that of main lexical choices. In order to make NACTs friendly and reduce the gap between the producers and audiences, the copywriters make use of pronouns denoting first and second persons. Expressions of time, which contribute to creating the anticipation about the upcoming cartoons, take up the lowest proportion. The results of the study indicate that in NACTs there are four commonly used types of lexical choices with different functions, namely proper names, time expressions, descriptive adjectives and pronouns denoting first and second persons. As a whole, they all play an important role in helping the copywriters make fascinating NACTs. It is hoped that this paper can provide Vietnamese learners with some useful knowledge about lexical choices in order that they can apply this effectively to their writing as well as enhance their English writing skill. REFERENCES [1] Hornby, A.S. (2010), Oxford Advanced Learner s Dictionary- 8 th Edition, Oxford Press. [2] Huddleston, R. and Pullum, G.K. et al (2012), The Cambridge Grammar of the English Grammar, Cambridge University Press. [3] Katz, E. (1980), The International Film Encyclopedia, London: Macmillan Press Ltd. [4] Kernan, L. (2004), Coming Attraction Reading American Movie Trailers, University of Texas Press. [5] Leech, G. (1966), English in Advertising: A Linguistic Study of Advertising in Great Britain, London: Longman [6] Longman Academic e-tutor 2 nd (2010), Pearson Longman. [7] Quirk, R. et al (1985), A Comprehensive Grammar of the English Language, London: Longman. [8] Radden G. & Dirven R. (2007), Cognitive English Grammar, John Benjamins Publishing. [9] Wells, P. (1998), Understanding Animation, Routledge. (The Board of Editors received the paper on 04/8/2016, its review was completed on 15/12/2016)

71 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 67 PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG CÁC BÀI HÁT THIẾU NHI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT A CONTRASTIVE STUDY OF RHETORICAL DEVICES IN CHILDREN S SONGS IN ENGLISH AND VIETNAMESE Hồ Thị Kiều Oanh 1, Nguyễn Đỗ Hà Anh 2 1 Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; oanhhokieudhnn@yahoo.com 2 Học viên Cao học Khóa 30, ngành Ngôn ngữ Anh, Đại học Đà Nẵng; haanh14@gmail.com Tóm tắt - Bài viết nhằm nghiên cứu các biện pháp tu từ trong các bài hát thiếu nhi tiếng Anh và tiếng Việt. Ngữ liệu gồm 500 mẫu biện pháp tu từ (250 trong tiếng Anh và 250 trong tiếng Việt) được thu thập từ 100 bài hát thiếu nhi ở thế kỉ 20 trong tiếng Anh và 100 bài hát thiếu nhi ở thế kỉ 20 trong tiếng Việt. Qua đó, tác giả bài nghiên cứu so sánh đối chiếu nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt về biện pháp tu từ trong các bài hát thiếu nhi tiếng Anh và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu có thể giúp người dạy và học hiểu rõ hơn về các biện pháp tu từ được sử dụng trong các bài hát thiếu nhi tiếng Anh và tiếng Việt và sử dụng chúng một cách hiệu quả và hợp lý trong giảng dạy và học tập. Từ khóa - biện pháp tu từ; bài hát; thiếu nhi; bài hát thiếu nhi; tiếng Anh và tiếng Việt. Abstract - This article is designed to study the rhetorical devices in children s songs in English and Vietnamese. A corpus of 500 rhetorical devices (250 in English and 250 in Vietnamese) is taken from one-hundred 20th- century children s songs in English and onehundred 20th- century children s songs in Vietnamese. The article describes and compares the data to point out the similarities and differences in rhetorical devices between children s songs in English and Vietnamese. The results of the study could help teachers and learners understand more about rhetorical devices used in English and Vietnamese children s songs and how to use them properly and effectively in teaching and learning English and Vietnamese. Key words - rhetorical devices; songs; children; children s songs; English and Vietnamese. 1. Đặt vấn đề Từ thời xa xưa, âm nhạc đã hiện hữu và tồn tại trong cuộc sống của mỗi con người. Âm nhạc đã gắn liền với mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người, từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống. Đó là những khúc hát ru thuở lọt lòng; những bài đồng dao khi khôn lớn, những bài hát vui, dí dỏm trong các trò chơi trẻ thơ; những bài hát giao duyên, tỏ tình khi trưởng thành; những bài ca sinh hoạt; những bài nhạc hiệu xuất trận; những bài hát trong lao động học tập và những khúc hát tiễn đưa con người trở về với cát bụi. Hiểu được tầm quan trọng của âm nhạc, về mặt giáo dục, âm nhạc đã trở thành một môn học chính khóa trong các trường học. Đặc biệt, theo Gardner [2], tài năng về âm nhạc cũng quan trọng như tài năng về tư duy toán học; tài năng về ngôn ngữ; tài năng về thị giác - không gian; tài năng về các động tác vận động của thân thể và tài năng về tương tác. Chính vì vậy, để giúp trẻ em phát triển tài năng của mình, trẻ em nên được cho tiếp xúc với âm nhạc ngay từ khi còn nhỏ. Bằng việc nghe những bài hát dành cho thiếu nhi, trẻ em có thể phát triển trí tuệ, trí nhớ, khả năng ngôn ngữ và vốn từ vựng của mình. Tuy nhiên, chỉ mới nghe và hát những bài hát dành cho thiếu nhi vẫn chưa mang lại tính hiệu quả cao bởi lẽ trong từng bài hát thiếu nhi đều hiện diện các biện pháp tu từ mà chỉ khi phân tích, nghiên cứu kĩ lưỡng mới có thể giúp cho trẻ em, cũng như người dạy và người học hiểu được ý nghĩa và thông điệp mà tác giả bài hát muốn truyền tải. Trên thực tế, đã có không ít các công trình nghiên cứu về các biện pháp tu từ như Việc sử dụng các biện pháp tu từ trong quảng cáo của Tom và Eves [5], Nghiên cứu về các biện pháp tu từ thường được sử dụng trong các bài thơ trong tiếng Anh và tiếng Việt của Trịnh Thị Quỳnh Châu [6]. Hay gần đây nhất là công trình nghiên cứu được thực hiện bởi Phạm Thị Hồng Loan [8] với đề tài Nghiên cứu các đặc điểm ngôn ngữ trong các bài hát thiếu nhi trong tiếng Anh và tiếng Việt. Tuy nhiên, công trình này chỉ mới dừng lại ở các đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa của các bài hát thiếu nhi mà chưa đi sâu vào việc phân tích các biện pháp tu từ để làm rõ những nét nghĩa tiềm ẩn bên trong. Đó chính là lý do chúng tôi chọn vấn đề Phân tích đối chiếu các biện pháp tu từ trong các bài hát thiếu nhi tiếng Anh và tiếng Việt để nghiên cứu. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Cơ sở lý thuyết Khái niệm về trẻ em Theo Điều 1 Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, Trẻ em được xác định là người dưới mười tám tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn. Ở Việt Nam, theo Điều 1, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định trẻ em là người dưới mười tám tuổi. Như vậy, trẻ em được xác định là người dưới mười tám tuổi Khái niệm về bài hát thiếu nhi và ngôn ngữ đặc trưng của bài hát thiếu nhi Bài hát thiếu nhi, theo Opie [3], được hiểu là những bài hát được sáng tác dành cho thiếu nhi và được hát bởi thiếu nhi. Theo Pai [4], những bài hát thiếu nhi, bỏ qua những khác biệt về mặt văn hóa, đều có những đặc trưng như sau: lặp đi lặp lại, ngắn gọn và theo tiết tấu Khái niệm và chức năng của biện pháp tu từ Theo Galperin [1], biện pháp tu từ là sự cường điệu hóa có chủ đích các đặc trưng về cấu trúc hay ngữ nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ. Đinh Trọng Lạc [7] thì định nghĩa biện pháp tu từ là những ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa của sự vật logic), chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ. Chức năng của phương tiện tu từ thay đổi tùy theo mục đích sử dụng của người nói và người viết. Theo Đinh Trọng

72 68 Hồ Thị Kiều Oanh, Nguyễn Đỗ Hà Anh Lạc [7], chức năng chính của phương tiện tu từ là hướng người đọc đến những khía cạnh thẫm mỹ của văn bản nghệ thuật Phân loại biện pháp tu từ Trên cở sở lý thuyết của Galperin [1] và Đinh Trọng Lạc [7], các bài hát thiếu nhi chứa biện pháp tu từ được chia thành hai nhóm chính bao gồm Biện pháp tu từ từ vựng (Ẩn dụ, hoán dụ, so sánh hiển ngôn, nhân hóa) và Biện pháp tu từ ngữ âm (Phép lặp) Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, phương pháp miêu tả và so sánh được kết hợp với phương pháp định tính và định lượng. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các sách Âm nhạc chính khóa trong nhà trường và Tuyển tập các bài hát thiếu nhi tiếng Anh và tiếng Việt. Mẫu ngữ liệu gồm 500 biện pháp tu từ (250 trong tiếng Anh và 250 trong tiếng Việt) được thu thập từ 100 bài hát thiếu nhi ở thế kỉ 20 trong tiếng Anh và 100 bài hát thiếu nhi ở thế kỉ 20 trong tiếng Việt. 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 3.1. Kết quả nghiên cứu Biện pháp tu từ từ vựng a. Biện pháp tu từ ẩn dụ Ẩn dụ được sử dụng trong các bài hát thiếu nhi bởi với lượng từ hạn chế, chúng không thể diễn tả hết được ý nghĩa hình tượng. (1) Ohmy mum is a very special mum, [12] She s my best friend of all is she Ohmy dad is a very special dad He s my best friend of all is he. (My best friend - Edith S. Tillotson) Mum và Dad được ẩn dụ với hình ảnh best friend bởi lẽ ở phương Tây, quan hệ giữa cha mẹ và con cái là bình đẳng. Vai trò của cha mẹ cơ bản chỉ hướng dẫn là chính, rất ít khi cha mẹ lấy quyền uy để ép trẻ làm những việc trẻ không muốn. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái giống như những người bạn. (2) Ba mẹ là lá chắn [16] Che chở suốt đời con. (Cho con - Phạm Trọng Cầu) Khác với phương Tây, ba mẹ được so sánh với lá chắn bởi sự tương đồng về chức năng giữa hai hình tượng này ở Việt Nam. Thật vậy, ba mẹ là trụ cột của gia đình, luôn bao bọc che chở con cái ngay cả khi con đã trưởng thành, và có vai trò tiên quyết trong mọi quyết định, kể cả đó là những quyết định của riêng con cái như người xưa thường có câu Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. b. Biện pháp tu từ hóan dụ Theo mẫu ngữ liệu của bài nghiên cứu, biện pháp tu từ hoán dụ, tuy có xuất hiện trong các bài hát thiếu nhi tiếng Việt, nhưng không xuất hiện trong các bài hát thiếu nhi tiếng Anh. (3) Bàn tay mẹ bế chúng con [12] Bàn tay mẹ chăm chúng con (Bàn tay mẹ - Bùi Đình Thảo) Bàn tay mẹ ở (3) được hiểu như người mẹ- người đã chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn. Đây là dạng thức bộ phận thay thế cho toàn thể trong biện pháp tu từ hoán dụ. c. Biện pháp tu từ so sánh hiển ngôn (4) I d like to be a busy little bee, [12] Being as busy as a bee can be. (Busy bee - Kenneth Blain) Ong là một loài côn trùng tượng trưng cho sự chăm chỉ. Bằng việc sử dụng hình ảnh as busy as a bee, tác giả đã truyền tải bài học đạo đức rằng trẻ con phải chăm chỉ, năng động và không được biếng nhác từ khi còn nhỏ. (5) Ngày đầu như thế đó, cô giáo như mẹ hiền. [15] (Ngày đầu tiên đi học, Nguyễn Ngọc Thiện) Sự so sánh cô giáo với mẹ hiền đã giúp trẻ con hiểu được sự ân cần và chu đáo của cô giáo với học sinh vào ngày đầu tiên đi học. d. Biện pháp tu từ nhân hóa Những hình ảnh vô tri, vô giác đã được biểu thị những thuộc tính, dấu hiệu của con người để đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn. (6) The air, soft and free, [10] Is telling a message (Arbor day - Kate Louise Brown) The air đã mang thuộc tính của con người thông qua cụm động từ is telling a message. Điều này giúp cho người nghe cảm thấy the air gần gũi và sinh động hơn, như đang nói chuyện với mình. (7) Nắng cùng em hát và cùng chơi múa vòng [13] (Nắng sớm, Hàn Ngọc Bích) Tương tự, nắng đã được ví như con người để có thể cùng hát và chơi với trẻ con Biện pháp tu từ ngữ âm: Phép lặp Đây là phương tiện tạo ra hiệu ứng về mặt âm thanh tác động đến người nghe. (8) Autumn leaves are a-falling, red and yellow and brown; [11] Autumn leaves are a-falling, see them fluttering down. (Autumn leaves are a-falling - Folk song) Cụm từ Autumn leaves are a-falling được lặp lại ở đầu câu nhằm nhấn mạnh mùa thu đang đến. Trẻ conkhi nghe cụm từ này nhiều lần sẽ có thể cảm nhận được rằng mùa thu đến với những chiếc lá vàng rơi. (9) Tạm biệt búp bê thân yêu [13] Tạm biệt gấu mi-sa nhé Tạm biệt thỏ trắng xinh xinh (Tạm biệt búp bê - Hoàng Thông) Tạm biệt được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người nghe không khỏi xúc động khi chứng kiến cảnh chia tay Bàn luận Thông qua việc phân tích mẫu ngữ liệu, chúng tôi nhận

73 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 69 thấy các biện pháp tu từ được sử dụng trong các bài hát thiếu nhi trong tiếng Anh và tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Bảng 1. Hình ảnh được sử dụng trong biện pháp tu từ từ vựng trong các bài hát thiếu nhi tiếng Anh và tiếng Việt Hình ảnh Tiếng Anh Tiếng Việt Tần số Tần suất Tần số Tần suất (NA) (%) (NV) (%) 1. Thiên nhiên 8 29% 29 42% 2. Loài vật thân thiện 4 14% 8 11% 3. Loài vật ít thân thiện 3 11% 1 2% 4. Vật vô tri, vô giác 6 20% 12 17% 5. Bộ phận cơ thể 1 4% 8 11% 6. Con người 3 11% 7 10% 7. Quê hương 3 11% 5 7% Tổng cộng % % Qua bảng 1, chúng ta có thể thấy một số biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong tiếng Việt phổ biến hơn trong tiếng Anh, với tần số trong tiếng Việt là N V=70 và trong tiếng Anh N A=28. Trong số các hình ảnh nêu trên, chủ đề về Thiên nhiên xuất hiện nhiều nhất trong các bài hát thiếu nhi ở cả hai ngôn ngữ. Hầu hết các hình ảnh được sử dụng trong các bài hát thiếu nhi trong tiếng Anh và tiếng Việt đều gần gũi và thân thiện với trẻ con như thiên nhiên, loài vật, những vật vô tri, vô giác, bộ phận cơ thể, bởi lẽ trẻ con vẫn còn nhỏ và non nớt. Chúng nên được nghe những gì tốt đẹp và mang tính giáo dục cao. Chính những hình ảnh này giúp mang lại những bài học luân lý đạo đức cũng như có tính giáo dục cao cho trẻ con. Bên cạnh hình ảnh về những loài vật thân thiện, những loài vật ít thân thiện hơn (rắn, gián, chuột) cũng xuất hiện trong các bài hát thiếu nhi. Tuy nhiên, tác giả không nhằm mục đích dạy cho trẻ những điều xấu từ tên các loài vật này. Thật ra, những loài vật này chỉ bị xem là ít thân thiện bởi vẻ bề ngoài của nó chứ không phải ở đặc điểm tính cách. Thông qua những loài vật này, tác giả muốn truyền tải một thông điệp rằng hầu hết những loài vật xung quanh ta đều thân thiện và không gây hại cho các em Bảng 2. Tần số và tần suất xuất hiện của các biện pháp tu từ trong các bài hát thiếu nhi trong tiếng Anh và tiếng Việt Biện pháp tu từ từ vựng Biện pháp tu từ ngữ âm Biện pháp tu từ Tiếng Anh Tần số (NA) Tần suất (%) Tiếng Việt Tần số (NV) Tần suất (%) Ẩn dụ 10 4% 28 11% Hoán dụ 0 0% 5 2% So sánh hiển ngôn 11 5% 20 8% Nhân hóa 7 3% 17 7% Phép lặp % % Tổng cộng % % Qua nghiên cứu và khảo sát các mẫu dữ liệu, chúng tôi nhận thấy có 5 loại biện pháp tu từ thường được sử dụng trong các bài hát thiếu nhi trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trong đó, ẩn dụ, hóan dụ, so sánh và nhân hóa thuộc về biện pháp tu từ từ vựng và phép lặp thuộc về biện pháp tu từ ngữ âm. Qua bảng 2, chúng ta có thể thấy phép lặp là biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến nhất trong các bài hát thiếu nhi tiếng Anh và tiếng Việt, lần lượt chiếm 88% (N A=222) và 72% (N V= 180). Điều này có thể do đối tượng mà những bài hát thiếu nhi hướng đến chính là trẻ con. Và đặc trưng của trẻ con là còn non nớt, chưa đủ trưởng thành; vì vậy, khá khó khăn cho trẻ để hiểu được những biện pháp tu từ từ vựng. Chính vì thế, nhiều nhà soạn nhạc chọn biện pháp tu từ ngữ âm, mà cụ thể là biện pháp lặp để thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ bởi lẽ biện pháp lặp giúp cho bài hát có vần điệu hơn và giúp trẻ dễ nhớ hơn. Về biện pháp tu từ từ vựng, bốn biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, so sánh hiển ngôn và nhân hóa đều xuất hiện với tần số cao hơn trong các bài hát thiếu nhi tiếng Việt so với tiếng Anh. Trong đó, biện pháp tu từ từ vựng phổ biến nhất trong bài hát thiếu nhi tiếng Việt là ẩn dụ, chiếm 11% (N V= 28). Đứng ở vị trí thứ 2 trong tiếng Việt là biện pháp so sánh hiển ngôn, 8% (N V= 20) so với chỉ 5% (N A=11) trong tiếng Anh. Có thể thấyso sánh hiển ngôn là biện pháp tu từ từ vựng gần như phổ biến nhất trong các bài hát thiếu nhi tiếng Việt. Hóan dụ là biện pháp tu từ từ vựng ít phổ biến nhất trong tiếng Việt, chiếm 2% (N V= 5); trong khi đó trong mẫu ngữ liệu của bài nghiên cứu, không có biện pháp tu từ hoán dụ nào được tìm thấy trong các bài hát thiếu nhi tiếng Anh. Lý do dẫn đến tần số sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng trong các bài hát thiếu nhi trong tiếng Việt cao hơn trong tiếng Anh là do khác biệt giữa hai nền văn hóa Việt và Anh. Theo Trần Ngọc Thêm [9], Việt Nam hay các nước phương Đông là xứ nóng sinh ra mưa nhiều và ẩm, tạo nên những vùng đồng bằng nằm trong lưu vực các con sông lớn. Còn phương Tây lại là xứ lạnh với khí hậu khô, tạo nên những vùng đồng cỏ mênh mông. Hai loại địa hình đồng bằng và đồng cỏ dẫn đến chỗ cư dân của hai khu vực phải sinh sống bằng hai nghề khác nhau: trồng trọt và chăn nuôi. Kinh tế trồng trọt bắt buộc người Việt phải sống định cư để chờ thu hoạch. Trong khi đó, lối sống chăn nuôi mang tính du cư và phụ thuộc vào đồng cỏ. Do vậy, văn hóa nông nghiệp thì trọng tình và trọng tĩnh; văn hóa du mụcthì trọng động. Vì lẽ đó, người phương Đông, cụ thể là người Việt Nam thường sử dụng lối nói ẩn ý, ẩn dụ nhằm giữ thể diện cho người đối diện để duy trì mối quan hệ hòa hợp với những người khác trong cộng đồng. Ngược lại; ở phương Tây, văn hóa du mục khiến người phương Tây coi trọng tính cá nhân và coi trọng quyền tự do cá nhân. Do vậy, các biện pháp tu từ từ vựng không được sử dụng phổ biến như trong các bài hát thiếu nhi tiếng Việt. Ngoài ra, theo Trần Ngọc Thêm [9], Việt Nam thuộc nền văn hóa ngữ cảnh cao. Chính vì vậy, tác giả Việt Nam thường sử dụng lối diễn đạt gián tiếp, ẩn ý, ẩn dụ trong các bài hát thiếu nhi tiếng Việt. Ngược lại, phương Tây là nền văn hóa ngữ cảnh thấp. Do vậy, các biện pháp tu từ từ vựng ít được sử dụng phổ biến trong các bài hát thiếu nhi tiếng Anh.

74 70 Hồ Thị Kiều Oanh, Nguyễn Đỗ Hà Anh 4. Kết luận Với những kết quả rút ra từ bài nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng bài viết góp phần giúp người học, người dạy tiếng Anh và tiếng Việt hiểu sâu hơn về những biện pháp tu từ trong các bài hát thiếu nhi tiếng Anh và tiếng Việt để có thể dạy và học tiếng Anh và tiếng Việt cho trẻ con tốt hơn. Hơn nữa, qua bài báo này, chúng tôi hi vọng sẽ giúp các độc giả hiểu rõ sự khác biệt về đặc trưng văn hóa cũng như ngôn ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Galperin, I. R., Stylistics. Higher School Publishing House, [2] Gardner, H., Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences, Basic Books Publishing House, [3] Opie, P., The Oxford Dictionary of Nursery Rhymes, Oxford University Press, [4] Pai, S. J., Discovering Musical Characteristics of Children s Songsfrom Various Parts of the World, Master of Arts, Queen s University, [5] Tom, G., & Eves, A., The Use of Rhetorical Devices in Advertising, Journal of Advertising Research, 39(4), 1999, [6] Trịnh Thị Quỳnh Châu, An Investigation into Stylistic Devices Commonly Used in English and Vietnamese Poems, Master thesis, The University of Da Nang, [7] Đinh Trọng Lạc, 99 Phương tiện và Biện pháp Tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, [8] Phạm Thị Hồng Loan, An Investigation into Linguistic Features of Songs for Children in English and Vietnamese, Master thesis, The University of Da Nang, [9] Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, [10] Chen, H.M., Zhu, A.L., Zhang, Z.P., & Zhang, H.C., Music Primary 1, Pearson Education South Asia Pte Ltd, [11] Chen, H.M., Zhu, A.L., Zhang, Z.P., & Zhang, H.C., Music Primary 3, Pearson Education South Asia Pte Ltd, [12] Chen, H.M., Zhu, A.L., Zhang, Z.P., & Zhang, H.C., Music Primary 4, Pearson Education South Asia Pte Ltd,2008. [13] Đoàn Đăng Đức & Phương Loan, Tuyển tập các ca khúc thiếu nhi hay nhất - Ngày đầu tiên đi học, Nhà xuất bản Âm nhạc, [14] Hoàng Long, Âm nhạc 4, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, [15] Hoàng Long & Đàm Luyện, Âm nhạc và Mĩ thuật 6, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, [16] Song Minh, Tuyển tập bài hát hay dùng trong trường Tiểu học, Nhà xuất bản Thanh niên, (BBT nhận bài: 12/12/2016, hoàn tất thủ tục phản biện: 30/12/2016)

75 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111) KIỂU NGƯỜI TRUNG NGHĨA TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO NAM BỘ NỬA SAU THẾ KỶ XIX QUA TRƯỜNG HỢP PHAN THANH GIẢN TYPE OF LOYAL PEOPLE IN LITERATURE BY SOUTHERN VIETNAM S CONFUCIAN SCHOLARS IN THE SECOND HALF OF THE XIX CENTURY THROUGH THE CASE OF PHAN THANH GIAN Nguyễn Ngọc Phú Trường Đại học Đồng Tháp; ngocphu885@gmail.com Tóm tắt - Phan Thanh Giản là một kiểu nhà nho yêu nước ở Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. Ông là tấm gương đạo đức, một nhân cách cao đẹp với những thăng trầm, mâu thuẫn, bế tắc. Thơ ông thể hiện nỗi niềm u uất trước thời cuộc và luôn hết lòng vì nước vì dân. Đó là hình tượng con người chính trực, nhân nghĩa - một cái tôi trữ tình giàu cảm xúc, con người trung nghĩa luôn vì nước, vì dân. Con người mang tâm trạng mâu thuẫn, bế tắc của một nhân cách lớn. Ông là người luôn nêu cao lẽ sống, đạo đức, sự chính trực, nhân nghĩa và tư tưởng canh tân, đóng góp to lớn trong việc củng cố, xây dựng nền độc lập dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước. Thơ ông phản ánh nhân cách, tư tưởng của một kiểu nhà nho chính thống luôn luôn nặng lòng vì nước, vì dân. Từ khóa - Phan Thanh Giản; văn học; nhà nho; trung nghĩa; Nam Bộ. Abstract - Phan Thanh Gian belonged to a type of patriotic Confucian scholars in Southern Vietnam in the second half of the nineteenth century. He was a moral example, a noble personality associated with ups and downs, contradictions and deadlocks. His poetry demontrated his speenful melancholy in the face of the contemporary situation and his whole-hearted dedication to his people and his country. It showed a human image of integrity and humanity - a lyrical ego brimming with emotions, a faithful man who always devoted himself to his people and his country, a man who bore a contradictory mood and stalemate of a great personality. He always upheld reasons for living, ethics, integrity, humanity and renovation thinking, thereby making a great contribution to the reinforcement and construction of the nation's independence in the cause of developing the country. His poetry reflected the personality and thoughts of a type of mainstream Confucian scholars who were always deeply attached to his people and his country. Key words - Phan Thanh Gian; literature; confucian scholar; loyalty; Southern Vietnam. 1. Mở đầu Xã hội phong kiến Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Tư tưởng trung quân đã không còn như thời kỳ trước đó. Chữ trung đã mất hết ý nghĩa, trung quân mâu thuẫn với ái quốc. Nho giáo dạy thần sự quân dĩ trung, quân đã không minh thì thần khó mà có thể giữ lòng trung. Nhà nho xem vua cũng chẳng ra gì, chứng tỏ chữ trung đã mất giá trị nên có những nhà nho chống lại vua, nhân dân chống lại vua. Triều đình chấp nhận đầu hàng thì các nhà nho thà chết chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Vấn đề đặt ra cho các nhà nho lúc này là bề tôi có nhất thiết phải trung thành nữa không? Khi đức vua đi ngược lại quyền lợi của dân tộc thì bề tôi phải làm sao đây? Một số nhà nho không rời bỏ triều đình, đặt yêu nước lên trên vua, không tuân lệnh vua. Có nhiều nhà nho nghiêng về tư tưởng yêu nước nhưng họ cũng chưa thể vứt bỏ chữ trung quân. Ngoài một số người chấp nhận hợp tác với chính quyền thực dân, ta thấy một số nhà nho phó mặc cho thời thế, tìm đường tránh né để giữ khí tiết và một số khác chờ thời, nuôi chí để phục thù. Trước vận mệnh dân tộc, nhiều sĩ phu rút về thành lập các đội quân chống giặc, cũng có kẻ chạy về phần đất còn lại của triều đình để ẩn náu chờ thời. Bên cạnh phần đông sĩ phu có lòng yêu nước, là những kẻ vì danh lợi quyền tước mà bán rẻ lương tâm cho giặc. Trong bối cảnh đó, tư tưởng trung nghĩa luôn đặt ra đối với các nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. Theo thời gian và bối cảnh lịch sử, nội dung của tư tưởng trung nghĩa có biến dịch, đổi thay. Điều này được thể hiện rõ qua sáng tác của nhà nho Phan Thanh Giản. Ông là kiểu con người trung nghĩa - một nhà nho Nam Bộ yêu nước luôn hết lòng vì nhân dân. 2. Con người mang nặng những nỗi niềm trước thời cuộc Lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX đã xảy ra nhiều biến cố, thăng trầm. Các triều đại phong kiến đã có những đóng góp to lớn trong việc củng cố và xây dựng nền độc lập dân tộc và góp phần quan trọng cho sự phát triển của đất nước, nhưng từ nửa sau thế kỷ XIX đã không còn đóng vai trò tích cực tích cực trong việc bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Nhà nho Phan Thanh Giản rất lo lắng cho vận mệnh của dân tộc trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp. Với tấm lòng vì dân, vì nước, ông luôn trăn trở và mong muốn chấn hưng đất nước trước sự xâm lăng của ngoại bang. Đức tính cương trực, suốt đời lo cho dân cho nước, đã thể hiện rõ phẩm chất cao đẹp, tấm gương sáng của một nhà nho yêu nước đất Nam Kỳ. Ông thể hiện một sự nhận thức sâu sắc trước thời cuộc, với mong muốn làm cho đất nước thoát khỏi sự lạc hậu. Tuy nhiên, tư tưởng của ông đã không được triều đình coi trọng. Nó khiến ông mang nặng những nỗi niềm: Từ ngày đi sứ Tây Kinh/ Thấy việc Âu Châu phải giật mình/ Kêu rủ đồng bào mau thức dậy/ Hết lời năn nỉ chẳng ai tin [3: 178]. Khi ba tỉnh miền Đông rơi vào tay giặc và tiếp đó là ba tỉnh miền Tây, Phan Thanh Giản càng u uất hơn khi phải chứng kiến và thừa hành một đường lối sai lầm của Tự Đức. Nỗi niềm u uất ông đã được nhân dân thấu hiểu. Yêu nước thương dân nhưng ông không thể làm trái tư tưởng trung quân. Ông nhận thấy mình có tội với dân với nước và đã kết liễu đời mình để bày tỏ nỗi lòng với hậu thế. Đó là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tấm lòng trung nghĩa, vì nước, vì dân. Theo cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Thanh Giản vẫn còn là con người đáng kính trọng, đáng

76 72 Nguyễn Ngọc Phú tôn vinh, một danh nhân của dân tộc ta, phải coi Phan Thanh Giản là người yêu nước thương dân, không phản quốc hại dân. Ông nói: Phan Thanh Giản là người yêu nước, thương dân, một phẩm cách đáng kính trọng. 3. Con người chính trực, nhân nghĩa - một cái tôi trữ tình giàu cảm xúc Phan Thanh Giản là nhà văn, nhà thơ lớn của Nam Bộ và Việt Nam đương thời. Tác phẩm của ông chứa đựng nỗi niềm u uẩn. Ông để lại một di sản khá phong phú. Đó là các tác phẩm: Lương Khê thi thảo, Lương Khê văn thảo, Sứ Thanh thi tập, Tây phù nhật kí, Ước Phu thi tập, Tích Ung canh ca hội tập, Sứ trình thi tập. Trong đó, tác phẩm được chú ý nhất là Lương Khê thi thảo và Lương Khê văn thảo. Tập Lương Khê thi thảo gồm 18 quyển, với khoảng 455 bài thơ; tập Lương Khê văn thảo có 3 quyển, khoảng 60 bài văn với nhiều thể loại như: biểu, sớ, ký, thư, Qua tập Lương Khê thi thảo, ta thấy sự chân thành, trung thực của một con người chính trực, nhân nghĩa, yêu nước và thương dân. Thế giới thơ Phan Thanh Giản chứa đựng một cái tôi trữ tình giàu cảm xúc, yêu thương bạn bè, gia đình và làng xóm. Văn thơ của ông phản ánh chân thực nhân cách, tư tưởng của một nhà nho yêu nước, thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước, yêu thương con người sâu sắc và không hề khuất phục trước bọn cướp nước. Ông sáng tác nhiều trong những năm đi thi, đi sứ sang Trung Quốc, Pháp. Sáng tác của ông thể hiện những nỗi niềm của người dân mất nước, một bi kịch của vị đại thần suốt đời lận đận trong vòng trói buộc của hai chữ trung quân. Ông bị trói buộc bởi đường lối chủ hòa của triều đình với tâm trạng đầy mâu thuẫn, bế tắc. Bế tắc trong việc thực thi nhiệm vụ chính trị ở chốn quan trường, ông muốn quay về làm bạn với Đào Uyên Minh để có thể tẩy sạch bụi trần trên khăn đầu già: Khâu viên quy bạn Đào Bánh Trạch/ Khẳng trục trần ai lão mạch đầu (Mạch liễu). Ta thấy cuộc đời Phan Thanh Giản có nhiều điểm tương đồng với Tăng Quốc Phiên ở Hồ Nam, Trung Quốc. Tăng Quốc Phiên là nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Trung Quốc thời cận đại, ông đồng thời là một nhà nho lỗi lạc, một quan lại người Hán tiêu biểu, ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị lớn về nhiều mặt như: Tăng Văn Chính Công toàn tập (174 cuốn), Tăng Văn Chính Công thủ thư nhật kí (40 cuốn). Phan Thanh Giản và Tăng Quốc Phiên có tầm vóc lớn, có ảnh hưởng tầm quốc gia nhưng bị đánh giá một cách thiếu công bằng trong thời gian dài. Tuy nhiên, nhưng họ vẫn sống trong lòng nhân dân vì sự chính trực, nhân nghĩa, hết lòng vì nước, vì dân. Mang tâm trạng u buồn nơi đất khách, ông chỉ muốn quay về phương Nam xa diệu vợi, trở về với đồng quê để sớm hôm hầu hạ cha già, bên cạnh bạn tri âm để xướng họa thơ văn hơn là tham gia vào triều chính. Nói như Cao Tự Thanh: cái số phận nhiều cay đắng mà ít vinh quang : Phan Thanh Giản đã chết bốn lần. Lần thứ nhất là Phan uống thuộc độc tự tử. Lần thứ hai, Phan bị thực dân ám sát... Lần thứ ba, Phan bị triều đình Tự Đức bức tử với bản án truy đoạt tất cả chức hàm, đục tên trong bia Tiến sĩ, giữ mãi cái án trảm giam hậu. Lần thứ tư nền sử học đương thời đã xử tử ông, gây ra một công án đau lòng khiến những trí thức đương thời như Ca Văn Thỉnh day dứt và các chính khách như Võ Văn Kiệt hiện nay trăn trở [6]. Năm 1836, trong bức sớ can vua Minh Mạng ngự giá Quảng Bình, ông viết: Hạ thần là kẻ giữ đất, chăn dân, gội đức vua, không làm cho dân được hạnh phúc, thật là có tội... hạ thần xin bệ hạ đình chỉ ngự giá đợi đến trời đất khí hòa, mùa được dân no. Xin bệ hạ thẩm xét [6]. Ông là vị quan thanh liêm, đạo đức, mọi sự nghĩ suy đều vì dân, vì nước: Lo nỗi nước kia cơn phiến biến/ Thương bề dân nọ cuộc giao chinh [2: 851]. Nhiều nhà nho nghĩa khí đã chia sẽ cùng ông nỗi niềm ấy. Nguyễn Thông nhiều lần đề xuất những việc có lợi cho dân nhưng vua không nghe và cũng tỏ ra chán nản, nỗi u uất của ông cũng bộc lộ ra lời thơ một cách buồn bã: Phù tung vô địa tán cơ cầu (Đi lang thang chưa tìm được nơi nào để giải mối sầu). Hoặc: Ngã cùng ná tỵ lâm hác tiếu! (Tôi nay gặp bước đường cùng, không thể tránh được sự cười chê của núi khe) [5: 76-77]. Có lúc ông không tránh khỏi bi quan, chán nản khi đối mặt với những câu hỏi mang ý nghĩa của thời đại: Bao thuở đem về cơ nhất thống? (Phan Văn Trị), Bao giờ nhật nguyệt vầy gương sáng/ Bốn biển âu ca hiệp một nhà (Nguyễn Đình Chiểu), Hiểu nỗi niềm của ông, con người ông, Nguyễn Đình Chiểu đã bày tỏ thái độ thương tiếc và trân trọng khi nghe tin Phan Thanh Giản mất: Minh sinh chín chữ lòng son tạc/ Trời đất từ rày mặc gió thu [4: 282]. 4. Con người trung nghĩa luôn vì nước, vì dân Trong cuộc đời làm quan, Phan Thanh Giản cảm thấy thẹn vì chưa làm được gì cho quê hương, ông gắng sức trau dồi, tu dưỡng đạo đức và luôn băn khoăn về gánh nặng nợ nước, ơn vua mà nghĩ đến sự báo đáp. Trong bài Trú trực, ông bày tỏ: Quốc ân hà tự sùng thâm báo/ Độc ỷ nguy lan tọa tịch dương [2: 353]. Ơn của vua không biết làm thế nào để đền đáp cho xứng đáng, ngồi một mình tựa lan can dưới ánh chiều tà mà ngẫm nghĩ về mình. Ở bài Đăng Bảo Định đồn, ông bày tỏ: Ngọc Quan mạn đạo lao đầu bút/ Bạch thủ trường kham báo quốc ân (Dùng ngòi bút luận bàn đến việc ra biên ải/ Đầu bạc vẫn còn có thể báo đáp ơn nước) [2: 359]. Lòng yêu nước của Phan Thanh Giản lúc nào cũng gắn với tình thương yêu dân nghèo. Trong bài Tòng quân, ông nói về nỗi khổ của dân hai huyện như sau: Ai thử nhị huyện dân/ Hướng chuyển diệc lao lục/ Thu quý thuộc vũ lạo/ Sơn khê thậm du mạc (Thật thương cho dân hai huyện này/ Khổ cực vì chuyển vận lương thảo/ Mùa thu là mùa mưa lụt/ Đường núi nhiều suối khe rất xôi xa cách trở) [2: 246]. Tấm lòng ông luôn nghĩ về nhân dân, quan tâm đến nỗi khổ của dân trước thiên tai khắc nghiệt. Ông không ngủ được khi thấy nhân dân đói khổ: Bát nguyệt thượng viêm nhiệt/ Nam mẫu khát dư ba/ Tiết hậu tùy niên dị/ Tinh thần vận khí hòa/ Trung dạ chính độc khởi/ Kiểu thủ vọng minh hà/ Vi vân động thiên tế/ Hoàn khủng phong vũ đa (Thu dạ độc khởi) [2: 574]. Tháng tám trời còn nóng, ruộng đồng khô thiếu nước, thời tiết mỗi năm mỗi khác. Lẽ tuần hoàn chuyển vận nên giữa đêm một mình thức giấc, ngẩng đầu trông trời đất, thấy mây chuyển động khắp trời, lại sợ mưa to, gió lớn. Nỗi niềm của Phan Thanh Giản càng ngày càng thêm chất chứa, khi phải đối mặt với sự phức tạp của thời cuộc mà đành bất lực. Điều đó khiến ông cảm thấy xót xa: Lăm trả ơn vua đền nợ nước/ Đành cam gánh nặng ruổi đường xa/ Lên ghềnh, xuống thác thương con trẻ/ Vượt biển, trèo non cám phận già/ Cũng tưởng một lời an bốn cõi/ Nào hay ba tỉnh lại chầu ba! (Việc nước không thành) [3: 264]. Việc đánh giá Phan Thanh Giản còn nhiều ý kiến khác biệt, thậm chí mâu thuẫn. Tuy nhiên, điều mà nhiều người đã nhận ra ở con người ông là nhân cách, nghĩa khí của một

77 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111) nhà nho Nam Bộ, và tấm lòng đối với dân với nước. Suốt đời làm quan, ông thể hiện một nhân cách lớn, một tầm nhìn xa rộng với tư tưởng canh tân đất nước. Ông đã được nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Vĩnh Long, Bến Tre, quê hương nói riêng, tôn thờ: Phan Thanh Giản là một người yêu nước, thương dân mà lo không tròn bổn phận, cụ đã tự làm bản án cho chính mình: đó là cái chết. Một cuộc đời thanh sạch, thật đáng để lại gương soi cho hậu thế [6]. Phan Thanh Giản là nhà trí thức, lòng ông luôn mang nặng những nỗi niềm vì nước, vì dân nhưng đã rơi vào bế tắc, bất lực. Đó cũng là bế tắc của cả một thế hệ nhà nho. Ông được người đời kính trọng vì tính cương trực, thanh liêm. Nỗi niềm của ông đã được người đời thấu hiểu, tấm lòng ông vẫn sáng cùng non sông đất nước. 5. Con người mang tâm trạng mâu thuẫn, bế tắc của một nhân cách lớn Phan Thanh Giản làm quan các triều Minh Mạng, Triệu Thị, Tự Đức. Từ năm , qua ít nhất 58 chức vụ lớn nhỏ, ông không vì chức tước, bổng lộc, không hề ham muốn cao sang danh vọng. Ông làm quan với mong muốn làm thay đổi cuộc sống khốn khổ của dân nghèo. Ông sống một cuộc đời thanh bạch, với nhà tranh, vách lá. Vua Tự Đức đã kết tội ông hết sức phi lý và lịch sử nhất thời đánh giá thật bất công nên Phan Thanh Giản đã tuẫn tiết (01/08/1867), sau 17 ngày nhịn ăn. Trước sự chứng kiến của gia đình, ông đã hướng về phương Bắc lạy vua năm lạy rồi bình tĩnh mượn chén thuốc độc kết liễu đời mình. Đương thời đã mấy ai hiểu được ông, người đã không tiếc mạng sống của mình để bày tỏ sự tận trung vời triều đình? Cái chết của Phan Thanh Giản là cái chết của lòng quả cảm, không tham sống sợ chết và không hề nhu nhược. Nguyễn Đình Chiểu đã đánh giá Phan Thanh Giản rất cao: Lịch sử tam triều độc khiết thân (Một người từng trải ba triều vua duy nhất còn trong sạch) [4: 39]. Ông mất đi nhưng nhân dân Nam Bộ vẫn tôn thờ ông, có những đánh giá cao và xóa cho ông tội oan bán nước. Phan Thanh Giản để lại nhiều tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau. Qua thơ văn của ông chúng ta nhận thấy: một con người cương trực, khảng khái, hiếu nghĩa, thanh liêm và được người đời xưng tụng. Phan Thanh giản còn là nhà thơ, nhà văn, một học giả uyên bác đã để lại nhiều tác phẩm làm phong phú cho kho tàng văn hiến của nước nhà [2: 6]. Thơ văn Phan Thanh Giản thể hiện những bôn ba trong suốt cuộc đời làm quan, từ lúc đi thi, từ biệt gia đình ra kinh đô chờ bổ dụng làm quan. Những sáng tác trong lúc làm quan cho ta thấy Phan Thanh Giản đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc đời. Có khi là khóc bạn, thể hiện nỗi niềm trong lúc làm nhiệm vụ, sáng tác trong lúc đi sứ Những sáng tác ấy đã cho thấy, ở ông có một tâm hồn thơ, một tài năng văn chương đa dạng. Nhà thơ nổi tiếng đương thời Nguyễn Miên Thẩm cho rằng, ông đã: quán triệt đạo lý, tu dưỡng đức hạnh, miệt mài nấu sử sôi kinh, bác cổ thông kim, hiểu sâu vận luật, nên văn chương của ông: câu chữ rất thanh cao, bài nào cũng trau chuốt, như gió cuộn, tuyết bay, như lầu hoa cầu ngọc, tứ thơ cao siêu như Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên sống lại; ngôn ngữ sắc sảo như các ông Đỗ Phủ, Hàn Dũ thuở nào; có khi ngụ tư tưởng sâu sắc như thơ Khuất Nguyên, có khi tựa Trang Sinh cuồn cuộn lời thơ, phóng túng [2: 15]. Đọc thơ văn Phan Thanh Giản, ta luôn gặp những nỗi niềm trăn trở, như: Ly nhân chính khổ như niên dạ/ Thư dạ hà kham cánh nhị niên (Xa nhà đêm khổ tựa năm/ Làm sao chịu nổi đã hai năm rồi!) (Trừ tịch) [2: 109]. Trường Giang hạo hạo tương vô hạn/ Nhất phiến cô phàm hà xứ qui (Mênh mông sông rộng không bờ bến/ Buồn côi một mảnh biết về đâu!) (Văn điếu) [2: 16]. Nỗi niềm tha hương thường gây cho nhà thơ nhiều tâm sự, khi nhớ về quê hương, về gia đình trong mỗi chuyến đi xa. Có khi lênh đênh trên biển, khi mượn cảnh, mượn người xa xứ để gửi tâm sự rất khó nói của mình. Khi qua sông Sa Hà, bụi cuốn và gió lạnh làm nhà thơ bộc bạch: Sở quý tại công nghiệp/ Khởi vi du lịch đa? (Điều quý nhất là ở sự nghiệp/ Chứ đâu phải ở chỗ du lịch nhiều) (Quá Sa Hà) [2: 503]. Nhà thơ đã thể hiện chí của mình khi qua cửa quan Vũ Thắng, nhà thơ khẳng định rằng: Hồ thỉ nhân do tráng/ Hà tu trướng viễn du (Chí tang bồng vẫn mạnh/ Đâu phải sợ đường xa) [2: 18], tới ghềnh Ngũ Hiễm, nhờ Mã Viện, nhà thơ cảm thấy nỗi khó khăn của một bề tôi trung thành: Thao thao sàm khẩu tương hà chỉ? (Nhao nhao miệng lưỡi gièm pha, khi nào mới ngớt?) [2: 18]. Và rồi, một câu hỏi ngàn năm cứ day dứt nơi nhà thơ: Thiên niên thị phi gian/ Thùy năng khấu chân đế? (Ngàn năm đúng hay sai/ Ai biết tìm chân lý?) [2: 18]. 6. Kết luận Phan Thanh Giản - một kiểu nhà nho trung nghĩa Nam Bộ luôn mang nặng những nỗi niềm trước thời cuộc, một con người cương trực, nghĩa khí giàu xúc cảm, hết lòng vì nước, vì dân. Ông mang một tâm trạng mâu thuẫn, bế tắc của một nhân cách lớn. Người đời sau lật lại những trang thơ của ông mới thấy rõ những nỗi lòng sâu kín trước thời cuộc ông, tự hào về ông, một danh sĩ đất Nam Bộ thời cận đại. Văn thơ ông phản ánh nhân cách, tư tưởng của một nhà nho chính thống luôn luôn nặng lòng vì nước, vì dân. Đã hơn thế kỷ nay, ông luôn được nhân dân Nam Bộ nói riêng, nhân dân cả nước nói chung ngưỡng mộ nhân cách và tư tưởng. Lịch sử đã có cái nhìn công bằng hơn về ông, không ai xem Phan Thanh Giản là một kẻ phản bội, đầu hàng hay bán nước. Người đời sau hiểu hơn về cái chết của Phan Thanh Giản - sự lựa chọn của một kiểu con người trung nghĩa, chấp nhận cái chết để người khác được sống. Người Nam Bộ rất tự hào về ông, một nho sĩ mẫu mực hiếm có trong giai đoạn suy tàn của chế độ thời phong kiến Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Huy Lê (2002), Phan Thanh Giản: con người, sự nghiệp và bi kịch lịch sử, Ngày 15/6/2014. [2] Phan Thị Minh Lễ, Chương Thâu (2005), Thơ văn Phan Thanh Giản, Nxb Hội Nhà văn. [3] Nguyễn Duy Oanh (1973), Chân dung Phan Thanh Giản, Tủ sách Sử học, Bộ Văn hóa - Giáo dục và Thanh niên (miền Nam). [4] Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sĩ Lâm, Nguyễn Thạch Giang (1982), Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, Tập 2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. [5] Ca Văn Thỉnh, Bảo Định Giang (1984), Nguyễn Thông con người và tác phẩm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. [6] Huỳnh Công Tín (2008), Phan Thanh Giản - Vị tiến sĩ đầu tiên đất Nam Kỳ, d=18450, Ngày 20/5/2014. (BBT nhận bài: 14/9/2016, hoàn tất thủ tục phản biện: 21/12/2016)

78 74 Nguyễn Duy Phương NẠN CƯỚP BIỂN TRÊN VÙNG BIỂN QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG DƯỚI TRIỀU NGUYỄN ( ) SEA-ROBBERY ON SEA AREAS OF QUANG NAM DA NANG UNDER NGUYEN DYNASTY Nguyễn Duy Phương Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; phuongduyls@gmail.com Tóm tắt - Từ bao đời, cướp biển luôn là nỗi kinh hoàng của ngư dân khi ra khơi. Chúng không chỉ cướp bóc, giết người, gây ra bao thiệt hại về kinh tế mà còn là mối đe dọa đến an ninh chủ quyền quốc gia trên biển. Dưới triều Nguyễn, cướp biển xuất hiện trên vùng biển Quảng Nam - Đà Nẵng nhiều hơn, mức độ cướp phá trắng trợn và thường xuyên hơn. Để đối phó với lực lượng này, vương triều Nguyễn cùng với quân dân Quảng Nam - Đà Nẵng đã có những biện pháp hữu hiệu phòng chống nạn cướp biển, bảo vệ ngư dân cũng như an ninh, chủ quyền biển đảo. Hiện nay, trong điều kiện hội nhập quốc tế, vùng biển và hải đảo được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm.nghiên cứu truyền thống quốc phòng, an ninh nói chung, bảo vệ biển nói riêng của triều Nguyễn sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn nữa những vấn đề lịch sử và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tácphòng chống cướp biển hiện nay. Từ khóa - cướp biển; triều Nguyễn; Quảng Nam Đà Nẵng; ngư dân; biển Abstract - For many years, sea-robbery has always been horrors of fishermen while at sea. Robbers plunder, murder, cause not only many economic losses but also a threat to national security and sovereignty at sea. Under Nguyễn dynasty, sea-robbers appeared on the sea areas of Quang Nam Da Nang more, plundering and looting more blatantly and more frequently. To cope with this force, Nguyen dynasty and Quang Nam Da Nang residents had effective measures to prevent sea-robbers and protect the fishermen as well as security and maritime sovereignty. At present, in the context of international integration, seas and islands are the big concern of the Party and the State. Research on traditional defense and security in general, sea protection in particular of the Nguyen Dynasty Sea will contribute to further elucidating the historical issues and hence we can draw out lessons for the prevention of pirates today. Key words - sea-robbery; Nguyen dynasty; Quang Nam Da Nang; fishermen; sea 1. Đặt vấn đề Biển đảo giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc, là nơi ẩn chứa nhiều tiềm năng phát triển đất nước, nhưng những nguy cơ, thách thức đến từ biển cũng không ít, mà nạn cướp biển là một trong số đó. Vùng biển đảo Quảng Nam - Đà Nẵng với nhiều thuận lợi về giao thông, giàu có về nguồn lợi thủy hải sản, tài nguyên khoáng sản... đã trở thành điểm đến hấp dẫn của cướp biển. Chúng không chỉ là nỗi kinh hoàng của ngư dân và cư dân ven bờ, gây ra bao thiệt hại về kinh tế cho địa phương mà nó còn đe dọa đến an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Vài nét về nguồn gốc cướp biển trên vùng biển Việt Nam Trong các nguồn thư tịch của Việt Nam, cướp biển được nhắc đến với nhiều tên gọi khác nhau như: giặc biển, hải tặc, giặc Tề Ngôi, Thanh phỉ, giặc Tàu Ô, giặc Bồ Đà, giặc Chà Và... Dựa trên các cách gọi này, có thể nhận thấy cướp biển hoạt động trên hải phận Việt Nam khá đa dạng gồmcảcướp biển có nguồn gốc từtrongnước (cướp biển trong nước) và cướp biển có nguồn gốc từ nước ngoài (cướp biển nước ngoài), cướp biển chính trị và cướp biển đơn thuần. Cướp biển mang mục đích chính trị chủ yếu là cướp biển trong nước như tàn quân Tây Sơn hay các lực lượng muốn khôi phục quyền lực của vua Lê, chúa Trịnh. Còn các nhóm cướp biển người Việt khác chỉ là một vài nhóm lẻ tẻ, vặt vãnh nổi lên mặt biển, hoạt động cướp bóc cũng chỉ để kiếm chút mưu sinh. Trong loại cướp biển chính trị, đáng kể nhất là cướp biển Tề Ngôi với một số lượng khá lớn và hoạt động khá mạnh. Cướp biển Tề Ngôi vốn được quân Tây Sơn thu nạp và trở thành một bộ phận quan trọng trong lực lượng hải quân Tây Sơn, từng giao chiến quyết liệt với quân thủy Nguyễn Ánh và đã giúp thủy quân Tây Sơn trở nên hùng mạnh. Sau khi Tây Sơn sụp đổ, dưới con mắt của triều Nguyễn, Tề Ngôi trở về thân phận cướp biển chính trị chống đối triều đình để khôi phục nhà Tây Sơn. Vì vậy, đây là mối đe dọa lớn đối với ngôi vị vương triều và cần phải bị tập trung tiêu diệt. Dưới triều Gia Long và Minh Mạng, nhà nước đã tốn rất nhiều công sức trong việc truy quét nhóm cướp biển này. Sau một thời gian dài, dù thu được những kết quả nhất định song triều đình vẫn không thể tiêu diệt hoàn toàn, Tề Ngôi vẫn hoạt động dai dẳng trong suốt 4 triều vua đầu nhà Nguyễn. Cướp biển nước ngoài hoạt động trên vùng biển nước ta có quốc tịch cũng khá đa dạng như cướp biển người Thanh (Trung Quốc), cướp biển Chà Và (Malaixia), cướp biển Gia Va (Inđônêxia). Trong các nhóm đó, cướp biển Trung Quốc có quy mô, tổ chức lớn nhất, địa bàn hoạt động rộng nhất, tung hoành từ Bắc đến Nam Đại Nam, song vẫn tập trung nhiều hơn ở phận biển miền Bắc và miền Trung, nhất là phận biển Quảng Yên. Thành phần xuất thân ban đầu của cướp biển Trung Quốc có một bộ phận quan trọng là những người bất hợp tác với chính quyền Mãn Thanh hoặc những người từ các tổ chức chống đối Mãn Thanh bị thất bại, tan rã do hoàn cảnh đã mưu sinh bằng nghề ăn cướp trên biển. Về sau, tình hình Trung Quốc ngày càng loạn lạc, kinh tế xã hội suy thoái và bất ổn, số dân nghèo ly tán ở các vùng ven biển gia nhập cướp biển ngày càng đông. Trong số đó có cả số giang hồ lưu manh và bọn tay chân của các bang đảng, hội kín mang màu sắc chính trị, tôn giáo đã thoái chí, bỏ ra biển ăn cướp. Vì vậy mà hoạt động của cướp biển Trung Quốc trên vùng biển Đông ngày càng táo tợn về tính chất và lớn về quy mô, cường độ.

79 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 75 Còn giặc biển Chà Và và Gia Va chỉ đến mùa gió nước thuận tiện mới kéo đến phận biển nước ta, đi lại cướp bóc trên mặt biển hoặc lẩn trốn tạm trên các đảo phía Nam như Phú Quốc, Côn Lôn mà không dám trú ẩn lâu dài. Nhưng địa bàn hoạt động của chúng cũng khá rộng trải dài dọc duyên hải Nam bộ và Nam Trung bộ, nhiều khi kéo lên tận duyên hải Bắc Trung bộ và thậm chí đôi lúc còn hiện diện cả ở vịnh Bắc Bộ. Sử triều Nguyễn chép: Giặc biển Chà Và thường nương tựa các cù lao thuộc Hà Tiên để đón cướp thuyền buôn. Trấn thần phát binh tuần xét, bắt được rất nhiều. Sai đóng gông tướng giặc đưa về Kinh để giết (tháng 7 năm 1817) [8: tr 958] Cướp biển trên vùng biển Quảng Nam - Đà Nẵng dưới triều Nguyễn Vùng biển Quảng Nam - Đà Nẵnggiáp với biển Đông, có chiều dài bờ biển gần 200 km, trong đó có một số đảo, quần đảo lớn như quần đảo Hoàng Sa, bán đảo Sơn Trà, cụm đảo ven bờ Cù lao Chàm... Nằm ngay vị trí trung điểm của đất nước, trên đường giao thông quốc tế từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, vùng biển này có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Từ đây có thể giao thông dễ dàng với các vùng khác trong nước cũng như các nước trong khu vực. Đồng thời, đây cũng là nơi rất giàu tiềm năng về khoáng sản và nguồn hải sản. Với vị trí chiến lược cũng như nhiều giá trị về mặt giao thương, kinh tế và quân sự, vùng biển Quảng Nam - Đà Nẵngtừ sớm đã phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó thường trực nhất vẫn là nạn cướp biển. Dưới thời Nguyễn, hoạt động trên vùng biển Quảng Nam - Đà Nẵng chủ yếu là cướp biển Trung Quốc. Chúng thường xuất hiện trên các hải phận Đại Chiêm (biển Cửa Đại, Hội An ngày nay), Hải Vân (Đà Nẵng), Hoàng Sa (Đà Nẵng) quấy phá vùng biển, cướp bóc của cải thuyền buôn, và cả thuyền công, thậm chí lên bờ đốt phá nhà dân. Sử triều Nguyễn cho biết: Năm Minh Mạng 19 (1838), thuyền giặc nước Thanh ngầm nổi lên ở phận biển cửa Hải Vân, cướp lấy của cải đồ vật trong thuyền ở bến đò Thanh Khê rồi đi [10: tr 289]; năm 1834: Có 2 thuyền giặc Thanh lén lút nổi lên ở hải phận Đại Chiêm, đón cướp của cải những người đi buôn, lại lên bờ đốt phá nhà dân [9: tr 435]. Ngày 8/5/1851, tiễu trừ thuyền của bọn Thanh phỉ xâm nhập hải phận thuộc cửa biển Hoàng Sa, Quảng Ngãi, cướp thuyền buôn và đổ bộ lên bờ [5: tr 40]. Châu bản triều Nguyễn cũng nhiều lần phản ảnh vấn nạn này. Châu bản ngày 24/4/1838 cho biết tỉnh Quảng Nam đã tâu về việc ghe buôn Nguyễn Văn Triêm bị cướp tại hải phận Quảng Nam [2: tr 114]. Trong thời gian triều Nguyễn phải đối phó với các cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp, cướp biển lại càng hoành hành dữ tợn hơn, tần suất xuất hiện thường xuyên hơn. Chỉ trong mấy năm đã ghi nhận nhiều trường hợp thuyền buôn bị chúng cướp phá. Tháng , giặc biển cướp thuyền buôn ở cửa biển Đại Chiêm, Quảng Nam; tháng , giặc đốt cướp các thuyền tải, thuyền buôn ở địa phận các cửa biển Quảng Nam, trong 8 ngày đến 5 lần; tháng , giặc biển cướp bóc ấp An Cư ở cửa biển Hải Vân; tháng , bọn giặc quấy nhiễu hải phận tỉnh Quảng Nam [12], [15]. Thời gian hoạt động của cướp biển cũng như các hoạt động của thuyền bè trên biển phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên. Nếu điều kiện gió nước thuận lợi, người lái thuyền có thể lợi dụng xuôi theo hướng gió, thuận theo dòng nước để giảm hao phí về sức người. Nếu ngược gió nước, không những thuyền không thể đi nhanh mà việc chèo chống cũng khó khăn không như ý muốn.vùng biển Quảng Nam - Đà Nẵng vào tháng 3, tháng 4 cho đến tháng 8 tháng 9 thường khá tĩnh lặng, có gió Tây Nam thuận lợi cho tàu thuyền di chuyển nên đây cũng là lúc hoạt động buôn bán, tàu thuyền qua lại diễn ra nhiều và nạn cướp biển cũng theo đó gia tăng hoạt động. Sử triều Nguyễn cho biết: Gần đây giặc biển quấy rối, phần nhiều là từ cuối xuân đến đầu thu, quãng ấy chúng dựa vào các đảo ngoài biển làm sào huyệt [10; tr 125]. Cướp biển ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng, nếu so sánh về tần suất, quy mô cũng như mức độ cướp phá, hung tợn của chúng thì vẫn không bằng cướp biển ở các vùng biển phía Bắc, đặc biệt là vùng Quảng Yên. Thống kê từ Đại Nam thực lực, có 57 lần tài liệu này nhắc đến việc cướp biển ở các vùng biển trong cả nước, trong đó cướp biển vùng Quảng Nam - Đà Nẵng được nhắc đến 8 lần, nhưng vùng Quảng Yên có đến 26 lần. Trong những lần xuất hiện ở phần biển Quảng Nam - Đà Nẵng, cướp biển thường đi với lực lượng nhỏ, khoảng vài ba chiếc thuyền và cũng chưa thấy sử sách ghi chép về sự đụng độ căng thẳng nào giữa bọn cướp biển với quan quân triều đình. Lí do có lẽ do vùng biển này gần với Kinh đô Huế, nơi tập trung toàn bộ quân đội chính quy của nhà Nguyễn nên bọn giặc cướp cũng phải e dè. Trong khi đó, khu vực phía Bắc, đặc biệt là ở tỉnh Quảng Yên, cướp biển Trung Quốc lại thường tụ tập đông đảo để cướp phá, có khi cướp biển và thổ phỉ còn phối hợp với nhau làm cho quan quân nhiều phen vất vả mới dẹp yên. Năm Tự Đức thứ 25 (1872), thuyền giặc ở Quảng Yên lọt lưới chạy thoát (hơn 60 chiếc), không thể đuổi bắt được.... Những chiếc thuyền chạy thoát này cả thủy và bộ họp lại với nhau thành một toán (thuyền giặc hơn 60 chiếc, giặc trên bộ hơn 1000 đứa), đường thủy đi từ huyện Nghiêu Phong, đường bộ đi từ huyện Hoành Bồ, đi đến đâu đốt nhà cướp của đến đấy, rồi kéo đến tỉnh thành quấy rối [7: tr 1337]. giặc biển ở Quảng Yên là Ba Công Dụng họp hơn 50 chiếc thuyền ăn cướp châu Tiên Yên. Trấn thủ Nguyễn Đăng Khánh và Tham hiệp Lê Đạo Quảng thân đem binh thuyền đến đánh bắt [7: tr 587]. Tuy có khác nhau về tần suất, quy mô, nhưng phương thức hoạt động của cướp biển trên các vùng biển ở Việt Nam là khá giống nhau. Một trong các thủ đoạn chúng thường sử dụng là giả dạng các thuyền đánh cá của dân thường hoặc thuyền đi buôn hợp pháp để khi có cơ hội là chúng ra tay cướp bóc và chém giết, chúng đã gây nhiều khó khăn cho quan quân trong việc tiểu trừ. Một viên Lãnh sự Pháp trong một lá thư gửi Thống đốc Nam Kỳ đề ngày 4 tháng 4 năm 1879 đã mô tả phương thức tấn công cướp bóc của bọn cướp biển: Bởi vì người Việt Nam bị cấm mang vũ khí, nếu vi phạm sẽ bị trừng trị rất khắc nghiệt, nên chỉ cần vài khẩu súng cũng có thể dễ dàng khuất phục những người trên ghe và chiếm ghe. Bọn hải tặc có một thuyền buồm, y hệt như những thuyền buồm bình thường của người Hoa. Thuyền này dùng làm kho chứa hàng, nó ngược xuôi ven bờ biển và phóng những chiếc ghe nhỏ kiểu

80 76 Nguyễn Duy Phương Việt Nam đi khắp mọi hướng, mỗi chiếc có vài người mang vũ khí. Nhìn từ xa, những chiếc ghe này không có gì đáng nghi ngờ. Khi thấy một chiếc ghe có thể bị đánh cướp, chúng tới gần, yêu cầu ghe kia dừng lại, và nếu chủ ghe không lập tức vâng lời, bọn cướp nổ súng, dẫu có người bị thương hay không, người trên ghe bị tấn công kinh hoàng, cảm thấy bị uy hiếp, đành phải từ bỏ mọi ý đồ kháng cự. Chiếc ghe bị chiếm cùng những người trên ghe lập tức được đưa đến chiếc thuyền buồm. Nghe súng nổ, thuyền buồm cũng xáp lại gần nơi giao chiến. Hàng hóa có giá trị bị bọn cướp đem lên thuyền, sau đó chiếc ghe và người trên ghe được thả tự do [16: tr 171]. Trong lá thư đề ngày 30 tháng 5 năm 1877, viên Lãnh sự Pháp ở Hà Nội là Kergaradec cũng đã cho thấy sự ma mãnh của bọn cướp biển cũng như những khó khăn trong việc đối phó lực lượng này: Theo kinh nghiệm chúng tôi biết, việc truy kích hải tặc ở vùng biển này, than ôi, đối với tàu tuần tiểu của ta là công việc tế nhị biết dường nào, trừ khi bắt chúng được quả tang. Thật vậy, phần lớn thuyền buồm của hải tặc đều có vũ trang, tất cả đều hợp lệ: nếu chỉ nhìn vào giấy tờ càng khó phân biệt, bởi vì nhiều chiếc chỉ thỉnh thoảng gặp dịp mới cướp bóc [16: tr 185] Chính sách phòng chống cướp biển của triều Nguyễn Trước những hoạt động ngày càng mạnh mẽ và tinh vi của các nhóm cướp biển, vua quan triều Nguyễn đã có nhiều biện pháp thiết thực nhằm trấn áp và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại mà cướp biển gây ra cho tàu thuyền và cuộc sống của ngư dân sống vùng ven biển. Ngay khi cướp biển xuất hiện trên vùng biển Quảng Nam - Đà Nẵng, các vua Nguyễn, nhất là vua Minh Mạng đã tỏ rõ quyết tâm loại triệt lũ giặc cướp này. Vua Minh Mạng đã dụ bộ Binh: trước kia vùng Thanh Hóa và Nam Định bọn giặc bể thường có vài ba chiếc thuyền đón các thuyền buôn mà cướp bóc, sau đều bị quan quân vây bắt, địa phương được yên bình, nay tỉnh Quảng Nam lại có tin báo này, liệu những hồn ma lũ chuột không thể để lâu, cần bắt giết ngay, tức thì sai quan vệ úy là Nguyễn Đức Trường quản lĩnh binh thuyền ra bể dò thám, vây bắt; lại khiến các quan từ Quảng Trị trở ra bắc, từ Quảng Nam trở vào nam, đều theo địa phận thuộc hạt, sai quân đi tuần tiễu, nếu gặp thuyền buôn người tàu có hình dạng khác thường, mà trong thuyền chứa đồ binh khí, súng đạn, tình bính nghi ngờ, bắt mà trị tội [7: tr 121]. * Tuần tra, kiểm soát vùng biển Công tác tuần tra trên biển nhằm đảm bảo an ninh vùng biển, phát hiện, ngăn chặn sự quấy phá, cước bóc của bọn cướp biển cũng như hạn chế những thiệt hại do lực lượng này gây ra được triều Nguyễn hết sức quan tâm. Ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã lưu tâm đến việc phòng ngừa nạn cướp biển. Năm 1803, nhà vua đã ra chỉ dụ: từ nay về sau, hễ thấy đích thực có giặc biển qua lại ngoài biển, thì một mặt chạy báo tin hỏa tốc báo cho quan công đường chuyển, tâu, một mặt chạy báo tin hỏa tốc cho các đồn vân thủ ở ven biển vào miền trong, phía Nam đến Bình Định. Lại một mặt chạy tin hỏa tốc báo cho các đồn phân thủ ven biển ra miền ngoài, phía Bắc, đến sứ Bắc thành, để tiện sức cho tàu thuyền công, tự phòng bị [6, tr. 424]. Về sau, những quy định cụ thể về tuần phòng cướp biển được mở rộng phạm vi hơn trước. Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua giao Bộ Binh bàn định thể lệ binh thuyền các tấn phận đi tuần biển từ tấn Thuận An vào đến Đà Nẵng thuộc Quảng Nam, phía Bắc đến Việt Yên thuộc Quảng Trị. Hàng năm, tháng 2 mùa xuân, tháng 8 mùa thu, khi có thuyền công vận tải và thuyền buôn đi lại, thì cứ theo số lính, dân, phu và thuyền ở tấn phận, chia ra hai lần, thay đổi lẫn nhau. Mỗi lần đi tuần thì một chiếc thuyền ô, 15 lính và phu đem theo súng, khí giới và hỏa khí, theo tấn phận mình đi lại tuần tiễu, đủ 1 ngày đêm thì về Nếu tấn phận nào gặp có giặc biển hoặc thuyền có dáng lạ, ngày thì bắn 3 phát đại bác, đêm thì phóng 5 chiếc pháo thăng thiên làm hiệu Còn không ở vào những tháng ấy, chuẩn cho viên giữ tấn phân vát lấy 1-2 chiếc thuyền đánh cá, dăm ba người phu ra biển tuần tra các giới phận tiếp giáp: gặp có dịp quan trọng khẩn cấp, lập tức phi báo [8, tr ]. Nhờ sớm chú trọng công tác tuần tra, kiểm soát vùng biển nên việc trấn áp cướp biển, cứu hộ thuyền dân của triều Nguyễn cũng đã có nhiều kết quả tích cực. Điển hình như năm năm ghe buôn Nguyễn Văn Nhơn bị hải tặc người Thanh cướp tại hải phận Quảng Ngãi, ghe buôn Nguyễn Nguyễn Văn Triêm bị cướp tại hải phận Hải Vân. May có ghe tuần dương nên khỏi bị mất tất cả [2: tr 114].Năm 1839, giặc lại ở cửa Đại Chiêm, đón cướp thuyền công giải của kho Quảng Ngãi, Suất đội Nguyễn Văn Trí ra sức đuổi bắt, đâm chết 4 tên giặc, cứu được 2 chiếc thuyền buôn. Vua nghe tin, ngợi khen, thưởng cho quan quân ở chuyến đi ấy được kỷ lục và tiền có từng bậc. Lại phái một Quản vệ bộ binh hai Suất đội Thủy sư ở Kinh và trên 90 biền binh, chia ngồi thuyền phòng dương, thuyền hiệu Tuần hải, đi ngay đuổi bắt, định cứ bắt được một chiếc thuyền giặc, thưởng cho 500 quan tiền [11: tr 1327]. Tháng , bọn giặc quấy nhiễu hải phận tỉnh Quảng Nam. Thuyền binh đi tuần tiễu cứu hộ được một chiếc thuyền buôn, thuyền của đồn cửa biển Đại Chiêm cứu hộ được 2 chiếc thuyền buôn chở hàng và 1 chiếc thuyền chở dầu, than đều vào được cửa biển, giặc không thể đuổi được. Các thuyền đi cứu ấy đều được thưởng [11: tr 228]. * Ban hành chính sách thưởng, phạt trong việc chống cướp biển Để việc phòng chống cướp biển và bảo vệ an ninh biển đảo được hiệu quả, triều Nguyễn đã có những chính sách thưởng, phạt rõ ràng. Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ có chép quy định: hải phận nào giặc nổi lên một lần, mà viên tấn thủ và bộ biền hoặc sơ suất không nghe biết, hoặc là xét bắt không nhanh, để đến nỗi bọn giặc chạy thoát được, thì đem viên thủ ngự ở hải phận sở tại giáng 4 cấp; quản vệ, quản cơ do tỉnh phái điều giáng 2 cấp, suất đội đều giáng 1 cấp Còn như thuyền binh Kinh phái qua hạt ấy mà không biết đánh dẹp, thì quản vệ cũng đều giáng 2 cấp, suất đội đều giáng 1 cấp [6, tr. 433]. Đối với những trường hợp bắt được cướp biển, nhà vua đều tán dương và thưởng lớn. Chẳng hạn: Tháng 7 năm 1823, giặc biển Chà Và cướp đảo Lại Dữ (Hòn Rái) ở Hà Tiên. Binh hai đội An hả, Thanh châu đánh, bắt sống và chém được mấy tên. Giặc chạy về phía Đông. Việc đến tai vua. Thưởng cho 100 quan tiền. Tháng 9 năm 1828, giặc

81 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 77 biển Chà Và nổi lên ở hải phận Hà Tiên. Cai đội cai quản các đội Phú cường sở Phú Quốc là Nguyễn Văn Xương đem binh dân đuổi bắt, giết hết cả bọn. Việc tâu lên, vua rất khen thưởng Dẫn theo Đại nam thực lục [7, tr. 780] Nhưng những trường hợp để cho giặc biển hoạt động lén lút trong hải phận thì cả viên tấn thủ và quan đầu tỉnh cũng sẽ bị hỏi tội. Năm 1843, cướp biển người Thanh đến quấy phá vùng biển Cù Lao Chàm. Phó Quản cơ Lê Văn Hưu chỉ huy đội tuần thám địch không nổi. Phó lãnh binh Nguyễn Nghĩa được tin báo liền đem quân ra chặn đánh. Nhận được tin khẩn cấp, vua Thiệu Trị liền chỉ dụ lấy thuyền đậu ở cửa biển Đà Nẵng và thủy sư pháo thủ cùng với biền binh của tỉnh đóng giữ ở các đồn điển ra tiếp ứng, đồng thời chỉ lệnh cho các thuyền Kinh đang đi tuần ở phía Nam quay ngược trở ra để ngăn đường rút chạy của giặc. Cũng trong năm này, chúng còn quay lại vùng biển này một lần nữa, nhưng cũng bị lực lượng thủy quân triều Nguyễn cùng với lực lượng thủy binh Quảng Nam do Lê Văn Pháp vây đánh tại Cù Lao Chàm [5: tr 19]. * Phối hợp giữa quân đội triều đình với nhân dân vùng duyên hải Cùng với sự chủ động trong công tác tuần phòng do lực lượng thủy quân đảm trách, triều đình còn có sự phối hợp với nhân dân các địa phương để phòng bị. Để huy động ngư dân vào việc tuần thám biển đảo, vua Minh Mạng đã dụ cho quan đầu tỉnh phải sức dân sữa chữa nâng cấp một vài thuyền đánh cá, đảm bảo chèo nhanh, chở được nhiều người để dùng vào việc vây bắt hải tặc khi cần điều động. Chi phí sửa chữa và trang bị vũ khí giáo mác, súng trường, thuốc đạn cho các thuyền này sẽ do nhà nước cấp. Những người canh giữ và tuần phòng trên biển được miễn thuế. Châu bản ngày 8/2 năm Minh Mạng thứ 7 (1826) cho biết điều này: Bọn Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Văn Tuân, Ngô Văn Tính, Nguyễn Văn Thoái ở phường Cù lao Tân Hiệp (Quảng Nam) tâu xin miễn binh đao và thuế lệ để canh giữ đài Hỏa Phong và tuần phòng ngoài bể. Vua phê: Chuẩn y lời tâu xin [3: tr ]. * Phát triển thủy quân, trang bị phương tiện và vũ khí cho quân đội Nhằm tạo ra một lực lượng thủy quân tinh nhuệ đủ sức đối phó với sự chống phá quyết liệt của cướp biển. Các vua Nguyễn đều rất chú trọng đến vấn đề xây dựng, phát triển thủy quân. Do đặc thù của lực lượng này là hoạt động thường xuyên trên vùng sông nước nên ngoài số lính được tuyển theo quy định chung, thì thủy quân phần lớn là sử dụng những người thành thạo địa hình sông nước hoặc sống ở các vùng ven sông, biển. Thủy quân ở kinh kỳ chủ yếu được tuyển từ dân đinh tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Tại các tỉnh ven biển thì thủy quân tỉnh nào tuyển lính tại tỉnh đó, nếu chưa đủ thì mộ dân ngoại tịch. Về vấn đề này, sử triều Nguyễn có chép: Năm Gia Long thứ 8, đã ra lệnh tuyển lính thủy ở các địa phương: sai bốn dinh trực lệ trấn Quảng Ngãi kén dân phụ giữ các cửa biển, người nào khỏe mạnh, giỏi lội nước, cứ 5 đinh lấy 1 người, cho lệ vào thủy quân [7, tr. 722]. Việc huấn luyện và thao diễn thủy binh cũng được tiến hành thường xuyên tại kinh kỳ và các địa phương. Trong các lần tổng duyệt binh và thao diễn thủy quân, đích thân các vua tham dự và kiểm tra. Vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị đều là những vị vua am hiểu binh pháp, mỗi thời vua lại có thêm những quy định về phép thao diễn, nhằm phát huy tối đa kĩ thuật của thủy binh. Triều Nguyễn cũng ý thức được vai trò quan trọng của thuyền chiến đối với vấn đề xây dựng thủy quân. Theo Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ, thời đầu triều Nguyễn có 3 loại thuyền được sử dụng cho thủy quân là thuyền bọc đồng, thuyền máy hơi nước và thuyền công cấp phát. Hầu hết, các tàu thuyền đảm nhận việc tuần tra, kiểm soát trên vùng biển phải hoạt động thường xuyên nên luôn được trang bị đầy đủ các phương tiện, vũ khí như: súng ống, đại bác, pháo thăng thiên, thuốc nổ. Theo tài liệu của một tác giả nước ngoài, các thuyền chiếc dưới thời vua Gia Long được trang bị như sau: 200 chiếc thuyền mang 16, 18, 20, 22 đại bác; 500 tiểu chiến thuyền có đến 40 đến 44 tay chèo, vũ trang bằng nhiều tiểu bác và đại bác; 200 đại chiến thuyền với 50 đến 70 tay chèo, vũ trang bằng các đại bác và tiểu bác; 3 tàu chiến kiểu Châu Âu là Phụng Phi, Ưng Phi, Long Phi mỗi thuyền có đến 30 đại bác [7, l14]. Những chính sách trên đã cho thấy nỗ lực của triều Nguyễn trong công tác phòng chống cướp biển. Tuy nhiên, đến hết triều Nguyễn và thậm chí cho đến hôm nay cướp biển vẫn là mối đe doạ thường trực đối với an ninh vùng biển. 3. Kết luận Như vậy, dưới triều Nguyễn, vùng biển Quảng Nam - Đà Nẵng luôn phải thường xuyên đối mặt với nạn cướp biển nhưng về quy mô, mức độ cướp phá của chúng thì không bằng cướp biển ở các vùng phía Bắc. Nguồn gốc của cướp biển ở đây cũng chỉ chủ yếu là cướp biển đến từ Trung Quốc với mục đích kinh tế là chính. Tại vùng biển này, chúng ta cũng đã thấy quyết tâm của triều Nguyễn trong việc tiễu trừ cướp biển, bảo vệ an ninh biển đảo. Cho đến hôm nay, cướp biển vẫn là nỗi ám ảnh đối với các ngư dân ngoài biển khơi, là mối đe dọa thường trực đối với chủ quyền biển đảo của đất nước nên những nỗ lực của triều Nguyễn trong đối phó với loại giặc cướp này cũng sẽ làbài học kinh nghiệm quý cho hậu thế trong công cuộc bảo vệ vùng biển đảo, phát triển đất nước. Đó là bài học phải luôn quan tâm đến công tác tuần tra, kiểm soát vùng biển, chú trọng phát triển hải quân, luôn phải phối hợp chặt chẽ với nhân dân và có chính sách thưởng, phạt đúng đắn trong phòng chống cướp biển. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Bang (Chủ biên) (2014), Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ Quốc thế kỷ XIX, Nxb Đà Nẵng. [2] Lê Tiến Công (2015), Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn , Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. [3] Cục Lưu trữ nhà nước Đại học Huế - Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hóa: Mục lục châu bản Triều Nguyễn, tập 2, Nxb Văn hóa, 1998, tr [4] Huỳnh Ngọc Đáng (2014), Hải tặc Trung Hoa thời vương triều Nguyễn, Tạp chí Sử học, Hội khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương. [5] Ngô Văn Minh (2016), Thành tích công vụ tuần phòng mặt biển,

82 78 Nguyễn Duy Phương đánh đuổi hải tặc của người Quảng Nam (Qua châu bản và sắc, bằng ban cấp của triều Nguyễn), Kỉ yếu HTKH Một số vấn đề lịch sử, chính trị - xã hội trong phát triển kinh tế biển: nhìn từ Quảng Nam Đà Nẵng, Đà Nẵng. [6] Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập 5, (viện sử học dịch), Nxb Thuận Hóa, Huế. [7] Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, Tập 1, Nxb Giáo dục Hà Nội. [8] Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, Tập 3, Nxb Giáo dục Hà Nội. [9] Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, Tập 4, Nxb Giáo dục Hà Nội. [10] Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, Tập 5, Nxb Giáo dục Hà Nội. [11] Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, Tập 6, Nxb Giáo dục Hà Nội. [12] Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, Tập 7, Nxb Giáo dục Hà Nội. [13] Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, Tập 8, Nxb Giáo dục Hà Nội. [14] Trần Đức Anh Sơn (2010), Ngành đóng tàu thuyền ở Việt Nam thời Chúa Nguyễn và thời Nguyễn, [15] Nguyễn Quang Trung Tiến (2013), Hải tặc trên vùng biển Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (99). [16] Yoshiharu Tsuboi (2011), Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa , Nguyễn Đình Đầu dịch, NXB Tri Thức. (BBT nhận bài: 14/11/2016, hoàn tất thủ tục phản biện: 11/01/2017)

83 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 79 ỨNG DỤNG MỸ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VÀO THIẾT KẾ NỘI THẤT CHO CĂN NHÀ Ở HIỆN ĐẠI AN APPLICATION OF VIETNAMESE TRADITIONAL FINE ART TO INTERIOR DESIGN OF CONTEMPORARY HOUSES Lê Minh Sơn, Trần Văn Tâm, Trương Phan Thiên An Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng; leminhson@hotmail.com Tóm tắt - Thiết kế nội thất là một công đoạn rất quan trọng để tạo ra một căn nhà ở đẹp và hoàn chỉnh. Các xu hướng thiết kế nội thất đương đại tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là rất đa dạng. Chúng ta không phủ nhận tính hiệu quả và sự ảnh hưởng lớn của các phong cách kiến trúc ngoại lai lên các mẫu thiết kế trong nước. Tuy nhiên, việc áp dụng các yếu tố trang trí mỹ thuật truyền thống vào trong thiết kế nội thất mới là vấn đề đáng được quan tâm. Bài viết này sẽ làm một nghiên cứu đánh giá nhằm nhận dạng và phân loại những kiểu mẫu trang trí mỹ thuật của kiến trúc truyền thống Việt Nam, từ cơ sở đó sẽ đề xuất các mẫu thiết kế nội thất tham khảo để áp dụng cho những không gian nhà ở hiện đại. Từ khóa - kiến trúc truyền thống; mỹ thuật truyền thống; họa tiết trang trí; Việt nam; thiết kế nội thất. Abstract - Interior design is a very important step to build a beautiful and complete home. The contemporary interior design trends in Vietnam are very diverse. We do not deny the effectiveness and the great influence of the exotic architecture on national designs. However, the application of traditional decorative art to the new interior design is an issue of great concern. This study will identify and classify the decorative patterns of Vietnam traditional architecture. Based on that, we propose decorative patterns to apply to modern interior design. Key words - traditional architecture; traditional art; decorative patterns; Vietnam; interior design. 1. Đặt vấn đề Trải qua hàng ngàn năm văn hiến, mỹ thuật Việt Nam chứa đựng một kho tàng phong phú về các thể loại. Cùng với thời gian, sức sáng tạo cộng với sự giao thoa văn hóa đã tạo nên một nền mỹ thuật đậm đà bản sắc dân tộc. Khi nói về kiến trúc cổ Việt Nam người ta thường lầm tưởng nó là kiến trúc Trung Hoa, có người còn gọi đó là sự sao chép vụng về của nghệ thuật Trung Quốc. Sai lầm nghiêm trọng này sẽ biến mất nếu quan sát cẩn thận một chút về những di tích lịch sử văn hóa và truyền thống trên các vùng miền địa phương Việt Nam. Chúng ta không thể nghĩ rằng nghệ thuật Việt Nam không chịu một ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Hoa nào, thực tế những ảnh hưởng ấy là khá rõ ràng khiến chúng ta không thể nào phủ nhận được. Song cũng không nên quan niệm rằng mỹ thuật kiến trúc truyền thống Việt Nam lại không có những nét đặc sắc riêng [1]. Với những tính chất đặc sắc vốn có của mỹ thuật truyền thống, nghiên cứu này nhằm làm nổi bật chúng để mọi người có thể đón nhận cũng như gìn giữ bằng cách ứng dụng rộng rãi vào các không gian nhà ở của mình. Nội dung của bài viết này được phân chia thành các phần sau: Thứ nhất là lược trình về lịch sử của mỹ thuật kiến trúc truyền thống Việt Nam; thứ hai: nhận dạng và phân loại các trang trí mỹ thuật của kiến trúc truyền thống; thứ ba: đề xuất thiết kế mẫu nhà ờ hiện đại và áp dụng các kiểu mẫu trang trí của mỹ thuật truyền thống để thiết kế các không gian nội thất. Với khuôn khổ của bài báo, chúng tôi giới hạn phạm vi ứng dụng mẫu thiết kế nội thất cho hai thể loại nhà ở: nhà chia lô và biệt thự. Có ba mục tiêu mà nghiên cứu này mong muốn đạt được, thứ nhất: nhận dạng kiểu mẫu trang trí của mỹ thuật truyền thống Việt Nam; thứ hai: đề xuất các mẫu thiết kế nội thất tham khảo cho căn nhà ở hiện đại; thứ ba: giữ gìn và phát huy các giá trị của mỹ thuật truyền thống Việt Nam. Để giải quyết các mục tiêu đặt ra, bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, đó là cách tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của các đối tượng tiếp cận từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Các phương pháp cơ bản được giới thiệu trong bài viết này là: Nghiên cứu tàng thư (Archival Research), liệt kê phân loại và nghiên cứu trường hợp. 2. Lược trình lịch sử mỹ thuật truyền thống Việt Nam Giai đoạn thứ nhất: Trải qua thời nguyên thủy với thời kì đồ đá và nền văn minh Văn Lang Âu Lạc bắt nguồn từ thời đại đồng thau đến sơ kì đồ sắt là sự phát triển mạnh về trang trí trên gốm, đá và đồ trang sức, đồ đồng của văn hóa Đông Sơn; tiếp đó là sự tiếp thu chọn lọc tinh hoa mỹ thuật Trung Quốc thời Bắc thuộc. Khi vua Lê Đại Hành lên ngôi, nền nghệ thuật dân tộc bắt đầu trỗi dậy sau 1000 năm dưới áp lực của Hán hóa, phát triển mạnh với kiến trúc, mỹ thuật thành trì, cung điện, đền, chùa. Cộng thêm ảnh hưởng của nghệ thuật Chăm Pa do sự giao thoa văn hóa với phương Nam đem lại, nền Mỹ thuật Việt Nam có những bước tiến đáng kể. Hình 1. Các họa tiết điêu khắc ở thời Lý

84 80 Lê Minh Sơn, Trần Văn Tâm, Trương Phan Thiên An Giai đoạn thứ 2: Từ nhà Lý đến cuối thời Hậu Lê. Giai đoạn này là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật dân tộc, đặc biệt là mỹ thuật Phật giáo: tiêu biểu như con Rồng thời Lý với hình dạng mềm mại và thân thuộc, v.v Giai đoạn thứ 3: Từ thời nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam đã để lại nhiều di tích kiến trúc còn nguyên vẹn và có giá tri nhất trong lịch sử. Đó là một điều may mắn hiếm có cho nền nghệ thuật kiến trúc Việt Nam, đặc biệt là về kiến trúc Thành trì và Cung đình. Những đặc điểm chính của mỹ thuật trong giai đoạn này là: Kĩ thuật tinh xảo trong trang trí nội thất, kết hợp điêu khắc và hội họa khéo léo. Các tác phẩm phù điêu khảm bằng sành sứ pha trộn màu sắc sinh động, thể hiện được nhiều đề tài hoa văn truyền thống: cỏ cây, hoa lá, bát bửu, tứ linh, tứ quý, v.v [2] Thời kỳ Pháp thuộc: với sự thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, giai đọan này hình thành một thế hệ nghệ sỹ tranh sơn dầu rất tài hoa được đào tạo bởi những bậc thầy người Pháp và cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật thuần Việt. Đây cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ của những thiết kế kết hợp hài hòa giữa những yếu tố phương Đông và phương Tây dựa trên những cảm hứng như là: cửa sổ tròn, họa tiết trang trí bằng thạch cao hoặc đá hoa giả [3]. Hình 2. Trang trí ở mặt đứng thành Ngọ Môn (Huế) 3. Nhận dạng mỹ thuật truyền thống Việt Nam Về bố cục Bố cục ngôi nhà truyền thống phổ biến nhất là 2 kiểu: Bố cục hình thước thợ (L) và bố cục chữ Môn [4]. Ngoài ra còn có nhiều kiểu nhà khác dùng theo chiết tự Hán nhưng không được phổ biến như: kiểu chữ Đinh ( 丁 ), chữ Nhất ( 一 ), chữ Nhị ( 二 ), chữ Công ( 工 ). Đối với bố cục trong không gian mặt bằng nhà ở truyền thống thường thấy nhất là bố cục đối xứng: Nhà ở kết hợp thờ cúng; nhà ở tiền khách - nội tư; tiền tế - hậu tư; tiền khách hậu tư. Đối với bài viết này, nhóm nghiên cứu chủ yếu sử dụng lối bố cục đối xứng của kiến trúc truyền thống để vận dụng bài trí vào mặt bằng của các căn phòng ở, ví dụ như bố cục phòng thờ cúng. Hình 3. Hai dạng bố cục đối xứng kiến trúc truyền thống: Nhà ở kết hợp thờ cúng và nhà ở tiền khách nội tư Về màu sắc Màu sắc tạo nên nét đặc sắc cho từng dân tộc, thể hiện đời sống tinh thần của dân tộc đó. Màu sắc trong kiến trúc truyền thống Việt Nam là ngôn ngữ riêng phản ánh rõ đặc trưng tâm lý và văn hóa Việt. Bằng tư duy sáng tạo của mình, thế hệ người Việt trước đây đã sử dụng các màu sắc hài hòa với thiên nhiên. Những màu phổ biến như là: màu đỏ trong tín ngưỡng dân gian tượng trưng cho lửa và danh vọng; màu vàng đậm tượng trưng cho giàu sang, sung túc, thịnh vượng, đặc biệt chỉ dành cho vua chúa quan lại trong thời kỳ phong kiến; màu nâu đất trong truyền thống tượng trưng cho đất và gỗ, rất mộc mạc và gần gũi với thiên nhiên. Về vật liệu Kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam được tạo dựng phần lớn bằng vật liệu có sẵn do thiên nhiên ưu đãi. Con người lao động khai thác, gia công với tre, đá, gạch, ngói v.v Gỗ: là vật liệu chính trong các công trình truyền thống, như là hệ khung kết cấu và console của mái, hệ thống cửa, lát sàn và trần nhà, trang thiết bị, chi tiết trang trí, tượng tròn, phù điêu... Gỗ truyền thống được sử dụng luôn để mộc, sơn phủ rất hạn chế. Gạch nung (gạch đỏ): là một loại vật liệu xây dựng được làm từ đất sét nung. Do đặc tính bền bỉ theo thời gian. Trong kiến trúc các ngôi nhà ở truyền thống thường hay sử dụng các mảng tường bằng gạch nung mộc, không tô trát, mang lại một cảm giác rất đầm ấm và gần gũi trong lòng mỗi con người Việt Nam. Gốm sứ: Có thể xem gốm là dấu ấn của một nền văn minh lúa nước, của một nền văn hóa thuần Việt. Gốm trang trí kiến trúc truyền thống thường là đất nung để mộc, hoặc phủ một lớp men có giá trị độc đáo. Ví dụ như gạch có in hoa văn để trang trí với nhiều dáng hình, kích thước khác nhau. Hoặc ngói bò có gắn đầu phượng, đầu rồng. Hoặc hình gốm trang trí hình chiếc lá nhọn đầu để gắn trên nóc hoặc riềm nhà. Còn như gốm gia dụng, thì đủ thể loại: bát đĩa, ấm, âu, chén, vại, chum, vò, v.v Ngoài ra trong mỹ thuật truyền thống Việt Nam còn có các vật liệu đáng kể đến như: đá ong, ngói, tre, đồ đất nung, v.v Về họa tiết trang trí Yếu tố mỹ thuật truyền thống Việt Nam được thể hiện rõ nét nhất trong các hoa văn họa tiết. Thời Đông Sơn với những nét kỷ hà đơn giản cách điệu từ hoa lá, cách thể hiện tỷ mỉ và chi tiết. Thời An Nam, hoa văn họa tiết được tổng hợp và cách điệu lại từ những hình ảnh khác như: hình cây, hình tĩnh vật, với đường nét và cách thể hiện tinh tế hơn. Những hoa văn này được ứng dụng để xử lý các chi tiết: tường, trần, vách ngăn, vật dụng trang trí, đem lại giá trị nghệ thuật rất cao. Họa tiết kỷ hà: Họa tiết mắt lưới hình thoi dài ngắn khác nhau, cạnh thẳng hơi cong nhẹ. Họa tiết mắt lưới lục giác giống vẩy trên mai rùa. Họa tiết mắt lưới tam giác có hình chữ Nhân. Họa tiết vòng tròn hình đồng tiền vàng: hai vòng tròn đồng tâm tạo gờ mép bên ngoài và trong các vòng tròn khác chia cắt vòng ngoài bốn phần, tâm là một lỗ hình vuông. Họa tiết hoa thị, các vòng tròn cắt lẫn nhau và đi qua cùng một chỗ tạo ở tâm một ngôi sao bốn cánh. Họa tiết hai vòng trong, nhiều vòng tròn liên kết với nhau. Họa tiết hồi văn, các chữ Hán Việt gấp khúc vào nhau,

85 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 81 bẻ gập lại, kéo dài ra, hoặc vuốt thon ngẫu hứng. Họa tiết hồi văn gợi dáng các chữ: chữ Thập, chữ Vạn, chữ Công. Họa tiết hình chữ nhật: Gồm các chữ Hán: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ, được cách điệu đơn giản liền nét theo đường kỷ hà, đan xen chống lớp, nằm gọn trong một ô vuông hoặc tự do theo nét. Hình 4. Ví dụ về một số kiểu họa tiết trang trí kỷ hà trong mỹ thuật truyền thống Việt Nam Họa tiết tĩnh vật: Trái châu (thường được trang trí ở nóc đền chùa), họa tiết gồm trái châu và hai con rồng cách điệu ở hai đầu góc mái. Bát bửu: nhiều hình tĩnh vật, bộ bát bửu thường thấy gồm: quả bầu, quạt, gươm, đàn, quyển sách, bút, v.v Họa tiết hoa lá, quả là biểu tượng bốn mùa gồm: tùng, cúc, trúc, mai, sen. Họa tiết hình thú được cách điệu từ những con vật mà theo quan niệm của người Việt cổ đem lại những điều may mắn tốt lành. Lưu ý họa tiết hình thú không đứng riêng lẻ mà kết hợp với những họa tiết kỷ hà, hồi văn, tứ linh. Chum nước: hình ảnh gắn bó thân thiết với cuộc sống hằng ngày của hầu hết các người dân ở các vùng quê. Gạch bông gió: trước đây những ô gạch bông gió được cách điệu khá đơn giản để thực hiên chức năng thông gió, tuy nhiên trường tồn qua thời gian, gạch bông gió đóng vai trò rất quan trọng không chỉ về chức năng sử dụng mà còn được biết đến với chức năng trang trí, gợi lại một cảm giác hoài cổ. Tranh Đông Hồ: hình ảnh được sử dụng như một phần trang trí, tô điểm nét truyền thống văn hóa dân gian trong ngôi nhà ở truyền thống Việt Nam. Mô tả chi tiết đời sống sinh hoạt của các vùng quê, các phong tục tập quán một cách cách chân thực qua các nét vẽ [5]. Ngoài những yếu tố trang trí được nêu bên trên, mỹ thuật truyền thống còn có những bố cục hình ảnh đặc sắc khác như là: ao sen, hàng chuối (chuối sau, cau trước), dậu mồng tơi, v.v Tất cả các yếu tố này đều góp phần tạo nên một bức tranh quê hương Việt Nam dân dã, đậm chất trữ tình. 4. Đề xuất ứng dụng vào thiết kế không gian nội thất nhà ở hiện đại 4.1. Trường hợp 1: biệt thự 3 tầng, diện tích 12x25 Hình 5. Một số hình dáng họa tiết hình thú kết hợp, như Dơi và Hồi văn Về vật dụng trang trí: Nơm tre: hình ảnh thân thuộc của người dân Việt Nam gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang đậm hồn quê hương. Hình 6. Tranh Đông Hồ trong mỹ thuật truyền thống Mành: luôn gắn liền với hình ảnh mái nhà tranh của các làng quê Việt. Hình 7. Mặt bằng tầng 1,2,3 của biệt thự đề xuất

86 82 Lê Minh Sơn, Trần Văn Tâm, Trương Phan Thiên An Hình 8. Mặt cắt và mặt đứng biệt thự đề xuất Hình 11. Không gian 2 phòng ngủ với nền và giường chất liệu gỗ mộc; tranh trang trí quê hương; mành che sáng; hoa gió sân trong. Hình 9. Không gian bếp và ăn sử dụng chất liệu gỗ mộc; gạch trần; các họa tiết hình chữ Triện cách điệu; chụp đèn cách điệu từ hình tượng cái nơm cá. Hình 12. Không gian sân trong với bố cục ao sen, các cột chống miết tròn kiểu nhà truyền thống. Hình 10. Không gian phòng khách sữ dụng mảng tường gạch trần; rèm mành che cửa; màu vàng mây tre truyền thống ở kệ tủ. Hình 13. Không gian thờ cũng được bố cục đối xứng; chất liệu gỗ mộc màu nâu; các họa tiết Hồi văn cách điệu.

87 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển Trường hợp 2: nhà chia lô 3 tầng, diện tích 5x21.5 Hình 14. Mặt đứng của nhà ở chia lô đề xuất Hình 17. Nội thất không gian phòng khách và bếp: sử dụng thanh tre đứng trang trí ước lệ, tranh hoa sen, bộ bàn ăn gỗ mộc truyền thống, hay các đèn lồng trang trí được cách điệu từ nơm cá. Hình 15. Mặt bằng tầng 1,2,3 của nhà ở chia lô đề xuất Hình 18. Nội thất phòng làm việc với hệ lam trang trí ngăn chia không gian được cách điệu từ hình chữ Thọ Hình 16. Mặt cắt nhà chia lô đề xuất

88 84 Lê Minh Sơn, Trần Văn Tâm, Trương Phan Thiên An Hình 19. Phòng ngủ được thiết kế với chất liệu gỗ mộc; các hoa văn trang trí truyền thống cách điệu, vật dụng mây tre và hoa sen. 5. Kết luận Mỹ thuật truyền thống Việt Nam đặc trưng cho văn hóa thẩm mỹ của người Việt Nam, trường tồn và trải qua qua bao nhiêu thời gian thì nét văn hóa đó vẫn không thay đổi và luôn khẳng định được giá trị đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc nhận dạng và ứng dụng trang trí của mỹ thuật truyền thống Việt Nam để thiết kế các không gian nội thất này của chúng tôi nhằm giúp cho độc giả có thêm được những tư liệu tham khảo chuyên môn về kiến trúc truyền thống, để rồi từ đó có thể sử dụng chúng như là một tập thiết kế mẫu. Cuối cùng, với những nhà thiết kế kiến trúc nội thất trong nước, chúng ta không thể không đón nhận các phong cách thiết kế ngoại lai, thậm chí phải thường xuyên sử dụng chúng như là một thị hiếu đương thời. Tuy nhiên việc sử dụng các trang trí của mỹ thuật truyền thống để áp dụng vào trong các thiết kế đương đại mới là vấn đề đáng được trân trọng, qua đó giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hình 20. Phòng thờ được thiết kế với chất liệu gỗ mộc sẫm màu tự nhiên, tuân thủ lối bố cục đối xứng truyền thống [1] Louis Bezacier, "L'Art Vietnamien", Edition de l'union Française, Paris, 1954, tr.14. [2] Vũ Tam Lang, Kiến trúc cổ truyền Việt Nam, NXB Xây dựng, 1999, tr.125. [3] Christian Pédelahore, "Hanoi, miroir de l architecture coloniale", Architecture francaises outre-mer, Paris, Mardaga, 1992, tr.312. [4] chữ Môn ( 門 ) trong tiếng Hán; dùng để tả kiểu nhà cửa xây cất theo lối cổ, gồm một ngôi ở giữa và hai ngôi ở hai bên. [5] Nét độc đáo tranh dân gian Đông Hồ: (BBT nhận bài: 14/12/2016, hoàn tất thủ tục phản biện: 16/01/2017)

89 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 85 DẠY HỌC ĐIỂN CỐ TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TEACHING LITERARY ALLUSION IN MEDIEVAL LITERATURE AT SECONDARY SCHOOLS Đoàn Thị Tâm Trường Đại học Tây Nguyên; doanthitam77@gmail.com Tóm tắt - Điển cố góp phần tạo sự cô đọng, hàm súc ý tại ngôn ngoại cho văn học trung đại Việt Nam. Sử dụng điển cố trong sáng tác thơ văn là một trong những thủ pháp nghệ thuật đặc thù của văn học trung đại. Do đó, khi tiếp cận các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, chúng ta cần phải hiểu chính xác nghĩa của các điển cố thì mới có thể nắm được nội dung và tư duy nghệ thuật mà tác giả đã gửi gắm vào trong tác phẩm, để hiểu tác phẩm một cách toàn diện hơn. Bài viết đề cập đến khái niệm điển cố, đặc điểm của điển cố và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy học điển cố trong tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn ở nhà trường phổ thông. Từ khóa - dạy học; điển cố; văn học; thơ văn; trung đại. Abstract - Literary allusion contributes mainly to the brevity, illocutionary act of Vietnamese medieval literature. Using literary allusion in literary writing is one of the prime artistic characteristics of medieval literature. Therefore, when approaching Vietnamese medieval literature, it is necessary for us to exactly understand literary allusion so as to work out more comprehensively the contents and artistic thinking that the authors intend to express. This article aims to understand the definitions of literary allusion and its the typical features. Besides, the article puts forward some suggestions to enhance the efficiency of teaching literary allusion in Vietnamese medieval literature when teaching literature at secondary schools. Key words - teaching; literary allusion; literary; poetry; medieval. 1. Đặt vấn đề Do quan niệm sáng tác chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, văn thơ trung đại được sáng tác với mục đích chính trị và giáo huấn về cách ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội. Mặt khác, lời văn, lời thơ trong văn học trung đại (VHTĐ) đòi hỏi phải trang nhã, tránh sự dung tục, tầm thường. Vì vậy, sự góp mặt của điển cố trong tác phẩm VHTĐ Việt Nam là tất yếu. Tuy nhiên, điển cổ Hán học không xa lạ với người có học thời xưa thì lại khó hiểu với đa số bạn đọc ngày nay [3, tr.5]. Có lẽ vì thế mà giáo viên và học sinh còn lúng túng và có phần e ngại khi phải dạy và học những tác phẩm văn học có liên quan đến điển cố. Bài viết này đưa ra một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy học điển cố trong tác phẩm văn học trung đại ở nhà trường phổ thông. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm điển cố Trong một số cuốn từ điển, sách giáo khoa (SGK) hoặc trong giao tiếp hằng ngày, hai khái niệm điển tích, điển cố thường được dùng chung không phân biệt nghĩa. Vì vậy, cần có sự phân biệt giữa hai khái niệm này. Theo Hán Việt từ điển [4] của Nguyễn Văn Khôn thì điển cố là điển cũ tích xưa, sự tích hay luật lệ cũ, còn điển tích là tích chép trong sách vở xưa. Một số nhà nghiên cứu cho rằng điển cố là khái niệm rộng hơn điển tích. Điển cố không chỉ là sự tích, luật lệ cũ mà bao gồm cả những sự tích chép trong sách xưa. Trong khi đó, Từ điển tiếng Việt định nghĩa điển cố là "Sự việc hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn trong thơ văn và điển tích là "Câu chuyện trong sách đời trước, được dẫn lại một cách cô đúc trong tác phẩm [6, tr.318]. Với cách định nghĩa trên thì khái niệm điển tích và điển cổ cùng chung một nghĩa. Theo Việt Nam văn học sử yếu [2], thì điển (nghĩa đen là việc cũ) là một chữ hay một câu có ám chỉ đến một việc cũ, một tích xưa khiến cho người đọc sách phải nhớ đến việc ấy, sự tích mới hiểu ý nghĩ và cái lý thú của câu văn. Dùng điển chữ Nho gọi là dụng điển hoặc sử sự (sai khiến việc) ý nói sai khiến việc đời xưa cho nó có thể ứng dụng vào bài văn của mình. Theo Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX [1]: Điển cố là thuật ngữ của giới nghiên cứu nhằm mô tả một trong những đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam, vốn chịu ảnh hưởng văn học cổ và trung đại Trung Hoa. Do những nguyên nhân khác nhau, đã hình thành một tâm thế, một phong cách của những người làm văn: trong hành văn thường hay nhắc đến một sự tích xưa hoặc một vài câu thơ, câu văn cổ để diễn tả ý mình, nhưng đây không phải là trích dẫn nguyên văn, mà là lối dùng lại vài chữ cốt gợi nhớ được đến tích cũ ấy, câu văn cổ ấy. Lối này được gọi chung là dùng điển cố, bao gồm phép dùng điển và dùng chữ". Trong các thư tịch cổ của Trung Hoa không thấy xuất hiện từ điển tích với tư cách là một thuật ngữ văn học. Do đó, trong bài viết này chúng tôi thống nhất sử dụng khái niệm chung là điển cố. Như vậy, có thể hiểu ngắn gọn điển cố là những sự việc thật được chép trong sử, truyện cổ tích, ngụ ngôn, có khi là một vài chữ từ câu văn, câu thơ cổ, hoặc những câu chuyện hoang đường... được tác giả dùng làm phương tiện để diễn đạt ý tưởng một cách ngắn gọn, hàm súc trong quá trình sáng tác thơ văn Đặc điểm của điển cố Tính cô đọng, hàm súc Điển cố hàm chứa nội dung và ý nghĩa sâu sắc nhưng được thể hiên hết sức cô đọng, mang tính khái quát, gợi ra nhiều liên tưởng cho người đọc vì đằng sau lớp vỏ từ ngữ ấy là cả một câu chuyện cùng với nghĩa biểu trưng của nó. Điển cố trong VHTĐ được xem như biện pháp tu từ đặc

90 86 Đoàn Thị Tâm biệt giúp nhà văn, nhà thơ xây dựng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, tượng trưng mà sinh động, làm cho việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật được cô đọng, hàm súc, đạt được ý tại ngôn ngoại, bảo đảm cho tác phẩm có kết cấu ngắn gọn, súc tích, hợp lý, nhất là khi làm các thể thơ có niêm luật chặt chẽ (như Đường luật, thi phú), hoặc câu đối. Khi đọc câu thơ, câu văn có sử dụng điển cố, chúng ta mới thấy hết giá trị sử dụng điển cố nhằm tạo sự cô đọng, hàm súc cho câu văn. Trong bài thơ Loạn hậu cảm tác (Ức Trai thi tập) của Nguyễn Trãi có hai câu Tử Mỹ cô trung Đường nhật nguyệt; Bá Nhân chan lệ Tấn sơn hà (Tử Mỹ giữ lòng cô trung đối với ngày tháng nhà Đường; Bá Nhân ứa nước mắt hai hàng mà khóc non sông nhà Tấn). Hai câu thơ trên đã sử dụng hai điển Tử Mỹ và Bá Nhân. Tử Mỹ tức là Đỗ Phủ, nhà thơ nổi tiếng đời Đường, được giữ một chức quan nhỏ triều vua Đường Huyền Tông. Khi An Lộc Sơn nổi loạn dẫn quân tấn công quân triều đình và bao vây kinh đô Trường An, vua Đường Huyền Tông và triều thần phải bỏ chạy đến Ba Thục, Đỗ Phủ thì bị bắt giam. Trong ngục tù, Đỗ Phủ luôn đau đớn ôm lòng cô trung với nhà Đường. Bá Nhân tức Chu Nghĩ người thời Tây Tấn, làm quan đến chức Thượng thư Tả Bộc Xạ. Khi Tây Tấn bị quân Ngũ Hồ bao vây tiêu diệt, triều đình phải bỏ kinh thành Lạc Dương chạy xuống phương Nam. Ông đã cùng các danh sĩ nhà Tây Tấn chạy sang Giang Đông, tụ hội ở Tân Đình bàn thế sự, nhìn về non sông nhà Tấn ở phía bắc mà chứa chan hai hàng lệ. Nhưng rồi Tử Mỹ và Bá Nhân, mỗi người đều tìm đường phò giúp giang san. Đằng sau hình ảnh Tử Mỹ, Bá Nhân, phải chăng chính là tấm lòng Nguyễn Trãi đối với non sông Đại Việt đang bị quân Minh giày xéo, muôn dân loạn lạc, lầm than mà bản thân ông chưa tìm được một hướng đi để giúp nước? Thật đúng như Bùi Duy Tân đã nhận xét: Nguyễn Trãi đã ký thác tấm lòng cô trung và hai hàng lệ nhỏ vào chuyện cũ người xưa [8, tr.343] Tính trang nhã, uyên bác Một trong những đặc trưng cơ bản của VHTĐ là tính trang nhã. Điều này đã ảnh hưởng một cách trực tiếp đến hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật của VHTĐ nói chung và nghệ thuật sử dụng điển cố nói riêng. Hệ thống ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm VHTĐ phải đảm bảo tính quy phạm chặt chẽ, phản ánh một cách chính xác các giá trị tôn nghiêm, cao quý, thanh nhã của xã hội và con người thời bấy giờ. Chẳng hạn, khi nói đến việc trả ơn, người ta thường dùng cách diễn đạt như: Lệ thường: vay mận trả đào; Người đưa quả ấy ta trao quỳnh này" (Phạm Thái). Cụm từ vay mận trả đào dịch từ đầu đào báo lí. Trong Kinh Thi, Phần Đại Nhã, có câu: đầu ngã dĩ đào, báo chi dĩ lý (ném cho ta quả đào, báo lại ta cho quả mận). Điển cố trên có dụng ý nói quà tặng biếu có đi có lại, hoặc tình nghĩa báo đền trong quan hệ nam nữ. Khi nói về việc gặp gỡ, ăn ở với nhau, hoặc chuyện dâm loạn của trai gái, các tác giả VHTĐ thường mượn điển cố để diễn tả để tránh sự khiếm nhã, dung tục. Nguyễn Du sử dụng sử dụng điển cố trên Bộc trong dâu (Ra tuồng trên Bộc trong dâu; Thì con người ấy ai cầu làm chi). Do chữ Bộc trong Kinh Thi: "tang trung Bộc thượng" là trong ruộng dâu và trên bờ sông Bộc, là nơi trai gái hẹn hò nhau để tình tự hay bày chuyện mây mưa. Đời Xuân Thu, có một lần vua nước Vệ đi qua sông Bộc nghe một khúc đàn không rõ do ai đánh mà âm thanh đầy vẻ dâm dật. Nhà vua hỏi ra thì biết trước đây có quan Thái Sử của vua Trụ đã trầm mình tại khúc sông ấy. Quan Thái sử lúc sinh tiền thường đàn những bản có tính cách dâm ô cho vua Trụ nghe. Những bản đàn ấy được lưu truyền trên sông Bộc mãi về sau. Và sau đó, những trai gái của nước Trịnh và nước Vệ cũng thường hẹn hò nhau ở trên bờ sông Bộc hay trong ruộng dâu gần sông để tình tự với nhau. Điển cố mưa Sở mây Tần trong câu: Mặc người mưa Sở mây Tần (Ngữ văn 10, tập 1). Điển cố này lấy từ chữ mây mưa (vân vũ) trong tích truyện: Vua Sở Tương Vương ban ngày thường đến chơi ở Cao Đường. Khi ngủ, vua nằm mộng thấy một người đàn bà cùng chung chăn gối. Hỏi thì nàng tự xưng là Thần Nữ ở núi Vu Sơn đến chơi. Công việc của nàng là buổi sáng làm mây, buổi chiều làm mưa ở chốn Dương Đài. Từ đó, người ta thường dùng từ mây mưa để chỉ cảnh tình tự của trai gái. Sử dụng điển cố mưa Sở mây Tần trong đoạn trích Nỗi thương mình (Ngữ văn 10, tập 1), tác giả đã làm nổi bật cảnh sống ở lầu xanh đầy nhơ nhớp, mối quan hệ ân ái giữa nam nữ, cảnh ăn chơi trác táng của khách làng chơi nhưng không gây khiếm nhã cho người đọc mà vẫn giữ được sự trang trọng, tao nhã cho câu thơ và bảo toàn được chân dung cao đẹp của Thúy Kiều - nhân vật mà ông hết lòng yêu quý. Nói tóm lại, vận dụng điển cố trong quá trình sáng tác sẽ đem lại giá trị lớn cho tác phẩm văn chương. Khi tác phẩm văn chương có sử dụng điển cố, ta thấy nó không còn vẻ mộc mạc, dân dã nữa, mà đã thể hiện tính bác học, đó là sự uyên bác và tài năng nghệ thuật của tác giả. Tuy nhiên, khi sử dụng điển cố cần phải tạo sự đa dạng mới mẻ, biến hóa trong hình thức và nội dung, nếu dùng quá cầu kỳ, lạm dụng sẽ làm cho câu văn, câu thơ bị sáo mòn, nhiều khi lời văn vì thế mà tối nghĩa. Dùng điển cố phải đích đáng, nghĩa là lời xưa hoặc việc xưa mình lấy làm điển cổ phải hợp ý mình muốn nói phải cho tự nhiên, không nên câu nệ cầu kì quá [2, tr.186]. Các điển cố được đưa vào trong câu văn, câu thơ phải phù hợp với lời văn, giọng văn, mạch văn đồng thời diễn tả được ý đồ của nhà văn, có như vậy mới nâng cao được giá trị sử dụng điển cố trong tác phẩm văn chương Một số đề xuất nâng cao hiệu quả khi dạy điển cố trong tác phẩm VHTĐ Khi dạy học tác phẩm VHTĐ có sử dụng điển cố, ngoài một số phương pháp dạy học truyền thống như PP diễn giảng, PP đàm thoại (sử dụng hệ thống câu hỏi như: câu hỏi tái hiện, câu hỏi phân tích, câu hỏi gợi mở, câu hỏi tổng hợp ), GV phải biết kết hợp hài hòa các phương pháp trong đó có một số phương pháp đóng vai trò chủ đạo. Sau đây là một số gợi ý khi dạy học tác phẩm văn học có chứa điển cố. a. Thiết kế bài giảng trên phần mềm Powerpoint Sử dụng bài giảng điện tử trong dạy đọc - hiểu văn bản VHTĐ, giúp GV tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc ghi bảng, thuyết giảng và không quá vất vả khi giới thiệu, giải thích, phân tích, thể hiện những nội dung kiến thức mới của bài học. Trong giờ học, GV không còn thuyết giảng mà có nhiều thời gian để tổ chức cho HS trao đổi thảo luận. Mặt khác, trong tiết học, GV có thể hướng dẫn cho HS tiếp cận một lượng kiến thức phong phú, sâu rộng và sinh động, đặc biệt là những tác phẩm có nhiều điển cố. Chẳng hạn, khi dạy bài Lẽ ghét thương (Ngữ văn 11, tập 1), GV có thể trình chiếu các điển cố song song với việc trình chiếu các tranh ảnh về các

91 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 87 nhân vật như: Vua Trụ, Kiệt, U, Lệ, Khổng Tử, Nhan Tử, Đổng Tử... để minh họa nhằm tạo điều kiện cho HS được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu phong phú. HS sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi chủ động nắm bắt kiến thức từ đó các em sẽ hiểu TP sâu sắc hơn. Như vậy, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy đọc - hiểu VH nói chung và VHTĐ rất hữu ích. Nhờ đó, giờ học không còn khô cứng và mang tính áp đặt, giáo điều. HS sẽ cảm thấy thích học văn, không còn cảm thấy môn văn nhàm chán nữa. Đây chính là điều kiện cần thiết để văn chương thực thi sứ mênh giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho HS. b. Phương pháp thảo luận nhóm Muốn tổ chức hoạt động thảo luận nhóm cho HS đạt hiệu quả, GV cần định hướng cho nhóm hoạt động theo yêu cầu công việc được giao, quy định thời gian làm việc. Các thành viên trong nhóm cùng trao đổi, thảo luận tập trung giải quyết vấn đề dưới sự điều hành của nhóm trưởng. Trong khi HS làm việc, GV nên đến từng nhóm hỗ trợ, động viên, đôn đốc các thành viên của nhóm tập trung làm việc, đảm bảo thời gian, tránh tình trạng dựa dẫm, chỉ một cá nhân làm việc, đồng thời GV hướng dẫn HS tập trung thảo luận vấn đề đi vào trọng tâm bài học. Chẳng hạn, khi dạy bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão (SGK Ngữ văn 10, tập 1), GV yêu cầu HS thảo luận: Câu thơ cuối của bài thơ tác giả đã sử dụng điển cố gì? Từ đó em hiểu gì về nhân cách của tác giả? Đối với bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm (SGK Ngữ văn 10, tập 1), GV đặt câu hỏi thảo luận: Trong hai câu thơ Rượu đến cội cây ta sẽ uống; Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao, tác giả đã sử dụng điển cố gì? Thông qua đó tác giả muốn nói lên quan niệm sống của mình như thế nào? Khi dạy bài Lẽ ghét thương (SGK Ngữ văn 11, tập 1), GV có thể yêu cầu HS thảo luận về vấn đề sau: Trong đoạn thơ từ câu 7 đến câu 16 tác giả đã sử dụng những điển cố gì? Những điển cố ấy đã nói lên quan điểm gì của tác giả về lẽ ghét? Cũng trong tác phẩm trên: Trong đoạn thơ từ câu 17 đến câu 30 tác giả đã sử dụng những điển cố gì? Những điển cố ấy đã nói lên quan điểm gì của tác giả về lẽ thương? Sau khi các nhóm hoàn thành công việc, GV hoặc lớp trưởng yêu cầu đại diện báo cáo kết quả bằng phần trình bày phải kết hợp hài hoà giữa kiến thức và cách trình bày, đảm bảo đúng thời gian. Các nhóm khác bổ sung, thống nhất ý kiến. Sau đó, GV đưa đáp án (ở màn hình, ở bảng phụ...) để HS đối chiếu, đúc kết vấn đề và nhận xét chung. Như vậy có thể nói, thảo luận nhóm là PPDH tích cực góp phần đắc lực thực hiện quan điểm DH thông qua giao tiếp, đây là một yêu cầu mới trong DH Ngữ văn hiện nay. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cần một quá trình rèn luyện lâu dài vì thế GV cần cố gắng để trong mỗi tiết học, HS được tham gia hoạt động thảo luận nhiều hơn, và chủ động trên con đường chiếm lĩnh kiến thức mới. c. Sử dụng phiếu học tập dành cho học sinh Sử dụng phiếu học tập trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản VHTĐ sẽ tiết kiệm thời gian trong việc tổ chức các hoạt động học tập của HS, đồng thời cùng một lúc, GV có thể kiểm tra được nhiều kiến thức, kĩ năng của nhiều HS và chữa những lỗi cơ bản, phổ biến của các em. Để phiếu học tập phát huy được hiệu quả trong giờ học thì GV phải nghiên cứu bài dạy thật kĩ để có thể thiết kế được những phiếu học tập phù hợp với nội dung bài học, kiến thức cần đạt, đảm bảo thời gian của tiết học. Loại phiếu này tùy thuộc vào yêu cầu mà GV có thể để HS hoàn thành trong giờ học hoặc yêu cầu các em hoàn thành phiếu này thay cho việc soạn bài ở nhà. Và cũng tùy từng câu hỏi trong phiếu học tập mà GV yêu cầu HS làm nhóm hay cá nhân. Nếu làm theo nhóm GV nên phân chia HS theo địa bàn dân cư để thuận tiện cho hoạt động nhóm của các em. Đối với các phiếu làm ở nhà, GV nên giao nhiệm vụ cho các em ở tiết học trước để các em có thời gian chuẩn bị, tìm tài liêu. Ví dụ, trước khi dạy bài Trao duyên (SGK Ngữ văn 10, tập 1), GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập sau ở nhà (làm việc theo nhóm). Cách 1: Yêu cầu HS thống kê các điển cố có sử dụng trong các câu văn của VB, tìm nghĩa biểu trưng và giá trị sử dụng của các điển cố đó trong VB. STT 1 2 Bảng 1. Tìm các điển cố trong văn bản Điển cố Câu văn sử dụng điển cố Nghĩa biểu trưng Giá trị sử dụng Cách 2: GV đưa ra các điển cố trong văn bản, yêu cầu HS tìm nghĩa biểu trưng và giá trị sử dụng của các điển cố đó trong VB. Khi dạy bài Trao duyên (SGK Ngữ văn 10, tập 1), GV có thể dùng cách này. Vì Trao duyên là VB mà trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy có nhiều điển cố nhưng SGK chú thích chưa rõ ràng, một số khác chưa chú thích. Vì vậy, việc yêu cầu HS về nhà tìm hiểu trước là cần thiết để khám phá bài học dễ hơn. Bảng 2. Tìm nghĩa biểu trưng và giá trị sử dụng của các điển cố trong văn bản ST T Điên cố 1 Keo loan 2 Tơ 3 Lời nước non 4 Chín suối 5 Bồ liễu 6 Trâm gãy gương tan 7 Tơ duyên 3. Kết luận Câu văn sử dụng điên cố Nghĩa biểu trưng Giá trị sử dụng Cách nói điển cổ là cách nói thâm thuý, chỉ gợi ý để người đọc tự mình liên tưởng, cảm nhận và tìm đến ý nghĩa đúng đắn nhất, xác thực nhất. Điển cố với khả năng khơi dậy óc liên tưởng và suy ngẫm của người đọc sẽ tạo một sức mạnh đưa họ đến ngọn nguồn chân lý của vấn đề, dẫn đến kết quả thú vị hơn [5]. Người đọc phải có kiến thức, hiểu biết nhất

92 88 Đoàn Thị Tâm định về các điển cố thì mới hiểu được ý nghĩa của điển cố cũng như thấy được tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm thông qua các điển cố được sử dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lại Nguyên Ân (1999), Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỉ XIX, NXB Giáo dục. [2] Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu, NXB Trung tâm Học liệu, Hà Nội. [3] Đinh Gia Khánh (2001), Điển cố văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [4] Nguyễn Văn Khôn (1974), Hán Việt từ điển, NXB Khai Trí Sài Gòn. [5] Đoàn Thị Ánh Loan (1999), Ảnh hưởng của quan niệm triết học Trung Hoa trong điển cố, Tập san KHXH&NV, ĐHQG TPHCM. [6] Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. [7] Nguyễn Ngọc San (2010), Từ điển giải thích điển cổ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [8] Bùi Duy Tân (2004), Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X - XIX), NXB GD, tập 3. (BBT nhận bài: 04/12/2016, hoàn tất thủ tục phản biện: 25/12/2016)

93 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 89 KHẢO SÁT VIỆC THỂ HIỆN ÂM NỐI CỦA SINH VIÊN NĂM HAI, KHOA TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG AN INVESTIGATION INTO THE PERFORMANCE OF LINKING SOUNDS BY SOPHOMORES AT ENGLISH DEPARTMENT, THE UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGE STUDIES - UNIVERSITY OF DANANG Nguyễn Thị Kim Thanh 1, Hồ Thị Kiều Oanh 2 2 Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; oanhhokieudhnn@yahoo.com 1 Sinh viên lớp 14SPA02, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; kimthanhnguyen2410@gmail.com Tóm tắt - Bài viết này nhằm khảo sát việc thể hiện âm nối trong lối nói liên kết của sinh viên năm hai, Khoa tiếng Anh (KTA), Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN), Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN). Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp mô tả định tính và định lượng. Dữ liệu được thu từ 108 sinh viên (SV) năm hai KTA, ĐHNN-ĐHĐN thông qua bảng câu hỏi và bài kiểm tra chẩn đoán về phương diện nhận biết và phát âm âm nối.kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn SV năm hai, KTA, ĐHNN-ĐHĐN đều mắc lỗi nối âm. Những khó khăn và lỗi sai về nối âm của sinh viên cũng được xác định và phân tích để có thể tìm ra nguyên nhânnhằm có biện pháp khắc phục. Cuối cùng, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp SV cải thiện sự thể hiện âm nối để có thể giao tiếp lưu loát, tự nhiên và có thể nâng cao khả năng nghe hiểu. Từ khóa - thể hiện; âm nối; nhận biết; phát âm; khó khăn; lỗi sai; giải pháp. Abstract - This article attempts to investigate the performance of linking sounds in connected speech by sophomores at English Department (ED), the University of Foreign Language Studies (UFL), University of Danang (UD). The study was conducted with qualitative and quantitative methods. The data wá collected from 108 sophomores at ED, UFL-UD through the questionnaire and the diagnostic test onthe students perception and production of linking sounds. The study results show that most of the sophomores at ED, UFL-UD make errors in linking sounds. Their difficulties and errors in linking sounds are detected and analyzed in order to find out the causes and solutions. Finally, the article suggests some solutions to help these students improve their performance of linking sounds to communicate fluently and to improve their listening skills. Key words - performance; linking sounds; perception; production; difficulties; errors; solutions 1. Đặt vấn đề Đạt được khả năng giao tiếp tốt với cách nói tự nhiên, trôi chảy là một trong những mục tiêu hàng đầu của người Việt học tiếng Anh. Thực vậy, khi giao tiếp tiếng Anh, người học không nên phát âm các từ rời rạc mà cần thể hiện tính liên kết cao như cách phát âm quen thuộc của người nói tiếng Anh bản ngữ. Trên thực tế; trong mỗi lời nói của họ, hiện tượng nối âm nói riêng và lối nói liên kết nói chung luôn được thể hiện một cách tự nhiên như một thói quen. Vì thế, nếu không có khả năng thể hiện tốt việc nối âm cũng như lối nói liên kết tự nhiên thì người học không thể nghe nói tốt tiếng Anh và có thể sẽ hiểu sai ý của người bản ngữ. Như vậy, hiên tượng nối âm nói riêng và lối nói liên kết nói chung đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ. Tuy nhiên, do sự giao thoa của tiếng Việt mẹ đẻ, người Việt học tiếng Anh khó có thể thực hiện lối nói liên kết tự nhiên trong tiếng Anh. Thậm chí cả những SV chuyên ngữ cũng gặp nhiều khó khăn và mắc lỗi về việc thể hiện âm nối. Thực tế cho thấy SV năm hai, KTA, ĐHNN, ĐHĐN, mặc dù đã học môn Dẫn nhập ngữ âm và âm vị học" và nhận ra được sự khác biệt giữa cấu trúc ngữ âm tiếng Anh và tiếng Việt, các em vẫn gặp nhiều khó khăn và mắc nhiều lỗi sai khi thể hiện âm nối. Từ đó, SV cảm thấy không tự tin nên hiếm khi thể hiện âm nối khi phát âm tiếng Anh. Điều này dẫn đến việc SV không thể giao tiếp lưu loát và gặp khó khăn trong việc phát triển kĩ năng nghe hiểu tiếng Anh. Chính điều đó đã trở thành một rào cản lớn đối với SV trên con đường vươn tới thành công trong giao tiếp tiếng Anh. Thực tế này cho thấy cần phải có giải pháp để có thể khắc phục những vấn đề trên. Đó chính là lý do thôi thúc tác giả bài viết tiến hành nghiên cứu này. Hiện tượng nối âm nói riêng và lối nói liên kết nói chung là một trong những đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà ngữ âm, âm vị học và đặc biệt là những giáo viên (GV) dạy tiếng Anh. Đã có nhiều tác giả viết về âm nối cũng như lối nói liên kết như, Rogerson & Gilbert [1], Wainless & Poms [2], Dauer [3] và McMahon [4]. Mortimer [5] đã định nghĩa hiện tượng nối âm và phân tích các trường hợp hữu quan. Roach [6] cũng đã khẳng định hiện tượng nối âm thường xuất hiện nhiều trong lối nói nhanh tự nhiên thông thường. Về hiện tượng nối âm, đến nay đã có một số nghiên cứu được thực hiện. Bài nghiên cứu của Huỳnh Anh Tuấn [7] đề cập đến những khía cạnh của lối nói liên kết và đề xuất biện pháp cải thiện cho học sinh nói chung. Nghiên cứu của Huynh Thi Ngoc Hoa [8] và Nguyen Thi Thanh Thanh [9] đã chỉ ra lỗi sai khi thể hiện các khía cạnh của lối nói liên kết mà học sinh lớp 10 và lớp 11 mắc phải. Các bài nghiên cứu trên đã xác định khó khăn của một số đối tượng học tiếng Anh khi thể hiện những khía cạnh của lối nói liên kết và đưa ra các giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tập trung vào việc thể hiện âm nối của SV năm hai, KTA, ĐHNN, ĐHĐN. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Bài viết nhằm khảo sát thực trạng thể hiện âm nối của SV năm hai, KTA, ĐHNN, ĐHĐN về cả hai phương diện nhận biết và phát âm để tìm ra những lỗi sai và những khó khăn, từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện.

94 90 Nguyễn Thị Kim Thanh, Hồ Thị Kiều Oanh 2.2. Mục đích nghiên cứu Để đạt các mục tiêu nghiên cứu trên, bài viết đặt ra những mục đích nghiên cứu sau: Phân tích đối chiếu cấu trúc âm tiết tiếng Anh và tiếng Việt. Khảo sát thái độ của SV năm hai KTA, ĐHNN- ĐHĐN đối với hiện tượng nối âm. Khảo sát sự thể hiện âm nối của SV về phương diện nhận biết và phát âm. Tìm ra những khó khăn, lỗi sai khi thể hiện âm nối của SV để xác định nguyên nhân của vấn đề và đề xuất giải pháp phù hợp Câu hỏi nghiên cứu Để đạt các mục tiêu và mục đích nghiên cứu trên, tác giả bài báo đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau: SV năm hai KTA, ĐHNN-ĐHĐN có thái độ như thế nào khi học và thực hành nối âm? SV gặp phải những khó khăn và lỗi sai gì khi thể hiện âm nối? Biện pháp nào có thể giúp SV vượt qua các khó khăn và cải thiện việc thể hiện âm nối? 2.4. Phạm vi nghiên cứu Trong lối nói liên kết, có nhiều khía cạnh khác nhau như thêm âm, bớt âm, dị hóa, đồng hóa, nối âm, nuốt âm. Trong phạm vi nghiên cứu của bài báo này, tác giả tập trung nghiên cứu hiện tượng nối âm. Bài viết chủ yếu khảo sát sự thể hiện âm nối của SV năm hai, KTA, ĐHNN, ĐHĐN Giả thuyết nghiên cứu Bài viết đưa ra giả thuyết rằng do khác biệt về loại hình ngôn ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt, SV năm hai, KTA, ĐHNN, ĐHĐN có thể gặp nhiều khó khăn và lỗi sai khi thể hiện âm nối Ý nghĩa của bài viết Bài báo được thực hiện với hy vọng rằng SV năm hai, KTA, ĐHNN, ĐHĐN có một cái nhìn sâu sắc hơn về hiệntượng nối âm cũng như có thể trang bị những phương pháp cải thiện việc thể hiện âm nối để có thể giao tiếp tự nhiên và lưu loát hơn. Đồng thời, nếu SV có thể nối âm một cách thuần thục và tự nhiên thì phát âm của họ sẽ giống người bản ngữ hơn và nhờ đó kĩ năng nghe hiểu tiếng Anh - một kỹ năng khá khó đối với người học - cũng sẽ được cải thiện một cách đáng kể Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp mô tả định tính và định lượng. Dữ liệu được thu từ 108 SV năm hai KTA, ĐHNN-ĐHĐN thông qua bảng câu hỏi và bài kiểm tra chẩn đoán. Bài kiểm tra chẩn đoán gồm 2 phần. Phần A được thiết kế với 4 bài tập nhỏ. Bài I và II nhằm kiểm tra khả năng nhận biết âm nối của SV trong các cụm từ, dãy số và đoạn hội thoại. Bài III và IV kiểm tra khả năng nhận biết âm nối khi nghe các đoạn hội thoại. Phần B gồm các cụm từ và câu mang đặc trưng của hiện tượng nối âm, được thiết kế nhằm yêu cầu SV phát âm chúng trong thời gian được khống chế là 1 phút để kiểm tra khả năng phát âm âm nối của SV theo phản xạ tự nhiên. Các dữ liệu thu được từ phần B đều được ghi âm lại và xử lý dựa vào phân tích phổ của phần mềm hỗ trợ Speech Analyzer. 3. Cơ sở lý thuyết 3.1. Các khía cạnh của lối nói liên kết Theo Crystal [10]: Connected speech, or connected discourse, in linguistics, is a continuous sequence of sounds forming utterances or conversations in spoken language. Theo định nghĩa này, lối nói liên kết là chuỗi âm thanh liên tục tạo nên lời nói. Thật vậy, người bản ngữ không nói từng từ rời rạc mà kết nối theo những quy luật định sẵn về: nối âm, những dạng âm mạnh, yếu, nhịp, đồng hóa và lướt âm. Thực vậy, theo Skandera & Burleigh [11]: The various aspects of connected speech can be grouped together under five headings: linking, strong and weak forms, rhythm, assimilation, and elision Hiện tượng nối âm Mortimer [5] định nghĩa nối âm là quá trình mà âm cuối của từ đứng trước nối với âm đầu của từ sau để tạo nên tính trôi chảy và lưu loát trong giao tiếp. Theo Dauer [3]: Linking means that words should be joined smoothly to each other without adding extra sounds or omitting final consonants. Trong hiện tượng nối âm, có 3 quy luật: Quy luật 1: phụ âm cuối + nguyên âm đầu Ví dụ: find out nghe như fine doubt Quy luật 2: nguyên âm cuối + nguyên âm đầu + Nếu nguyên âm cuối là một nguyên âm tròn môi thì [w] được chen vào giữa: Ví dụ: do it : [du:wɪt] + Nếu nguyên âm cuối là nguyên âm không tròn môi thì [j] được chen vào giữa: Ví dụ: I own : [aɪjoʊn] Quy luật 3: r + r nối âm: r tận cùng + nguyên âm đầu Ví dụ: here are : [hɪərə] + Chèn âm r : Ví dụ: formula A : ['fɔ:mjuləreɪ], law and order : [lɔ:rəndɔ:də] 3.3. Phân tích đối chiếu cấu trúc âm tiết tiếng Anh và tiếng Việt Về cấu trúc âm tiết, tiếng Anh và tiếng Việt đều có 3 yếu tố chính: âm đầu, vần và âm cuối. Tuy nhiên tiếng Anh không hạn chế số lượng phụ âm đầu và phụ âm cuối của từ. Tính lỏng lẻo này của tiếng Anh được Roach [6] minh họa bằng cấu trúc thu gọn (C) (C) (C) (C) V (C) (C) (C) (C). Trong khi đó, theo Đoàn Thiện Thuật [12], cấu trúc của âm tiết tiếng Việt là (C) V (C). Thêm vào đó, tiếng Việt được Nguyễn Đức Dân [13] ví như một chuỗi hạt với mỗi âm tiết là một hạt độc lập, trong khi tiếng Anh lại có hiện tượng nối âm nói riêng và lối nói liên kết nói chung được thể hiện một cách thường xuyên. Ngoài ra do sự chi phối của thanh điệu nên trong tiếng Việt, các âm bật ở vị trí cuối không được bật hơi. Tuy nhiên, trong tiếng Anh thì phụ âm bật

95 ISSN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(111).2017-Quyển 1 91 hơi ở vị trí cuối xuất hiện rất nhiều và được phát âm bật hơi hoàn toàn. Về hiện tượng nối âm, thực tế giao tiếp tiếng Anh đòi hỏi thể hiện tính liên kết trong phát âm. Trong khi đó, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết và âm tiết kết thúc không có bật hơi [13] nên SV Việt Nam có khuynh hướng bỏ đi âm cuối hoặc quên nối với âm đầu của từ tiếp theo trong tiếng Anh. 4. Kết quả nghiên cứu và Bàn luận 4.1. Kết quả thu được từ bảng câu hỏi Bảng 1. Thái độ của SV đối với các kĩ năng và các yếu tố quan trọng của tiếng Anh Kĩ năng quan trọng nhất Yếu tố cần phải chú ý nhiều nhất Nghe 46,3% Nói 34,3% Đọc 9,3% Viết 10,1% Phát âm 53,7% Từ vựng 37% Ngữ pháp 9,3% Bảng 1 cho thấy đa số SV cho rằng kĩ năng nghe (46,3%) và nói (34,3%) là quan trọng nhất. Vì thế, các em tập trung chú ý nhiều vào phát âm (53,7%) và từ vựng (37%). Như vậy, có thể thấy SV thể hiện thái độ tích cực đối với các kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ bằng tiếng Anh. Bảng 2. Suy nghĩ của SV về tầm quan trọng của phát âm và việc tự luyện tập phát âm Vai trò của phát âm trong kĩ năng nghe và nói Phát âmcó tầm ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả giao tiếp Luyện tập phát âm ở nhà Cách luyện tập phát âm Quan trọng 100% Không quan trọng 0% Có 100% Không 0% Mỗi ngày 11,1% 1 hoặc 2 lần/ tuần 42,6% Thỉnh thoảng 29,6% Không bao giờ 6,7% Nghe và lặp lại theo người bản ngữ Thu âm lại, so sánh với người bản xứ 5,6% 17,6% Phát âm theo cảm tính 74% Bỏ qua các lỗi phát âm 1,9% Cách khác 0,9% Đến đây có thể thấy tất cả SV đều ý thức được tầm quan trọng của việc phát âm đối với kĩ năng nghe và nói tiếng Anh và tầm ảnh hưởng lớn của phát âm đến hiệu quả giao tiếp. Tuy nhiên, chỉ có 11,1% luyện tập phát âm ở nhà mỗi ngày, và thậm chí có hơn 3/4 SV chọn cách phát âm theo cảm tính. Bảng 3. Kiến thức của SV về hiện tượng nối âm Kiến thức của SV về định nghĩa của hiện tượng nối âm Kiến thức của SV về các quy luật của hiện tượng nối âm Có 91% Không 9% Có 11,1% Có nhưng không chắc lắm 82,4% Không 6,5% Theo bảng 3, SV năm hai đã học môn Ngữ âm và âm vị học nên hầu hết đều biết đến hiện tượng nối âm và các quy luật của nó. Tuy nhiên, đa số các bạn (82,4%) đều không nắm chắc các quy luật ấy. Bảng 4. Thực trạng thể hiện âm nối và ý kiến của SV về hiện tượng nối âm Sự thường xuyên thể hiện âm nối của SV khi nói tiếng Anh Khả năng của SV trong việc thể hiện âm nối chính xác SV gặp khó khăn khi hiểu người bản ngữ do hiện tượng nối âm gây ra Nhận thức của SV về hiệu quả của việc thể hiện âm nối trong giao tiếp Nhận thức của SV về sự phổ biến của hiện tượng nối âm Thái độ của SV đối với việc học và thực hành nối âm SV chú ý vào độ lưu loát và nói bình thường hay chú ý vào độ chính xác và nói chậm Có 28,7% Không 71,3% Có 20,4% Không 79,6% Có 75,9% Không 24,1% Có 80,6% Không 19,4% Có 46,3% Không 53,7% Thích 88,9% Không thích 11,1% Độ lưu loát, nói bình thường Độ chính xác, nói cẩn thận 23,1% 76,9% Bảng 4 cho thấy hơn 3/4 SV không thể hiện âm nối và không tự tin về việc thể hiện âm nối của mình. Do vậy, các em thường xuyên gặp khó khăn để có thể hiểu người bản ngữ nói. Thêm vào đó, có đến 80,6% SV nhận ra hiệu quả giao tiếp của việc nối âm nhưng chỉ có 46,3% nhận thức rằng hiện tượng nối âm thường xuyên xuất hiện trong giao tiếp tiếng Anh. Tuy nhiên, đa phần SV thể hiện thái độ tích cực đối với việc học và thực hành nối âm. Ngoài ra, SV chú ý vào độ chính xác (76,9%) hơn độ lưu loát (23,1%) nên họ có thói quen nói chậm và ít khi thể hiện âm nối. Theo biểu đồ 1, khó khăn mà nhiều SV gặp phải nhất đó chính là thiếu cơ hội giao tiếp với người bản ngữ (31,5%) và sự khác biệt giữa hệ thống ngữ âm của tiếng Anh và tiếng Việt (31,5%). Sự khó khăn nữa đó là tình trạng thiếu tư liệu, phương tiện hỗ trợ và phương pháp giảng dạy chưa phù hợp.

96 92 Nguyễn Thị Kim Thanh, Hồ Thị Kiều Oanh 6.5% 2.8% 11.1% 40% 35% Đọc 2.8% 30% Nghe 25% 20% 31.5% 31.5% 15% 10% 5% Thiếu tư liệu, tài liệu Thiếu thời gian 12.0% Thiếu cơ hội luyện tập với người bản ngữ Thiếu phương tiện hỗ trợ thích hợp Sự khác biệt giữa hệ thống ngữ âm của tiếng Anh và tiếng Việt Phương pháp giảng dạy không phù hợp Các quy luật khó nhớ Thiếu cơ hội luyện tập với bạn bè 0% 40% 35% 30% 25% 20% 15% 10% 5% Quy luật 1 Quy luật 2 Quy luật 3 Biểu đồ 2. Thực trạng nhận biết âm nối của SV Cụm từ Câu Khác Biểu đồ 1. Khó khăn của SV trong việc luyện tập nối âm Bảng 5. Việc sửa lỗi và thể hiện âm nối của GV Việc GV sửa lỗi nối âm cho SV Việc thể hiện âm nối của GV Có 55,6% Không 44,4% Có 60,2% Không 39,8% Bảng 5 cho thấy hơn một nửa số SV cho rằng GV có thể hiện âm nối và sửa lỗi nối âm cho SV Kết quả thu được từ bài kiểm tra chẩn đoán Biểu đồ 2 cho thấy cả lúc đọc và nghe thì tần suất SV làm đúng đều không quá 40%. Ở quy luật 1, khi nghe, SV nhận biết nối âm tốt hơn hẳn so với khi đọc. Điều đáng ngạc nhiên là SV gần như không có khả năng nhận biết âm nối ở quy luật 2 và 3. 0% Quy luật 1 Quy luật 2 Quy luật 3 Biểu đồ 3. Thực trạng phát âm âm nối của SV Theo biểu đồ 3, ngay cả khi phát âm từng cụm từ một hoặc cả câu thì phần trăm phát âm âm nối đúng đều dưới 40%. Ở quy luật 2 và 3, hầu hết SV không phát âm âm nối hoặc phát âm sai. Số lỗi phát âm âm nối ở cấp độ phát âm cụm từ ít hơn ở cấp độ phát âm cả câu. Bảng 6. Đánh giá của SV về khả năng phát âm của các em SV chú ý vào việc thể hiện âm nối khi phát âm các cụm từ SV chú ý vào việc thể hiện âm nối khi bạn phát âm các câu Có Không Đôi lúc 32.4% 23,2% 44,4% 34,3% 9,3% 56,4% Bảng 6 cho thấy số SV chú ý vào nối âm khi phát âm là dưới 35%. So với phát âm cụm từ, SV chú trọng vào nối âm hơn khi phát âm cả câu Bàn luận Những lỗi sai và khó khăn mà SV gặp phải khi nhận biết âm nối Kết quả của hoạt động nghe, đọc ở bài kiểm tra chẩn đoán chỉ ra rằng khả năng của SV trong việc xác định, nghe

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG CHƯƠNG TRÌNH "MỪNG SINH NHẬT 6 NĂM WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM AIRLINES"

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG CHƯƠNG TRÌNH MỪNG SINH NHẬT 6 NĂM WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM AIRLINES DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG CHƯƠNG TRÌNH "MỪNG SINH NHẬT 6 NĂM WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM AIRLINES" TỪ NGÀY 08/10/2014 ĐẾN HẾT NGÀY 10/10/2014 STT Tên khách hàng Số CMND/Hộ chiếu Số thẻ

Részletesebben

DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG NHẬN ƯU ĐÃI 1

DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG NHẬN ƯU ĐÃI 1 DANH SÁCH 200 KHÁCH HÀNG NHẬN ƯU ĐÃI 1 STT Tên khách hàng Số ID/ Thẻ căn Số Tài khoản Số tiền trả thưởng cước/ Hộ chiếu thanh toán (VND) 1 NGUYEN TO UYEN PHUONG xxxxxx7335 xxxxxxx1999 1,000,000 2 TRAN

Részletesebben

Geschäftskorrespondenz Bestellung

Geschäftskorrespondenz Bestellung - abgeben Chúng tôi đang cân nhắc đặt mua... Formell, vorsichtig Chúng tôi muốn được đặt sản phẩm... của Quý công ty. Chúng tôi muốn được đặt mua một sản phẩm. Đính kèm trong thư này là đơn đặt hàng của

Részletesebben

Lời nói đầu BAN BIÊN TẬP

Lời nói đầu BAN BIÊN TẬP Lời nói đầu -- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo văn bản đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 25 tháng 11 năm 2002, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định

Részletesebben

Lời nói đầu BAN BIÊN TẬP

Lời nói đầu BAN BIÊN TẬP Lời nói đầu -- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo văn bản đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 25 tháng 11 năm 2002, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định

Részletesebben

Lời nói đầu BAN BIÊN TẬP

Lời nói đầu BAN BIÊN TẬP Lời nói đầu -- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo văn bản đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 5 tháng năm 00, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định số 50/GP-BVHTT,

Részletesebben

A MI ÓVODÁNK AZ, AHOL A GYERMEKEK KÖRÜL FOROG A VILÁG! TRUONG MAU GIAO CHUNG TOI,LA NOI SINH HOAT CUA THE GOI TRE EM!

A MI ÓVODÁNK AZ, AHOL A GYERMEKEK KÖRÜL FOROG A VILÁG! TRUONG MAU GIAO CHUNG TOI,LA NOI SINH HOAT CUA THE GOI TRE EM! MEGISMERÉS ÁLLÓKÉPESSÉG VALÓSÁG ÓVODAI PEDAGÓGIAI PROGRAM /Rövidített változat/ SU NHAN THUC KIEN TRI-KIEN NHAN THUC TE CHUONG TRINH GIAO DUC. /Dang viet tat ngan gon/ A MI ÓVODÁNK AZ, AHOL A GYERMEKEK

Részletesebben

Auswandern Studieren. Studieren - Universität. Angeben, dass man sich einschreiben will. Angeben, dass man sich für einen Kurs anmelden möchte.

Auswandern Studieren. Studieren - Universität. Angeben, dass man sich einschreiben will. Angeben, dass man sich für einen Kurs anmelden möchte. - Universität Tôi muốn ghi danh vào một trường đại học Angeben, dass man sich einschreiben will Szeretnék beiratkozni egyetemre. Tôi muốn đăng kí khóa học. Angeben, dass man sich für einen anmelden möchte

Részletesebben

Voyage Logement. Logement - Trouver. Logement - Réserver. Demander son chemin vers un logement. ... kiadó szoba?... phòng để thuê?

Voyage Logement. Logement - Trouver. Logement - Réserver. Demander son chemin vers un logement. ... kiadó szoba?... phòng để thuê? - Trouver Hol találom a? Demander son chemin vers un logement Tôi có thể tìm ở đâu?... kiadó szoba?... phòng để thuê?...hostel?... nhà nghỉ?... egy hotel?... khách sạn?...bed and breakfast?...kemping?

Részletesebben

Reisen Unterkunft. Unterkunft - Finden. Unterkunft - Buchen. Nach dem Weg zur Unterkunft fragen. ... phòng để thuê?... kiadó szoba? Art der Unterkunft

Reisen Unterkunft. Unterkunft - Finden. Unterkunft - Buchen. Nach dem Weg zur Unterkunft fragen. ... phòng để thuê?... kiadó szoba? Art der Unterkunft - Finden Tôi có thể tìm ở đâu? Nach dem Weg zur fragen Hol találom a?... phòng để thuê?... kiadó szoba? Art der... nhà nghỉ?...hostel? Art der... khách sạn?... egy hotel? Art der... nhà khách chỉ phục

Részletesebben

Lời nói đầu BAN BIÊN TẬP

Lời nói đầu BAN BIÊN TẬP Lời nói đầu -- -- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo văn bản đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 25 tháng 11 năm 2002, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định

Részletesebben

Szárító. Használati útmutató. Máy sấy. Hướng dẫn sử dụng DU 7133 GA _HU/

Szárító. Használati útmutató. Máy sấy. Hướng dẫn sử dụng DU 7133 GA _HU/ Szárító Használati útmutató Máy sấy Hướng dẫn sử dụng DU 7133 G0 HU VN 2960311246_HU/161116.1433 Kérjük, először olvassa el a használati útmutatót! Kedves Vásárló! Köszönjük, hogy egy Beko terméket választott.

Részletesebben

Szárító. Használati útmutató. Máy sấy. Hướng dẫn sử dụng DU 7133 GA _HU/

Szárító. Használati útmutató. Máy sấy. Hướng dẫn sử dụng DU 7133 GA _HU/ Szárító Használati útmutató Máy sấy Hướng dẫn sử dụng DU 7133 GA0 HU VN 2960311246_HU/170518.1145 Kérjük, először olvassa el a használati útmutatót! Kedves Vásárló! Köszönjük, hogy egy Beko terméket választott.

Részletesebben

Phiền bạn giúp tôi một chút được không? Bạn có nói được tiếng Anh không? Xin chào! Chào buổi tối! (Vietnamese usually do not use timespecific

Phiền bạn giúp tôi một chút được không? Bạn có nói được tiếng Anh không? Xin chào! Chào buổi tối! (Vietnamese usually do not use timespecific - Belangrijkste benodigdheden Tudna segíteni? Om hulp vragen Beszélsz angolul? Vragen of iemand Engels spreekt Beszélsz / Beszél _[nyelven]_? Vragen of iemand een bepaalde taal spreekt Nem beszélek_[nyelven]_.

Részletesebben

Personligt Lyckönskningar

Personligt Lyckönskningar - Giftermål Chúc hai bạn hạnh phúc! Används att gratulera ett nygift par Chúc mừng hạnh phúc hai bạn! Används att gratulera ett nygift par Gratulálok! Nagyon sok boldogságot kívánok! Gratulálok és a legjobbakat

Részletesebben

Chương 4: LIPID. Axit béo. Lipid đơn giản Glycerit Sáp Sterit. Tính chất. Phospholipid Glycolipid

Chương 4: LIPID. Axit béo. Lipid đơn giản Glycerit Sáp Sterit. Tính chất. Phospholipid Glycolipid Chương 4: LIPID Đại cương Axit béo Đặc điểm chung Tính chất Một số acid béo thường gặp ở động vật Lipid đơn giản Glycerit Sáp Sterit Lipid phức tạp Phospholipid Glycolipid Đại cương về LIPID Đặc điểm chung

Részletesebben

Podróże Ogólne. Ogólne - Niezbędnik. Ogólne - Rozmowa. Phiền bạn giúp tôi một chút được không? Proszenie o pomoc

Podróże Ogólne. Ogólne - Niezbędnik. Ogólne - Rozmowa. Phiền bạn giúp tôi một chút được không? Proszenie o pomoc - Niezbędnik Phiền bạn giúp tôi một chút được không? Proszenie o pomoc Tudna segíteni? Bạn có nói được tiếng Anh không? Beszélsz angolul? Pytanie, czy nasz rozmówca posługuje się językiem angielskim Bạn

Részletesebben

Rendezvényeink. Születésnapi buli Céges buli Leány- és legénybúcsú Családi összejövetel...

Rendezvényeink. Születésnapi buli Céges buli Leány- és legénybúcsú Családi összejövetel... Hà Nội Việt Nam fővárosa, Hà Nội Délkelet-Ázsia egyik legelragadóbb városa. Óvárosa, gyarmati, francianegyedei, ezeréves templomai és tavai elragadók. A város Việt Nam második legtermékenyebb területeinek

Részletesebben

A katolikus egyház. Gulyás Csenge Pázmány Péter Katolikus Egyetem,

A katolikus egyház. Gulyás Csenge Pázmány Péter Katolikus Egyetem, A katolikus egyház Gulyás Csenge Pázmány Péter Katolikus Egyetem, 2016. 11. 26. 3 egyháztartomány Hanoi - Hà Nội 10 egyházmegye Huế 6 egyházmegye Ho Chi Minh-város 10 egyházmegye 6 hivatalosan elismert

Részletesebben

Skills Development at the National University of Public Service

Skills Development at the National University of Public Service Skills Development at the National University of Public Service Presented by Ágnes Jenei National University of Public Service Faculty of Public Administration Public Ethics and Communication 13. 12. 2013

Részletesebben

Sebastián Sáez Senior Trade Economist INTERNATIONAL TRADE DEPARTMENT WORLD BANK

Sebastián Sáez Senior Trade Economist INTERNATIONAL TRADE DEPARTMENT WORLD BANK Sebastián Sáez Senior Trade Economist INTERNATIONAL TRADE DEPARTMENT WORLD BANK Despite enormous challenges many developing countries are service exporters Besides traditional activities such as tourism;

Részletesebben

Abigail Norfleet James, Ph.D.

Abigail Norfleet James, Ph.D. Abigail Norfleet James, Ph.D. Left side of brain develops first in girls, right in boys o Probably source of girls verbal skills o And source of boys spatial skills Pre-frontal lobes Control impulses and

Részletesebben

Kommunikatív nyelvi tesztek kritériumai 1

Kommunikatív nyelvi tesztek kritériumai 1 Katona Lucia Kommunikatív nyelvi tesztek kritériumai 1 1. Bevezetés Ez a tanulmány arra a nyelvvizsgáztatásban döntő jelentőségű kérdésre igyekszik válaszolni, hogy az idegennyelv-tudás mérésekor mit és

Részletesebben

ÖNÉLETRAJZ Kővári Edit

ÖNÉLETRAJZ Kővári Edit ÖNÉLETRAJZ Kővári Edit SZAKMAI TAPASZTALAT 2015 február- One Téma alapítása (kerekasztal mediátor) 2013 szeptember-december Vendégoktató, University of Derby, Üzleti Iskola és Buxton, Turizmus és Spa Menedzsment,

Részletesebben

Utazás Általános. Általános - Alapvető, létfontosságú dolgok. Általános - Beszélgetés

Utazás Általános. Általános - Alapvető, létfontosságú dolgok. Általános - Beszélgetés - Alapvető, létfontosságú dolgok Μπορείτε να με βοηθήσετε; (Borίte na me voithίsete?) Segítségkérés Phiền bạn giúp tôi một chút được không? Μιλάτε αγγλικά; (Miláte agliká?) Bạn có nói được tiếng Anh không?

Részletesebben

INFO-CAPITALISM IN CENTRAL EUROPE: THE VISEGRAD STRATEGY. By Pál TAMÁS [Institute of Sociology, HAS, Budapest]

INFO-CAPITALISM IN CENTRAL EUROPE: THE VISEGRAD STRATEGY. By Pál TAMÁS [Institute of Sociology, HAS, Budapest] INFO-CAPITALISM IN CENTRAL EUROPE: THE VISEGRAD STRATEGY By Pál TAMÁS [Institute of Sociology, HAS, Budapest] A typology of FUAs, based on 5 functions: - population - transport - manufacturing GVA - no

Részletesebben

Professional competence, autonomy and their effects

Professional competence, autonomy and their effects ENIRDELM 2014, Vantaa Professional competence, autonomy and their effects Mária Szabó szabo.maria@ofi.hu www.of.hu The aim and the planned activities at this workshop Aim: To take a European survey on

Részletesebben

ÉLETTEREK. Lakóterek használatának és kialakításának változásai Hanoiban. BME - Építőművészeti Doktori Iskola I.félév

ÉLETTEREK. Lakóterek használatának és kialakításának változásai Hanoiban. BME - Építőművészeti Doktori Iskola I.félév ÉLETTEREK Lakóterek használatának és kialakításának változásai Hanoiban BME - Építőművészeti Doktori Iskola 2017. I.félév Giap Thi Minh Trang Témavezető: DLA Major György Opponens: PhD Kerékgyártó Béla

Részletesebben

HU ISSN 1787-5072 www.anyagvizsgaloklapja.hu 62

HU ISSN 1787-5072 www.anyagvizsgaloklapja.hu 62 Kockázatalapú karbantartás Új törekvések* Fótos Réka** Kulcsszavak: kockázatalapú karbantartás és felülvizsgálat, kockázatkezelés, kockázati mátrix, API RBI szabványok Keywords: risk-based inspection and

Részletesebben

Életkor, motiváció és attitűdök fiatal dán nyelvtanulók angolnyelv-elsajátításában. Fenyvesi Katalin

Életkor, motiváció és attitűdök fiatal dán nyelvtanulók angolnyelv-elsajátításában. Fenyvesi Katalin Életkor, motiváció és attitűdök fiatal dán nyelvtanulók angolnyelv-elsajátításában Fenyvesi Katalin 1 Áttekintés Az átfogó projekt A motivációról és érzelmi tényezőkről szóló alprojekt Informánsok Adatgyűjtés

Részletesebben

Gibicsár Katalin tantárgyprogramjai

Gibicsár Katalin tantárgyprogramjai Gibicsár Katalin tantárgyprogramjai Tantárgyprogram az Angol középfokú nyelvvizsgára felkészítő tantárgyhoz Az oktatásért felelős: Idegen Nyelvi Oktatási Központ Tantárgyfelelős: dr. Csendes Ferenc Oktató:

Részletesebben

Széchenyi István Egyetem Diplomamunka: A marketing lehetőségei a közúti közlekedésbiztonság javításában

Széchenyi István Egyetem Diplomamunka: A marketing lehetőségei a közúti közlekedésbiztonság javításában Dr. Borsos Attila Curriculum Vitae Munkahelyi telefon: +36 (96) 613 634 Közlekedésépítési Tanszék Mobil: +36 (30) 453 3311 9026, Győr, Egyetem tér 1. E-mail: borsosa@sze.hu Lakcím: 9029 Győr, Sárási út

Részletesebben

FOLYÓIRATOK, ADATBÁZISOK

FOLYÓIRATOK, ADATBÁZISOK Szakkönyvtár FOLYÓIRATOK, ADATBÁZISOK 2013. szeptember Acta Oeconomica Állam- és Jogtudomány Élet és Irodalom Figyelő Gazdaság és Jog Határozatok Tára HVG Közgazdasági Szemle Külgazdaság Magyar Hírlap

Részletesebben

OLYMPICS! SUMMER CAMP

OLYMPICS! SUMMER CAMP OLYMPICS! SUMMER CAMP YOUNG BUSINESS CAMP 3D DESIGN CAMP OLYMPICS SUMMER CAMP 20 24 JUNE AND 27 JUNE 1 JULY AGE: 6-14 Our ESB native-speaking teachers will provide a strong English learning content throughout

Részletesebben

Tevékenység szemléletű tervezés magyarországi felsőoktatási intézmények pályázataiban

Tevékenység szemléletű tervezés magyarországi felsőoktatási intézmények pályázataiban Tevékenység szemléletű tervezés magyarországi felsőoktatási intézmények pályázataiban SÜVEGES Gábor Béla Miskolci Egyetem, Gazdaságtudományi Kar, Miskolc stsuveges@uni-miskolc.hu Az utóbbi években egyre

Részletesebben

Pentaflex Bariatric Mattress

Pentaflex Bariatric Mattress INSTRUCTIONS FOR USE Pentaflex Bariatric Mattress 2-way turn mattress replacement system EN HU PL VI Instructions for Use Használati utasítás Instrukcja obsługi Hương dân Sư dung 629901_INT1_01 10/2018

Részletesebben

Osztatlan angol nyelv és kultúra tanára képzés tanterve (5+1) és (4+1) A képzési és kimeneti követelményeknek való megfelelés bemutatása

Osztatlan angol nyelv és kultúra tanára képzés tanterve (5+1) és (4+1) A képzési és kimeneti követelményeknek való megfelelés bemutatása Osztatlan angol nyelv és kultúra tanára képzés tanterve (5+1) és (4+1) A képzési és kimeneti követelményeknek való megfelelés bemutatása KÖZÉP- ÉS ÁLTALÁNOS ISKOLAI ANGOL NYELV ÉS KULTÚRA TANÁR KÉPZÉS:

Részletesebben

1. Katona János publikációs jegyzéke

1. Katona János publikációs jegyzéke 1. Katona János publikációs jegyzéke 1.1. Referált, angol nyelvű, nyomtatott publikációk [1] J.KATONA-E.MOLNÁR: Visibility of the higher-dimensional central projection into the projective sphere Típus:

Részletesebben

VERTEBRATA HUNG A RICA

VERTEBRATA HUNG A RICA VERTEBRATA HUNG A RICA MUSEI HISTORICO-NATURALIS HUNGAR1CI Tom. X. 1968. Fasc. 1-2. Rövid tájékoztató az 1966. évi vietnami tanulmányútról Irta: Topái György Természettudományi Múzeum, Budapest Az alábbiakban

Részletesebben

Vietnam. Vietnam - történet. Vietnam - gazdaság. A BME együttműködése vietnami egyetemekkel és vietnami hallgatók fogadása

Vietnam. Vietnam - történet. Vietnam - gazdaság. A BME együttműködése vietnami egyetemekkel és vietnami hallgatók fogadása A BME együttműködése vietnami egyetemekkel és vietnami hallgatók fogadása Prof. Dr. Aszódi Attila Budapesti Műszaki és Gazdaságtudományi Egyetem Nukleáris Technikai Intézet Vietnam Vietnami Szocialista

Részletesebben

JAPÁN SZAKMAI GYAKORLAT

JAPÁN SZAKMAI GYAKORLAT JAPÁN SZAKMAI GYAKORLAT A kiválasztott hallgatók a mellékletben megfogalmazott feltételekkel szakmai gyakorlatot folytathatnak a megadott témákban a SANYO cégnél Japánban. A pályázati kiírás a SZIE azon

Részletesebben

OSZTATLAN ANGOL NYELV ÉS KULTÚRA TANÁRA KÉPZÉS TANTERVE (5+1) ÉS (4+1)

OSZTATLAN ANGOL NYELV ÉS KULTÚRA TANÁRA KÉPZÉS TANTERVE (5+1) ÉS (4+1) OSZTATLAN ANGOL NYELV ÉS KULTÚRA TANÁRA KÉPZÉS TANTERVE (5+1) ÉS (4+1) A képzési és kimeneti követelményeknek való megfelelés bemutatása KÖZÉP- ÉS ÁLTALÁNOS ISKOLAI ANGOL NYELV ÉS KULTÚRA TANÁRKÉPZÉS:

Részletesebben

Fügedi Balázs PhD. Szerz, cím, megjelenés helye, 2008. Szerz, cím, megjelenés. Szerz, cím, megjelenés helye, helye, PUBLIKÁCIÓ. Könyv, idegen nyelv

Fügedi Balázs PhD. Szerz, cím, megjelenés helye, 2008. Szerz, cím, megjelenés. Szerz, cím, megjelenés helye, helye, PUBLIKÁCIÓ. Könyv, idegen nyelv Fügedi Balázs PhD PUBLIKÁCIÓ Könyv, idegen nyelv Szerz, cím, megjelenés helye, 2006 Szerz, cím, megjelenés helye, 2007 Szerz, cím, megjelenés helye, 2008 Szerz, cím, megjelenés helye, 2009 Könyv, magyar

Részletesebben

SZAKMAI BESZÁMOLÓ EVK SZAKKOLLÉGIUM. BESZÁMOLÓ: A 2014/2015 A Pallas Athéné Domus Scientiae Alapítvány pályázatára 2014/2015-ÖS TANÉV

SZAKMAI BESZÁMOLÓ EVK SZAKKOLLÉGIUM. BESZÁMOLÓ: A 2014/2015 A Pallas Athéné Domus Scientiae Alapítvány pályázatára 2014/2015-ÖS TANÉV SZAKMAI BESZÁMOLÓ EVK SZAKKOLLÉGIUM BESZÁMOLÓ: A 2014/2015 A Pallas Athéné Domus Scientiae Alapítvány pályázatára 2014/2015-ÖS TANÉV 1 Tőzsdekurzus A kurzus fókuszában - az elméleti bevezetőt követően

Részletesebben

HALLGATÓI KÉRDŐÍV ÉS TESZT ÉRTÉKELÉSE

HALLGATÓI KÉRDŐÍV ÉS TESZT ÉRTÉKELÉSE HALLGATÓI KÉRDŐÍV ÉS TESZT ÉRTÉKELÉSE EVALUATION OF STUDENT QUESTIONNAIRE AND TEST Daragó László, Dinyáné Szabó Marianna, Sára Zoltán, Jávor András Semmelweis Egyetem, Egészségügyi Informatikai Fejlesztő

Részletesebben

KÖVETELMÉNYRENDSZER ANGOL KÖZÉP-, FELSŐFOKÚ PROFEX II. KURZUS

KÖVETELMÉNYRENDSZER ANGOL KÖZÉP-, FELSŐFOKÚ PROFEX II. KURZUS KÖVETELMÉNYRENDSZER ANGOL KÖZÉP-, FELSŐFOKÚ PROFEX II. KURZUS Semmelweis Egyetem Gyógyszerésztudományi Kar, Nyelvi Kommunikációs Központ Tantárgy neve: Angol PROFEX II nyelvizsga-előkészítő kódja: kreditértéke:

Részletesebben

The Impact of Developmental Summer Bridge Programs on Students Success

The Impact of Developmental Summer Bridge Programs on Students Success The Impact of Developmental Summer Bridge Programs on Students Success Heather Wathington Elisabeth Barnett Josh Pretlow CSCC April 8, 2011 Overview of Presentation Introduction and Problem Statement Description

Részletesebben

Sex: Male Date of Birth: 02 August 1947 Citizenship: Hungarian

Sex: Male Date of Birth: 02 August 1947 Citizenship: Hungarian PERSONAL INFORMATION Dr. János Szlávik 3300 Eger, Tompa Mihály u. 8. +36-36-520-400/3082 +36-30-4365-541 szlavik@ektf.hu www.gti.ektf.hu Sex: Male Date of Birth: 02 August 1947 Citizenship: Hungarian WORK

Részletesebben

Felnőttképzés Európában

Felnőttképzés Európában Felnőttképzés Európában Nincs szükség annyi diplomásra, amennyit képeznek Helyettük szakképzett emberekre lenne kereslet Az itthon OKJ-s képzés európai hagyományában két vonal érvényesül: - dán - német

Részletesebben

Dr. Dezsõ Renáta Anna

Dr. Dezsõ Renáta Anna Dr. Dezsõ Renáta Anna Név Dr. Dezsõ Renáta Anna Szakképzettség közoktatási vezetõ (SZTE 2007) angol nyelv és irodalom szakos bölcsész és középiskolai tanár (PTE 2003) pedagógia szakos tanár / iskolaelemzõ-iskolafejlesztõ

Részletesebben

ANGOL NYELVI SZINTFELMÉRŐ 2014 A CSOPORT

ANGOL NYELVI SZINTFELMÉRŐ 2014 A CSOPORT ANGOL NYELVI SZINTFELMÉRŐ 2014 A CSOPORT A feladatok megoldására 45 perc áll rendelkezésedre, melyből körülbelül 10-15 percet érdemes a fogalmazási feladatra szánnod. Megoldásaid a válaszlapra írd! 1.

Részletesebben

ELÖLJÁRÓBAN SZERETNÉNK MEGJEGYEZNI VALAMIT

ELÖLJÁRÓBAN SZERETNÉNK MEGJEGYEZNI VALAMIT Kedves Utazó! ELÖLJÁRÓBAN SZERETNÉNK MEGJEGYEZNI VALAMIT Ez az anyag alapvetően a vietnami egyéni programjainkról szól. De, nem csak ezekről. Egyéni útjaink során nagyon gyakran előkerül a több országot

Részletesebben

B/16. számú melléklet Önéletrajz sablon

B/16. számú melléklet Önéletrajz sablon Europass Önéletrajz Személyi adatok Vezetéknév / Utónév(ek) Tímea Fülep Cím(ek) 3, Törökugrató u. 3., 1118, Budapest, Magyarország Telefonszám(ok) +36 96 50 3308 Mobil: +36 70 210 4319 Fax(ok) +36 1 436

Részletesebben

Utolsó módosítás: 2015.10.12.

Utolsó módosítás: 2015.10.12. Utolsó módosítás: 2015.10.12. 1 2 3 IEEE, Software Engineering Body of Knowledge (SWEBOK), URL: http://www.computer.org/portal/web/swebok/ 4 IEEE, "IEEE Standard for Software and System Test Documentation,"

Részletesebben

Publikációk. Könyvek, könyvfejezetek:

Publikációk. Könyvek, könyvfejezetek: Publikációk Könyvek, könyvfejezetek: 1. Molnár György: Az IKT-val támogatott tanulási környezet követelményei és fejlesztési lehetőségei, In: Dr. Benedek András (szerk.): Digitális pedagógia - Tanulás

Részletesebben

MAGYAR KÖZLÖNY 178. szám

MAGYAR KÖZLÖNY 178. szám MAGYAR KÖZLÖNY 178. szám MAGYARORSZÁG HIVATALOS LAPJA 2018. november 15., csütörtök Tartalomjegyzék 1574/2018. (XI. 15.) Korm. határozat Az egyes nem önálló külképviseletek nyitásával kapcsolatban egyes

Részletesebben

Curriculum Vitae. 1 Personal Information: 2 Education and training: 3 PhD study and scientific qualifications:

Curriculum Vitae. 1 Personal Information: 2 Education and training: 3 PhD study and scientific qualifications: Curriculum Vitae 1 Personal Information: Name: Anna Takács Klingné Academic Position: Sex: Female Date of birth: 20/06/1963 Address (in school with room number): H-7400 Kaposvár, Guba S. u. 40. HUNGARY

Részletesebben

A library for the user: new building, new organisation, new services

A library for the user: new building, new organisation, new services A library for the user: new building, new organisation, new services Budapest-Debrecen, 2008.04.11. - 14. LIBER Alföldiné Dán Gabriella - Nagy Zsuzsanna 2 Primary goals of the library To make basic library

Részletesebben

Önéletrajz. Személyi adatok. Szakmai tapasztalat. juhasz.istvan@ektf.hu. Időtartam 2009. szeptember. Főbb tevékenységek és feladatkörök

Önéletrajz. Személyi adatok. Szakmai tapasztalat. juhasz.istvan@ektf.hu. Időtartam 2009. szeptember. Főbb tevékenységek és feladatkörök Önéletrajz Személyi adatok Vezetéknév / Utónév Telefonszám E-mail Juhász István 06-36/520-400/ 3077 mellék juhasz.istvan@ektf.hu Szakmai tapasztalat Időtartam 2009. szeptember tanársegéd Előadások és szemináriumok

Részletesebben

Informatikaoktatás módszertana (1) FONTOSSÁGA: IKT + programozás

Informatikaoktatás módszertana (1) FONTOSSÁGA: IKT + programozás Informatikaoktatás módszertana (1) FONTOSSÁGA: IKT + programozás Információs és Kommunikációs Technológiák (IKT) Európa Tanács, lisszaboni határozat, 2000 a te h ológia oktatás a törté ő i tegrálása európai

Részletesebben

Hasznos és kártevő rovarok monitorozása innovatív szenzorokkal (LIFE13 ENV/HU/001092)

Hasznos és kártevő rovarok monitorozása innovatív szenzorokkal (LIFE13 ENV/HU/001092) Hasznos és kártevő rovarok monitorozása innovatív szenzorokkal (LIFE13 ENV/HU/001092) www.zoolog.hu Dr. Dombos Miklós Tudományos főmunkatárs MTA ATK TAKI Innovative Real-time Monitoring and Pest control

Részletesebben

CONCERTO COMMUNITIES IN EU DEALING WITH OPTIMAL THERMAL AND ELECTRICAL EFFICIENCY OF BUILDINGS AND DISTRICTS, BASED ON MICROGRIDS. WP 5 Del 5.

CONCERTO COMMUNITIES IN EU DEALING WITH OPTIMAL THERMAL AND ELECTRICAL EFFICIENCY OF BUILDINGS AND DISTRICTS, BASED ON MICROGRIDS. WP 5 Del 5. CONCERTO COMMUNITIES IN EU DEALING WITH OPTIMAL THERMAL AND ELECTRICAL EFFICIENCY OF BUILDINGS AND DISTRICTS, BASED ON MICROGRIDS WP 5 Del 5.14 1 st period Szentendre Papers and articles in specialist

Részletesebben

E-OLVASÁS VAGY HAGYOMÁNYOS? - KUTATÁS

E-OLVASÁS VAGY HAGYOMÁNYOS? - KUTATÁS E-OLVASÁS VAGY HAGYOMÁNYOS? - KUTATÁS KÖZBEN BÁTFAI ERIKA (DEBRECENI EGYETEM) FEHÉR PÉTER (IKT MasterMinds) Az e-könyvek, elektronikus keretrendszerek, MOOC kurzusok, valamint az okos eszközök terjedése

Részletesebben

ANGOL NYELV KÖZÉPSZINT SZÓBELI VIZSGA I. VIZSGÁZTATÓI PÉLDÁNY

ANGOL NYELV KÖZÉPSZINT SZÓBELI VIZSGA I. VIZSGÁZTATÓI PÉLDÁNY ANGOL NYELV KÖZÉPSZINT SZÓBELI VIZSGA I. VIZSGÁZTATÓI PÉLDÁNY A feladatsor három részbol áll 1. A vizsgáztató társalgást kezdeményez a vizsgázóval. 2. A vizsgázó egy szituációs feladatban vesz részt a

Részletesebben

Városi légszennyezettség vizsgálata térinformatikai és matematikai statisztikai módszerek alkalmazásával

Városi légszennyezettség vizsgálata térinformatikai és matematikai statisztikai módszerek alkalmazásával Pannon Egyetem Vegyészmérnöki Tudományok és Anyagtudományok Doktori Iskola Városi légszennyezettség vizsgálata térinformatikai és matematikai statisztikai módszerek alkalmazásával DOKTORI (Ph.D.) ÉRTEKEZÉS

Részletesebben

Fulbright Bizottság Budapest

Fulbright Bizottság Budapest Fulbright Bizottság Budapest Budapest Tel.: 462-8040 Fax: 252-0266 Baross u. 62. info@fulbright.hu H-1082 www.fulbright.hu Híd emberek és kultúrák között: A Fulbright Program Magyarországon Dr. Brückner

Részletesebben

STUDENT LOGBOOK. 1 week general practice course for the 6 th year medical students SEMMELWEIS EGYETEM. Name of the student:

STUDENT LOGBOOK. 1 week general practice course for the 6 th year medical students SEMMELWEIS EGYETEM. Name of the student: STUDENT LOGBOOK 1 week general practice course for the 6 th year medical students Name of the student: Dates of the practice course: Name of the tutor: Address of the family practice: Tel: Please read

Részletesebben

Hughes, M.- Dancs, H.( 2007) (eds): Basics of Performance Analysis, Cardiff- Szombathely, Budapest

Hughes, M.- Dancs, H.( 2007) (eds): Basics of Performance Analysis, Cardiff- Szombathely, Budapest Szegnerné dr. Dancs Henriette PUBLIKÁCIÓ Könyv, idegen nyelv Szerz, cím, megjelenés helye, 2006 Dancs, H- Hughes, M.- Donoghue, P. (2006) (eds): World Congress of Performance Analysis of Sport 7th, Proceeding,

Részletesebben

2016/2017. Tanév I. Vizsgaidőszak Melinda angol A2 érettségiző csoport

2016/2017. Tanév I. Vizsgaidőszak Melinda angol A2 érettségiző csoport Általános ismertető: 2016/2017. Tanév I. Vizsgaidőszak Melinda angol A2 érettségiző csoport Tanár: Lázár Melinda Órák: Heti 2x2 óra Kedd 11.00.-.12.30, Csütörtök 11.00-12.30. Vizsgaleírás: A vizsga írásbeli

Részletesebben

Az Információs és kommunikációs technológiák a HORIZONT 2020-ban

Az Információs és kommunikációs technológiák a HORIZONT 2020-ban Infokommunikációs technológiák és a jövő társadalma (FuturICT.hu) projekt TÁMOP-4.2.2.C-11/1/KONV-2012-0013 Az Információs és kommunikációs technológiák a HORIZONT 2020-ban Hálózatépítő stratégiai együttműködés

Részletesebben

Bánki Donát Gépipari Műszaki Főiskola Műszaki tanár szak, Budapest (1980-1984) Budapesti Műszaki Egyetem Gépészmérnöki Kar, Budapest (1987-1991)

Bánki Donát Gépipari Műszaki Főiskola Műszaki tanár szak, Budapest (1980-1984) Budapesti Műszaki Egyetem Gépészmérnöki Kar, Budapest (1987-1991) SZAKMAI ÖNÉLETRAJZ a) Felsőfokú tanulmányok Bánki Donát Gépipari Műszaki Főiskola Műszaki tanár szak, Budapest (1980-1984) Budapesti Műszaki Egyetem Gépészmérnöki Kar, Budapest (1987-1991) Budapesti Műszaki

Részletesebben

VIETNAM - A MAGYAR FEJLESZTÉSI EGYÜTTMŰKÖDÉS ÁZSIAI

VIETNAM - A MAGYAR FEJLESZTÉSI EGYÜTTMŰKÖDÉS ÁZSIAI VIETNAM - A MAGYAR FEJLESZTÉSI EGYÜTTMŰKÖDÉS ÁZSIAI CÉLORSZÁGA BALOGH TIBOR 1. MAGYARORSZÁG ÉS VIETNAM KAPCSOLATAI Magyarország és Vietnam földrajzi értelemben távol fekszik egymástól, azonban a társadalmi

Részletesebben

Pacemaker készülékek szoftverének verifikációja. Hesz Gábor

Pacemaker készülékek szoftverének verifikációja. Hesz Gábor Pacemaker készülékek szoftverének verifikációja Hesz Gábor A szív felépítése http://hu.wikipedia.org/w/index.php?title=fájl:diagram_of_the_human_heart_hu.svg http://en.wikipedia.org/wiki/file:conductionsystemoftheheartwithouttheheart.png

Részletesebben

HANOI FOLYÓI. A Vörös folyó és a To Lich folyó problémái

HANOI FOLYÓI. A Vörös folyó és a To Lich folyó problémái HANOI FOLYÓI A Vörös folyó és a To Lich folyó problémái Giap Thi Minh Trang BME Építőművészeti Doktori Iskola 2014-2015 konzulens: Kerékgyártó Béla, témavezető: Major György DLA, 1 TARTALOMJEGYZÉK A folyók

Részletesebben

1918 December 1 út, 15/H/4, Sepsiszentgyörgy (Románia) Mobil 0040 748239263 biro_biborka@yahoo.com

1918 December 1 út, 15/H/4, Sepsiszentgyörgy (Románia) Mobil 0040 748239263 biro_biborka@yahoo.com Europass Önéletrajz Személyi adatok Vezetéknév (nevek) / Utónév (nevek) Cím(ek) Bíró Bíborka Eszter 1918 December 1 út, 15/H/4, Sepsiszentgyörgy (Románia) Mobil 0040 748239263 E-mail(ek) biro_biborka@yahoo.com

Részletesebben

MODELLEZÉS A COMENIUS LOGO FELHASZNÁLÁSÁVAL

MODELLEZÉS A COMENIUS LOGO FELHASZNÁLÁSÁVAL MODELLEZÉS A COMENIUS LOGO FELHASZNÁLÁSÁVAL Turcsányiné Szabó Márta, turcsanyine@ludens.elte.hu Eötvös Loránd Tudomány Egyetem Általános Számítástudományi Tanszék 1088 Budapest, Múzeum krt. 6-8. Abstract

Részletesebben

Utolsó módosítás: 2014.10.12.

Utolsó módosítás: 2014.10.12. Utolsó módosítás: 2014.10.12. 1 2 IEEE, Software Engineering Body of Knowledge (SWEBOK), URL: http://www.computer.org/portal/web/swebok/ Quality: the degree to which a system, component, or process meets

Részletesebben

A modern e-learning lehetőségei a tűzoltók oktatásának fejlesztésében. Dicse Jenő üzletfejlesztési igazgató

A modern e-learning lehetőségei a tűzoltók oktatásának fejlesztésében. Dicse Jenő üzletfejlesztési igazgató A modern e-learning lehetőségei a tűzoltók oktatásának fejlesztésében Dicse Jenő üzletfejlesztési igazgató How to apply modern e-learning to improve the training of firefighters Jenő Dicse Director of

Részletesebben

20 éves a Térinformatika Tanszék

20 éves a Térinformatika Tanszék 20 éves a Térinformatika Tanszék Tabló 2 Program 3 Program 4 Pillanatképek: földön és weben 5 Kiadvány - GEO 6 Kiadvány - DIÁKJAINK 7 Kiadvány - PARTNEREINK 8 Szponzoraink 9 Térinformatika: földről a felhőbe?

Részletesebben

NYOMÁSOS ÖNTÉS KÖZBEN ÉBREDŐ NYOMÁSVISZONYOK MÉRÉTECHNOLÓGIAI TERVEZÉSE DEVELOPMENT OF CAVITY PRESSURE MEASUREMENT FOR HIGH PRESURE DIE CASTING

NYOMÁSOS ÖNTÉS KÖZBEN ÉBREDŐ NYOMÁSVISZONYOK MÉRÉTECHNOLÓGIAI TERVEZÉSE DEVELOPMENT OF CAVITY PRESSURE MEASUREMENT FOR HIGH PRESURE DIE CASTING Anyagmérnöki Tudományok, 39/1 (2016) pp. 82 86. NYOMÁSOS ÖNTÉS KÖZBEN ÉBREDŐ NYOMÁSVISZONYOK MÉRÉTECHNOLÓGIAI TERVEZÉSE DEVELOPMENT OF CAVITY PRESSURE MEASUREMENT FOR HIGH PRESURE DIE CASTING LEDNICZKY

Részletesebben

Angol Középfokú Nyelvvizsgázók Bibliája: Nyelvtani összefoglalás, 30 kidolgozott szóbeli tétel, esszé és minta levelek + rendhagyó igék jelentéssel

Angol Középfokú Nyelvvizsgázók Bibliája: Nyelvtani összefoglalás, 30 kidolgozott szóbeli tétel, esszé és minta levelek + rendhagyó igék jelentéssel Angol Középfokú Nyelvvizsgázók Bibliája: Nyelvtani összefoglalás, 30 kidolgozott szóbeli tétel, esszé és minta levelek + rendhagyó igék jelentéssel Timea Farkas Click here if your download doesn"t start

Részletesebben

KELET-ÁZSIAI DUPLANÁDAS HANGSZEREK ÉS A HICHIRIKI HASZNÁLATA A 20. SZÁZADI ÉS A KORTÁRS ZENÉBEN

KELET-ÁZSIAI DUPLANÁDAS HANGSZEREK ÉS A HICHIRIKI HASZNÁLATA A 20. SZÁZADI ÉS A KORTÁRS ZENÉBEN Liszt Ferenc Zeneművészeti Egyetem 28. számú művészet- és művelődéstörténeti tudományok besorolású doktori iskola KELET-ÁZSIAI DUPLANÁDAS HANGSZEREK ÉS A HICHIRIKI HASZNÁLATA A 20. SZÁZADI ÉS A KORTÁRS

Részletesebben

DR. PÉTER-SZARKA SZILVIA Konferencia, előadás

DR. PÉTER-SZARKA SZILVIA Konferencia, előadás DR. PÉTER-SZARKA SZILVIA Konferencia, előadás PÉTER-SZARKA Szilvia (2015): Kreatív klíma. A kreativitást támogató légkör az iskolában. Magyar Református Tehetséggondozó Program, Tehetséggondozó Regionális

Részletesebben

program 1. nap / 1st day (április 15. / 15 april)

program 1. nap / 1st day (április 15. / 15 april) 1. nap / 1st day (április 15. / 15 april) 9:45 Dr. Király Mária a Ringier Axel Springer Magyarország COO-jának és Maróy Krisztina a Digital Media Campus vezetőjének nyitóbeszéde / Welcome by Dr. Mária

Részletesebben

KS - 303.150.10 HORDOZHATÓ KIVITEL

KS - 303.150.10 HORDOZHATÓ KIVITEL KS - 303.150.10 24 ÓRÁS, FOLYAMATOS ÜZEMŰ NAGYTÉRFOGATÁRAMÚ AEROSZOL, SZÁLLÓPOR MINTAVEVŐ KÉSZÜLÉK IMMISSZIÓS, MUNKAHELYI ÉS HÁTTÉRSZENNYEZETTSÉGI VIZSGÁLATOKRA HORDOZHATÓ KIVITEL 1. Rendeltetés A KS-303.150.10

Részletesebben

Emelt szint SZÓBELI VIZSGA VIZSGÁZTATÓI PÉLDÁNY VIZSGÁZTATÓI. (A részfeladat tanulmányozására a vizsgázónak fél perc áll a rendelkezésére.

Emelt szint SZÓBELI VIZSGA VIZSGÁZTATÓI PÉLDÁNY VIZSGÁZTATÓI. (A részfeladat tanulmányozására a vizsgázónak fél perc áll a rendelkezésére. Emelt szint SZÓBELI VIZSGA VIZSGÁZTATÓI PÉLDÁNY VIZSGÁZTATÓI PÉLDÁNY A feladatsor három részből áll 1. A vizsgáztató társalgást kezdeményez a vizsgázóval. 2. A vizsgázó egy vita feladatban vesz részt a

Részletesebben

Thékes István. Publikációs lista. Thékes, István (2014): The development of an English as a foreign language vocabulary test.

Thékes István. Publikációs lista. Thékes, István (2014): The development of an English as a foreign language vocabulary test. Thékes István Publikációs lista Thékes, István (2014): The development of an English as a foreign language vocabulary test. (submitted to Journal of Linguistics and Language Teaching). Vígh Tibor, Sominé

Részletesebben

Effect of the different parameters to the surface roughness in freeform surface milling

Effect of the different parameters to the surface roughness in freeform surface milling 19 November 0, Budapest Effect of the different parameters to the surface roughness in freeform surface milling Balázs MIKÓ Óbuda University 1 Abstract Effect of the different parameters to the surface

Részletesebben

Mangalica: The VM-MOE Treaty. Olmos és Tóth Kft. Monte Nevado

Mangalica: The VM-MOE Treaty. Olmos és Tóth Kft. Monte Nevado Mangalica: The VM-MOE Treaty The agreement 2013 the Goverment of Hungary decided to launch a strategic cooperation with the MOE. The deal is based in the Hungarian Pig Development Strategy (3 to 6 millon

Részletesebben

Publikációs lista. Gódor Győző. 2008. július 14. Cikk szerkesztett könyvben... 2. Külföldön megjelent idegen nyelvű folyóiratcikk...

Publikációs lista. Gódor Győző. 2008. július 14. Cikk szerkesztett könyvben... 2. Külföldön megjelent idegen nyelvű folyóiratcikk... Publikációs lista Gódor Győző 2008. július 14. Cikk szerkesztett könyvben... 2 Külföldön megjelent idegen nyelvű folyóiratcikk... 2 Nemzetközi konferencia-kiadványban megjelent idegen nyelvű előadások...

Részletesebben

ANGOL NYELV KÖZÉPSZINT SZÓBELI VIZSGA I. VIZSGÁZTATÓI PÉLDÁNY

ANGOL NYELV KÖZÉPSZINT SZÓBELI VIZSGA I. VIZSGÁZTATÓI PÉLDÁNY ANGOL NYELV KÖZÉPSZINT SZÓBELI VIZSGA I. VIZSGÁZTATÓI PÉLDÁNY A feladatsor három részből áll 1. A vizsgáztató társalgást kezdeményez a vizsgázóval. 2. A vizsgázó egy szituációs feladatban vesz részt a

Részletesebben

Gottsegen National Institute of Cardiology. Prof. A. JÁNOSI

Gottsegen National Institute of Cardiology. Prof. A. JÁNOSI Myocardial Infarction Registry Pilot Study Hungarian Myocardial Infarction Register Gottsegen National Institute of Cardiology Prof. A. JÁNOSI A https://ir.kardio.hu A Web based study with quality assurance

Részletesebben

Pécsi Tudományegyetem Közgazdaságtudományi Kar Regionális Politika és Gazdaságtan Doktori Iskola

Pécsi Tudományegyetem Közgazdaságtudományi Kar Regionális Politika és Gazdaságtan Doktori Iskola Pécsi Tudományegyetem Közgazdaságtudományi Kar Regionális Politika és Gazdaságtan Doktori Iskola Kutatói együttműködések Web 2.0-es PhD kutatói közösség Doktori értekezés tézisei Készítette: Szontágh Krisztina

Részletesebben

KS-306.60-WI ELŐNYPONTOK. Szennyeződésekre gyakorlatilag érzéketlen, nagypontosságú, hosszú élettartamú térfogatáram-mérő.

KS-306.60-WI ELŐNYPONTOK. Szennyeződésekre gyakorlatilag érzéketlen, nagypontosságú, hosszú élettartamú térfogatáram-mérő. K Á L M Á N S Y S T E M K F T H - 1 1 2 5 B U D A P E S T, T R E N C S É N I U 1 6 E-mail : cskalman@kalmankfkiparkhu TELEFON / FAX : 00 36 1 3922260 KS-30660-WI MIKROPROCESSZOR VEZÉRLÉSŰ, FOLYAMATOS ÜZEMŰ,

Részletesebben

TUDOMÁNYOS ÖNÉLETRAJZ

TUDOMÁNYOS ÖNÉLETRAJZ TUDOMÁNYOS ÖNÉLETRAJZ Személyes Adatok Név: Dr. Marciniak Róbert Születési hely és idő: Gyula, 1980.09.19 Munkahely: Miskolci Egyetem, Vezetéstudományi Intézet Munkahely címe: Beosztás: E-mail: MTMT: MTA:

Részletesebben

KÉPI INFORMÁCIÓK KEZELHETŐSÉGE. Forczek Erzsébet SZTE ÁOK Orvosi Informatikai Intézet. Összefoglaló

KÉPI INFORMÁCIÓK KEZELHETŐSÉGE. Forczek Erzsébet SZTE ÁOK Orvosi Informatikai Intézet. Összefoglaló KÉPI INFORMÁCIÓK KEZELHETŐSÉGE Forczek Erzsébet SZTE ÁOK Orvosi Informatikai Intézet Összefoglaló Tanórákon és az önálló tanulás részeként is, az informatika világában a rendelkezésünkre álló óriási mennyiségű

Részletesebben

MAGASÉPÍTÉSI PROJEKT KOCÁZATAINAK VIZSGÁLATA SZAKMAI INTERJÚK TÜKRÉBEN 1 CSERPES IMRE 2

MAGASÉPÍTÉSI PROJEKT KOCÁZATAINAK VIZSGÁLATA SZAKMAI INTERJÚK TÜKRÉBEN 1 CSERPES IMRE 2 MAGASÉPÍTÉSI PROJEKT KOCÁZATAINAK VIZSGÁLATA SZAKMAI INTERJÚK TÜKRÉBEN 1 CSERPES IMRE 2 Összefoglalás A konferencia kiadványhoz készített cikk a fejlesztés alatt álló építőipari kockázatelemző szoftver

Részletesebben

A szoftver tesztelés alapjai

A szoftver tesztelés alapjai Szoftverellenőrzési technikák A szoftver tesztelés alapjai Micskei Zoltán, Majzik István http://www.inf.mit.bme.hu/ 1 Hol tartunk a félévi anyagban? Követelményspecifikáció ellenőrzése Ellenőrzések a tervezési

Részletesebben

Módszertani eljárások az időtényező vezetési, szervezeti folyamatokban betöltött szerepének vizsgálatához

Módszertani eljárások az időtényező vezetési, szervezeti folyamatokban betöltött szerepének vizsgálatához Módszertani eljárások az időtényező vezetési, szervezeti folyamatokban betöltött szerepének vizsgálatához Bácsné Bába Éva Debreceni Egyetem Agrártudományi Centrum, Agrárgazdasági és Vidékfejlesztési Kar,

Részletesebben